Thế mạnh của huyện Trà Lĩnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa .... Mục tiêu chung Qua phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN BẢO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾNGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA TẠI HUYỆN TRÀLĨNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN BẢO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾNGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA TẠI HUYỆN TRÀLĨNH, TỈNH CAO BẰNGChuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.43.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUANG HỢP
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và khôngsao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêngmình Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quảtrình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trungthực chưa từng được ai công bố trước đây Tác giả hoàn toàn chịu tráchnhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Văn Bảo
Trang 4Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viênChi cục Thống kê huyện Trà Lĩnh, phòng Nông nghiệp huyện Trà Lĩnh,UBND huyện Trà Lĩnh đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, giúp em hoànthành luận văn đúng thời hạn quy định của nhà trường.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Quang Hợp,người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiệnluận
văn
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Văn Bảo
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp của đề tài 4
5 Kết cấu của đề tài 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢNXUẤT HÀNG HÓA 5
1.1 Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa 5
1.1.1 Cơ cấu kinh tế 5
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11
1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa 13
1.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệptheohướng sản xuất hàng hóa 20
1.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa của một số địa phương trong nước 20
1.2.2 Bài học kinh nghiệm với huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 29
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
302.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 32
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 33
Trang 62.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.3.1 Chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 35
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa 35
Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾNGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓATẠI HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG 37
3.1 Giới thiệu chung về huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 41
3.1.3 Đánh giá chung về huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 45
3.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 47
3.2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2016 47
2012-3.2.2 Giá trị sản xuất của tiểu ngành trồng trọt và diện tích, năng suất,sản lượng một số cây trồng chủ yếu của huyện Trà Lĩnh 49
3.2.3 Giá trị sản xuất của tiểu ngành chăn nuôi và quy mô, sản lượngmột số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của huyện Trà Lĩnh 58
3.2.4 Giá trị và tỷ xuất hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếucủa huyện Trà Lĩnh 61
3.3 Kết quả điều tra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
643.3.1 Thế mạnh của huyện Trà Lĩnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 64
3.3.2 Khó khăn của huyện Trà Lĩnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 66
3.3.3 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp của huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa 67
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp của huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa 69
Trang 73.4.2 Các yếu tố khó khăn 70
Trang 83.5 Phân tích SWOT về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệpcủa huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa 723.6 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệpcủa huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hànghóa 75
3.6.1 Những kết quả đạt được 753.6.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 76
Chương 4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤTHÀNG HÓA TẠI HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG 78
4.1 Quan điểm, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 78
4.1.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyệnTrà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 78
4.1.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyệnTrà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 78
4.2 Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệphuyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa .79
4.2.1 Tập trung, ưu tiên nguồn lực để xây dựng, phát triển các vùngchuyên canh 794.2.2 Nâng cao nhận thức của chính quyền, người dân về chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 814.2.3 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông 82
4.2.4 Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của kinhtế hợp tác, kinh tế trang trại, gia trại 84
4.2.5 Hỗ trợ người dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp
86
Trang 9KẾT LUẬN 90TÀI LIỆU THAM KHẢO 91PHỤ LỤC 93
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Trà Lĩnh năm 2016 39Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2012-
2016 47Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh chia theo các
tiểu ngành 48Bảng 3.4: Giá trị sản xuất tiểu ngành trồng trọtcủa huyện Trà Lĩnh
50Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng hàng năm
của huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2012-2016 51Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng lâu năm
của huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2012-2016 55Bảng 3.7: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt của huyện
Trà Lĩnh giai đoạn 2012-2016 57Bảng 3.8: Giá trị sản xuất tiểu ngành chăn nuôi huyện Trà Lĩnh giai
đoạn 2012-2016 58Bảng 3.9: Quy mô, sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của
huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2012-2016 60Bảng 3.10: Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp
chủ yếu của huyện Trà Lĩnh giai đoạn 2012-2016 .62
Bảng 3.11: Thế mạnh của huyện Trà Lĩnh trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghóa 65Bảng 3.12: Khó khăn của huyện Trà Lĩnh trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghóa 66
Bảng 3.13: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp của huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hànghóa 68
Trang 12nông nghiệp của huyện Trà Lĩnh theo hướng sản xuất hànghóa 72
Trang 13MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Namnhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc giavăn minh, hiện đại Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinhtế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọnggiá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịchvụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ng ànhnông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) Đối vớicơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một yêu cầu khách quan để tập trungkhai thác triệt để tiềm năng về đất đai, khí hậu, nhu cầu của thị trường, thựchiện “liên kết 4 nhà” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa trong nôngnghiệp
Trà Lĩnh là huyện biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Cao Bằng,cáchthành phố Cao Bằng khoảng 34 km Trong những năm qua, phát triển kinh tếvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Trà Lĩnh luôn bám sát mục tiêu mà Đạihội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020đã đề ra, đó là: “Quyết tâm đưa Cao Bằng trở thành một tỉnh năng động, pháttriển Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm đầu tư, pháttriển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chếbiến và thị trường ” Với định hướng đó, huyện Trà Lĩnh đã có những chuyểnbiến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đó là tăng tỷtrọng ngành công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọngngành nông nghiệp Bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung,thâm canh đạt hiệu quả tương đối cao (cây Quýt, cây Hồi, hoa Ly); các môhình kinh
Trang 14tế hộ, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển theo hướng sản xuấthàng hóa; một số nhà máy sản xuất công nghiệp được xây dựng và đi vào sảnxuất, khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương Nhìn chung cơ cấukinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hướng thuận, tuy nhiên sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Nhiệm vụ đặt ra đối với huyện Trà Lĩnh trong giai đoạn từ nay đến năm2020 là phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng nguồn thu để rút ngắn khoảngcách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người cũng như các lĩnh vực xãhội như y tế, giáo dục, văn hoá, xây dựng nông thôn mới so với các huyện thịkhác của tỉnh Cao Bằng và của cả nước Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xâydựng được cơ cấu kinh tế hợp lý để vừa khai thác hết tiềm năng của mộthuyện miền núi, vừa tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, lại phảiđảm bảo phù hợp với từng giai đoạn, từng ngành kinh tế để có một cơ cấukinh tế đúng nhất, hợp lý nhất là một việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnhhiện nay của huyện Xác định được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, tôi đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng” làm
luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Qua phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằngtrong giai đoạn 2012-2016, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóatại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Trang 15- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2012-2016
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyênnhân của hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh CaoBằng đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi về thời gian: đề tài thu thập số liệu thứ cấp để phân tích
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóacủa huyện Trà Lĩnh trong giai đoạn 2012 - 2016 và số liệu điều tra sơ cấpnăm 2017
- Phạm vi về nội dung: nội dung cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu kinh tế
theo ngành, cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo thànhphần kinh tế Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu cơ cấu kinh tế theongành, trong đó tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng donền kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu là nông nghiệp
Trang 164 Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề cơbản về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong bối cảnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa
- Về mặt thực tiễn: huyện Trà Lĩnh là một huyện nghèo thuộc tỉnhnghèo của cả nước, tỷ lệ nghèo còn cao, thu nhập và đời sống dân cư thấp, cơcấu kinh tế của huyện thì nông nghiệp vẫn là chủ yếu; sản xuất mang tính tựcung tự cấp cao, giá trị hàng hóa thấp Nghiên cứu này sẽ góp phần chỉ rađược những đặc điểm của huyện phù hợp với sản xuất hàng hóa; nghiên cứusẽ đưa ra được một số định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinhtế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ đó góp phần nâng caođời sống của người dân trên địa bàn huyện
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài baogồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Trang 17Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA1.1 Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
- Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia xét trên tổng thể bao gồm những mốiliên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, baogồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi,tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), các khuvực kinh tế (thành thị, nông thôn), các thành phần kinh tế (quốc doanh, tậpthể, cá thể, hộ gia đình) Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lạicó cơ cấu riêng của mình tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicụ thể
Để có một nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn địnhtất yếu phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý Cơ cấu kinh tế đó phản ánh đượccác yêu cầu của quy luật khách quan: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xãhội Trong việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tế, nhân tố chủ quancủa con người cũng có vai trò rất quan trọng Việc nhận thức đầy đủ và ngàycàng sâu sắc các quy luật khách quan, người ta phân tích, đánh giá hiện trạngcủa cơ cấu kinh tế, được biết xu hướng biến đổi của cơ cấu kinh tế, trên cơ sởđó tìm ra các phương án xác lập cơ cấu ngành kinh tế cụ thể và lựa chọnphương án tối ưu có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong những điều kiệncụ thể của đất nước Đồng thời qua đó tìm ra và thực hiện các giải pháp hữuhiệu để đảm bảo cơ cấu ngành kinh tế đó đi vào cuộc sống
Trang 18Từ sự phân tích trên có thể hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế như sau: “Cơ
cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệchặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thờigian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, được thể hiện cả về mặtđịnh tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêuđược xác định của nền kinh tế”[3] Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của
nhân loại đã cho thấy cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biếnmà luôn ở trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, phát triển và có sựchuyển dịch cần thiết phù hợp với những thay đổi biến động của các điều kiệntự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Do tác động của tiến bộ kỹ thuật và ứngdụng công nghệ mới, do sự phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng nótrong thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế cũng theo sự pháttriển đó mà ngày càng hoàn thiện hơn
- Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là bộ phận có tầm quantrọng đặc biệt vì nó được phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường Cơ
cấu kinh tế ngành được hiểu như sau: “Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan
giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sựtác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau” [2].
Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế nhất định,luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể
- Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấukinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng nó cũng mangtính độc lập tương đối Vậy cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được hiểu như
sau: “Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ
về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liênquan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không giannhất định”[2] Quá trình hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng khôngthể tách
Trang 19rời với quá trình hình thành và biến đổi của cơ cấu nền kinh tế Do đó, cơ cấukinh tế ngành nông nghiệp vừa có đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng sovới cơ cấu nền kinh tế
1.1.1.2 Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan được hình thành trên cơ sởphát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế cụ thể Cơ cấu kinh tế cụ thểtrong hệ thống kinh tế của một quốc gia cũng như xu hướng chuyển dịch củachúng ra sao là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện tựnhiên nhất định mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Tuynhiên, các quy luật kinh tế lại được biểu hiện và vận động thông qua hoạtđộng của con người Vì vậy, con người phải nhận thức đầy đủ các quy luậtkinh tế cũng như các ngành tự nhiên để từ đó góp phần vào việc hình thành,biến đổi và phát triển cơ cấu kinh tế sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lý vàđem lại hiệu quả cao Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giớihiện nay, cơ cấu kinh tế còn bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế chung củavùng và của thế giới Như vậy, việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tếđòi hỏi phải tôn trọng khách quan và không được áp đặt chủ quan, duy ý chí
- Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử, xã hội nhất định
Một cơ cấu kinh tế mới trong từng thời kỳ bao giờ cũng dựa vào cơ cấukinh tế của thời kỳ trước để lại Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnhlịch sử cụ thể, sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phươngthức sản xuất sẽ quyết định tính đặc thù về cơ cấu kinh tế của vùng, của đấtnước Do vậy, cơ cấu kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển,nhưng những biểu hiện cụ thể phải thích ứng với điều kiện của từng vùng,từng đất nước về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử Không có một cơ cấu kinhtế mẫu chung cho mọi phương thức sản xuất Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thểvà cần thiết phải lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sửphát triển
Trang 20- Cơ cấu kinh tế không ngừng vận động phát triển theo hướng ngàycàng hoàn thiện và có hiệu quả hơn
Sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với điều kiệnkinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệmới Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế trong hệthống kinh tế của một quốc gia biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ cấukinh tế mới Cơ cấu ấy vận động và phát triển, đến lượt nó phải nhường chỗcho một cơ cấu mới khác ra đời Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình hìnhthành, vận động và phát triển của cơ cấu kinh tế một cách khách quan, yêu cầuđặt ra là cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo tương đối ổn định Nếu cơ cấu kinh tếđó thường xuyên thay đổi, xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinhdoanh không ổn định, quá trình đầu tư lúng túng, lưu thông hàng hóa trở ngại,làm cho nền kinh tế khó có thể phát triển bền vững
- Cơ cấu kinh tế mang tính hợp tác và cạnh tranh
Trong việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả cao phảixem xét đầy đủ các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấukinh tế và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài Sự gắn bó đượcbiểu hiện trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong việcbố trí sản xuất, hoạch định các chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvà công nghệ mới, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, chế biến và tiêu thụsản phẩm
- Cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển
nhất định.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng miền, địaphương trong từng giai đoạn quyết định hình thành cơ cấu kinh tế trong thời kìđó Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phảnánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng và chấtlượng của các phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạonên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng Cơ cấu kinh tế biểuhiện hình thức của nó
Trang 21thông qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và biểu hiện qua nội dung,các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần tử hợp thành Chính quan hệnày sẽ chi phối sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của tất cả các phần tử tạo nêncơ cấu Và cuối cùng là đem lại kết quả và hiệu quả cho nền kinh tế.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâusắc các nhân tố kinh tế - xã hội ở từng vùng trong từng thời gian và khả năngtổ chức sản xuất, quản lí kinh tế, trên cơ sở đó khai thác và sử dụng có hiệuquả nhất tài nguyên, đất đai, sức lao động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triểntrên mọi vùng đất nước
1.1.1.3 Nội dung của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế gồm 3 phương diện hợp thành, đó làcơ cấu ngành kinhtế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ
- Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ
lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân Cơ cấungành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vàphân công lao động xã hội của một quốc gia Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngànhlà một đặc trưng của các nước đang phát triển Khi phân tích cơ cấu ngành củamột quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
+ Ngành nông nghiệp:là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình
sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Do sự phát triển củaphân công lao động xã hội, các ngành này hình thành và phát triển tương đốiđộc lập, nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau.Nông nghiệp là một ngành cơ bảncủa nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân,vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời lạiphản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành mà đốitượng sản xuất là những cơ thể sống
Trang 22+ Ngành công nghiệp: là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao
gồm ngành công nghiệp nhẹ (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giầy,điện tử tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng) và ngành côngnghiệp nặng (dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón,vật liệu xây dựng)
+ Ngành dịch vụ:đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền
với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại:thương mại, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính - viễnthông, dịch vụ tài chính tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứngkhoán, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống Đối vớiViệt Nam hiện nay, dịch vụ đang thực sự trở thành một ngành kinh tế mũinhọn
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là việc bố trí sản xuất theo không gian địa
lý và cũng là biểu hiện của phân công lao động xã hội Xu hướng phát triểnkinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vàingành và gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện,tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ đó Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổphải bảo đảm sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế,các thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặcđiểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng,nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó
- Cơ cấu thành phần kinh tế: nếu như phân công lao động xã hội là cơ
sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu là cơ sở hìnhthành nên cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệthống tổ chức kinh tế với các chế độ tổ chức khác nhau Một cơ cấu thànhphần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sởhữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phâncông lao động xã hội.Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác độngđến cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển
Trang 231.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luônluôn thay đổi Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng tháikhác cho phù hợp với môi trường phát triển theo từng thời kỳ phát triển gọi làchuyển dịch cơ cấu kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếugắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là quá trình pháttriển trong quá trình hội nhập Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ranhư thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô kinh tế, mức độ mở cửa củanền kinh tế với bên ngoài, dân số của quốc gia, các lợi thế về tự nhiên, nhânlực, điều kiện kinh tế, văn hóa
Một số nghiên cứu cho rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình pháttriển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngànhvà làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với thời kỳ trước đó.Khái niệm này coi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả sự phát triển tấtyếu của các ngành làm thay đổi tương quan, tỷ lệ và mối quan hệ giữachúng.Một số nghiên cứu khác lại cho rằng dưới sức ép của nhu cầu thị trườngvà yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu ngành của nền kinhtế Các nghiên cứu này khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính kháchquan do yêu cầu của thị trường, của sự phát triển kinh tế và nhấn mạnh đến sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế là có mục đích và có định hướng Điều này cónghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với sự chủ động của Nhà nước vànhận thức tính tất yếu khách quan cần thực hiện sự thay đổi cơ cấu ngành từtrạng thái này sang trạng thái khác, hợp lý và hiệu quả hơn.Mặc dù có nhữngcách tiếp cận khác nhau song các nghiên cứu trên đều thống nhất một số nộidung cơ bản là: quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình làmthay đổi cơ cấu kinh tế, cả quan hệ tỷ lệ về số lượng lẫn về chất lượng Sựthay đổi cấu trúc các bộ phận hợp thành hay các ngành trong nền kinh tế sẽdẫn đến sự thay đổi cả nền kinh tế
Trang 24Qua phân tích trên có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động, biến đổi về vị trí, vai trò,
tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của ngành kinhtế, các vùng, các thành phần kinh tế cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế- xã hội và điều kiện tự nhiên của một quốc gia trong giai đoạn nhất định”[3].
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hiệncó, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu kinh tế cũ,lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu kinh tế mới tiên tiến, hoànthiện và bổ sung cơ cấu kinh tế cũ nhằm biến cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấukinh tế mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trongtừng thời kỳ phát triển
1.1.2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong giai đoạn hiện nay
- Cơ cấu kinh tế ngành
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình vận động, phát triển củacác ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và trong mốiquan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với sự phát triển củaphân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.Trong giaiđoạn hiện nay, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ngành được thể hiện là sựchuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
+ Ngành nông nghiệp: đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,nhất là công nghệ sinh học
+ Ngành công nghiệp:vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động,
vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệcao Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc Xâydựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng Sản xuất tư liệusản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai tháccó hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 25+ Ngành dịch vụ: phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành
dịch vụ, thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưuchính viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
- Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ
Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao,tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở pháthuy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăngtrưởng khá Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốcphòng - an ninh ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới,hải đảo chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam Có chính sách hỗ trợnhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồn nhânlực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tìnhtrạng kém phát
triển
- Cơ cấu thành phần kinh tế
Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợpnhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trongnước và nước ngoài Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằmhuy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội
1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa
1.1.3.1 Sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là cách thức tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩmlàm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sảnxuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua traođổi, mua bán Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện sau:
- Có sự phân công lao động xã hội:phân công lao động xã hội là sự
chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào những ngành, những lĩnhvực khác nhau
Trang 26của nền sản xuất xã hội Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người sảnxuất, mỗi cơ sở sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, songtrong cuộc sống của con người thì có nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy, để đápứng nhu cầu đó, họ phải có mối liên hệ, phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩmcho nhau Như vậy, lao động xã hội là cơ sở, tiền đề để sản xuất hàng hóa.
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: sự
tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau và sự phát triển xã hội hóa khácnhau về tư liệu sản xuất quy định Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sởhữu của họ và do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của ngườikhác phải thông qua trao đổi, mua bán Đó là hai điều kiện cần và đủ của sảnxuất hàng hóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hànghóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa
Sản xuất hàng hóa đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình pháttriển kinh tế của mỗi nước So với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, kinhtế hàng hóa những ưu việt nổi bật Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác đượcnhững lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng địa phương,từng vùng, từng quốc gia Quy mô sản xuất được mở rộng tạo điều kiện choviệc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thầnngày càng được tăng cao, phong phú và đa dạng Trong nền sản xuất hànghóa, sản phẩm sản xuất ra là để bán nên nó chịu sự chi phối của các quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, buộc các tập thể sản xuất,người sản xuất phải tổ chức lại sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất vàchất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùngcủa xã hội Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trìnhxã hội hóa sản xuất và càng tạo điều kiện cho nền sản xuất công nghiệp hóa,hiện đại hóa ra đời
Trang 271.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa
a) Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa là quá trình thay đổicơ cấu giữa các cây trồng, vật nuôi; từng bướcđa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu thịtrường nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và giải quyết các vấn đề xã hội(an ninh lương thực, nghèo đói, môi trường) [7] Đặc trưng của chuyển dịchcơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là không cố định mà luôn vận động, biếnđổi Sự tồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vào trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
b) Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hóa là xu hướng vận động có tính khách quan, dưới sự tác động của cácnhân tố Trên thực tế, cùng với quá tình hình thành và phát triển phong phú, đadạng các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, thì cơ cấu giữa cácngành cũng ngày càng phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theođà phát triển của thị trường và theo khả năng của sản xuất để khai thác cácnguồn lực vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất.Trong nền nông nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn Sự mấtcân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản xuất và khảnăng giải quyết các nhu cầu về lương thực trong điều kiện trình độ công nghệvà năng suất lao động thấp Từ đó mọi yếu tố về nguồn lực tự nhiên và laođộng đều phải tập trung vào sản xuất trồng trọt Sự biến đổi của khoa học vàcông nghệ đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và năng suất đất đai.Do đó đã cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển của cácngành khác, trong đó có các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, phát triểnnông nghiệp theo
Trang 28hướng sản xuất hàng hoá có nghĩa là sản xuất sản phẩm để bán chứ khôngphải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ Vì vậy, sản xuất ra loạihàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại thế nào? điều đó khôngphụ thuộc vào người sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và khả năngtiêu thụ của thị trường, do sự chi phối của thị trường, đó là mối quan hệ: thịtrường - sản xuất hàng hoá - thị trường Như vậy, xác lập và chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo hướng sảnxuất hàng hoá trước hết phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị trường làmcăn cứ và xuất phát điểm Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ nông nghiệp là chủ yếu sangkết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chuyển chúng thành nhữngngành sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
- Vốn đầu tư
Hiện nay, do thu nhập của người dân ngày càng tăng, sản phẩm tiêudùng của họ cũng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng Việc đầu tư cho nôngnghiệp sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm Để thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nhu cầu vốn sẽ rất lớn Cơ sở hạ tầngnhư giao thông, thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việckhai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, phát sinh nhu cầu mới từ khu vựclân cận nhằm phát huy các tiềm năng tự nhiên, khai thác các lợi thế mới củavùng, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề kinh doanh mới Đồng thời, đầutư vốn giúp cho người nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại như công nghệsinh học, các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, vượt khỏi khả năng
Trang 29tích lũy của họ Do đó, cần có một giải pháp về vốn phù hợp sẽ thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp diễn ra nhanh hơn, hiệuquả hơn.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũbão Tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ diễn ra trên thế giới và trongnước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế Trong kinh tếnông nghiệp, khoa học - kỹ thuật có những tác động với cơ giới hóa, thủy lợihóa, cách mạng về sinh học Do đó trong nông nghiệp hàng loạt giống câytrồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn từng bước được đưavào sản xuất Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt các vùng kinh tếnông nghiệp, vấn đề quan trọng phải nhanh chóng và không ngừng thay đổikỹ thuật và công nghệ lạc hậu; phá thế độc canh cây lúa, một số vùng đưacông nghệ sinh học để nâng cao năng suất lao động Mặc dù mức độ và khảnăng khác nhau, nhưng bất cứ quy mô nào cũng đều có nhu cầu về khoa học -kỹ thuật - công nghệ Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế nước ta đòi hỏi phải cónhững loại hàng hóa, nông thủy sản có chất lượng cao, đa dạng phong phú.Nhu cầu đó không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nướcngoài Khi đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sử dụng thì cần phải phân tích vàlựa chọn những loại kỹ thuật có trình độ phù hợp với nhu cầu và khả năng củatừng vùng Tránh tình trạng đưa những công nghệ được coi là mới của tanhưng quá lạc hậu đối với các nước khác, hoặc là hiện đại đến mức chúng tasử dụng không hiệu quả Thực tiễn cho chúng ta thấy phải kết hợp ứng dụngnhững thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại với khai thác triệt đểkinh nghiệm truyền thống công cụ cải tiến trong nông nghiệp
- Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuấtvà tiêu dùng, do đó luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và đặc biệtnó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi giữa các ngànhkinh
Trang 30tế, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thỏa mãnthông qua thị trường Hơn nữa ở nước ta lượng dân cư tương đối lớn tập trungở vùng nông thôn nên nó đã tạo ra một thị trường sôi động với các hàng hóanông sản có giá trị kinh tế cao, rất gần gũi và quen thuộc đối với đời sốnghàng ngày của con người.
Nếu mức thu nhập của nhân dân cao sẽ tạo sức mua lớn cho thị trườngnông thôn.Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc nền kinh tế xây dựng cơ cấu vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Và điều hết sức quan trọng là phảigiải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường: sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào và sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Vấn đề cơ bản kinh tế nhất phải lựachọn là sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng bao nhiêu, chấtlượng ra sao để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường Muốn vậy, phảinắm bắt được nhu cầu trong nước và ngoài nước, nhu cầu về chủng loại, vềsố lượng, chất lượng, về thời gian cung ứng, xác định nhu cầu thị trườngkhông thể tìm ngay trong quan hệ cung cầu hàng hóa, mà phải thông qua giácả thị trường Thực tiễn phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đâycho thấy rằng: ngành sản xuất nào, địa phương nào, biết lựa chọn hàng hóanào thị trường cần thì họ sẽ tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và ngượclại Sản xuất như thế nào? Sau khi đã lựa chọn được sản xuất cái gì là tối ưuthì công việc tiếp theo là tổ chức công việc đó như thế nào để sản xuất nhanhnhất, nhiều nhất với chất lượng tốt nhất và rẻ nhất Để làm được điều đótrước hết phải lựa chọn được các yếu tố đầu vào một cách thích hợp cả vềchủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian Vấn đề quan trọng tiếp theophải giải quyết là tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào để sảnxuất ra hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp Sản xuất cho ai? Những hànghóa sản xuất ra được tiêu thụ theo giá cả thị trường và quan hệ cung cầu trênthị trường Như v ậy thị trường đầu ra và đầu vào có mối quan hệ chặt chẽvới cơ cấu kinh tế trong một hệ thống, mối quan hệ này càng hoàn hảo baonhiêu thì cơ cấu kinh tế càng hợp lý bấy nhiêu
Trang 31- Lợi thế so sánh về vị trí địa lí, tài nguyên, khí hậu
Là yếu tố tiền đề, có vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Các yếu tố tự nhiên bao gồm:đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên.Các yếu tố này có tác độngtrực tiếp tới việc hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống,chúng chỉ tồn tại và phát triển được khi có đủ năm điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, dinh dưỡng và không khí Do vậy, nó quy định những sản phẩmnông nghiệp khác nhau Trong một quốc gia, các vùng lãnh thổ đều có nhữngđiều kiện tự nhiên rất khác nhau, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thểphát triển những ngành có lợi thế hơn các vùng khác Vì vậy, cơ cấu kinh tếvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng miền, địa phương bao giờ cũngdựa trên lợi thế về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm khaithác hết tiềm năng phục vụ sản xuất Việt Nam nằm trong khu vực Đông NamÁ, thuộc khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới, lại nằm trên tuyếngiao thông quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận tiện cho ra vàocác nước trong khu vực Do đó, nước ta có lợi thế mở rộng kinh tế đối ngoại,thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại hàng không, hàng hải và dịchvụ Tuy vậy, việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịchcơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Thôngthường ở mỗi giai đoạn phát triển, người ta tập trung khai thác các tài nguyêncó lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn và ổn định,như vậy sự đa dạng và phong phú tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện cóảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tốphải tính đến trong quá trình hoạch định cơ cấu
- Yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành,phát triển của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Các yếu tố kinh tế xã hộibao gồm:
Trang 32+ Lao động: trong sản xuất nông nghiệp, lao động là lực lượng sản xuất
chủ yếu, là động lực của mọi hoạt động sản xuất Năng suất, hiệu quả sản xuấtdo số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động hợp lí quyết định Nhất là trongđiều kiện áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhưhiện nay càng đòi hỏi cao về chất lượng lao động
+ Kinh nghiệm, tập quán sản xuất:kinh nghiệm, tập quán sản xuất có
thể cho phép phát triển nhanh các ngành nghề truyền thống và hình thành cácvùng sản xuất chuyên môn hóa phù hợp với những kinh nghiệm và tập quántruyền thống đó Tuy nhiên, nó có tính hai mặt nếu kinh nghiệm tập quán sảnxuất lạc hậu sẽ kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ngượclại
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp:bao gồm
máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, thủy lợi hóa, công tác phòng trừ sâubệnh, phân bón, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi… ảnh hưởngtrực tiếp tới năng suất, hiệu quả lao động
+ Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp:tùy theo từng điều kiện
cụ thể, từng giai đoạn nhất định mà đường lối, chính sách phát triển nôngnghiệp sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế, để có chiếnlược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp và đạt được hiệuquả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể
Tóm lại: các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nôngnghiệp là một chuỗi hệ thống và có tác động tương hỗ lẫn nhau
1.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa
1.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa của một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Đầm Hà là một huyện miền núi ven biển thuộc vùng Đông Bắc của tỉnhQuảng Ninh, có tọa độ từ 107027’ đến 107040’ kinh độ đông và từ 21017’ đến
Trang 3321032’ vĩ độ bắc Huyện có diện tích tự nhiên rộng 41.436 ha với địa hình kháphức tạp với trên 80% diện tích là đồi núi và được chia thành nhiều vùng:vùng đồi núi, đồng bằng, trung du và vùng ven biển Huyện Đầm Hà có vị trítiếp giáp như sau: phía Tây Bắc giáp huyện Bình Liêu; phía Đông giáp huyệnHải Hà; phía Tây giáp huyện Tiên Yên; phía Nam giáp vùng biển huyện VânĐồn.
Với quyết tâm trở thành vùng trọng điểm sản xuất và chế biến nôngsản, huyện Đầm Hà đã và đang tập trung thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ng ànhnông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnhgiai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030, với mục tiêu trong giaiđoạn
2015-2020, tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản10%/năm Để hiện thực hóa mục tiêu này, huyện Đầm Hà đã thực hiện nhiềugiải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa Các giải pháp mà huyện Đầm Hà đã thực hiện là:
- Quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nôngnghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.Theo đó, huyện đã quy hoạch
và triển khai thực hiện các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, baogồm: 2 vùng chăn nuôi, quy mô 60ha tại các xã Tân Lập, Đầm Hà và DựcYên; vùng nuôi tôm ở các xã Tân Bình, Đầm Hà, Đại Bình và Tân Lập, tổngdiện tích đạt 710ha vào năm 2020; vùng nuôi nhuyễn thể ở các xã Tân Bình,Đầm Hà, Đại Bình, Tân Lập, tổng diện tích 1.025ha vào năm 2020; vùng 60hacấy lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản; vùng trồng củ cải ở cácxã Đầm Hà, Quảng Lợi và Quảng An, quy mô 80ha hiện nay, đạt 100ha năm2020; vùng trồng chè tại xã Tân Bình, diện tích 100ha hiện nay, đạt 150ha năm2020; vùng trồng mía tím ở các xã Đại Bình, Tân Bình, Dực Yên, Tân Lập,Quảng Lợi, đạt
110ha năm 2020; vùng trồng quế ở các xã Quảng Lâm, Quảng An, diện tích2.160ha hiện nay, đạt 2.415ha vào năm
2020
Trang 34- Triển khai các giải pháp hỗ trợ để thực hiện quy hoạch các vùng sảnxuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa Để triển khai các
quy hoạch này, huyện đặc biệt quan tâm đến các nhóm giải pháp về vốn,giống, thị trường, nhất là nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệvào sản xuất, kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụngcác quy trình công nghệ cao trong chăn nuôi và trồng trọt, quan tâm ứng dụngkhoa học công nghệ sau thu hoạch, trong đó phổ cập đến người dân và cácdoanh nghiệp việc kết hợp sử dụng các công nghệ truyền thống và hiện đạitiên tiến trong bảo quản nông sản, nhất là các sản phẩm thu hoạch tập trungtrong thời gian ngắn, như sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, củ cải; từng bước ápdụng công nghệ cao trong sản xuất, như sản xuất trong nhà lưới, nhà kính
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.Cùng với việc
quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, huyện đã cónhiều cơ chế chính sách ưu tiên nhằm thu hút đầu tư đối với các vùng sản xuấtnông nghiệp Huyện xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi riêng (ngoàinhững chính sách của trung ương, của tỉnh) đối với doanh nghiệp đầu tư tronglĩnh vực nông nghiệp, trong vùng quy hoạch sản xuất tập trung Huyện đãdành nguồn lực đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cho vùng chăn nuôivà nuôi trồng thủy sản tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực này Hiện nay, huyện đã kêu gọi được Công ty Cổ phầnĐông Tây vào đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông dược và thực phẩm;Tập đoàn Việt - Úc đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống chất lượng caovà nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính Bên cạnh đó, hiện đang có 3doanh nghiệp đang làm thủ tục đầu tư chăn nuôi lợn, bò với quy mô lớn theohướng công nghiệp, trang trại, sản xuất hàng hoá, ứng dụng khoa học côngnghệ trong chăn nuôi, chế biến gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 35- Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, huyện chú trọng phát triểntheo hướng nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp, ứng dụng khoa học kỹthuật vào chuyển đổi trồng rừng Trên địa bàn huyện đang thử nghiệm mô
hình kinh doanh gỗ lớn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, trong đóchuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn 20ha, trồng mới vớidiện tích khoảng
50ha Huyện đang thực hiện một số dự án mô hình trồng cây lâm sản ngoàigỗ, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, như trồng cây đinh lăng, chè hoa vàngở bản Tầm Làng, xã Quảng An, quy mô 2ha
Với các giải pháp thực hiện trên, năm 2016, tổng giá trị sản xuất ngànhnông, lâm, thuỷ sản của huyện đạt 807 tỷ đồng, bằng 107,17% kế hoạch, tăng12,65% so với năm 2015 Công tác tái cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực trồngtrọt được quan tâm, cho hiệu quả cao Toàn huyện gieo trồng được 6.778,9ha,sản lượng lương thực năm 2016 đạt 19.247 tấn Chăn nuôi tiếp tục chuyểndịch theo hướng gia trại, trang trại, tăng nhanh sản lượng hàng hóa Tổng đàngia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 248.615 con, giá trị sản xuấtngành chăn nuôi đạt 226,6 tỷ đồng [12]
1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tíchtự nhiên gần 9.754 ha, dân số hơn 102.400 người Trung tâm huyện là thị trấnLâm Thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây Trên địa bànhuyện có các tuyến giao thông chính như quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nốithông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320,324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài18,5 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bànhuyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá Với vị trí địa lý có hệ thống giaothông khá thuận lợi nên huyện Lâm Thao là của ngõ giữa miền núi và vùngđồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với cáctỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vậnchuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa, nông sản thuận tiện
Trang 36Những năm gần đây, chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp theohướng hàng hóa nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nhândân đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Thao quan tâm, chútrọng.Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyêncanh, tập trung được đầu tư quy mô, hiện đại, sản xuất theo chuỗi liên kết, tạora các sản phẩm an toàn từ sản xuất tới tiêu thụ, cung ứng ra thị trường Cácgiải pháp huyện Lâm Thao đã thực hiện là:
- Tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nôngnghiệp Để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa,
huyện Lâm Thao đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sảnxuất nông nghiệp như: hỗ trợ giá giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nôngnghiệp nông thôn, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợcủa tỉnh theo các chương trình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, thuê đấtsản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các tiếnbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; lựa chọn áp dụng các quy trình khoa học,hiệu quả như: quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI, bón phân khép kín; hệthống đảm bảo chất lượng sản xuất rau an toàn PGS; sử dụng chế phẩm sinhhọc an toàn với môi trường; áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, an toàndịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống; đưa cơ giới hóa vào các khâu trongsản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh công tác dồn đổi, tích tụ ruộng đất nhằm đáp ứng nhu cầuvề diện tích canh tác, áp dụng cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tạocác vùng sản xuất chuyên canh tập trung.Hiện nay, huyện đã quy hoạch phát
triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, SơnDương, Bản Nguyên, Kinh Kệ; mở rộng sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn,có giá trị thương mại, điển hình như: mô hình liên kết với Công ty Cổ phầngiống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam sản xuất lúa giống J02, quymô 30ha
Trang 37tại xã Vĩnh Lại; mô hình liên kết với Viện ngô Trung ương sản xuất ngôgiống, diện tích 45ha, cho thu nhập trên 80 triệu đồng/ha Cùng với cây lươngthực, tại các xã, thị trấn có lợi thế về đất đai như Tứ Xã, Bản Nguyên, Cao Xá,Kinh Kệ, thị trấn Lâm Thao cũng đã hình thành các vùng sản xuất rau, củ,quả, diện tích gieo trồng các loại đạt trên 1.100ha Trong đó có 2 mô hình liênkết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi làmô hình liên kết sản xuất ớt, bí đỏ, khoai tây với Công ty Cổ phần DKC,diện tích đạt từ 3-5ha/năm; mô hình liên kết sản xuất rau an toàn tại Tứ Xã,cung cấp sản phẩm cho Công ty Vineco thuộc Tập đoàn Vingroup với sảnlượng tiêu thụ bình quân đạt 450 - 500 kg/ngày Trên địa bàn huyện cũng đãxuất hiện một số mô hình liên kết sản xuất được đầu tư với quy mô lớn, hiệnđại như mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà kính tại thị trấn Lâm Thao, môhình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại Cao Xá Tại một số vùng đồi, nhândân đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, gắn với phát triển kinh tếtrang trại, quy mô diện tích đạt 2 - 7ha, bằng các giống cây cam, bưởi,chanh ứng dụng quy trình tưới tiết kiệm theo công nghệ Isarel cũng đã chohiệu quả kinh tế cao.
- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và nghiên cứu, tìm hiểu thị trường,xúc tiến thương mại Thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ
trợ tìm kiếm, xây dựng và mở rộng thị trường cho hàng hóa nông sản, LâmThao đã tạo lập được thương hiệu cho một số sản phẩm có thế mạnh, đượctiêu thụ tại một số cửa hàng, siêu thị lớn như: gạo chất lượng cao J02; rau antoàn xã Tứ Xã; bánh Làng Dòng; tương Dục Mỹ Mới đây nhất, Hội chănnuôi lợn của huyện đã liên kết với doanh nghiệp, xây dựng 2 cửa hàng tại thịtrấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, chuyên để giới thiệu và bán sản phẩm từlợn sạch theo chuỗi liên kết các trang trại trong hội Bên cạnh đó xây dựng 2lò giết mổ tập trung, phục vụ cho việc giết mổ, chế biến cung cấp nguyên liệuđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở trong và ngoài huyện, tạođiều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa các sản phẩm trong chăn nuôi
Trang 38Với những giải pháp thực hiện trên, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệpcủa huyện Lâm Thao đã có sự chuyển dịch tích cực Đối với trồng trọt, bìnhquân giá trị trên đơn vị diện tích năm 2016 đạt trên 110 triệu đồng/ha, tănghơn
46 triệu đồng so năm 2010 Chăn nuôi, thủy sản tiếp tục phát triển, đặc biệt làchăn nuôi, nuôi trồng thủy sản quy mô tập trung theo hướng trang trại, gia trại.Tính đến 31/12/2016, toàn huyện có 39 trang trại đạt tiêu chí theo quy địnhvới số vốn đầu tư trung bình khoảng 2,5 - 3 tỷ đồng/trang trại Trong thời giantới, để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa, huyện Lâm Thao tiếp tục vận động các hộ đầu tư phát triểnnông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, theo hướng sạch và an toàn, đáp ứngnhu cầu của thị trường Đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đaiđể thuận tiện cho việc ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất quymô lớn; tiếp tục đồng hành với bà con xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thịtrường tiêu thụ nhằm đưa sản phẩm có thế mạnh của địa phương ra thị trườngtrong và ngoài tỉnh [12]
1.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Tuyên Quang Huyện có phíaBắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), phía Nam giáp huyện Yên Sơn,phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá, phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên(tỉnh Yên Bái) Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 90.092,53 ha, trong đóđất sản xuất nông nghiệp có 11.403 ha, chiếm 12,66%; đất lâm nghiệp có68.193,67 ha, chiếm 75,69%; diện tích nuôi trồng thuỷ sản có 403,85 ha,chiếm 0,45%; các loại đất khác có 10.092,01 ha, chiếm 11,2% Huyện HàmYên có diện tích núi đồi rộng lớn, chất lượng đất khá tốt, thích hợp với cácloại cây công nghiệp, cây ăn quả cùng hệ thống sông ngòi của huyện khá dầyđặc với tổng chiều dài là 455km Những điều kiện này đã mang lại cho huyệnnhững lợi thế lớn về nghề rừng, chăn nuôi và trồng trọt
Trang 39Hàm Yên là một trong những huyện có các vùng chuyên canh cây ănquả, cây lâm nghiệp với quy mô tập trung khá lớn của tỉnh Tuyên Quang Pháthuy lợi thế này, Hàm Yên đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theohướng hàng hóa nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp giai đoạn 2016
- 2025 theo Nghị quyết 16 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa
XVI Những giải pháp huyện Hàm Yên đã thực hiện là:
- Xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theohướng sản xuất hàng hóa Phát huy lợi thế của từng vùng, huyện đã quy hoạch
và phát triển thành 3 vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên địa bàn các xã,thị trấn với các sản phẩm mang tính đặc trưng, tiêu biểu của địa phương
+ Đối với các xã phía Bắc của huyện: gồm xã Yên Thuận, Bạch Xa,Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Yên Lâm, Yên Phú tập trung sản xuất cácsản phẩm chủ lực là cam sành, gỗ rừng trồng, chăn nuôi trâu, bò, lợn đen, gàthả
vườn
+ Đối với các xã gần trung tâm huyện và thị trấn: gồm thị trấn Tân Yên,Nhân Mục, Tân Thành, Thái Sơn, Bằng Cốc tập trung sản xuất các sản phẩmchủ lực là cam sành, mía nguyên liệu, chè VietGAP, trồng rau, chăn nuôi lợntập trung theo hướng công nghiệp
+ Đối với các xã phía Nam của huyện: gồm xã Thái Hòa, Đức Ninh,Hùng Đức, Thành Long, Bình Xa, Minh Hương tập trung sản xuất các sảnphẩm chủ lực là chè, mía nguyên liệu, trồng rau VietGAP, gỗ rừng trồng, chănnuôi lợn, cá đặc sản và vịt bầu
- Triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tậptrung theo hướng sản xuất hàng hóa Để triển khai quy hoạch, huyện đặc biệt
quan tâm đến các nhóm giải pháp về vốn, giống, thị trường, nhất là nhóm giảipháp về ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, kiểm dịch động