Dễ hiểu, dành cho học sinh cấp 2 học lý, cấp 3 Toán, lí, Đại học, các giáo viên, giảng viên đều có thể tham khảo. Giải tích cơ bản by Linh Nguyen Ngày 19 tháng 7 năm 2018 1 Phép tính giới hạn • Ta nói hàm số f(t) có giới hạn là ` khi t tiến đến t0 và viết limt→t0 f(t) = ` nếu f(t) có thể gần ` một cách tùy ý với mọi t đủ gần t0 (nhưng khác t0). Nói cách khác, limt→t0 f(t) = ` nếu với mọi ε > 0, tồn tại δ > 0 sao cho với mọi t thỏa mãn 0 < |t − t0| < δ, ta có |f(t) − `| < ε. Chú ý rằng ta không đòi hỏi f(t) xác định tại t0 (nhưng phải xác định trong một lân cận của t0), hơn nữa nếu cả hai giá trị f(t0) và limt→t0 f(t) là xác định thì chúng không nhất thiết bằng nhau. Nếu chúng bằng nhau, ta nói f(t) là liên tục tại t0. • Ta nói hàm số f(t) có giới hạn dương vô cùng khi t tiến...