Với những hệ thống sấy mà nhiệt độ của VLS cũng như nhiệt độ TNS thấp hơn hoặc xấp xỉ nhiệt độ môi trường, TNS thường là không khí trước hết được khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc bằ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
W X
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ RÚT ẨM ỐNG NHIỆT DÙNG SẤY THỦY SẢN
Họ và tên sinh viên: Đặng Anh Tuấn Ngành: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH Niên khóa: 2005 – 2009
Tháng 6/2009
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
W X
FINAL YEAR PROJECT
CALCULATING, DESIGNING HEAT PUMP DRYER USED
HEAT PIPE DEHUMIDIFIER TECHNOLOGY
TO DRY SEAFOOD
Done by: DANG ANH TUAN Major: HEAT AND REFRIGERATION ENGNEERING School year: 2005 – 2009
Trang 3TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ RÚT ẨM ỐNG NHIỆT DÙNG SẤY THỦY SẢN
Sinh viên thực hiện
ĐẶNG ANH TUẤN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Công nghệ nhiệt lạnh
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: LÊ QUANG GIẢNG ĐINH KHÁNH
Tháng 06/2009
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học cho đến lúc hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ dạy và sự giúp đỡ tận tình của qúy thầy cô Qua luận văn này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến :
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Ban chủ nhiệm khoa Cơ khí – Công nghệ
- Quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy chúng tôi trong thời gian học tập tại trường
- Thầy Lê Quang Giảng và thầy Đinh Khánh người trực tiếp theo dõi, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này
Cũng xin được cảm ơn quý thầy, các anh, các chị ở trung tâm công nghệ và thiết
bị nhiệt lạnh, công ty TNHH Sài Gòn Năng lượng đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn đến ba mẹ cùng mọi người trong gia đình đã quan tâm, lo lắng, động viên trong những ngày học tập xa nhà
Tháng 06 năm 2009
Trang 5TÓM TẮT
1 Tên đề tài:
“TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY BƠM NHIỆT SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ RÚT ẨM ỐNG NHIỆT DÙNG SẤY THỦY SẢN”
2 Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Tính toán thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy cá năng suất 70 kg/mẻ
- Khảo nghiệm máy có sẵn ở chế độ có và không tải
5 Kết quả :
− Đã khảo nghiệm xong máy sấy cá tại cơ sở sản xuất
− Đã tính toán và thiết kế xong máy sấy bơm nhiệt sấy cá với năng suất 70 kg/mẻ Máy gồm có 2 phần chính: buồng sấy và hệ thống bơm nhiệt
Buồng sấy: có 2 buồng kích thước mỗi buồng 550x850x1300 mm, khay sấy
số lượng là 60, kích thước 760x460 mm
Hệ thống bơm nhiệt:
Máy nén có công suất lạnh 4 HP
Dàn lạnh có diện tích trao đổi nhiệt 11,6 m2 (bao gồm cả diện tích cánh)
Dàn nóng có diện tích trao đổi nhiệt 9,2 m2 (bao gồm cả diện tích cánh)
Ống nhiệt trọng trường R22 có diện tích trao đổi nhiệt 7,2 m2 (bao gồm
cả diện tích cánh)
Trang 6SUMMARY
1 Thesis:
“CALCULATING, DESIGNING HEAT PUMP DRYER USED HEAT
PIPE DEHUMIDIFIER TECHNOLOGY TO DRY SEAFOOD”
2 Duration and place:
- Duration: from March to June, 2009
- Place: at Sai Gon Energy Ltd, 441 Ho Hoc Lam street, An Lạc ward, Binh Tan district, Ho Chi Minh city
3 Objectives:
Base on sample dryer, I carry on testing, calculating and designing heat pump dryer that was applied heat pipe dehumidifier technology
4 Main content:
- Calculating and designing heat pump dryer to dry fish capacity 70 kg/batch
- Testing sample dryer at load and no load condition
5 Results:
- The dryer was successful tested
- The heat pump dryer to dry fish capacity 70 kg/batch was successful calculated and designed It includes 2 main components: drying-net and system heat pump
Drying-bin includes 2 cabinet The size each of cabinet is 550x850x1300
mm There are 60 trays The size of tray is 760x460 mm
The system heat pump:
Compressor: capacity 4 HP
Vaporator is 11,6 square meters in heat exchanger area
Evaporator is 9,2 square meters in heat exchanger area
Gravitational heat pipe R22 is 7,2 square meters in heat exchanger area
Centrifugal fan: Air discharge Q = 0,115 m3/s
Trang 82.3.3 Tác nhân sấy 9
Trang 92.4.6.4 Chọn môi chất nạp cho ống nhiệt 28
Trang 104.3 Tính trở lực hệ thống và chọn quạt 48
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt 5
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ làm khô cá 8
Hình 2.3: Các quá trình trên giản đồ t – d .13
Hình 2.4: Đường cong đặc trưng quá trình sấy .15
Hình 2.5: Sơ đồ thiết bị trong chu trình khô và chu trình biểu diễn trên đồ thị lgP-h /8/ .17
Hình 2.6: Ống nhiệt /2/ 25
Hình 2.7: Sơ đồ cấu tạo ống nhiệt /2/ 26
Hình 2.8: Quá trình hoạt động của ống nhiệt trên đồ thị T-s 26
Hình 2.8: Sơ đồ tổng quát phân loại máy nén lạnh /9/ .29
Hình 2.10: Sự phụ thuộc của ηe vào tỷ số áp suất PK/P0 /8/ 31
Hình 4.1: Nguyên lý sấy hút ẩm sử dụng ống nhiệt .34
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống sấy 35
Hình 4.3: Quá trình sấy trên giản đồ trắc ẩm .36
Hình 4.4: Đồ thị lgP-h của chu trình khô .42
Hình 4.5: Sơ đồ lắp khay sấy 48
Hình 4.6: Đồ thị giảm ẩm của TNS khi chạy không tải .52
Hình 4.7: Quá trình giảm ẩm của cá theo thời gian 54
Trang 13DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có trong sản phẩm thủy sản khô 9
Bảng 2.2: Hệ số truyền nhiệt kinh nghiệm K tại bộ phận bay hơi /7/ 20
Bảng 2.3: Các giá trị K và QF theo kinh nghiệm tại bộ phận ngưng tụ /11/ .24
Bảng 4.1: Thông số trạng thái TNS 36
Bảng 4.2: Thông số các điểm nút của chu trình .42
Bảng 4.3: Số liệu không tải về sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ tương đối của TNS trong buồng sấy 51
Bảng 4.4: Diễn biến ẩm độ trong quá trình sấy 53
Trang 14Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa…Trong đó một phần không nhỏ được chế biến dạng làm khô Trước đây, biện pháp làm khô chủ yếu vẫn là phơi nắng truyền thống dù là thức ăn cho gia súc hay thực phẩm cho con người Phương pháp phơi nắng tiến hành theo kinh nghiệm, tốn công lao động chi phí sản xuất cao, chất lượng và sự đồng đều chưa cao, đều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của các cơ sở chế biến
Một số loại cá khô hiện nay có giá trị kinh tế rất cao như tôm khô, mực khô, khô cá sặc, cá chỉ vàng, cá mối, cá cơm… do đó nhu cầu sấy cá khô có chất lượng cao làm thực phẩm xuất khẩu cũng như cung cấp cho thị trường nội địa là cấp thiết
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy để bảo quản nông sản sau thu hoạch như các phương pháp sấy nhiệt độ cao (sấy đối lưu, sấy cưỡng bức, sấy bức xạ…) chỉ thích hợp với các loại hạt, gỗ, Phương pháp sấy nhiệt độ thấp (sấy thăng hoa, sấy chân không, sấy bơm nhiệt…) thích hợp với các loại nông sản thực phẩm như: rau, trái cây, thủy sản… Trong đó sấy bơm nhiệt là một phương pháp được sử dụng phổ biến
để bảo quản và tồn trữ thực phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao
Trang 15Gòn Năng lượng, tôi thực hiện đề tài: “ Tính toán, thiết kế và khảo nghiệm máy sấy bơm nhiệt sử dụng công nghệ rút ẩm ống nhiệt dùng để sấy thủy sản” trên cơ sở máy sấy mẫu tại Công ty TNHH Sài Gòn Năng Lượng
- Xác định các thông số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió trong buồng sấy
- Xác định được quá trình sấy lý thuyết trên giản đồ trắc ẩm
- Ước lượng thời gian sấy lý thuyết
- Tính năng suất làm lạnh của hệ thống lạnh (HTL)
- Tính toán chọn thiết bị cho HTL: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (TBNT), thiết bị bay hơi (TBBH), ống nhiệt phù hợp với hệ thống sấy (HTS)
Trang 16Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ở ngoài nước /17/
¾ Ngoài nước : Sấy thủy sản trên thế giới hiện nay ở hai mức trái ngược nhau Ở các nước đang phát triển, vẫn chủ yếu là phơi nắng, cho chất lượng thấp, sử dụng cho thị trường nội địa nghèo và dễ tính Ví dụ Indonesia, gần 50% sản lượng cá được phơi khô làm thực phẩm bình dân cho mọi người Ở các nước này (Indonesia, Philippines, Bangladesh ), cũng có một số nghiên cứu về sấy cá, nhưng các giải pháp đưa ra có tính học thuật nhiều hơn tính ứng dụng, vì ít quan tâm đến vấn đề chi phí sấy Ngược lại, ở các nước tiên tiến, sấy thủy sản đã là công việc thương mại của các Công ty Dĩ nhiên, công nghệ và thiết bị ở các nước này tương hợp với giá lao động cao, nghĩa là giá thiết bị cũng rất đắt so với điều kiện Việt Nam
¾ Trong nước : Những năm gần đây một số công ty sản xuất máy nông nghiệp, các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số loại máy sấy Công nghệ và thiết bị sấy (nghiên cứu và chế tạo trong nước) đã được xác lập và chấp nhận với hạt lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; hiện có khoảng trên
3000 máy sấy vỉ ngang, công suất 4- 10 tấn/mẻ, giải quyết khoảng 20% lúa Hè-Thu ở vùng này Một số nơi đã vận dụng máy sấy lúa để sấy cá (Cần Thơ, Bạc Liêu ) tuy nhiên hiệu suất nhiệt không cao, chất lượng vệ sinh không bảo đảm, nhưng cũng nêu được tiềm năng áp dụng cho sấy cá Nhiên liệu đốt cho quá trình sấy chủ yếu là trấu, than đá, than tổ ong và các loại khác
Các loại máy sấy trên đã được ứng dụng vào trong thực tế Tuy nhiên nó lại chỉ
Trang 17phục vụ cho quy mô sản xuất nhỏ, hộ gia đình, thiết bị dễ chế tạo, vận hành dễ dàng, giá thành phù hợp, vẫn đảm bảo chất lượng của quá trình sấy
2.2 Giới thiệu các phương pháp sấy nhiệt độ thấp
Trong phương pháp sấy nhiệt độ thấp, người ta tạo ra độ chênh phân áp suất hơi nước giữa VLS và TNS chỉ bằng cách giảm phân áp suất hơi nước trong TNS nhờ giảm lượng chứa ẩm d Khi đó ẩm trong vật liệu dịch chuyển ra bề mặt và từ bề mặt vào môi trường có thể trên dưới nhiệt độ môi trường (t >00C) và cũng có thể nhỏ hơn
00C Phương pháp sấy nhiệt độ thấp có thể phân ra các loại hệ thống sấy :
2.2.1 Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t > 0 0 C
Với những hệ thống sấy mà nhiệt độ của VLS cũng như nhiệt độ TNS thấp hơn hoặc xấp xỉ nhiệt độ môi trường, TNS thường là không khí trước hết được khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc bằng máy khử ẩm hấp phụ, sau đó được đốt nóng hoặc làm lạnh đến nhiệt độ mà công nghệ yêu cầu rồi cho đi qua VLS Khi đó phân áp suất hơi nước trong TNS bé hơn phân áp suất hơi nước trên bề mặt VLS nên ẩm từ dạng lỏng bay hơi vào TNS /15/
2.2.2 Hệ thống sấy thăng hoa
Hệ thống sấy lạnh mà trong đó ẩm trong VLS ở dạng rắn trực tiếp biến thành hơi
đi vào TNS thường gọi là sấy thăng hoa Trong hệ thống sấy thăng hoa, người ta tạo môi trường trong đó nước trong VLS ở dưới điểm 3 thể, nghĩa là nhiệt độ của vật liệu
T < 273K và áp suất TNS bao quanh VLS p < 610 Pa Khi đó, nếu VLS nhận được nhiệt lượng thì nước trong VLS ở dạng rắn sẽ chuyển trực tiếp thành hơi nước và đi vào TNS Như vậy, trong hệ thống sấy thăng hoa một mặt ta phải làm lạnh vật xuống dưới 00C và tạo chân không xung quanh VLS /15/
2.2.3 Hệ thống sấy chân không
Nếu nhiệt độ VLS vẫn nhỏ hơn 273K nhưng áp suất TNS bao quanh vật p > 610Pa thì khi VLS nhận nhiệt lượng, các phần tử nước ở thể rắn không chuyển trực tiếp thành hơi để đi vào TNS mà trước khi biến thành hơi đi vào môi trường nước ở thể rắn phải chuyển qua thể lỏng
Trang 182.2.4 Phương pháp sấy bơm nhiệt /4/
9 Bơm nhiệt:
Về nguyên lý hoạt động của chu trình thì giữa chu trình bơm nhiệt và chu trình lạnh không có gì khác nhau, điều khác nhau chỉ là mục đích sử dụng:
Sơ đồ nguyên lý thể hiện trên hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt
9 Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm:
dẫn đến tiêu thụ năng lượng ít hơn cho mỗi đơn vị nước bốc hơi
- Chất lượng sản phẩm tốt hơn với các lịch trình kiểm soát nhiệt độ tốt để thỏa mãn các yêu cầu sản suất cụ thể
- Có thể tạo ra một khoảng rộng các điều kiện sấy, tiêu biểu là nhiệt độ từ
200C đến 1000C (với nhiệt phụ trợ), và ẩm độ tương đối không khí từ 10% đến 80%
Trang 19Nhược điểm:
thiện với môi trường
2.3 Lý thuyết sấy
2.3.1 Khái niệm sấy
Sấy là phương pháp làm khô nhân tạo, đó là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu
2.3.2 Vật liệu sấy
a Một số thông số đặc trưng của VLS /10/
Khối lượng riêng vật liệu:
M – khối lượng của vật thể được đo trực tiếp trong không khí (kg)
Vs – khối lượng nước choán chỗ (kg)/khối lượng riêng của nước (kg/m3)
Khối lượng thể tích của vật liệu:
Mt – khối lượng vật liệu, kg;
Vb – thể tích chiếm chỗ của khối vật liệu trong vật chứa (m3)
m - khối lượng nguyên vật liệu ẩm
m0 - khối lượng chất khô tuyệt đối
Trang 20W - khối lượng ẩm
Độ ẩm tuyệt đối: là tỷ số giữa khối lượng ẩm W và khối lượng chất khô tuyệt đối
m0 của nguyên vật liệu:
Phương pháp gián tiếp là phương pháp xác định độ ẩm của vật liệu bằng cách dựa trên những đặc điểm khác của vật liệu mà nó liên quan đến độ ẩm của vật liệu như phương pháp điện trở hoặc điện dung
b Một số đặc điểm của vật liệu sấy /18/
Cá mối (Saurida tumbil; tên khác: cá thửng), là loài cá biển, họ cá mối (Synodidae) Thân hình trụ dài, đuôi thuôn nhỏ, miệng lớn, nhiều răng nhọn trên cả hai hàm Sống ở đáy biển nông, gần bờ Mùa đẻ vào tháng 2 - 4 Ăn cá nhỏ, giáp xác, thân mềm Ở Việt Nam còn gặp: Cá mối vạch (Saurida undosquamis), cá mối vây lưng dài (S filamentosa) Cá mối dùng ăn tươi, đóng hộp hoặc làm khô
Thị trường chính của mặt hàng khô cá mối này chủ yếu tập trung ở các nước như Trung Quốc, Nga, Ukraina Trên thị trường khô cá mối thường chủ yếu là khô cá mặn
Trang 21Ngoài những thị trường này thì con khô cá mối còn nhận được nhiều sự quan tâm lớn của một số thị trường khác do nó có hình thức đẹp, chất lượng và mùi vị là khá tốt
c Tìm hiểu về quy trình chế biến cá mối làm khô xuất khẩu
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ làm khô cá
Sơ chế đánh vảy, cắt đầu
Cá sau khi sơ chế sẽ được mổ lấy hết nội tạng, lọc xương tạo miếng pilê
Tiếp theo đem tẩy, rửa bằng nước ôzon, để ráo
Rửa sạch Ướp gia vị
Sấy khô Diệt trùng
và đóng gói
Trang 22d Tiêu chuẩn về thủy sản khô xuất khẩu (theo tiêu chuẩn ngành thủy sản
TCVN 5649:2006) /19/
Bảng 2.1: Giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có trong sản phẩm thủy sản khô
1 Tổng số sinh vật hiếu khí có trong 1g sản phẩm
7 Số vibrio parahaemolyticus trong 1g sản phẩm
8 Tổng số bào tử nấm men – nấm mốc trong 1g sản phẩm
là các chất khí như không khí, khói, hơi quá nhiệt Chất lỏng cũng được sử dụng làm tác nhân sấy như các loại dầu, một số loại muối nóng chảy v.v Trong đa số quá trình sấy, tác nhân sấy còn làm nhiệm vụ gia nhiệt cho vật liệu sấy, vừa làm nhiệm vụ tải
ẩm Ở một số quá trình như sấy bức xạ, tác nhân sấy còn có nhiệm vụ bảo vệ sản phẩm sấy khỏi bị quá nhiệt
Trang 23b Đặc tính của không khí ẩm /10/
Không khí là loại tác nhân sấy có sẵn trong tự nhiên, không gây độc hại và không gây bẩn sản phẩm sấy Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau Thành phần của không khí bao gồm các chất, chủ yếu là N2, O2, hơi nước, ngoài ra còn có 1
số chất khí khác như: CO2, khí trơ, H2, O3
Không khí có chứa hơi nước là không khí ẩm Khi nghiên cứu không khí ẩm, người ta coi nó là hỗn hợp khí lý tưởng của 2 thành phần: không khí khô và hơi nước Các thông số cơ bản của không khí ẩm như sau:
Áp suất (Pv)
Theo định luật Dalton ta có:
P = PKKK + Phn
Trong đó:
P – áp suất của không khí ẩm
PKKK – áp suất riêng phần của không khí khô
Phn – áp suất riêng phần của hơi nước
Hay nói cách khác độ ẩm tương đối là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối ρa trên độ ẩm
a hn
Lượng chứa ẩm d(kg ẩm/kg kkk)
Trang 24Lượng chứa ẩm d của không khí được định nghĩa là khối lượng tính bằng kilôgam hoặc gam của hơi nước chứa trong một kilôgam không khí khô Nếu gọi Ga là
số kilôgam hơi nước chứa trong Gk kilôgam không khí khô thì lượng chứa ẩm d bằng:
Nhiệt độ bầu khô td(0C)
Là nhiệt độ không khí ẩm trên nhiệt kế thông thường
Nhiệt độ bầu ướt tk(0C)
Là nhiệt độ của không khí ẩm được chỉ bởi nhiệt kế mà bầu cảm ứng nhiệt của nó được phủ bởi sợi bông ướt
Nhiệt độ ngưng tụ tnt(0C)
Là nhiệt độ của không khí ẩm mà tại đó hiện tượng ngưng tụ xảy ra
Elthalpy của không khí ẩm I(kJ/kg kkk)
Là lượng nhiệt của không khí ẩm trong mỗi đơn vị không khí khô ứng với một nhiệt độ nhất định
Thể tích riêng v(m3/kg kkk)
Là thể tích của mỗi đơn vị khối lượng không khí khô
c Lưu lượng dòng không khí
Lưu lượng của dòng không khí đi qua hệ thống tùy thuộc vào vận tốc của dòng không khí, diện tích mặt cắt ngang của buồng sấy Do đó vận tốc của dòng không khí qua hệ thống khá nhỏ nên lưu lượng của không khí cũng nhỏ
Lý do dẫn đến vận tốc của dòng không khí nhỏ là :
¾ Vận tốc TNS đi qua bề mặt VLS nhỏ để tăng cường khả năng bốc ẩm
¾ Thời gian để hơi nước trong không khí ngưng tụ khi qua dàn lạnh và để nung nóng sau khi qua dàn nóng được lâu hơn
2.3.4 Giới thiệu giản đồ trắc ẩm (Psychrometric Analysis)
Kết cấu giản đồ trắc ẩm
Giản đồ trắc ẩm được vẽ từ phương pháp thống kê các thông số nhiệt động học của không khí dưới điều kiện bình thường của môi trường (áp suất khí quyển) cho nên
Trang 25Đồ thị trắc ẩm (phụ lục 1)
Giản đồ trắc ẩm cho ta biết 7 tính chất nhiệt động học của không khí ẩm ở áp suất 1atmosphere:
9 Ẩm độ tương đối
9 Nhiệt độ bầu khô
9 Nhiệt độ bầu ướt
9 Nhiệt độ bão hòa
9 Nhiệt độ điểm sương
9 Elthalphy
9 Thể tích riêng
Kết cấu giản đồ trắc ẩm:
9 Trục tung thể hiện lượng chứa hơi của không khí d(kg H2O/kg kkk)
9 Trục hoành thể hiện nhiệt độ bầu khô của không khí td(0C)
9 Các đường nghiêng hướng xuống từ trái sang phải và song song nhau chỉ elthalphy của không khí I(kJ/kg kkk)
9 Giao của đường elthalphy và đường ϕ = 100% chỉ nhiệt độ bầu ướt tk(0C)
9 Các đường thẳng dốc hướng từ trái sang phải chỉ các giá trị thể tích riêng của không khí v(m3/kg)
9 Các đường cong bắt đầu từ góc trái cho biết độ ẩm tương đối của không khí ϕ(%)
9 Các đường cong bắt đầu từ góc phải trên là đường hiệu chỉnh elthalphy
Nếu biết được giá trị của hai tính chất bất kì trên sẽ xác định được một điểm trên giản đồ và từ đó có thể xác định được năm tính chất còn lại
Trang 262.3.5 Quá trình làm lạnh, giảm ẩm và gia nhiệt cho TNS
Hình 2.3: Các quá trình trên giản đồ t – d
a Quá trình làm lạnh giảm ẩm
Không khí qua phần sôi của ống nhiệt được làm lạnh sơ bộ đến gần điểm sương Sau đó không khí tiếp tục qua dàn lạnh, nhiệt độ dòng không khí giảm xuống Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tại dàn lạnh khi nhiệt độ của nó được hạ xuống dưới nhiệt độ điểm sương Kết quả là không khí trở nên khô nhờ tách một lượng ẩm ra khỏi khối không khí (Quá trình 1→2→3 hình 2.3)
b Quá trình gia nhiệt
Không khí sau khi được tách ẩm tiếp tục qua phần ngưng của ống nhiệt và dàn nóng để gia nhiệt làm giảm ẩm độ tương đối ϕ tăng khả năng lấy ẩm từ vật liệu sấy Đồng thời làm tăng nhiệt độ t(0C), elthalphy I(kJ/kg kkk), thể tích riêng v(m3/kg kkk).(Quá trình 3→4→5 hình 2.3)
c Quá trình sấy
Trang 27lệch áp suất hơi nước giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy vì vậy hơi nước bốc từ vật liệu sấy về phía tác nhân sấy Kết thúc quá trình sấy (Quá trình 5→6 hình 2.3)
bề mặt vật liệu và trong tác nhân sấy như nhau, sự trao đổi ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sẽ dừng lại, khi đó được gọi là trạng thái cân bằng ẩm
b Động học quá trính sấy
Nghiên cứu về động học của quá trình sấy cho thấy việc di chuyển ẩm bên trong vật khá phức tạp Boorker đã thống kê năm nguyên tắc vận chuyển ẩm /14/
¾ Vận chuyển ẩm do sức căng của bề mặt (dòng mao dẫn)
¾ Vận chuyển ẩm do sự chênh lệch nồng độ ẩm (khuếch tán ẩm)
¾ Vận chuyển hơi do chênh lệch nồng độ hơi ẩm (khuếch tán hơi)
¾ Vận chuyển ẩm do chênh lệch nhiệt độ (khuếch tán nhiệt)
¾ Vận chuyển lỏng và hơi do chênh lệch áp suất (khuếch tán nhiệt)
Quá trình vận chuyển ẩm khi có xét đến yếu tố thời gian được xây dựng thành các đường cong gọi là đương đặc trưng của quá trình sấy
Trang 28Hình 2.4: Đường cong đặc trưng quá trình sấy
1- sự thay đổi nhiệt độ của vật liệu theo thời gian
2 -sự thay đổi ẩm độ của vật liệu theo thời gian
c Ba giai đoạn quá trình sấy
Giai đoạn 1: Giai đoạn đốt nóng sản phẩm
Đưa nhiệt độ vật liệu sấy lên cao để nước trong vật liệu có thể bay hơi, làm cho nhiệt độ sản phẩm cũng tăng lên
Giai đoạn 2: Giai đoạn tốc độ sấy không đổi
Lúc này vật liệu ướt tốc độ khuếch tán ẩm đến bề mặt bằng tốc độ ẩm bốc hơi Giai đoạn này phụ thuộc tốc độ bốc hơi trên bề mặt tức là phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ẩm độ, vận tốc không khí môi trường thoát ẩm
Giai đoạn 3: Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần
Lúc này vật liệu khô, lượng ẩm ít, tốc độ sấy giảm dần Việc giảm cường độ bốc
ẩm sẽ làm tăng nhiệt độ vật liệu Ở cuối thời kì sấy bắt đầu có ẩm cân bằng của vật liệu, việc sấy dừng lại, vận tốc sấy trở nên bằng không
Xác định các giai đoạn trên có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn chế độ sấy nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thời gian sấy
2.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy
Quá trình sấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó phương pháp và chế độ sấy là quan trọng nhất /15/
Trang 29cả trong VLS và từ bề mặt VLS sang TNS Như vậy thời gian sấy càng giảm, tốc độ sấy càng tăng
¾ Độ ẩm tác nhân sấy: Bên cạnh nhiệt độ, độ ẩm của TNS là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng sản phẩm sấy Độ ẩm TNS càng thấp thì quá trình sấy càng nhanh
¾ Tốc độ TNS: Tốc độ TNS có ảnh hưởng lớn đến quá trình tách ẩm từ vật liệu và giảm ẩm từ tác nhân Tốc độ càng lớn thì khả năng tách ẩm càng cao tuy nhiên quá trình khử ẩm trong TNS giảm
¾ Vật liệu sấy: Hình dáng vật liệu, kích thước, bản chất, cấu trúc thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm của VLS, bề dày lớp VLS đều ảnh hưởng đến thời gian sấy
2.3.8 Một số công thức tính toán quá trình sấy:
Lượng nước bay hơi trong quá trình sấy: /15/
W1, W2: ẩm độ đầu và cuối của vật liệu sấy, %
G: khối lượng ban đầu của vật liệu
Lượng nước cần lấy đi trong một giờ
d1 – lượng chứa ẩm của khí đi vào thùng sấy, kgH2O/kgkkk
d2 – lượng chứa ẩm của khí thoát ra thùng sấy, kgH2O/kgkkk
Lượng nước do quạt mang đi:
2
H O m
D =Q ∗ Δd
Qm – lưu lượng quạt, kg/s
Δd – hiệu độ chứa ẩm không khí sấy, kgẩm/kgkkk
Trang 302.4 Những vấn đề về hệ thống lạnh
2.4.1 Môi chất lạnh
Định nghĩa: Môi chất lạnh (hay tác nhân lạnh, ga lạnh) là chất môi giới, được sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn
R22, R134a được sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh (từ những năm 1930) trong gia đình và thương nghiệp, cũng như một số máy điều hoà nhiệt độ Môi chất lạnh tuần hoàn được trong hệ thống lạnh nhờ có quá trình nén /7/
2.4.2 Chu trình lạnh
Hệ thống lạnh trong máy sấy chỉ yêu cầu đưa nhiệt độ tới điểm đọng sương nên
ta chọn sử dụng chu trình khô Chu trình khô là chu trình gọn nhất trong tất cả các chu trình lạnh
Chu trình khô là chu trình có hơi hút về máy nén là hơi bão hòa khô
Hình 2.5: Sơ đồ thiết bị trong chu trình khô và chu trình biểu diễn trên đồ thị lgP-h /8/
Các quá trình của chu trình khô
1→2 : Quá trình nén hơi đoạn nhiệt (s1=s2) Nén từ T0, P0 thấp lên Pk, T2 cao Quá trình này diễn ra trong vùng hơi quá nhiệt
2→3 : Quá trình làm mát và ngưng tụ đẳng áp (Pk = const) hơi môi chất lạnh từ T2
xuống nhiệt độ ngưng tụ Tk
3→4 : Quá trình tiết lưu đẳng elthalphy từ áp suất, nhiệt độ ngưng tụ (Pk, Tk) xuống
Trang 314→5 : Quá trình bay hơi đẳng áp, đẳng nhiệt (P0 = const, T0 = const) để thu nhiệt của môi trường
Tính toán chu trình khô /8/
Năng suất lạnh riêng khối lượng q0 (kJ/kg)
0 1 4
q =h −h
Với : h1: Elthalphy hơi môi chất lạnh khi vào máy nén (kJ/kg)
h4: Elthalphy hơi môi chất lạnh sau khi tiết lưu (kJ/kg)
Năng suất lạnh riêng thể tích qv (kJ/m3)
Với: h3: Elthalphy của môi chất lạnh sau dàn ngưng (kJ/kg)
h2: Elthalphy của hơi môi chất lạnh ra khỏi máy nén (kJ/kg)
2.4.3 Năng suất lạnh của hệ thống
Năng suất lạnh của hệ thống phụ thuộc vào trạng thái của không khí trước và sau khi sử lý nhiệt độ tại hệ thống
2 3 dl
Trang 32L - lượng không khí cần dùng trong một giờ, kg/h;
I2, I3 – enthalphy của không khí trước và sau khi qua TBBH
2.4.4 Các vấn đề liên quan đến dàn lạnh
Dàn lạnh hay thiết bị bay hơi là một bộ phận trong thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống Thiết bị này nhận nhiệt của môi trường để bay hơi môi chất lạnh đồng thời hạ nhiệt độ không khí ẩm đạt đến nhiệt độ ngưng tụ, và ngưng tụ hơi nước tại đây
a Phân loại thiết bị bay hơi /3/
Thiết bị bay hơi rất đa dạng Có nhiều cách phân loại thiết bị bay hơi:
¾ Theo môi trường làm lạnh:
Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng như nước, nước muối, glycol…
Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí
¾ Theo mức độ chứa dịch trong dàn lạnh:
Dàn lạnh kiểu ngập lỏng hoặc không ngập lỏng
Ngoài ra người ta còn phân loại theo tính chất kín hở của môi trường làm lạnh
b Chọn nhiệt độ sôi của tác nhân lạnh t0:
Nhiệt độ t0 của tác nhân lạnh được chọn theo nhiệt độ phòng lạnh và có thể chọn:
t = − Δ t t
Trong đó:
tb – nhiệt độ phòng, 0C;
Δt0 – hiệu nhiệt độ yêu cầu, 0C
Đối với dàn bay hơi trực tiếp, nhiệt độ bay hơi lấy thấp hơn nhiệt độ phòng từ 7 ÷
trường hợp đặc biệt có thể lấy Δt0 = 5 – 60C Đối với các thiết bị lạnh thương nghiệp
và đời sống thường chọn Δt0 = 8 – 130C do diện tích dàn bay hơi nhỏ và hệ số truyền nhiệt nhỏ /11/
Trang 33c Tính và chọn thiết bị bay hơi
Hệ thống lạnh sử dụng chất tải lạnh thường là hệ thống làm lạnh gián tiếp Khi tính toán TBBH người ta dựa vào năng suất lạnh đã tính Q0 và từ đó tính toán diện tích
bề mặt trao đổi nhiệt theo thức tính /3/
F – diện tích trao đổi nhiệt, m2;
Q0 – công suất lạnh yêu cầu của thiết bị bay hơi, W;
qof – mật độ dòng nhiệt của thiết bị bay hơi, W/m2
k – hệ số truyền nhiệt phụ thuộc vào loại TBBH, W/m2.K;
Bảng 2.2: Hệ số truyền nhiệt kinh nghiệm K tại bộ phận bay hơi /7/
Kiểu thiết bị bay
Dàn ống trơn treo
0C nhiệt độ buồng lạnh Dàn ống trơn áp
Ở 00C nhiệt độ buồng lạnh Dàn ống có cánh
0C nhiệt độ buồng lạnh Dàn ống có cánh
Ở 00C nhiệt độ buồng lạnh 4,0 ÷ 4,4 Ở -400C nhiệt độ
buồng lạnh 11,6 Ở -20buồng lạnh 0C nhiệt độ
0C nhiệt độ buồng lạnh
17,5 >0buồng lạnh 0C nhiệt độ
Trang 34Δt0 – độ chênh nhiệt độ trung bình lôgarit, K;
max min tb
max min
t
tlnt
Δ =
ΔΔ
Δtmax = tw1 - t0 t0 – nhiệt độ bay hơi của môi chất lỏng, 0C
Δtmin = tw2 - t0 tw1 – nhiệt độ không khí vào dàn lạnh, 0C
Tw2 – nhiệt độ không khí ra khỏi dàn lạnh, 0C
Hiện nay người ta thường dùng các thiết bị trao đổi nhiệt có các loại cánh khác nhau để tăng khả năng trao đổi nhiệt và làm giảm kích thước trọng lượng thiết bị Dàn lạnh có cánh được sử dụng rất rộng rãi, có bề dày 0,4 – 0,5 mm làm bằng thép mềm, bằng đồng hoặc hợp kim nhôm Loại có gờ ở chân cánh làm bằng nhôm dẻo có bề dày 0,2 mm bước cánh của dàn lạnh chọn từ 2 – 2,5 mm nếu làm việc ở nhiệt độ dương, và từ 10 – 15 mm nếu làm việc ở nhiệt độ âm và có bị đóng tuyết /5/ Các ống có đường kính từ 9 – 18 mm nếu làm bằng đồng, và từ 25 mm trở lên nếu làm bằng thép Các ồng được kết nối với nhau bằng các đoạn ống cong hình chữ
U, bằng cách hàn gió đá hoặc dán keo
Lưu lượng không khí qua dàn lạnh được xác định theo công thức:
0TB K
0TB 1 2
QV
(i i )
=
3/s Trong đó:
Q0 – công suất lạnh yêu cầu hay nhiệt tải của thiết bị bay hơi, kW;
ρ0 – khối lượng riêng của không khí bằng 1,2÷1,15 kg/m3 ở 200C đến 300C;
i1, i2 – enthalphy của không khí vào và ra khỏi dàn (được xác định theo đồ thị không khí ẩm)
Các thông số hình học quan trọng của bề mặt cánh:
Diện tích cánh /14/
2 ng
Trang 35Trong đó:
dt – đường kính trong của ống trơn, m;
dt – đường kính ngoài của ống trơn, m;
Sc – bước cánh, m;
δc – bề dày cánh, m;
Fc – diện tích phần có cánh, m2;
F0 – diện tích phần ống không làm cánh, m2;
F = Fc + F0 – tổng diện tích bên ngoài của bề mặt có cánh, m2
Diện tích tiết diện cho không khí đi qua /14/
kh kh
a Phân loại thiết bị ngưng tụ /3/
Thiết bị ngưng tụ có nhiều loại và nguyên lý làm việc cũng rất khác nhau Người
ta phân loại thiết bị ngưng tụ căn cứ vào nhiều đặc tính khác nhau
¾ Theo môi trường làm mát:
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng chất khác
¾ Theo đặc điểm cấu tạo:
Bình ngưng tụ giải nhiệt bằng nước
Trang 36Dàn ngưng tụ bay hơi
Dàn ngưng kiểu tưới
Dàn ngưng kiểu ống lồng ống
Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản
¾ Theo đặc điểm đối lưu của không khí:
Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu tự nhiên
Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu cưỡng bức
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân chia theo các đặc điểm khác nhau như: theo chiều chuyển động của môi chất lạnh và môi trường giải nhiệt…
Fk – diện tích truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ, m2;
Qk – năng suất giải nhiệt của thiết bị ngưng tụ, W;
k1 – hệ số truyền nhiệt của thiết bị ngưng tụ, W/m2.K;
qkf – mật độ dòng nhiệt, W/m2;
Δtk – độ chênh nhiệt độ trung bình logarit, K
Trang 37max min k
max min
t
tlnt
Δ − Δ
Δ
Δtmax = tk – twk1 tk – nhiệt độ ngưng tụ, 0C;
Δtmin = tk – twk2 twk1 – nhiệt độ không khí vào dàn nóng, 0C;
Twk2 – nhiệt độ không khí ra khỏi dàn, 0C
Lưu lượng không khí giải nhiệt được xác định:
k kk
kk kk kk
QG
=
Ckk – nhiệt dung riêng của không khí, Ckk = 1,0 kJ/kg.K;
ρkk – khối lượng riêng của không khí, ρkk = 1,15 ÷ 1,2 kg/m3;
Δtkk – độ chênh nhiệt độ không khí vào ra thiết bị ngưng tụ, Δtkk = 6 ÷ 100C
Bảng 2.3: Các giá trị K và QF theo kinh nghiệm tại bộ phận ngưng tụ /11/
2.4.6 Ống nhiệt (heat pipe)
2.4.6.1 Giới thiệu chung
Ống nhiệt là một phần tử truyền nhiệt kiểu mới có khả năng truyền nhiệt đi lớn hơn nhiều lần so với các phần tử truyền nhiệt thông thường
Ống nhiệt được sáng chế từ rất lâu tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng nó mới chỉ phát triển mạnh trong vài thập kỷ gần đây Nguyên tắc của quá trình truyền nhiệt
cơ bản giống nhau ở các loại ống nhiệt nhưng công suất nhiệt phụ thuộc vào cấu tạo
Trang 38của ống nhiệt và điều kiện làm việc của nó Bằng cách thay cấu trúc của ống, lượng và loại môi chất nạp trong ống các nhà khoa học đã chế tạo ra các loại ống nhiệt khác nhau có khả năng ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp và cuộc sống
2.4.6.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a Cấu tạo của ống nhiệt /2/:
Ống nhiệt là một ống thường làm bằng kim loại hàn kín hai đầu trong đó có chứa một lượng môi chất lỏng xác định (hình 2.6) Tùy theo từng loại ống nhiệt mà phía trong ống có thể trơn, xẻ rãnh hoặc gắn lưới mao dẫn, phía ngoài cũng có thể trơn hoặc làm cánh tản nhiệt
Hình 2.6: Ống nhiệt /2/
Ống nhiệt được chia làm 3 phần: phần sôi, phần đoạn nhiệt và phần ngưng
Phần sôi: phần này được đốt nóng bằng các nguồn nhiệt khác nhau, môi chất lỏng trong ống nhận nhiệt sẽ sôi và hơi bão hòa được tạo thành
Phần đoạn nhiệt: hơi bão hòa từ phần sôi sẽ chuyển động qua phần đoạn nhiệt lên phần ngưng Sở dĩ gọi là phần đoạn nhiệt vì ở phần này không thực hiện quá trình trao đổi nhiệt Phần này có thể có hoặc không có
Phần ngưng: hơi bão hòa lên tới phần ngưng nhả nhiệt cho môi chất làm mát ở bên ngoài ống và ngưng lại Môi chất ngưng sẽ quay về phần sôi nhờ lực trọng trường, lực mao dẫn hay lực ly tâm,…
Trang 39Hình 2.7: Sơ đồ cấu tạo ống nhiệt /2/
b Nguyên lý hoạt động của ống nhiệt /2/:
Chất lỏng trong phần sôi của ống nhận nhiệt của nguồn nóng (vd: khói lò, năng lượng bức xạ mặt trời,…) sẽ sôi và biến thành hơi, hơi chuyển động qua phần đoạn nhiệt, tới phần ngưng Tại đây hơi tảo nhiệt cho nguồn làm mát qua vách ống (vd: không khí, nước,…) Chất lỏng ngưng tạo thành sẽ chảy về phần sôi nhờ một trong những lực sau đây: lực trọng trường, lực mao dẫn, lực ly tâm, lực từ trường…
Áp suất và nhiệt độ làm việc bên trong ống nhiệt chính là áp suất và nhiệt độ hơi của chất lỏng nạp bên trong ống nhiệt
Các quá trình làm việc của ống nhiệt được biểu diễn trên đồ thị T – s (hình 2.8),
Hình 2.8: Quá trình hoạt động của ống nhiệt trên đồ thị T-s
P 1 – áp suất hơi ở phần sôi; P 2 – áp suất hơi ở phần ngưng
Trang 40Trong đó:
AB – quá trình sôi xảy ra trong phần sôi ở áp suất P1
BC – quá trình chuyển động của hơi từ phần sôi tới phần ngưng, ở đây do ma sát,
áp suất của hơi giảm từ P1 đến P2 Tuy nhiên thông thường sự giảm áp này rất nhỏ
CD – Quá trình ngưng tụ hơi tạo thành chất lỏng ngưng ở áp suất P2
DA – quá trình chuyển động của chất lỏng ngưng theo bề mặt trong của ống nhiệt, từ phần ngưng qua phần đoạn nhiệt về phần sôi nhờ lực trọng trường, lực mao dẫn,…và quá trình được lặp lại Như vậy môi chất trong ống nhiệt đã thực hiện một chu trình hay một vòng tuần hoàn kín mà không cần tới ngoại lực do bơm hay do quạt tạo ra như ở các phần tử trao đổi nhiệt khác
2.4.6.3 Phân loại ống nhiệt
Có thể phân loại ống nhiệt theo nhiều cách
a Theo lực tác dụng để đưa chất lỏng ngưng về phần sôi:
ngưng được đưa về phần sôi nhờ lực trọng trường Loại ống nhiệt này khi hoạt động yêu cầu phần sôi bao giờ cũng phải đặt thấp hơn phần ngưng
b Theo phạm vi nhiệt độ sử dụng
Phạm vi sử dụng nhiệt độ của ống nhiệt tương đối rộng từ -80 đến 25000C Có thể chia phạm vi sử dụng nhiệt độ theo các mức độ thấp, trung bình và cao
- Ống nhiệt nhiệt độ thấp: nhiệt độ làm việc từ -800C đến 500C
- Ống nhiệt nhiệt độ vừa phải: nhiệt độ làm việc từ 500C đến 2800C
- Ống nhiệt nhiệt độ trung bình: nhiệt độ làm việc từ 2800C đến 4800C
- Ống nhiệt nhiệt độ cao: nhiệt độ làm việc từ 4800C đến 15000C