THIẾT KẾ & THI CÔNG HỒ THỦY SINH THEO PHONG CÁCH NHẬT BẢNTHIẾT KẾ & THI CÔNG HỒ THỦY SINH THEO PHONG CÁCH NHẬT BẢNTHIẾT KẾ & THI CÔNG HỒ THỦY SINH THEO PHONG CÁCH NHẬT BẢN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀNG HẠ
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỒ THỦY SINH THEO
PHONG CÁCH NHẬT BẢN
Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : Kỹ sư VÕ VĂN ĐÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/ 2009
Trang 3
NGUYEN HOANG HA
DESINING AND SETTING A JAPAN STYLE AQUARIUM
Department of Landscaping and Environmental Horticulture
GRADUATION ESSAY
Advisor : VO VAN DONG, Engineer
Ho Chi Minh City
May/ 2008
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này , tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Các thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kĩ thuật hoa viên đã cổ vũ truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập và sinh hoạt tại trường
Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Kỹ sư Võ Văn Đông đã trực tiếp hướng dẫn, luôn luôn theo sát và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm tiểu luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời tri ân đến:
Bố mẹ và gia đình tôi, những người đã nuôi dưỡng và luôn ở bên tôi những lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập
Các nghệ nhân và chủ cửa hàng thủy sinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm tiểu luận
Các thành viên lớp DH05CH đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tại trường
TP HCM, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên Nguyễn Hoàng Hạ
Trang 5Đề tài tiểu luân “ Thiết kế và thi công hồ thủy sinh theo phong cách Nhật Bản ” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh , thời gian từ tháng 2/ 2009 đến tháng 5/ 2009
Kết quả thu được:
1 Khảo sát được một số phong cách và các vấn đề liên quan đến thiết kế và thi công
hồ thủy sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2 Đề xuất 4 mẫu thiết kế theo phong cách Nhật Bản
3 Giới thiệu phương pháp thi công 1 hồ thủy sinh và tiến hành thi công
4 Theo dõi kết quả hồ thủy sinh thi công sau 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng
Trang 6The essay “ Designing & setting a Japan aquarium ” was performed in Ho Chi Minh city from March/ 2009 to May/ 2009
The results:
1 Surveying some styles and matters include in designing and setting aquarium in
Ho Chi Minh city
2 Designing 4 aquarium of Japan style
3 Introducing methods of setting an aquarium and setting an aquarium
4 Following the setting aquarium after 2 weeks, 1 month, 2 months
Trang 84.1 Kết quả điều tra hiện trạng thiết kế và thi công hồ thủy sinh trên địa bàn thành
4.2 Các mẫu thiết kế hồ thủy sinh theo phong cách Nhật Bản 27
Trang 9Bảng 4.1: Kết quả điều tra 26
Trang 10Hình 2.1: Khu rừng diệu kì 4
Trang 12Hồ thủy sinh không chỉ mang lại hơi nước làm dịu đi cái nóng bức, khắt nghiệt của khí trời nhiệt đới, mà còn mang lại cho người thưởng ngoạn một cảm giác dễ chịu và khoan khoái như được hòa mình vào thiên nhiên Không cần phải tốn tiền
để đi đâu xa, bằng phương pháp mô phỏng cùng với bàn tay tài tình của những nhà kiến tạo,bạn thể thưởng thức được phong cảnh hùng vĩ của những cánh rừng mưa nhiệt đới, hay những đồng hoa bát ngát của xứ sở Châu Âu ngay tại nhà, trong chính hồ thủy sinh của mình Và hơn thế, sở hữu một hồ thủy sinh đồng nghĩa với bạn đang mang vận may, tài lộc vào nhà theo quan niệm Phong Thủy, bởi vì bản thân hồ thủy sinh là một vật hội đủ các yếu tố ngũ hành: hành kim là bể kính , hành mộc là thực vật trong hồ, hành thủy là dòng nước trong mát, hành hỏa của đèn chiếu sáng và hành thổ của chất nền, đem đến cho ngôi nhà của bạn một trạng thái cân bằng, ấm cúng nhưng không kém phần tươi mát
Mặc dù phong trào kiến tạo và thưởng thức hồ thủy sinh đã có từ rất lâu trên thế giới với nhiều lí thuyết và phong cách sáng tạo khác nhau, thế nhưng ở Việt Nam,
nó hầu như vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần xã hội Có lẽ vì thế, ngoài trừ một số công ty chuyên thiết
kế và thi công hồ thủy sinh, phong trào này vẫn đang ở dạng tự phát và chưa có một phong cách riêng rõ rệt Nắm bắt được điều đó, đề tài tiểu luận : “THIẾT KẾ VÀ
Trang 13THI CÔNG HỒ THỦY SINH THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬT BẢN” được ra đời
và thực hiện dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Võ Văn Đông
1.2 Giới hạn đề tài
- Phong cách: chủ yếu tập trung thiết kế theo phong cách Nhật Bản
- Địa điểm: tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: 4 tháng (từ tháng 2/ 2009 – 5/ 2009)
1.3 Sự cần thiết của đề tài
- Đưa ra được các phương pháp thiết kế
- Thông qua quá trình thi công hồ thủy sinh, rút ra kinh nghiệm đồng thời chia sẽ phương pháp để mọi người có thể tự thực hiện một hồ thủy sinh cho riêng mình
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 PHONG CÁCH THIẾT KẾ HỒ THỦY SINH
Thiết kế và thưởng thức hồ thủy sinh là một bộ môn nghệ thuật đã có từ rất lâu đời trên thế giới.Gần 30 năm trở lại đây, thú chơi này dường như đã trở thành một nền công nghiệp bùng nổ Đi đôi với sự phát triển là sự ra đời của các lý thuyết
về thiết kế và kiến tạo Có nhiều phong cách khác nhau, nhưng có 2 phong cách hiện là ngọn cờ tiên phong trong giới chơi thủy sinh là phong cách Hà Lan và phong
cách Nhật Bản (còn gọi là phong cách Thiên Nhiên)
2.1.1 Phong cách Hà Lan
2.1.1.1 Giới thiệu
Phong cách Hà Lan lấy ý từ những cánh đồng hoa tu líp bất tận Đây là phong cách ra đời trước, xuất hiện từ những năm đầu tiên của thế kỉ XX Đặc trưng của phong cách này là việc sắp đặt bố cục thành từng luống, cụm theo hướng thấp dần về phía tiền cảnh nhằm tạo cảm giác về chiều sâu Phong cách Hà Lan sử dụng nhiều loại cây thủy sinh khác nhau với màu sắc sặc sỡ, đa dạng và được chủ nhân chú trọng đến công tác cắt tỉa, tạo dáng nhưng không làm mất đi dáng vẻ tự do, hoang dại , nhằm mang đến cho người thưởng ngoan cảm giác như lạc vào một khu vườn Trong hồ thủy sinh mang phong cách này, hầu như ít khi thấy sự hiện diện của các phụ kiện trang trí như đá, gỗ mà chính màu sắc, sự tương phản, và vẻ đẹp
của từng loại cây mới là yếu tố mang lại vẻ đẹp chung cho toàn tổng thể
2.1.1.2 Một số mô hình thiết kế theo phong cách Hà Lan:
Trang 15 Lượng CO2 : 3 giọt/ giây
Thực vật : Eleocharis acicularis
Glossotisma elatinoides Hygrophila polysperma Micranthemum micranthemoides Potanmogeton gayi
b Giấc mơ thần tiên
Hình 2.1: Khu rừng diệu kì ( Dennerle Holland Aquarium – Pflanzenlandschaft)
Trang 162.1.2 Phong cách Nhật Bản
2.1.2.1 Giới thiệu
Phong cách Nhật Bản ( hay còn gọi là phong cách tự nhiên ) bao gồm những qui tắc khắc khe về bố cục Những thiết kế theo phong cách này đi theo nhiều hướng khác nhau nhưng nổi bật và phổ biến phải kể đến phong cách hồ Amano (đây
là mục tiêu cụ thể mà đề tài tiểu luận hướng tới )
Phong cách này do nhà nhiếp ảnh thiên nhiên Takashi Amano khởi xướng từ thập niên cuối thế kỉ XX Trong phong cách thiết kế hồ thủy sinh của mình, Amano
đã tạo nên một hướng mới đầy trọn vẹn Ông đã xây dựng nên một phong cách riêng dựa trên nền tảng truyền thống nghệ thuật làm vườn Nhật Bản và tư tưởng Phật giáo thiền phái ( Zen ) Bằng việc xếp đặt các nguyên liệu chính là đá, lũa và các cây thủy sinh theo một chủ đề nhất định, Amano đã mô phỏng cảnh quan thiên nhiên trên cạn ( landscape ) và khéo léo biến chúng thành thủy cảnh ( aquascape ) trong hồ thủy sinh Thế nhưng, hồ thủy sinh kiểu Amano trong thực tế thường bị hiểu sai đi , phong cách này không nhằm tái tạo một quần thể tự nhiên của một cùng sông hồ cụ thể nào, mục đích chính là đưa vào hồ một cảnh quan mà cảnh quan đó, người thưởng ngoạn đã được nhìn thấy ở đâu đó trong tự nhiên
Cùng với việc mở ra công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên về thủy sinh (thương hiệu ADA ), Amano đã mang hồ thủy sinh Nhật Bản đến toàn thế giới, vượt ra ngoài phạm vi truyền thống và sở thích thông thường để trở thành một bộ
Hình 2.2: Giấc mơ thần tiên (Dennerle Holland Aquarium – Pflanzenlandschaft)
Trang 17môn nghệ thuật và một nền công nghiệp hái ra tiền thực thụ Và hồ thủy sinh thiết
kế theo phong cách Amano trở thành dạng phong cách được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
2.1.2.2 Một số mô hình thiết kế theo phong cách Nhật Bản
a Khu vườn của nàng Thơ
Hình 2.3: Tác phẩm “ Khu vườn của Nàng Thơ ” (Amano,1997 Plant aquarium
paradise)
Trang 192.2 BỐ CỤC, NGUYÊN TẮC VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ HỒ THỦY SINH THEO PHONG CÁCH NHẬT BẢN
2.2.1 Bố cục, nguyên tắc trong thiết kế hồ thủy sinh
Hồ thủy sinh theo phong cách Nhật Bản gồm những bố cục phổ biến những
cách sau:
+ Bố cục kiểu lòng chảo : bố trí cao ở 2 bên và thấp dần về ở giữa
+ Bố cục lồi: đây là kiểu bố cục ngược lại so với kiểu lòng chảo, trong kiểu bố cục này, bố trí cao ở giữa và thấp dần về 2 bên
+ Bố cục tam giác: dạng bố cục này cao về một phía và thấp dần về phía còn lại
Hình 2.6: Bố cục lồi ( www.hue-dancesport.com)
Trang 20Từ 3 dạng cơ bản bố cục cơ bản này, tùy chất liệu kiến tạo, chúng ta có thể tạo
ra được nhiều mẫu bố cục khác nhau, thế nhưng, dù là mẫu bố cục nào đi chăng nữa, cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
Tuân theo “ Tỉ Lệ Vàng” trong thiết kế
Tránh bố cục dàn trải ( chỗ nào cũng đều như nhau )
Tạo nên được các điểm nhấn, điểm nhấn chính là những điểm thu hút tầm nhìn của người thưởng ngoạn, nó có thể là một bụi cây, một nhánh lũa , một
bộ đá có màu sắc, hình dáng đẹp Việc bố trí điểm nhấn cũng tùy thuộc vào nhiều nguyên tắc Nếu có hai vị trí đều được nhấn mạnh và đặt cùng chỗ thì kết quả là cái nhìn sẽ bị đảo qua lại và không có thời gian để ý đến các thành phần khác Do đó, cách tốt nhất là chỉ nên tạo một điểm nhấn trong hồ (thường áp dụng cho bố cục lồi hay tam giác) hoặc phân bố điểm nhấn sao cho phù hợp
2.2.2 Cơ sở kiến trúc, mỹ học trong thiết kế hồ thủy sinh
Một hồ thủy sinh đẹp khi nó thật sự hài hòa về bố cục, tạo nên cảm giác mới
lạ và thích thú cho người xem Thế nhưng, nhiều người chơi thủy sinh cảm thấy đau đầu khi giải bài toán bố trí này, họ sắp đặt các thành phần trong hồ theo nhiều cách khác nhau, xếp đi xếp lại nhưng cuối cùng vẫn không vừa ý Có lẽ một phần nào đó, những người này không chú trọng lắm đến một thành tố quan trọng là tương quan
Hình 2.7: Bố cục tam giác ( www.hue-dancesport.com)
Trang 21về kích thước bể và các thành phần khác trong hồ Và lời giải cho câu hỏi được đặt
ra đó chính là “ Tỉ Lệ Vàng” trong kiến trúc
Tiếp thu tinh hoa kiến thức văn hóa phương Tây, Hà Lan có lẽ là nơi áp dụng đầu tiên “ Tỉ Lệ Vàng” trong thiết kế hồ thủy sinh Nguyên tắc này cũng được sử dụng rộng rãi trong các lãnh vực khác nhau như nghệ thuật, hội họa ,nhiếp ảnh, kiến trúc…Mục tiêu của phương pháp nhằm xác định một tỷ lệ không gian thích hợp, giải quyết bài toán tìm điểm nhấn trong không gian hai hoặc ba chiều, bố cục trong những khoảng không gian này nhằm hướng tầm mắt của người quan sát đến những điểm nhấn
Bố cục trình bày của một hồ thủy sinh thường bị hạn chế trong không gian hai chiều của nền bể Ngoài ra, chiều thứ ba, cũng là độ cao của cây được trồng, có khoảng thay đổi rất lớn do sự phát triển không ngừng, cũng như mức tăng trưởng khác nhau của các loại cây.Vì thế, việc sử dụng “ Tỉ Lệ Vàng” giúp chúng ta kết hợp các mảng không gian này một cách hiệu quả nhât “ Tỉ Lệ Vàng ” được xác định cụ thể như hình sau, xác định chính xác “ Tỉ Lệ Vàng ” chính là cơ sở để đặt điểm nhấn cho hồ
Hình 2.8: Tỉ lệ Vàng
Trang 221 Những góc của mặt phẳng hồ thủy sinh được gọi là A, B,C và D Khoảng cách
nối với các góc được quy định: giữa A và B (=b), giữa B và C (=a)
2 Đầu tiên, kéo dài khoảng cách giữa A-D xuống dưới, độ dài bằng nửa khoảng b
Ta có điểm E
3 Trên đường thẳng nối liền B, dùng Compa lấy tâm là điểm E, độ dài bằng
E-A(1/2 b), ta tạo được điểm G
4 Lại lấy B là tâm điểm của vòng tròn, bán kính bằng G-B Tại điểm gặp của vòng
tròn với A-B(=b) ta tạo được đường thẳng c song song với D-A
5 Kéo dài khoảng cách D-C, độ dài bằng nửa B-C(1/2 a), ta tạo được điểm F
6 Với vòng tròn có tâm là điểm F, độ dài bằng C-F, trên đoạn thẳng F-B ta tạo
được điểm H
7 Lấy B làm tâm cho vòng tròn, độ dài bằng B-H, tại điểm gặp của vòng tròn trên
đoạn B-C ta tạo được đường thẳng d song song với A-B
8 Tại chỗ gặp của hai đường c và d, ta có được điểm Vàng đầu tiên (số 4 trên bản
vẽ)
9 Dùng phép đối chiếu để tìm ra ba điểm Vàng còn lại (từ 1 đến 3 trên bản vẽ)
Các điểm nhấn sẽ được đặt vào điểm Vàng như trên
Ngoài ra, để có khái niệm đơn giản hơn, người ta cũng có thể chia mặt phẳng kính trước bể theo tỷ lệ 2:3 Theo đó phần nhỏ (chiếm 2 phần ) thường nằm ở cuối nhìn chính Ví dụ: khi kê bể sát góc tường, phần nhỏ sẽ nằm phía trong chứ không nằm vào bên ngoài Đường thẳng vuông góc với cạnh dưới mặt phẳng kính đi qua đoạn chia tỉ lệ này được gọi là “ đoạn Vàng” Những thực vật, vật trang trí có hiệu ứng mạnh, hoặc vùng thu hút ánh mắt quan sát, còn gọi là điểm nhấn sẽ nằm trên
"đoạn Vàng" này theo chiều quan sát trực diện từ mặt trước bể
Trang 23Hoặc tốt hơn nữa, kết hợp “đoạn Vàng” với những “ điểm Vàng ” theo chiều quan sát từ trên xuống
Sử dụng chính xác “ Tỉ Lệ Vàng ” trong thiết kế hồ thủy sinh sẽ góp phần tạo ra được một hồ thủy sinh đẹp, mang lại cho người thưởng ngoạn những cảm nhận độc đáo cá tính
2.3 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỒ THỦY SINH
2.3.1 Thực vật
Cây thủy sinh có thể xem như một thành phần chính của hồ thủy sinh, cùng với các phụ kiện trang trí như đá, gỗ, cây thủy sinh bằng màu sắc, hình dạng phong
phú của mình đã góp phần tạo nên vẻ đẹp và nét đặc thù riêng cho mỗi hồ thủy sinh
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cây thủy sinh được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phần lớn chủ yếu đến từ các nước nhiệt đới
Cây thủy sinh có thể được chia thành 4 nhóm chính sau:
+ Thực vật nổi : Đây là nhóm thực vật chìm một phần hoặc nổi hẳn trên mặt nước Những loài thực vật thuộc nhóm này thường có rễ lơ lửng trong nước để hấp thu chất dinh dưỡng có trong nước, một số loài có rễ rất dài treo lơ lửng làm chỗ trú
và đẻ trứng cho các loài cá Nhiều loại chứa những tế bào chứa đầy khí để tạo nên
độ nổi cần thiết Thực vật nổi góp phần cung cấp bóng râm cho thực vật và động
vật trong hồ, có thể kể đến một số loài như : Limnobium laevigatum, Pistia stratiotes, Riccia fluitans, Salvinia auriculata
+ Thực vật mép bờ: đúng như tên gọi, trong thiên nhiên, những loài này thường mọc ở mép bờ, rìa sông, suối Những thực vật này thường có thân củ hay thân hành, có cuống dài và sinh ra những lá ở đầu ngọn Một số lá nổi trên mặt
nước, còn số còn lại chìm xuống mặt nước Nymphaea maculata và Nymphaea
Hình 2.10 : Sự kết hợp “ điểm Vàng ” và “ đoạn Vàng ”
Trang 24stellata, cộng thêm một số loài thuộc họ Aponogentons được xem như thuộc nhóm
này
+ Thực vật đầm lầy: Gồm những thực vật sống thích nghi với điều kiện đầm lầy, vùng đất ngập nước Đa phần những thực vật thuộc nhóm này thích với ánh sáng mạnh đến trung bình Một số loài thích nghi với đều kiện râm mát nhưng cần ánh sáng để ra hoa ( thường những loại thuộc nhóm này ít được ưa chuộng trên thị trường ) Thực vật đầm lầy thường có lá hơi dầy, phần cutin dầy sẽ giúp lá chống lại
sự khô hạn khi nước rút, một số loại sẽ sản sinh ra lá có hình dạng khác nhau tùy thuộc nơi chúng mọc là trên cạn hay dưới nước
+ Thực vật đáy: những loài thực vật này chiếm ưu thế không gian dưới đáy
hồ, chúng thường sồng thành cụm hay nhóm, một số loài lan rộng và tạo thành thảm
Ngoài ra, trong thiết kế hồ thủy sinh, thường chia thực vật thủy sinh thành 3 nhóm chính sau:
+ Nhóm thực vật tiền cảnh: bao gồm các nhóm thực vật có kích thước thấp
hoặc trung bình, có thể có có dạng hoa thị như Cryptocoryne nevilii hoặc dạng lùn như Cryptocoryne wentii hoặc Lialaeopsis novaezelandiae và Marcilea crenata
+ Nhóm thực vật trung cảnh: gồm những thực vật có kích thước trung bình,
đa phần là những loài thân đơn màu sắc, hình dạng đẹp Thực vật trung cảnh thường
được xem xét để tạo điểm nhấn Nhiều loại Cryptocoryne thuộc nhóm này
+ Nhóm thực vật hậu cảnh: nhóm thực vật này gồm những loại cây trồng có
kích thước lớn, sinh trưởng nhanh Có thể kể đến một số loài như: Echinodorus hay Rotala
2.3.2 Nước
Trong hồ thủy sinh, nước là môi trường sống đồng thời là không gian trung chuyển, dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật trong hồ Nước nguyên chất được tạo ra từ 1 nguyên tử Hidro và 2 nguyên tử Oxy Tuy nhiên, nước làm môi trường các loài động thực vật thủy sinh phát triển không chỉ đơn giản tạo thành từ những phân tử như vậy mà còn chứa nhiều chất khác nhau Nước có thể
Trang 25mang tính cứng hay mềm, kiềm hay axit, và là môi trường vận chuyển của các chất dinh dưỡng, chất khoáng, chất độc, vi sinh vật ( cả có lợi lẫn có hại ) Chất lượng nước trong hồ tốt sẽ điều hòa được các tác nhân trên ở một mức độ hợp lí, an toàn
cho sự phát triển và sinh trưởng của các loài động thực vật thủy sinh trong hồ
Có rất nhiều sự tác động của các chất hóa hoặc và vô cơ ảnh hưởng đến các thuộc tính của nước Trong hồ thủy sinh có thể có nhiều loài động thực vật có xuất
xứ khác nhau, từ đó nên sự phức tạp trong việc đồng nhất môi trường sống Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các điều kiện kĩ thuật, vấn đề này có thể được khắc phục
một cách dễ dàng
Hiện nay, nguồn nước sử dụng cho hồ thủy sinh chủ yếu là nước máy sinh hoạt, nước lấy từ nguồn này có ưu điểm đảm bảo được độ kH ( độ cứng nước ) và
pH nhưng cần chú ý đến việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng thiếu hụt và cần đảm
bảo nguồn nước này không là tác nhân lan truyền các vấn đề về rêu, tảo cho hồ 2.3.3 Chất nền
Chất nền không chỉ dừng lại ở chỗ là giá thể cho cây trồng bám trụ và cung cấp chất dinh dưỡng mà còn là một thành phần trang trí trong hồ thủy sinh.Hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều loại chất nền với nguồn gốc và xuất xứ khác nhau,
có nhiều sự lựa chọn cho người chơi hồ thủy sinh Thế nhưng, việc lựa chọn một loại chất nền thích hợp, đảm được cả về công năng và thẩm mỹ cũng là một trong
những vấn đề được nhiều người quan tâm
Một chất nền tốt cần đảm bảo những tiêu chí sau:
1 Tạo ra chỗ ở cho các loại vi sinh Những loại vi sinh này sẽ góp phần phân
hủy những chất thải có trong hồ thành chất dinh dưỡng cho cây
2 Chất nền phải có kích cỡ vừa phải, không quá rắn hoặc quá mịn để rễ của
cây thủy sinh xuyên qua được Đồng thời phù hợp với tương quan kích thước hồ
3 Chất nền không làm thay đổi nồng độ của nước (pH, gH, kH) từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thủy sinh Ví dụ: Sỏi hoặc cát biển và san hô (có
canxi nhiều) có thể làm cho nước trong hồ trở nên cứng
Hiện nay thường hay sử dụng phổ biến 2 loại chất nền là sỏi và nham thạch
Trang 26+ Sỏi: Sỏi là nhóm chất nền phổ biến thường sử dụng trong hồ cá Nó có thể được dùng để lót đáy hồ, hoặc được sử dụng như một lớp phủ nền lí tưởng Sỏi có nhiều màu sắc khác nhau, từ những màu tự nhiên như trắng, vàng, nâu cho đến những màu như xanh lơ, hồng… Hình thức sỏi thông dụng nhất là loại sỏi biển với lượng canxi thấp, có kích cỡ trung bình 2 – 3mm Kích cỡ này cho phép rễ dễ dàng đâm xuyên và bám trụ vững chắc Đồng thời, cấu trúc xốp của nó cũng là một môi trường lí tưởng cho vi khuẩn nitrat phát triển Loại chất nền này không cung cấp dưỡng chất cho cây, bề mặt trơn láng không tạo điều kiện cho vi sinh trú ngụ Tuy
nhiên, loại này có ưu điểm là giá thành rẻ
đề về nấm, mốc Ngoài thị trường, dạng này thường được bán dưới dạng viên thô, màu sắc đi từ nâu đỏ đến đỏ sậm
Trang 27Hình 2.12: Nham thạch
Khi sử dụng các loại chất nền này, thực tế cho thấy thường pha thêm cát xây dựng và các loại phụ gia, phân bón theo một tỉ lệ thích hợp, tùy loại bể Hỗn hợp này được nén dưới đáy hồ và được phủ lên bởi một lớp chất nền thô và tùy từng kích thước mà tăng hay giảm lượng chất nền sao cho phù hợp Thông thường, cứ 900cm3 thể tích cần 6,4 kg sỏi nền
2.3.4 Các thành phần khác:
- Ánh sáng:
Cuộc sống thực vật đã diễn ra dưới ánh sáng mặt trời hàng triệu năm Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, thực vật nói chung và cây thủy sinh nói riêng thực hiện các chức năng sống của mình Do đó, ánh sáng mặt trời tự nhiên là hình thức chiếu sáng hoàn hảo nhất cho các thực vật trong hồ Tuy nhiên, ánh sáng ngày tự nhiên lại khó kiểm soát và còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện tác động như: thời gian chiếu sáng, mùa, độ chê phủ mây, nhiệt độ khí quyển.v.v Đồng thời, đa phần
hồ thủy sinh được đặt trong nhà là nơi có điều kiện chiếu sáng yếu Do đó, cần thiết phải sử dụng ánh sáng nhân tạo 20 năm trở lại đây, đã có nhiều hình thức chiếu sáng được sáng chế nhằm đáp ứng rộng rãi mọi nhu cầu sử dụng Nếu kiểm soát cẩn thận cường độ và thời gian chiếu sáng, chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn ánh sáng nhân tạo nhằm tạo cho thực vật trong hồ sự sinh trưởng tốt nhất
Trang 28Việc bố trí ánh sáng trong hồ còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau:
có những thực vật cần ánh sáng mạnh và có những thực vật cần ánh sáng yếu, sự hấp thụ quang phổ của mỗi loài thực vật cũng khác nhau Do đó, sử dụng ánh sáng cho hồ cần có một kinh nghiệm và cơ sở nhất định Không có qui luật nào qui định
về việc sử dụng mấy bóng đèn và công suất bao nhiêu cho 1 hồ, thường chúng ta tính lượng ánh sáng cần thiết theo W/lít: có nghĩa 1 hồ có thể tích là 100 lít thì phải
có hệ thống chiếu sáng tương đương 100W (thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào loại cây) Dù thế, vẫn có hồ cao hoặc thấp, cho nên chỉ có thử nghiệm mới tìm ra được
1 đáp án chính xác cho lượng ánh sáng
Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại đèn dùng cho hồ thủy sinh với công suất, kích cỡ và tác dụng khác nhau Có thể kể ra một số loại thường gặp như sau: đèn huỳnh quang, đèn Vofram, đèn Halogen kim loại, đèn HID… nhưng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là 2 loại đèn Huỳnh quang và đèn Halogen kim loại
+ Đèn huỳnh quang : đèn huỳnh quang hiện có trên thị trường gồm đèn Cool White, Warm White và đèn Daylight, loại dùng cho hồ thủy sinh hiện nay là đèn Daylight Trong thực tế thì loại đèn này được sản xuất thành nhiều loại quang phổ
để phù hợp cho nhiều ngành nghề khác nhau Bóng đèn làm bằng ống thủy tinh, có gắn 2 cực dẫn điện ở 2 đầu Bên trong ống là bán chân không, có chứa thủy ngân Bên trong thành ống được bôi Phốt pho Khi cho dòng điện có cường độ cao vào 2 đầu cực đèn sẽ kích hoạt giải phóng tia tử ngoại, tiếp đó là kích họat phospho phát
ra ánh sáng mà mắt có thể nhìn thấy được (Visible light) Loại đèn này có ưu điểm
là giá rẻ, độ sáng cao, có thể phát tán đều ra khắp đáy hồ Sức nóng yếu hơn Và quan trọng là có thể đáp ứng như cầu về màu sắc của hồ thủy sinh, nhất là loại cây màu đỏ Thế nhưng, loại đèn này lại tỏ ra không phù hợp với những hồ có kích thước quá sâu ( hơn 60 cm ) do không đáp ứng được cường độ chiếu sáng