1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay

8 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 26,49 KB

Nội dung

Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu thiết yếu và sự phát triển của con người.

Trang 1

A. LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu thiết yếu và sự phát triển của con người

Tuy nhiên khi đạt đến một mức độ nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ,…Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

Trong nhiều thập kỉ gần đây, các hoạt động của con người đã làm tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi đến môi trường tự nhiên

Biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam Nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người

Bài tiểu luận này sẽ trình này rõ hơn về vấn đề “Biến đổi khí hậu” cùng với thực trạng và những giải pháp về biến đổi khí hậu của Việt Nam

Trang 2

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý thuyết:

1. Khái niệm biến đổi khí hậu:

Khái niệm Biến đổi khí hậu được các tổ chức định nghĩa như sau:

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của

hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): Biến đổi

khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển Biến đổi khí hậu, thường được biết đến như hiện tượng ấm lên toàn cầu, là một sự thay đổi các trạng thái thời tiết lâu dài, bao gồm các hiện tượng nhiệt độ ấm lên,

và các thay đổi ở lượng mưa, gió và bão

2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự nhiên

và các yếu tố nhân tạo Tuy nhiên nguyên nhân tác động lớn nhất là do chính con người

a. Nguyên nhân do tự nhiên:

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời: gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu

xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất

Núi lửa phun trào: Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển

một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất

Trang 3

Đại dương ngày nay: Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí

hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện tại

b. Nguyên nhân do con người:

Trong hơn 100 năm công nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch ( xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên) làm gia tăng các khí nhà kính vào khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính làm mất cân bằng nhiệt Phá rừng và thay đổi sử dụng đất như phát triển đô thị, sản xuất, làm đường…đã thải một lượng lớn khí nhà kính vào trong khí quyển, như CO2, CH4, CFC, và N2O Sự gia tăng khí nhà kính đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng hơn – hay còn gọi là ấm lên toàn cầu Riêng các chất khí CFCs vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2

II. Biến đồi khí hậu ở Việt Nam:

1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

a. Biến đổi nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình

- Tại Việt Nam nhiệt độ trung bình hàng năm gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0.32 oC kể từ 1970

- Lượng mưa: xu thế biến đổi của lượng mưa TBN có sự khác nhau giữa các khu vực Sự biến đổi rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống

lượn g trạm

Tháng

I ThángVII Trungbình

năm

Thời kỳ XI-IV Thời kỳV-X lượngTổng

năm

Đồng bằng

Bắc Bộ

Trang 4

Bắc Trung Bộ 26 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3

Trung bình cả

nước

 Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua Tính trung bình cho cả nước, nhiệt

độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,56OC trong 50 năm qua

 Lượng mưa trên cả nước có xu hướng giảm dần trên cả nước Trên cả nước thì khu vực Nam Trung bộ có lượng mưa lớn nhất và Đông Bắc Bộ có lượng mưa ít nhất

b. Bão đổ bộ vào Việt Nam

- Theo trung tâm khí tượng thủy văn thống kê thì từ năm 1980-2016 có 168 cơn bão lớn nhỏ đổ bộ vào nước ta

c. Sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu khác:

- Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ

1991 – 2000

- Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa

- Mực nước biển trung bình đã tăng 25 - 30 cm trong khoảng 50 năm qua

- Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều dị thường về thời tiết như nhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có El Nino, điển hình là năm 1997 – 1998 mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm 2007

2. Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và con người Việt Nam.

a. Tác động của biến đổi khí hậu đến thời tiết

- BĐKH gây ra những hiện tượng xấu tác động đến Việt Nam đặc biệt là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và La Nina Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312

Trang 5

triệu USD Ở Trung Bộ những năm có La Nina số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán Đông Xuân thường xảy a nghiêm trọng Trong những năm gần đây các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với hạn hán

do mực nước sông Hồng xuống thấp đến mức lịch sử Bão luc liên tiếp xảy

ra tại các địa phương khác

b. Tác động của BĐKH đối với kinh tế - xã hội

- Nông nghiệp: nước biển dâng làm mất diện tích canh tác, hạn hán, lũ lụt, sa mạc hóa Cường độ lạnh trong mùa đông giảm dần, thời gian nắng nóng dài ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Nước biển dâng gây ra hiện tượng xâm nhập mặn

- Lâm nghiệp: nước biển dâng làm diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm, nhiệt độ tăng cao, sự bốc hơi nước ảnh hưởng đến sự đa dạng rừng ở nước

ta Tạo ra các loại sâu bệnh làm ảnh hưởng, suy thoái chất lượng rừng, tăng nguy cơ cháy rừng

- Thủy sản: nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn thủy sản, ảnh hưởng đên năng suất và chất lượng sản phẩm, suy thoái nguốn san hô

- Công nghiệp: phần lớn các khu công nghiệp đều nằm ở vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ BĐKH đặc biệt là nước biển dâng

- Giao thông vận tải: nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, cảng biển , có thể bị xói ngập Tăng nguy rủi ro đối với giao thông vận tải, tăng chi phí điều hòa nhiệt độ nhất là trong vận chuyển hành khách

- Du lịch: phát sinh các trận sóng thần, nước biển sâu hơn dễ gây đuối nước gây nguy hiểm dến du khách ảnh hưởng từ các tia tử ngoại

c. Tác động của BĐKH đối với con người

- BĐKH dẫn dến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI): do BĐKH tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, người nghèo không có điều kiện nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh hưởng nên HDI không có

sự thăng tiến

- Ảnh hưởng đến cơ thể người: BĐKH gây khó khăn trong quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thê người và môi trường sinh hoạt

Trang 6

- Tăng bệnh tật và bệnh truyền nhiễm: Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là người già

và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm

3. Giải pháp

a) Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu:

- Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm cacbon như:

 Hợp tác quốc tế

 Định giá cho phát thải cacbon

 Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng cacbon thấp

 Xây dưng các công cụ pháp lý

- Phục hồi của các hệ sinh thái bằng việc trồng rừng và bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật

- Tiến hành nhiều hoạt động như xây dựng thể chế, xây dựng Chương trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với BĐKH cho các bộ/ngành Đồng thời, Việt Nam mở rộng nhiều kênh thông tin về BĐKH trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trên nhiều lĩnh vực về BĐKH

- Nhà nước và nhiều địa phương đã phối hợp với các nhà tài trợ tạo khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo như: năng lượng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lượng gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nước, tưới tiêu)

- Cải tiến công nghệ, kỹ thuật giúp hạn chế lượng chất thải, không khai phá rừng bừa bãi

b) Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Thực hiện những hành động cụ thể như quy hoạch và tiến hành nâng cấp hệ thống

đê biển, đê cửa sông bảo đảm chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió

Trang 7

bão cấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020) đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam

- Chính phủ Việt Nam đã triển khai các dự án về sản xuất điện năng không thải CO2 Đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở Ninh Thuận Đầu tháng 10-2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50 MW Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Cùng với sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ ứng phó và thích ứng thành công với BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững

4. Hành động của bản thân

Chính phủ và các tổ chức quốc tế thường là những tổ chức tiên phong trong việc ứng phó với BĐKH Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người Việc tìm hiểu về những chính sách, kế hoạch ứng phó với BĐKH của Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về BĐKH, về công tác ứng phó với BĐKH Bên cạnh đó, việc nắm những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở để thuyết phục những người khác cùng thực hiện tốt hơn Bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ như: Tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông… Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình

- Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện

- Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng

Trang 8

- Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững

- Tìm hiểu về những chính sách, kế hoạch ứng phó với BĐKH ở Việt Nam cũng như ở địa phương

- Áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó với BĐKH

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có những hiểu biết cơ bản về BĐKH, về công tác ứng phó với BĐKH

- Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp

- Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc

- Giảm lượng rác thải nhà bếp, giảm lượng giấy sử dụng, hạn chế sử dụng túi nilon

- Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính

- Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển

C. KẾT LUẬN

Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông

êm ả, và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài… thế nhưng do sự tàn phá vô tư của con người mà Trái Đất dần mất đi môi trường xanh vốn có Để thực hiện cho mục đích công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Việt Nam đã gây tác động không nhỏ đến môi trường Biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng tới sự ổn định môi trường sống của loài người Việc giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.Ý thức được điều đó, mỗi người trong chúng ta góp một phần nhỏ bé của mình, chung tay hành động để chống lại

sự biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 14/07/2018, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w