Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các ho
Trang 1VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG
- KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG
- KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM
Trang 3Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Kết quả trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Những trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, tài liệu sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định, tiện cho việc đối chiếu
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Giang
Trang 4Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Dực, TS Nguyễn Kiêm Sơn, hai Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án này
Cho tôi xin gửi lời cám ơn tới Nghiên cứu viên chính Nguyễn Văn Hảo, Ths Ngô Sỹ Vân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã giúp đỡ và truyền cho tôi thêm những kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu cá
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật, Học viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý giá của người dân sinh sống trên hai lưu vực sông Bằng Giang và Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đã giúp tôi hoàn thành công tác thu thập mẫu vật cũng như những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án này
Tôi xin bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Giang
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2
3 Mục tiêu 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 3
6 Đóng góp mới của luận án 3
7 Bố cục của luận án 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt 4
1.1.1 Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam 4
1.1.2 Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 19
1.2 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 21
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên KVNC 21
1.2.1.1 Vị trí địa lý 21
1.2.1.2 Đặc điểm về hình thái và địa hình 22
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu 24
1.2.1.4 Chế độ thủy văn 25
1.2.1.5 Tài nguyên sinh vật 26
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2 Tư liệu nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 33
Trang 6CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 38
3.1 Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 38
3.1.1 Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 38
3.1.2 Nhận xét về danh pháp và vị trí phân loại 49
3.1.3 Tính chất đa dạng thành phần loài của khu hệ 50
3.1.4 Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận phân bố mới ở KVNC 55
3.2 Giá trị bảo tồn của khu hệ 77
3.2.1 Tính chất đặc hữu 77
3.2.2 Số loài ghi nhận có trong SĐVN, QĐ 82 –BNN, Danh Lục Đỏ IUCN 79
3.2.2.1 Loài ghi trong SĐVN 79
3.2.2.2 Loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT 81
3.2.2.3 Tỷ lệ loài cá ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN 81
3.3 Phân bố của các loài cá lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng 82
3.3.1 Phân bố theo các huyện thuộc khu vực nghiên cứu 83
3.3.2 Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực 84
3.3.3 Phân bố theo địa hình 86
3.3.4 Đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng 88
3.4 So sánh thành phần loài khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác 88
3.4.1 So sánh các đơn vị phân loại giữa khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác 89 3.4.2 So sánh mức độ gần gũi giữa KVNC với các khu vực lân cận 90
3.5 Đặc điểm địa động vật của khu hệ cá KVNC và vị trí của khu vực này trong phân vùng địa lý phân bố cá nước ngọt Việt Nam 92
3.6 Các loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 96
3.6.1 Giá trị kinh tế 97
3.6.2 Giá trị về mặt bảo tồn 100
3.6.3 Giá trị làm thuốc 106
3.6.4 Các loài cá làm cảnh 107
3.6.5 Các loài cá ăn muỗi có tác dụng phòng bệnh 109
3.7 Tình hình khai thác của ngư dân, ngư cụ khai thác 111
3.7.1 Một số ngư cụ dùng trong khai thác chính ở KVNC 115
3.7.1.1 Khai thác bằng lưới 115
Trang 73.7.1.3 Khai thác bằng chài 117
3.7.2 Nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu 118
3.7.2.1 Hiện trạng nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng 119
3.7.2.2 Hiện trạng nguồi lợi cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Lạng Sơn 121
3.7.3 Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi 122
3.7.4 Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá 125
3.7.4.1 Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi 125
3.7.4.2 Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá tại khu vực nghiên cứu 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
KẾT LUẬN 128
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 PHỤ LỤC
Trang 8Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa
BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Trang 9Bảng 1 1 Số lượng loài cá mới, ghi nhận mới được công bố qua các giai đoạn 12
Bảng 2 1 Các địa điểm, thời gian nghiên cứu thực địa 29
Bảng 3 1 Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 39
Bảng 3 2 Số lượng và tỷ lệ % các họ, các giống, các loài có trong các bộ 50
Bảng 3 3 Số lượng giống, loài có trong các họ 52
Bảng 3 4 Số loài của giống và tỷ lệ % tại khu vực nghiên cứu 53
Bảng 3 5 So sánh sự sai khác một số đặc điểm hình thái giữa Vietnamia sp với Vietnamia remtua 59
Bảng 3 6 So sánh một số chỉ số hình thái các loài trong giống Pseudorasbora 62
Bảng 3 7 So sánh một số chỉ tiêu hình thái các loài trong giống cá Trê Clarias 77
Bảng 3 8 Danh sách các loài cá đặc hữu ở Bắc Việt Nam và tại KVNC 77
Bảng 3 9 Danh sách các loài cá ghi trong SĐVN, QĐ 82 – BNN và Danh Lục Đỏ IUCN ghi nhận có ở KVNC 79
Bảng 3 10 Số lượng loài cá và tỷ lệ % phân bố ở các huyện thuộc KVNC 83
Bảng 3 11 Số lượng, tỷ lệ % loài cá phân bố theo HST thủy vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng 85
Bảng 3 12 So sánh mức độ đa dạng bộ, họ, giống, loài giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận 89
Bảng 3 13 So sánh mức độ gần gũi thành phần loài KVNC với các khu hệ cá khác 91
Bảng 3 14 Nguồn gốc địa động vật khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng 93
Bảng 3 15 Các loài mới chỉ ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 96
Bảng 3 16 Thành phần loài cá kinh tế lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 97
Bảng 3 17 Công dụng làm thuốc của các loài cá 106
Bảng 3 18 Danh sách các loài cá nước ngọt dùng làm cảnh 107
Bảng 3 19 Các loài cá ăn ấu trùng muỗi góp phần chống bệnh tật tại KVNC 110
Bảng 3 20 Các loài cá tự nhiên và cá nuôi ở đồng ruộng có tác dụng chống sâu bệnh cho lúa 110
Bảng 3 21 Các loài cá có số lượng cá thể và trọng lượng khai thác giảm 111
Bảng 3 22 Danh sách loài không bắt gặp, không thu lại được mẫu tại khu vực nghiên cứu 112
Trang 10Bảng 3 24 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Cao Bằng đƣợc thống kê hàng năm 120 Bảng 3 25 Diện tích nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tỉnh Lạng Sơn đƣợc thống kê hàng năm 122
Trang 11Hình 2 1 Bản đồ lưu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng, các điểm thu mẫu 32
Hình 2 2 Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chép 35
Hình 2 3 Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái họ cá chạch 35
Hình 2 4 Sơ đồ đo, đếm các chỉ tiêu hình thái bộ cá vược 36
Hình 3 1 Tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ 51
Hình 3 2 Tỉ lệ % số lượng giống đơn, đa loài; số giống có số loài cho tỉ lệ trên 1% 54
Hình 3 3 Loài cá Rèm tua nhiều sọc Vietnamia sp (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi) 57
Hình 3 4 Loài cá Rèm tua Vietnamia remtua (a-mặt bên, b-miệng, c-bóng hơi) 59
Hình 3 5 Loài cá Tựa Lòng tong Pseudorasbora sp 61
Hình 3 6 Sự sai khác hình dạng ống cảm giác trên đầu của các loài trong giống: a, P pugnax; b, P pumila; c, P parva [92]; và d, Pseudorasbora sp 63
Hình 3 7 Loài cá Cháo Opsariichthys sp 64
Hình 3 8 Loài cá Đục đanh hoa Abbottina sp 65
Hình 3 9 Loài cá Bỗng Cao Bằng Spinibarbus sp 66
Hình 3 10 Loài cá Chát ma la Acrossocheilus malacopterus a-mặt bên, b-vây lưng, tia đơn cuối có khía răng cưa 67
Hình 3 11 Loài cá Chát Acrossocheilus sp a-mặt bên, b- vây lưng, tia đơn cuối không có khía răng cưa 68
Hình 3 12 Loài cá Anh râu dài Rectoris longibarbus 70
Hình 3 13 Loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, a-bên thân, b-răng hầu, c- mặt dưới của miệng 72
Hình 3 14 Loài cá Miệng Cuộn Ptychidio sp 73
Hình 3 15 Loài cá Chạch suối Schistura sp1 74
Hình 3 16 Loài cá Chạch suối Schistura sp2 75
Hình 3 17 Loài cá Trê Clarias sp 76
Hình 3 18 Biểu đồ chỉ số lượng, tỷ lệ % loài đặc hữu có ở KVNC 79
Hình 3 19 Loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) 80
Hình 3 20 Loài cần được bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 – BNN & PTNT 81
Hình 3 21 Số lượng và tỷ lệ % các loài được bảo tồn ở các bậc theo Danh Lục Đỏ IUCN (2017) 82
Trang 12KVNC 83
Hình 3 23 Biểu đồ so sánh số lượng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Kỳ Cùng 85
Hình 3 24 Biểu đồ so sánh số lượng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Bằng Giang 85
Hình 3 25 Biểu đồ số loài cá bắt gặp theo địa hình tại KVNC 87
Hình 3 26 So sánh số lượng, tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo các tầng nước 88
Hình 3 27 So sánh các đơn vị phân loại giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận 89
Hình 3 28 Sơ đồ quan hệ về thành phần loài gữa KVNC với các khu hệ cá khác 91 Hình 3 29 Nguồn gốc địa động vật của các loài cá tại khu vực nghiên cứu 93
Hình 3 30 Các khu phân bố địa lý cá nước ngọt Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001) 95
Hình 3 31 Tỷ lệ % các loài cá kinh tế theo bộ tại khu vực nghiên cứu 99
Hình 3 32 Tỷ lệ các loài có giá trị kinh tế và các loài ít có giá trị kinh tế 99
Hình 3 33 Loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis) 101
Hình 3 34 Hình ảnh hai loài cá Chày đất tại khu vực nghiên cứu 102
Hình 3 35 Loài cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) 102
Hình 3 36 Loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) 103
Hình 3 37 Loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) 104
Hình 3 38 Loài cá Chiên (Bagarius rutilus) 105
Hình 3 39 Loài cá Chuối hoa (Channa maculata) 105
Hình 3 40 Số lượng, tỷ lệ % các loài cá không bắt gặp và không thu được mẫu 114 Hình 3 41 Khai thác cá bằng lưới của người dân 115
Hình 3 42 Khai thác bằng xung điện tai khu vực nghiên cứu 116
Hình 3 43 Khai thác cá bằng chài 117
Hình 3 44 Tỷ lệ % sản lượng cá nuôi, cá tự nhiên tại Cao Bằng 121
Hình 3 45 Tỷ lệ % sản lượng cá nuôi, cá tự nhiên tại Lạng Sơn 122
Trang 131 Lý do chọn đề tài
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc khu Đông Bắc Việt Nam, nằm trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn Đặc điểm của hai sông này là chảy ngược hướng nhau, nhưng gặp nhau ở Quảng Tây để tạo thành sông Tả Giang, một nhánh của sông Tây Giang (Trung Quốc)
Sông Bằng Giang bắt nguồn từ Quảng Tây, Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vào Việt Nam tại cửa khẩu Sóc Giang (Na Vài) ở độ cao 600m, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng Từ cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng sông Bằng Giang chảy theo hướng Đông Nam qua huyện Hòa An, thị xã Cao Bằng và huyện Phục Hòa Sông kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu Tà Lùng, xã
Mỹ Hưng, huyện Quảng Hòa quay trở lại Quảng Tây, Trung Quốc Sông dài 108
km, trên đất Việt Nam 90 km, diện tích lưu vực 4.560 km2, độ cao bình quân lưu vực 482 m, hệ số uốn khúc 1,29 Sông Bằng Giang có 26 chi lưu từ cấp 1 đến cấp 3 với tổng chiều dài 633 km trong đó có các chi lưu lớn là sông Chi Lao, sông Hiến ở hữu ngạn, cùng với các sông Trà Lĩnh và Nậm Tá ở tả ngạn
Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Bà Xá, huyện Đình Lập, ở độ cao 625 m, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn, đến Thất Khê thì ngoặc sang Trung Quốc ở Bì Nhi Dòng sông ở hạ lưu chảy qua vùng đá rắn riolit từ Lạng Sơn đến Na Sầm, tại đây lại có nhiều thác ghềnh như vùng thượng lưu Sông dài 243 km, với diện tích lưu vực 6660 km2 và có đến 79 phụ lưu từ cấp 1 đến cấp 3 với tổng chiều dài 1583 km, trong đó quan trọng nhất là các sông Bắc Giang và Bắc Khê bên tả ngạn cùng với sông Đồng Đăng bên hữu ngạn Sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng hợp lưu với nhau tạo sông Tả Giang gần thị trấn Long Châu, Quảng Tây, một chi lưu sông Úc Giang
Từ xưa tới nay, hàng năm lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lượng cá quan trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, cung cấp nguồn protein chính từ cá trong các bữa ăn hàng ngày ở mỗi gia đình Tuy vậy, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây Bên cạnh đó, việc bảo tồn nguồn gen quí hiếm và đa dạng sinh học ở sông Bằng Giang -
Kỳ Cùng là mối quan tâm chung của các cấp, các ngành Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy
Trang 14lượng chủng quần, làm suy giảm tính đa dạng sinh học Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết Trên cơ sở đó góp phần vào công tác giáo dục, xây dựng động vật chí nước nhà Cung cấp dẫn liệu cập nhật, mới nhất
về thành phần loài, đặc điểm phấn bố, hiện trạng nguồn lợi, các loài cần bảo tồn, để các cấp chính quyền sở tại tham khảo xây dựng kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học nói chung, cá nói riêng góp phần vào phát triển chung của địa phương Xuất phát từ
thực trạng trên, chúng tôi chọn đề tài ―Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc địa phận Việt Nam‖
2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loài cá phân bố ở lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Phạm vi nghiên cứu: lưu vực sông Bằng Giang - sông Kỳ Cùng thuộc địa phận hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2016
3 Mục tiêu
Xác định thành phần loài, mức độ đa dạng thành phần loài cá trong các đơn
vị phân loại của cá ở KVNC
Đặc điểm phân bố theo địa điểm, nhóm sinh thái của các loài cá thuộc KVNC, xác định phân bố địa lý khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng
Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá tại KVNC Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn lợi cá khu hệ sông Bằng Giang – Kỳ Cùng,
từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi
cá
4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ thông sông Bằng Giang -
Trang 15người dân tại KVNC phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC,
đề ra biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học cập nhật về thành phần loài, phân bố, hiện trạng nguồn lợi cá ở KVNC Đây là cơ sở khoa học cho việc xây dựng bộ động vật chí cá nước ngọt Việt Nam, là tài liệu cho việc tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu
Là luận cứ thực tiễn để các nhà quản lý hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn các loài cá tại địa phương mình, góp phần vào sự phát triển bền vững ở mỗi địa phương
6 Đóng góp mới của luận án
Xác định được đầy đủ nhất về thành phần loài cá ở khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng với 202 loài, thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ; đã bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới [1], bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 3 giống 3 loài
và cho vùng nghiên cứu 3 giống, 22 loài ghi nhận mới
Xác định được đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu vực nghiên cứu
Đã phát hiện khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có 25 loài có giá trị bảo tồn và tình trạng của chúng
Đề xuất được 2 giải pháp khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu
7 Bố cục của luận án
Bố cục của luận án gồm các phần:
Mở Đầu Chương 1 Tổng quan Chương 2 Địa điểm, thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và kiến nghị Danh mục các công trình công bố của tác giả Tài liệu tham khảo
Trang 161.1 Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt
1.1.1 Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1954: Theo nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996) [2],
công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam là Sauvage H.E (1881) Tác phẩm ―Nghiên cứu về khu hệ cá châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương‖: Tác giả đã thống kê có 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta Năm 1883, G Tirant đã công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Huế) trong đó có 3 loài mới Những năm tiếp theo có nhiều công bố
về thành phần loài cá ở các thủy vực khác nhau hoặc mô tả loài mới của nhiều tác giả H E Sauvage đã thu thập và phân tích gồm 10 loài ở ngoại thành Hà Nội trong
đó mô tả 7 loài cá mới cho khoa học; Vaillant L., (1891 – 1904) thu thập phân tích 6 loài cá ở Lai Châu, năm 1891 tác giả đã mô tả 4 loài cá mới Năm 1904 ông mô tả một loài cá mới, 1905 tác giả thống kê được 5 loài cá ở sông Kỳ Cùng [2-4]
Pellegrin J., (1907) nghiên cứu một sưu tập gồm 29 loài ở ngoại thành Hà
Nội; (1923) ông mô tả loài Protosalanx brevirostris; (1928) mô tả loài Discognathus bouratti; (1932) phân tích một sưu tập 12 loài chủ yếu sưu tầm ở
ngoại thành Hà Nội; (1934) ông lập bảng danh lục cho khu hệ cá Hà Nội gồm 33 loài Chevey P (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) đã thông báo bắt được cá Chình
nhật Anguilla japonica ở sông Hồng [3, 4] Pellegrin J và Chevey P., (1934) thu
thập, phân tích cá Nghĩa Lộ gồm 10 loài; năm (1936) mô tả 5 loài ở Bắc bộ và công
bố danh lục gồm 20 loài ở Việt Nam; năm (1938) mô tả loài Hemiculter krempfi [3] Petit G và Tehang T L., (1933) mô tả loài Garra polanei thu thập được ở Thanh
Hóa [3]
Chevey P và Lemasson J., (1937) công bố công trình ―Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam‖, một công trình nghiên cứu khá tổng hợp gồm 98 loài nằm trong 71 giống, thuộc 17 họ và 10 bộ Đây là công trình có giá trị nhất về cá nước ngọt ở nước ta trong thời kỳ thuộc Pháp [3, 5, 6]
Jang P J., (1942-1943) đã duyệt lại một số loài trong họ cá chép ở bảo tàng Pari; (1949) tác giả cùng Chaur J lại nghiên cứu sưu tầm cá thuộc phân bộ
Trang 17giới thiệu những loài trong họ Cobitidae ở Trung Bộ và Bắc Bộ [3]
Nhận xét: Có thể nói đối với những nghiên cứu cá nước ngọt ở nước ta thời
kỳ trước năm 1945 chủ yếu do người nước ngoài tiến hành Các mẫu cá chuẩn phần lớn lưu trữ tại bảo tàng tự nhiên Paris Thời kỳ này mới dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê thành phần loài Nghiên cứu nguồn lợi, sinh học, sinh sản, địa lý phân bố, nguồn gốc địa động vật về các loài cá đã chưa được thực hiện
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) công tác nghiên cứu bị gián đoạn Khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu cá lại được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành
Thời kỳ từ 1955 – 1975: Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá
thời kỳ này ở miền Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) nghiên cứu khu
hệ cá sông Bôi thuộc tỉnh Hòa Bình với một danh lục gồm 44 loài [7]; năm 1959, công trình nghiên cứu ―Sơ bộ ngư giới Ngòi Thia - nhánh của sông Hồng‖ tại Yên Bái đã công bố 54 loài [8]; năm 1960 sơ bộ điều tra cá ở sông Ninh Cơ thuộc tỉnh Nam Định; năm 1961 hai tác giả cùng với Đặng Ngọc Thanh điều tra ngư loại tại
Hồ Tây [9] Trong công trình ―Sơ bộ tìm hiểu thành phần, nguồn gốc và phân bố các chủng quần cá tại sông Hồng‖ Mai Đình Yên (1963) [10] đã công bố 150 loài nằm trong 40 họ cá khác nhau, trong đó tác giả đã xác định được 110 loài và 3 phân loài, thuộc 25 họ cá nước ngọt chính thức, 40 loài cá nước ngọt không chính thức Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn (1971): Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã đã xác định 114 loài thuộc 92 giống, 36 họ [11]; P Bănărrescu (1967, 1970, 1971): Nghiên cứu phân họ cá Mương (Cultrinae), v v
Ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa học người Việt Nam
và người nước ngoài thực hiện: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Túy Hoa (1972); Y Taki (1975) [2]
Trong giai đoạn này cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng được chú ý hơn, tiêu biểu có các tác giả: Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960) [10]: Sinh học, giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): sinh học cá Ngạnh sông Lô; Phan Trọng Hậu, Mai
Trang 18(1964): Sinh thái học một số loài cá sông Lô; Mai Đình Yên (1964): Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966): Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam
Về điều tra nguồn lợi thời kỳ này cũng được tiến hành ở một số thủy vực: Trần Công Tam (1959): Nguồn lợi chủ yếu của sông Hồng; Mai Đình Yên (1963):
Ý nghĩa kinh tế ngư giới sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964): Nguồn lợi cá Hồ Ba Bể; Nguyễn Anh Tạo (1964): Nguồn Lợi thủy sản của sông Lạch Trường và sông
Mã
Thời kỳ từ năm 1975 – 1999: Trong thời kỳ này, công tác điều tra nghiên
cứu cá nước ngọt được tiến hành trên phạm vi cả nước Lực lượng cán bộ nghiên cứu đông đảo đại diện các Viện nghiên cứu, các Trường đại học trên cả nước tham gia nghiên cứu Trong giai đoạn này tập trung nghiên cứu nhiều ở các tỉnh phía Nam Các công trình nghiên cứu về khu hệ cá sông tập trung ở sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai và các con sông ở miền Trung như: sông Hương, sông Bồ, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Côn, sông Ba và sông Cái Các hồ chứa được nghiên cứu trong thời kỳ này là: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ EaKao và nghiên cứu về đầm Phá như: đầm Châu Trúc, đầm phá ở Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn này có các công trình tiêu biểu như sau:
Về nghiên cứu thành phần loài: Nguyễn Hữu Dực (1982) thành phần cá sông Hương có 58 loài; Nguyễn Thái Tự (1983) khu hệ cá sông Lam có 157 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Văn Trọng (1988) thành phần loài cá nước ngọt Nam Bộ, 255 loài ; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991) thành phần loài và phân bố của cá nước ngọt Nam Trung Bộ (sông Thu Bồn 85 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ
34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 loài); Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Dực (1994) thành phần loài cá ở một số sông suối Tây Nguyên có 82 loài [12]; Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) kết quả nghiên cứu về thành phần và phân bố cá ở sông Lô – Gâm, 160 loài; Ngô Sỹ Vân (1999) hiện trạng khu
hệ cá hồ chứa Thác Bà Yên Bái, 68 loài; Võ Văn Phú (1995) thành phần loài cá đầm phá Thừa Thiên Huế, 163 loài; Dương Tuấn (1979) đặc điểm thành phần loài
cá đầm Châu Trúc, 39 loài; Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo (1996) kết quả điều tra khu hệ cá và đặc điểm sinh học một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm Châu
Trang 19Nguyễn Văn Hảo và cs (1999) khu hệ cá hồ Ba Bể, 84 loài; Nguyễn Văn Hảo (1998) thành phần phân bố nguồn lợi cá Lai Châu có 104 loài và sông Đà 129 loài; Nguyễn Thái Tự và cộng sự (1999) khu hệ cá Phong Nha có 72 loài [9]
Ba công trình nghiên cứu cá nước ngọt mang tính chất tổng hợp ở Việt Nam: Thứ nhất ―Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam‖ của Mai Đình Yên (1978) [4], trong công trình đã xác định có 201 loài thuộc 27 họ, 11 bộ, trong đó có
47 loài và phân loài mới cho khoa học Cùng với 12 loài mới cho khoa học của Nguyễn Văn Hảo và Đoàn Lệ Hoa (1969) và 4 loài của Bănărescu & Nalbant đưa tổng số loài mới cho khoa học ở khu vực Bắc Bộ trong giai đoạn 1954 – 1978 là 63 loài [13] Tuy nhiên, cũng theo tác giả cuốn sách này, các loài được mô tả là loài mới chỉ có giá trị tham khảo vì cần được kiểm tra lại sau này khi có đầy đủ các tài liệu và mẫu chuẩn Thứ hai ―Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ‖ của Mai Đình Yên và cộng sự (1992), đã phân loại và mô tả 255 loài [14] Thứ ba ―Định loại
cá nước ngọt vùng ĐBSCL‖ của Trương Thu Khoa và Trần Thu Hương (1993) gồm
có 173 loài [9] Đây là các công trình tổng hợp đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bắc và miền Nam nước ta
Năm 1996, công trình có tính chuyên khảo, tổng hợp về cá nước ngọt Việt Nam: ―Nguồn lợi thủy sản Việt Nam‖ của Bộ Thủy sản [2], có 544 loài và phân loài nằm trong 228 giống, 57 họ và 18 bộ Về đặc trưng phân bố, tài liệu đã xác định vùng Bắc Bộ có 222 loài, Bắc Trung Bộ có 154 loài, Nam Trung Bộ có 120 loài và Nam Bộ có 306 loài Tài liệu đã liệt kê được 97 loài cá có giá trị kinh tế nước ngọt,
mô tả đặc điểm sinh học của hơn 50 loài cá Cuốn sách là một tài liệu có giá trị cho các nhà khoa học, các nhà quản lý nghề cá, các nhà kinh tế
Về nghiên cứu đặc điểm sinh học: Đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú và Đặng Thị Diệu Tâm (1978); Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú (1980) và Võ Văn Phú (1991, 1994); sinh học cá Chép đầm Châu Trúc của Lê Xanh (1979); đặc điểm sinh học cá Quả của Nguyễn Duy Hoan (1979); cơ sở sinh học của các hồ nước cỡ nhỏ của Nguyễn Văn Hảo (1983); nghiên cứu sinh học một số loài cá kinh tế họ Cyprinidae ở Nam Bộ của Lê Hoàng Yến (2000) [15]
Trang 20ngọt được tiến hành với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước Đồng thời có sự hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức nước ngoài, trên phạm vi cả nước Nội dung nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc thành phần loài, sinh học, nơi sống vv Kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp dữ liệu về thành phần loài cá ở Việt Nam đầy đủ hơn
Những ghiên cứu về thành phần loài trong giai đoạn này:
Khu hệ cá nước ngọt Tây Nguyên của Nguyễn Thị Thu Hè (2000) [16], trên
cơ sở khảo sát 3 lưu vực sông Mê Kông, sông Ba và sông Đồng Nai, tác giả đã thống kê 160 loài thuộc 70 giống, 28 họ và 10 bộ
Kottelat M., (2001) xuất bản cuốn ―Freshwater fishes of Northern Viet Nam‖ [17], tác giả đã xác định 268 loài thuộc 33 họ ở các thủy vực nước ngọt tính
từ sông Cả trở ra phía Bắc của Việt Nam Trong cuốn sách này, tác giả đã tu chỉnh nhiều loài trùng synonym, đặt dấu hỏi với nhiều loài không có mẫu đối với cá nước ngọt phía Bắc nước ta, đính chính và bổ sung 86 loài cho nghiên cứu của Mai Đình Yên (1978) Cuối cuốn sách tác giả đã trình bày 162 ảnh màu các loại, phục vụ cho đối chiếu hình ảnh cá trong tự nhiên Tuy nhiên, trong cuốn sách này tác giả không cung cấp đầy đủ khóa định loại, đặc điểm phân loại, chỉ số đo và đếm của tất cả các loài, cũng như cách sắp xếp, bố cục từng phần không rõ ràng nên việc khai thác sử dụng tài liệu để định loại, học tập cho các nhà ngư loại trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế tham khảo
Công trình tổng hợp đầy đủ nhất về cá nước ngọt ba miền đầu tiên của Việt Nam ―Cá nước ngọt Việt Nam‖ tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) [9] và ―Cá nước ngọt Việt Nam‖ tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005) [18], các tác giả đã thống kê 1027 loài và phân loài thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ Thành phần loài cá được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, nghiên cứu của cả ba miền khác nhau Tác giả đã chỉ ra cá nước ngọt điển hình, cá có nguồn gốc từ biển thích ứng với điều kiện nước lợ vùng cửa sông, đầm phá và di nhập sâu vào hệ thống cửa sông Sắp xếp trình tự thành phần loài theo hệ thống của Eschmeyer (1998) Tác giả
đã giám định, tu chỉnh danh pháp cho các taxon theo chuẩn quốc tế; cơ sở dữ liệu của mỗi loài cá được mô tả theo trình tự, quy chuẩn của ―Động vật chí Việt Nam‖
Trang 21đến thời điểm đó
Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng (2003), đã xác định được 78 loài và phân loài cá thuộc 55 giống, 16 họ, tại khu dự trữ Quốc gia Bà
Bà [19]
Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú (2004) [20], đã xác định 71 loài cá thuộc
49 giống, 19 họ và 9 bộ ở khu hệ cá hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2004) [20], đa xác định 101 loài cá thuộc 74 giống, 45 họ và 13 bộ ở cửa Sót, tỉnh Hà Tĩnh
Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Xuân Quỳnh, Nguyễn Xuân Quang, Ngô Sỹ Vân, Đặng Thị Đáp (2004), đã xác định 118 loài, 25 họ và 9 bộ cá ở vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng [20]
Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Ngọc Tân (2005), đã xác định 83 loài cá thuộc 59 giống, 34 họ và 10 bộ của khu hệ cá ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [21]
Võ Văn Phú, Phan Đỗ Quốc Hùng (2005), điều tra thu thập mẫu khu hệ cá sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác định được 121 loài thuộc 85 giống , 43
đó tác giả phân tích và công bố 2 loài: Toxabramis maensis và Spinibarbus maensis; công bố cùng giáo viên hướng dẫn 3 loài gồm: Opsariichthys songmaensis, Opsariichthys dienbienensis và Pareuchiloglanis songmaensis
Tạ Thị Thuỷ, Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Kiều Thị Hợp (2008), thành phần loài cá ở sông Kiến Giang, Quảng Bình, đã xác định được 130 loài thuộc 97 giống, 49 họ và 14 bộ [24]
Trang 22đã xác định được 130 loài thuộc 97 giống 49 họ và 14 bộ [24]
Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú (2010), dẫn liệu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vũ Gia, tỉnh Quảng Nam, đã thống kê 197 loài thuộc 121 giống, 48 hộ và 15 bộ [25]
Nguyễn Vinh Hiền (2011), đã xác định được 100 loài cá thuộc 78 giống, 4 họ
và 12 bộ ở hệ thống sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị [26]
Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương Anh (2011), đã xác định được 109 loài cá thuộc 76 giống, 36 họ và 11 bộ, ở sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế [26]
Năm 2011, khi nghiên cứu khu hệ cá vườn Quốc gia Pù Mát và các vùng phụ cận Nguyễn Xuân Khoa [27], đã xác định danh sách các loài cá tại khu vực nghiên cứu gồm 119 loài thuộc 73 giống, 21 họ và 8 bộ theo hệ thống phân loại của Echmeyer (1998) Trong đó có 110 loài cá bản địa, 7 loài di nhập, bổ sung 84 loài cho danh lục cá nước ngọt Pù Mát, 17 loài cho danh lục cá nước ngọt sông Lam, 9 loài cho danh lục cá nước ngọt Việt Nam; công bố 2 loài mới cho khoa học gồm:
Schistura pumatensis và Neodontobutis ngheanensis
Trần Thị Bích Thảo, Nguyễn Hữu Dực (2008) [28], nghiên cứu cá lưu vực sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội (cũ) trong 2 năm từ 2007 – 2008 các tác giả đã phát hiện 95 loài cá thuộc 65 giống, 25 họ và 9 bộ
Tống Xuân Tám, Nguyễn Hữu Dực (2009) [29], đã xác định được 139 loài thuộc 30 họ và 10 bộ ở công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
Nghiên cứu khu hệ cá hệ thống sông Ba của Nguyễn Minh Ty (2010) [30], tác giả đã thống kê 182 loài thuộc 111 giống, 55 họ và 15 bộ
Nghiên cứu khu hệ cá và đặc tính sinh học một số loài cá kinh tế ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên Nguyễn Thị Phi Loan (2010) [31] đã thống kê thành phần loài của khu hệ cá này có 133 loài thuộc 94 giống, 56 họ và 16 bộ
Nguyễn Thị Hoa (2012) [32], nghiên cứu về cá lưu vực sông Đà thuộc địa phận Việt Nam, tác giả đã công bố danh sách cá ở lưu vực này gồm 242 loài và phân loài thuộc 109 giống, 24 họ và 9 bộ theo hệ thống của Echmeyer W.N (1998) Trong đó có 231 loài cá địa phương, 11 loài cá nhập nội; bổ sung 65 loài cho khu hệ
Trang 23Oreias sonlaensis và Oreias trilineatus, 4 loài cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
Tạ Thị Thủy (2012) [33], nghiên cứu thành phần loài cá các sông Ba Chẽ và Tiên Yên đã thống kê thành phần loài cá khu vực nghiên cứu gồm 244 loài thuộc
168 giống, 78 họ và 19 bộ theo hệ thống Echmeyer (1998)
Nguyễn Hữu Dực, Phạm Thị Hồng Ninh & Ngô Thị Mai Hương (2014), nghiên cứu về khu hệ cá sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Thái Bình và Nam Định giai đoạn 2010 - 2012, các tác giả đã phát hiện 193 loài cá thuộc 131 giống, 53 họ,
13 bộ sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer (1998) Có 7 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 Có 116 loài rộng muối và 183 loài hẹp muối [34]
Nguyễn Hữu Dực, Vũ Thị Thu Hương (2015), nghiên cứu khu hệ cá sông Phó Đáy trong thời gian 2006 - 2007, các tác giả đã xác định được 87 loài cá thuộc
66 giống, 20 họ và 6 bộ sắp xếp theo hệ thống của Eschmeyer (1998) Ở khu vực nghiên cứu có 5 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) Đặc điểm phân bố theo mùa cũng được đề cập [35]
Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Hà Thị Thanh Hải (2015), nghiên cứu
về khu hệ cá lưu vực sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 – 2010
đã xác định 110 loài cá thuộc 69 giống, 20 họ và 7 bộ Khu vực nghiên cứu có 7 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, [36]
Ngô Thị Mai Hương (2015) [13], nghiên cứu khu hệ cá các lưu vực sông Đáy và sông Bôi trong thời gian từ năm 2011-2014, tác giả đã xác định được 238 loài cá khác nhau, thuộc 148 giống, 57 họ và 16 bộ Sắp xếp theo hệ thống của
Eschmeyer W.N (1998) Hai taxon chưa định loại đến loài là Mastacembelus sp1
và Mastacembelus sp2 Ở khu vực nghiên cứu có 12 loài ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), 14 loài có trong danh lục thủy sinh quý hiếm theo Quyết dịnh số 82 của Bộ NN&PTNT, 10 loài thuộc Danh Lục Đỏ IUCN (2014), và 17 loài đặc hữu cho Bắc Việt Nam
Vũ Thị Phương Anh, Đoàn Văn Khiết (2016), thành phần loài cá ở sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam, đã xác định 118 loài cá thuộc 87 giống, 53 họ và
16 bộ [37]
Trang 24Bình, đã xác định được 184 loài thuộc 139 giống, 64 họ và 18 bộ, và 5 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) cần được bảo tồn
Việt Nam với vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, thềm lục địa rộng cùng hệ thống ao hồ, sông ngòi, đầm phá mang tính chất đặc trưng của hệ sinh thái nhiệt đới Do vậy, khu hệ cá rất phong phú Việt Nam được xếp hạng thứ
16 trên thế giới về đa dạng sinh học, điều này giải thích tiềm năng về khả năng phát hiện các giống, loài mới cho khoa học, đặc biệt là cá nước ngọt Trong những năm gần đây đã có nhiều loài mới được công bố bởi các tác giả trong và ngoài nước, qua các giai đoạn, được tổng kết dưới đây (Bảng 1 1)
Bảng 1 1 Số lượng loài cá mới, ghi nhận mới được công bố qua các giai đoạn
Giai đoạn Số loài mới
Đã được công bố
Loài do tác giả Việt Nam công bố
Loài do tác giả nước ngoài công
bố
Nguồn trích dẫn
Nguyễn Thị Diệu Phương (2012) [60]; Kottelat M (2012) [53]; D P Karabanov và
Yu V Kodukhova (2013) [52]; Nguyễn Hữu Dực, Trần Đức Hậu và Tạ Thị Thủy (2013) [40]; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Thị Diệu Phương (2016) [50]
Khu vực nghiên cứu: Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có các công trình công bố về loài cá mới như:
Trang 25Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc
hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam [54]
Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phương (2015),
mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) được phát hiện ở các tỉnh phía Bắc và Trung Việt Nam gồm: Silurus caobangensis ; Silurus langsonensis và Silurus dakrongensis [61]
Ở Trung Quốc: Sông Tây Giang nhận nguồn nước trực tiếp từ hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đã phát hiện các loài cá mới cho khoa học trong những năm gần đây được công bố:
Zhang, E., (2005) mô tả loài cá Chát mới - Acrossocheilus malacopterus,
thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) [62]
Zhu, D.-G., E Zhang and J.-H Lan (2012) mô tả loài cá Anh râu dài -
Rectoris longibarbus, thuộc phân họ cá Trôi (Labeonine), họ cá Chép (Cyprinidae)
[63]
Loài cá Chát mala (Acrossocheilus malacopterus) và loài cá Anh (Rectoris longibarbus) được ghi nhận có phân bố tại lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng,
phân bố mới cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam [51, 64]
Nhận xét chung: Nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam trong những
năm gần đây không ngừng phát triển trên mọi mặt Về nhân lực nghiên cứu: Có rất nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu Về mặt phân bố: Hầu hết các hệ thống sông, suối, ao hồ ở nước ta đã được nghiên cứu Về mặt nội dung nghiên cứu cũng đa dạng hơn: Điều tra về thành phần loài, đặc điểm phân
bố, địa động vật của khu hệ nghiên cứu, đặc điểm nguồn lợi, tác động môi trường sống của cá, áp dụng kỹ thuật DNA vào nghiên cứu phát hiện loài mới [58, 59]
Bên cạnh những mặt đã đạt được, nghiên cứu cá ở nước ta còn một số điểm hạn chế: Thời gian điều tra của các công trình nghiên cứu là không giống nhau, có những công trình nghiên cứu từ rất lâu Khu hệ nghiên cứu trước đây chưa đầy đủ
đã dẫn tới: danh sách loài, tên khoa học có rất nhiều thay đổi theo sự phát triển của khoa học, có nhiều tên sai hoặc là synonym của nhau
Các công trình trước năm 2000 trình tự sắp xếp theo hệ thống cũ, sau năm
2000 các tác giả đã cập nhật theo hệ thống mới, chỉnh lý tên theo tên mới nhất Vì
Trang 26dụng cho việc tra cứu và học tập Những khó khăn trên đây là do các hệ thống phân loại còn chưa thống nhất được với nhau Việc tiếp cận thông tin từ các công bố trên thế giới còn nhiều hạn chế, nhất là ngôn ngữ bất đồng, các đặc điểm phân loại của các tác giả có cách nhìn nhận khác nhau
Về hệ thống: Phân loại cá trên thế giới, đã qua 5 hệ thống phân loại, cùng
với sự phát triển của khoa học: Hệ thống phân loại của Berg (1940), sau đó Rass và Lingber (1971) đã chỉnh sửa và phát triển thành hệ thống phân loại cá và được dùng khá lâu Hệ thống phân loại cá của W Eschmeyer (1998) và của JS Nelson (2006)
là hai hệ thống được sử dụng thường xuyên và rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên vẫn không được chấp nhận trong khuôn khổ sự phát triển của khoa học, mặc dù đã đạt được những tiến bộ trong việc giải quyết tiến hóa của các loài cá Việc phân loại hình thể rõ ràng đầu tiên của cá xương được xuất bản vào năm 2013, dựa vào kỹ thuật phân tử toàn diện của Betancur (2013) [65]
Năm 2017, lần đầu tiên hệ thống phân loại cá được sắp xếp hoàn toàn theo sự tiến hóa nhờ kỹ thuật di truyền Hệ thống này đã phân tích dữ liệu phân tử và di truyền của 2000 loài cá, trong tổng số 72 bộ, xác định được vị trí của 410 họ cá, chiếm khoảng 80 % tổng số 514 họ của các loài cá xương được công nhận hiện nay Tuy nhiên, vị trí của 30 họ trong nghiên cứu bằng kỹ thuật di truyền phân tử vẫn còn chưa được chắc chắn, cần có sự kết hợp với phân tích hình thái, để đưa ra được kết quả chính xác nhất Mặt khác, hệ thống này mới được công bố, việc áp dụng rộng rãi cần có những đánh giá và kiểm nghiệm trong thời gian nhất định mới có thể
sử dụng được [66]
Hiện nay, phương pháp sinh học phân tử được sử dụng để sắp xếp lại hệ thống phân loại cá như: thứ tự phân bố các cặp ba zơ trong các gen DNA cũng đang được áp dụng để xác định lại các bộ, họ, giống, và loài Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có được sự đồng thuận, hệ thống phân loại vẫn đang thay đổi mạnh [65, 66]
Ở Việt Nam, sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử vào phân loại cá đã được áp dụng, tuy nhiên đang còn rất hạn chế, chủ yếu sử dụng vào phát hiện loài mới, phân loại các loài đồng hình mà không phân biệt được bằng phương pháp hình thái Việc sắp xếp các loài cá theo hệ thống tiến hóa vẫn được sử dụng theo hệ thống của W Eschmeyer (1998)
Trang 27như là một bộ phận của sinh vật trên lục địa, vì vậy về mặt phân bố địa sinh vật, nhìn chung, cũng tuân thủ những quy luật chung như các thành phần sinh vật lục địa khác Sai khác chủ yếu ở chỗ ranh giới phân bố ở thủy sinh vật phụ thuộc vào các lưu vực sông, với những đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, phân cách bởi các đường phân thủy [67]
Về các yếu tố địa sinh vật, ở sinh vật nước ngọt nội địa cũng phân biệt các yếu
tố phân bố toàn cầu, yếu tố địa đới, yếu tố địa lý và yếu tố đặc hữu Các yếu tố địa lý của thủy sinh vật nước ngọt thường dùng là các yếu tố địa sinh vật sử dụng cho sinh vật ở cạn như: yếu tố Cổ Bắc (Palaearctic), Tân Bắc (Neoarctic), Trung-Ấn (Sino-Indian), Ấn Độ-Mã Lai (Indomalaisian) hay Đông Phương (Oriental Region)… Theo Rylkova, 2012 phân bố địa lý cá nước ngọt trên thế giới được chia làm 6 vùng: 1 – Vùng Neoarctic; 2 – Vùng Neotropical; 3 – Vùng Ethiopian; 4 – Vùng Palearctic; 5 – Vùng Oriental và 6- Vùng Australian được trình bày ở Hình 1 1
Hình 1 1 Phân vùng phân bố địa lý cá nước ngọt trên thế giới
Như vây, theo sự phân chia vùng như trên Việt Nam thuộc vùng 5 Oriental – hay còn gọi là vùng Đông Phương
Vấn đề phân bố thủy sinh vật nước ngọt vùng Đông Phương đã được một số tác giả nghiên cứu, chủ yếu dựa trên sự phân bố của cá nước ngọt và trai ốc nước
Trang 28phân bố rộng lớn như ở phía đông Châu Á, đi từ Trung Quốc, Nhật Bản ở phía bắc tới Đông Dương, Indonesia, Malaisia ở phía nam, và Ấn Độ ở phía đông Về mặt điều kiện tự nhiên, vùng này đặc trưng bởi khí khậu nhiệt đới và cận nhiệt đới bắc bán cầu Về mặt thủy văn, vùng này bao gồm các thủy vực thuộc hệ thống sông Trường Giang, Tây Giang (Trung Quốc), sông Hồng, sông Mekong (Đông Dương), các sông ở vùng đảo Indonesia, Malaisia, Philippin… các sông ở Ấn Độ Ranh giới phía đông nam cửa vùng này là đường Wallace, vạch giữa đảo Kalimantan với đảo Celebs, phân chia vùng Đông Phương (Ấn Độ - Mã Lai) với vùng Autralia Khu hệ thủy sinh vật nước ngọt vùng này mang tính chất thủy sinh nhiệt đới và cận nhiệt đới phía đông – đông nam Châu Á [67, 68]
Ý kiến khác nhau về phân vùng địa lí sinh vật vùng Đông Phương chủ yếu sự phân chia các phân vùng nhỏ trong vùng này Tuy nhiên, nhìn chung, đa số các tác giả đều cho rằng có thể xác định 2 phân vùng chủ yếu trong vùng này là phân vùng Trung Hoa – Nhật Bản ở phía bắc mang tính chất cận nhiệt đới Và phân vùng Ấn
Độ - Mã Lai mang tính chất nhiệt đới điển hình
Trong các công trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là ở nam Trung Quốc, Mori (1936) đã xem xét ý kiến của Berg và cả Guther về
hệ thống phân vùng cũng như ranh giới phân vùng địa động vật học cá nước ngọt ở vùng này và nêu lên ý kiến khác với các tác giả trên Tác giả này cho rằng cần đặt
cả vùng Hoa Nam ở phía nam dãy núi Tần Lĩnh nằm ở khoảng giữa sông Trường Giang và sông Tây Giang vào vùng Đông Dương (tương lứng với phân vùng Ấn Độ của Berg) và không đặt vùng Hoa Nam trong phân vùng Trung Hoa như ý kiến của Berg Dãy núi Tần Lĩnh, theo Mori có thể coi là ranh giới tự nhiên, phân chia vùng
Cổ Bắc và vùng Đông Phương chứ không thể là sông Trường Giang như Guther đề nghị Dựa trên các dẫn liệu nghiên cứu của mình, tác giả đề nghị một hệ thống phân vùng địa động vật học cá nước ngọt ở vùng phía đông Châu Á khác với Berg, trong
đó phân vùng Trung Hoa (phía bắc dãy núi Tần Lĩnh bao gồm cả Hoa Trung và Hoa Bắc) cùng với các phân vùng Siberi, Mông Cổ và Bakan Phân vùng Đông Dương bao gồm cả nam Trung Quốc (phía nam dãy núi Tần Lĩnh), Đài Loan, Hải Nam và bán đảo Đông Dương được tác giả xem là nằm trong vùng Đông Phương Như vậy, vùng Đông Phương của Mori ở đây hẹp hơn nhiều so với khái niệm ―vùng Trung -
Trang 29phân vùng của Berg, thì Mori vẫn đặt bán đảo Đông Dương, trong đó có Bắc Việt Nam vào phân vùng Ấn Độ, theo cách phân vùng của Berg, mà không còn ở trong phạm vi phân vùng Trung Hoa nữa Quan điểm này còn được một số tác giả bàn luận thêm
Khác với các tác giả trên, một số tác giả có những ý kiến khác về địa động vật học của Bắc Việt Nam Dựa trên những nghiên cứu về thành phần loài cá nước ngọt đầy đủ hơn ở Bắc Việt Nam cũng như ở Trung Quốc gần đây, Mai Đình Yên (1963, 1973), Nguyễn Văn Hảo (1963) cho rằng nên xếp Bắc Việt Nam vào phân vùng Trung Hoa, coi như một tỉnh của phân vùng này (tình Bắc Việt Nam) hoặc một khu của tỉnh Hoa Nam, do thành phần loài cá ở Bắc Việt Nam chung với vùng Trung Hoa (kể cả Hoa Nam) chiếm một tỷ lệ tuyệt đối lớn (50%) so với thành phần loài chung với vùng Ấn Độ- Mã Lai (2%) (Mai Đình Yên, 1973) [67] Ý kiến này phù hớp với ý kiến của Starobogatov (1970) dựa trên quan hệ thành phần loài trai
ốc nước ngọt Bắc Việt Nam với lục địa Trung Quốc, xem Bắc Việt Nam là một tỉnh của phân vùng Trung Hoa
Ý kiến của đa số tác giả hiện nay cho rằng không thể coi toàn Việt Nam như một đơn vị đồng nhất về địa sinh vật trong phân vùng địa sinh vật vùng Đông Phương (vùng Trung Ấn) do sự sai khác rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cả về cấu trúc, quan hệ địa sinh vật, cả về đặc điểm hệ thống thủy văn, chế độ khí hậu Vì vậy, nên coi miền Nam Việt Nam (ở phía nam ranh giới đèo Hải Vân,
14o-16o vĩ độ bắc) như một đơn vị dưới phân vùng của phân vùng Ấn Độ - Mã Lai, với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế tuyệt đối, chế độ khí hậu nhiệt đới điển hình, hệ thống sông Mekong tách biệt với hệ thống sông Hồng ở phía Bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam (phía bắc ranh giới đèo Hải Vân, có thể xuống tới vĩ độ 14) phải coi như một đơn vị địa sinh vật riêng, tách biệt với phân vùng Ấn Độ - Mã Lai (trong đó có miền Nam Việt Nam) ở phía nam cũng như với phân vùng Trung Hoa ở phía bắc
Khi nghiên cứu về khu hệ cá nước ngọt Đông Nam châu Á, Y Taki (1975) [69] đã chia vùng Oriental – hay còn gọi là vùng Đông Phương thành hai phân
Trang 30(Indo – Indonisian subregion) được trình bày ở Hình 1 2
Hình 1 2 Vùng Đông Phương được chia làm hai phân vùng
1) Phân vùng Trung Hoa bao gồm: phía Bắc Việt Nam và Nam Trung
Quốc và một phần Đông Á
2) Phân vùng Ấn Độ - Mã Lai (Ấn Độ - Indonexia) bao gồm: Ấn Độ,
Myanma, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Philippin và phía Nam Việt Nam
Đối với khu hệ cá nước ngọt Việt Nam, khu hệ này thuộc cả hai phân vùng
nói trên Phần phía Bắc thuộc phân vùng Bắc Việt Nam - Hoa Nam và phần phía
Nam thuộc phân vùng Ấn Độ - Mã Lai
Ở Việt Nam, Mai Đình Yên (1973) [70], là người đầu tiên nghiên cứu về
phân bố địa lý cá nước ngọt nước ta Ông chia khu hệ cá nước ngọt Việt Nam thành
10 khu phân bố địa lý động vật cá nước ngọt: I – Cao Lạng; II – Việt Bắc; III – Tây
Bắc; IV – Miền núi Bắc Trung Bộ; V – Đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; VI –
Tây Nguyên; VII – Hạ lưu sông Mê Công; VIII – Đồng bằng Nam Bộ; IX – Đảo
Phú Quốc; X – Nam Trung Bộ Khu X là khu chuyển tiếp theo hướng Bắc – Nam ( Hình 1 3)
Trang 31Thái Tự (1983) [3], Nguyễn Hữu
Dực (1995) [71] có bàn tới phân
chia các khu địa lý động vật phân
bố cá nước ngọt Việt Nam Tuy
nhiên hai tác giả này đã phân tích
thêm về giới hạn khu phân bố
chuyển tiếp (khu X) mà Mai Đình
Yên đã nêu ra
Về cơ bản, Nguyễn Văn Hảo
và Ngô Sỹ Vân (2001) [9], cũng
đồng ý như phân chia của Mai Đình
Yên; nhưng hai tác giả này cho
rằng ở miền Bắc Việt Nam có thêm
một khu phân bố Điện Biện Do
khu hệ cá ở đây có
Hình 1 3 Các khu địa lý phân bố cá nước
ngọt Việt Nam (theo Mai Đình Yên, 1973)
thành phần cá nước ngọt sông Mê Công và sông Hồng tương đương nhau Như vậy,
theo các tác giả trên đều thống nhất khu vực nghiên cứu được xem là một khu phân
bố địa lý động vật cá nước ngọt: Khu Cao – Lạng (Hình 1 3)
1.1.2 Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Công trình nghiên cứu đầu tiên ở khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn là Vailant
E., (1891, 1904), thu thập và định loại 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, ghi
nhận 5 loài cá ở Lạng Sơn Chevey P (1930, 1932, 1936, 1937) nghiên cứu thành
phần loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam trong đó có khu hệ cá này
Năm 1978, trong cuốn sách ―Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt
Nam‖ Mai Đình Yên đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng - Lạng Sơn có 56 loài thuộc
47 giống 13 họ, 5 bộ [4]
Công trình ―Cá nước ngọt Việt Nam‖ tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ
Vân (2001) [9] và ―Cá nước ngọt Việt Nam‖ tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo
Trang 32Ở Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thành phần loài cá: động vật chí Trung Quốc [73, 74] cá Quảng Đông và cá Quảng Tây [75, 76] Tổng số loài ghi nhận tại tỉnh Quảng Tây là 290 loài cá, trong đó sông Tây Giang giáp Việt Nam nhận nguồn nước từ sông Bằng Giang- Kỳ Cùng đã ghi nhận có 125 loài Những năm gần đây khu hệ cá giáp Việt Nam đã ghi nhận các loài cá mới cho khoa học: cá
Chát mala (Acrossocheilus malacopterus) [62], cá Anh (Rectoris longibarbus) [77]
và đã ghi nhận có phân bố tại Việt Nam [51, 64]
Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới
Opsariichthys duchuunguyeni từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao
Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam [54]
Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phương (2015),
mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) được phát hiện ở các tỉnh phía bắc Việt Nam: Silurus caobangensis; Silurus langsonensis và Silurus dakrongensis [61], trong ba loài cá mới được nghiên cứu có
2 loài được thu mẫu tại khu hệ cá Bằng Giang - Kỳ Cùng
Nhận xét chung: Những nghiên cứu về khu hệ cá ở đây đã được tiến hành từ
rất lâu, các điểm nghiên cứu chưa nhiều, chưa có một tài liệu nói về khu hệ cá ở đây một cách có hệ thống, cũng như tính chất phân bố các loài cá Đồng thời, sắp xếp vị trí phân loại theo hệ thống cũ, tên khoa học nhiều loài hiện đã được tu chỉnh, cần có
sự cập nhật
Trang 33Giang - Kỳ Cùng Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, ghi nhận có 172 loài thuộc 93 giống, 23 họ và 7 bộ
1.2 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên KVNC
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam thuộc địa phận hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, gồm hai sông chảy ngược hướng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây (Trung Quốc) tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang đổ ra biển Quảng Châu Giới hạn của lưu vực sông:
+ Phía Tây là cánh cung Ngân Sơn (đường phân nước lớn nhất khu Đông Bắc) và cánh cung Yên Lạc
+ Phía Nam là cánh cung Bắc Sơn
+ Phía Đông Nam là vùng đồi núi thấp Đình Lập
+ Phía Bắc và Đông là biên giới giữa hai nước Việt – Trung (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
Với giới hạn đó lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng ở vị trí riêng biệt về phía Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ, diện tích toàn vùng là 11.220 km2 (Hình 2 1)
Sông Kỳ Cùng: lưu vực sông Kỳ Cùng có tọa độ địa lý từ 21o28’ đến 22o13’
vĩ độ Bắc và 107o21’ đến 106o41’ kinh độ Đông, là con sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m, thuộc huyện Đình Lập, chảy theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc, qua các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, đến bản Trại thuộc huyện Tràng Định, đổi hướng Đông chảy về Trung Quốc, vào lưu vực sông Tây Giang Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 243
km, diện tích lưu vực 6.660 km2, chiếm gần 80% diện tích tự nhiên của tỉnh Các phụ lưu lớn là sông Bắc Giang, Bắc Khê và Ba Thìn:
+ Sông Bắc Giang dài 114 km, diện tích lưu vực 2.670 km2, là phụ lưu lớn nhất của sông Kỳ Cùng Bắt nguồn từ đèo Gió thuộc tỉnh Bắc Cạn, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, rồi đổ vào bờ trái sông Kỳ Cùng ở xã Hùng Việt, huyện Tràng Định
Trang 34của sông Kỳ Cùng Bắt nguồn từ xã Cao Minh (huyện Tràng Định), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi đổ vào bờ trái của sông ở xã Đại Đồng, huyện Tràng Định
+ Sông Ba Thìn dài 52 km, diện tích lưu vực 320 km2, bắt nguồn từ bên Quảng Tây (Trung Quốc), chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng tại huyện Lộc Bình
Sông Bằng Giang: có tọa độ từ 22o21’ đến 22o59’ vĩ độ Bắc và 105o46’ đến
106o40’ kinh độ Đông, sông bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vào Cao Bằng ở cửa khẩu Sóc Giàng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng Từ Sóc Giàng, sông chảy qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, thành phố Cao Bằng và kết thúc tại cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa Sông Bằng có tổng chiều dài 108 km, trên lãnh thổ Việt Nam sông Bằng
có chiều dài 90 km, diện tích lưu vực 4.560 km2 Sông có 26 phụ lưu, trong đó có 3 phụ lưu lớn:
+ Sông Hiến bắt nguồn từ vùng núi Khau Vài cao 1200 m, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc chảy vào bờ phải sông Bằng, tại thành phố Cao Bằng, sông
có chiều dài 62 km, diện tích lưu vực 930 km2
+ Sông Bắc Vọng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua huyện Trùng Khánh,
Hạ Lang rồi hợp lưu với sông Bằng tại thị trấn Tà Lùng, sông có chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam 77 km, diện tích lưu vực 1.329 km2
1.2.1.2 Đặc điểm về hình thái và địa hình
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng trũng xuống so với khu vực xung quanh, thường gọi là máng trũng Cao – Lạng Bao quanh về phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam là những dãy núi cao nhất khu Đông Bắc mà đỉnh cao nhất là Pia Oắc 1930 m Phía Đông Nam là vùng núi thấp với đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1541 m, Bà Xá 1166 m Phía Cực Bắc, các đỉnh cao nhất đều đạt từ 900 đến trên 1000 m
Sông Kỳ Cùng: thung lũng sông Kỳ Cùng chiếm phần lớn máng trũng Cao
Lạng, nằm giữa vùng núi thấp Thượng lưu sông Kỳ Cùng rất dốc, độ dốc đáy sông tới 70%, thác, ghềnh liên tiếp, lưu vực thắt hẹp Tới Lộc Bình sông chảy qua sườn
Trang 35sông không chảy qua vùng máng trũng nữa mà đi vào một miền núi đá riolit Dòng sông trở nên hiểm trở và nhiều thác ghềnh, lòng sông ngổn ngang những đá rắn Tới
Na Sầm, sông Kỳ Cùng mới ra khỏi vùng núi đá riolit, từ đây trở về vùng hạ lưu thuyền bè mới có thể đi lại được, trước khi chảy vào đồng bằng Thất Khê, sông nhận thêm một phụ lưu Bắc Giang từ sườn đông của cánh cung Ngân Sơn chảy xuống, đây là vùng đồi núi trơ trụi Tới Thất Khê sông nhận thêm phụ lưu sông Bắc Khê, sau đó đổi hướng về phía Đông Bắc, chảy sang Trung Quốc [78]
Sông Bằng Giang: thung lũng sông Bằng Giang nằm giữa vùng đá vôi rộng
lớn, ở phía Bắc là cánh cung Ngân Sơn đồ sộ, cao nhất khu Đông Bắc ở phía Tây lưu vực Phía Tây và Tây Bắc lưu vực địa hình cao hơn cả, các đỉnh núi đều vượt quá 1000 m, như đỉnh Pia Oắc 1930m Vùng đá vôi phía Bắc độ cao giảm dần về phía Đông Nam, từ trên 1000m, xuống còn 500 – 600m
Khác với sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang có nhiều đá vôi, chiếm 40,6% diện tích toàn lưu vực, phân bố ở một số vùng như: Vùng đá vôi cao nguyên Pác Pó, giới hạn về phía Đông là sông Trà Lĩnh, núi đá vôi ở đây cao 800 đến 1000m, đây
là vùng nước mặt rất hiếm Vùng cao nguyên Bình Lạng nằm giữa cao nguyên Đồng Văn ở phía Tây và cao nguyên Pác Pó ở phía Đông, vùng đá vôi này không
có dòng chảy mặt Vùng Quảng Uyên – Đông Khê, khác với hai vùng trên, núi tại đây chỉ cao trung bình 600 – 900 m, ở bồn địa các đỉnh cao từ 250 – 300 m, mức độ chia cắt mạnh, dòng chảy mặt khá hơn hai vùng trên Phần diện tích còn lại trong lưu vực sông Bằng Giang đều là diệp thạch, sa thạch, địa hình bị chia cắt mạnh, đồi trọc là chủ yếu [78] Nhìn chung, địa hình sông chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ dốc lớn
So với sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang có độ cao lớn hơn, diện tích lớn hơn 400m trở lên chiếm 80% diện tích toàn lưu vực
Về mặt hình thái lưu vực, sông Bằng có độ cao và độ dốc lưu vực lớn hơn sông Kỳ Cùng Dòng chính sông Bằng cũng thẳng hơn sông Kỳ Cùng, độ rộng bình quân lưu vực nhỏ hơn sông Kỳ Cùng Tuy vậy, tính chất máng trũng của địa hình vẫn thể hiện rõ rệt
Trang 36Vị trí lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng tương đối khuất đối với gió mùa
hạ và trực tiếp đón gió mùa đông lạnh nên khô và ít mưa, lượng mưa tăng dần từ Đông Nam lên Tây Bắc Cũng do vị trí lưu vực khuất, lùi sâu trong lục địa mà lượng mưa do bão gây ra thuộc loại thấp; năm 2016 lượng mưa tại trạm quan trắc, được cung cấp từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn là 90,2 mm/năm [79] và trạm quan trắc TP Cao Bằng là 88,9 mm/năm [80] Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông và sự che khuất đối với ảnh hưởng của biển, là nguyên nhân giảm lượng mưa trong vùng, mùa mưa ngắn nhất miền Bắc Cụ thể từng lưu vực sông được trình bày phần dưới đây
Lưu vực sông Bằng Giang: mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và
có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc Tiểu vùng
có khí hậu á nhiệt đới Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè Năm 2016, nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc TP Cao Bằng 22,90C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 là 13,7oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 là 29,60C
Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 1 và 8, thấp nhất 76% vào tháng 2 Số giờ nắng trong năm đạt 1.730 giờ, tháng 5 có số giờ nắng cao nhất đạt 232 giờ, thấp nhất vào tháng 1 là 56,8 giờ [80] Khí hậu Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm Vào mùa mưa thường có gió mùa Đông Nam và chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Số liệu quan trắc tại TP Cao Bằng từ năm 2012 -
2016, lượng mưa trung bình vào mùa mưa là 165,9 – 261,0 mm Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 26,40
C – 27,80C và độ ẩm không khí trung bình là 81,2% - 85% [80]
Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau Vào mùa khô, khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù, có vùng còn xuất hiện sương muối Gió mùa Đông Bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét Các tháng giá rét thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Lượng mưa trung bình mùa khô là 33,9 – 61,0mm; thấp nhất: 2,5 – 5,5mm Nhiệt độ trung bình mùa khô là 17,7 –
Trang 37hàng năm dao động từ 1.000 đến 1700mm và phân bố không đều, do địa hình chia cắt mạnh Lượng mưa tăng theo độ cao và, giảm ở các khu vực bị chăn gió [80]
Lưu vực sông Kỳ Cùng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do độ cao trung
bình của tỉnh Lạng Sơn là 250m, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, tổng nhiệt độ trong năm đạt từ 7600 –
78000C/năm [78] Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,2 – 22,30C, về mùa đông nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 11,1 – 170C, tập trung vào tháng 12 năm trước và tháng 1, 2 năm sau, có lúc còn xuống dưới 00C đây chỉ là nhiệt độ cục bộ chỉ có ở khu vực núi Mẫu Sơn Lượng mưa ở Lạng Sơn trung bình hàng năm là 1328mm, các khu vực có lượng mưa từ 1400 - 1600mm gồm: núi Mẫu Sơn, Đình Lập và Tràng Định, vùng trung tâm tỉnh Lạng Sơn và huyện Na Sầm có lượng mưa thấp 1100-1118mm, đây là khu vực thường chịu khô hạn kéo dài Năm 2016 tổng lượng mưa đạt 1043mm, tháng có lượng mưa cao nhất đạt 381,6mm vào tháng 8, tháng 2
là tháng có lượng mưa ở mức thấp chỉ có 5,6mm Độ ẩm trung bình hàng năm phổ biến từ 83 - 85% Tổng số giờ nắng trung bình hàng trong năm 2016 đạt 140 giờ, tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 6 đạt 240 giờ, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 chỉ đạt trung bình 20 giờ [79]
Nhận xét chung: Với điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt ở khu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sự phân bố của các loài động vật nói chung, các loài thủy sinh sống trong nước và các loài cá nói riêng
1.2.1.4 Chế độ thủy văn
Lưu vực sông Bằng Giang: Mật độ sông suối của tỉnh Cao Bằng thuộc loại
trung bình (0,5 – 1,0km/km2), riêng huyện Trà Lĩnh và Trùng Khánh có mật độ thưa hơn, dưới 0,5km/km2
Bằng Giang là con sông lớn nhất của tỉnh Cao Bằng, bắt nguồn từ núi Na Vài ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển, chiều dài 108
km, diện tích lưu vực 4560km2, có 26 phụ lưu lớn nhỏ từ cấp 1 đến cấp 3, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua trung tâm tỉnh Cao Bằng Ngoài hệ thống sông Bằng Giang khu vực nghiên cứu còn có hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng thuộc huyện Trùng Khánh Sông ngòi có chế độ lũ vào mùa hạ, từ tháng 5
Trang 38sớm hay muộn, đỉnh lũ cao nhất thường vào tháng 8, lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 70 -80%, lượng nước dồi dào, thường gây ra lũ lụt trên các sông Mực nước tại trạm quan trắc trên sông Bằng Giang năm 2016, cao nhất 18.047cm và thấp nhất 17.654cm [79] Ngược lại, mùa khô kéo dài tám tháng, lượng nước trong mùa chiếm 20 – 30% Ngoài hệ thống sông suối khu vực nghiên cứu còn có một số hồ nước: hồ Thang Hen và hồ Thang Luông thuộc huyện Trã Lĩnh Tổng lượng nước ở các lưu vực sông và hồ tỉnh Cao Bằng khoảng 8 tỉ m3 [81]
Lưu vực sông Kỳ Cùng: Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn khá phát triển,
mật độ sông suối thuộc loại trên trung bình (từ 0,6 – 1,2 km/km2) so với mật độ trung bình của cả nước (0,6 km/km2) Chế độ mùa trên lưu vực sông Kỳ Cùng được chia làm hai mùa: mùa lũ và mùa cạn tương ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mưa và mùa khô Mùa lũ tập trung vào các tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, lượng nước trong mùa này chiếm 66 – 80% tổng lượng nước trong năm Mùa cạn kéo dài tám tháng, song lượng nước chiếm 20 – 34% dòng chảy của năm Trung bình lượng mưa theo các tháng đạt 90,2mm [79] Như vậy, lượng nước phân bố không đều giữa các tháng trong năm
Nhận xét: Với những điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn của mỗi lưu vực
sông đã phân tích ở trên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như sự phân bố của các loài cá ngoài tự nhiên và các đối tượng nuôi trồng thủy sản Đồng thời chúng cũng tác động làm cho thành phần loài cá có sự biến động theo không gian và thời gian
1.2.1.5 Tài nguyên sinh vật
Lưu vực sông Bằng Giang: Thảm thực vật rừng tự nhiên ở Cao Bằng nói
chung, lưu vực sông Bằng nói riêng, nhìn chung bị tàn phá nhiều Rừng tự nhiêu chỉ còn ở những khu vực núi cao và địa hình núi đá vôi hiểm trở Ở đây có một số kiểu rừng: rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh chiếm ưu thế; ở kiểu rừng này là quần hợp dẻ và sau sau xen lẫn với các loài cây lá rụng, rừng nhiệt đới hơi ẩm rụng lá, rừng nhiệt đới ẩm xanh quanh năm Lên các đai cao thường gặp kiểu rừng ôn đới trên núi với loài ưu thế là loài đỗ quyên, trên núi đá vôi có loại hình rừng lá kim như rừng vân xam phân bố Hạ Lang Những nơi rừng tự nhiên bị tàn phá thì rừng
Trang 39rừng tự nhiên bị tàn phá, nhiều loài động vật cũng giảm sút Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số loài đặc hữu và có giá trị bảo tồn như: báo, hươu xạ cầy hương và các loài đặc trưng cho khu hệ động vật Đông Bắc như: sóc bụng đỏ, tê tê, tác kè, rắn, dê núi, khỉ mốc, cá Anh vũ, cá Trầm hương,…
Lưu vực sông Kỳ Cùng: do điều kiện sinh thái khác nhau khu vực nghiên
cứu có 4 kiểu rừng che phủ như sau: kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, với
độ cao dưới 700m, lượng mưa trung bình từ 1400-1700mm, phân bố huyện Đình Lập, ưu thế là các cây họ dẻ, de, lim và các loài cây đại diện cho rừng trồng như:
mỡ, bạch đàn, bồ đề và các cây ăn quả Kiểu rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, tập tung phân bố ở thành phố Lạng Sơn và các huyện Văn Quan, Lộc Bình với lượng mưa từ
1200 – 1400mm, nghèo thành phần loài Kiểu rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, tập trung ở các huyện Văn Lãng , Bình Gia và Cao Lộc, lượng mưa phân bố dưới 1200mm, khu vực có cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm ưu thế là: nghiến, trai, lát, dẻ, sau sau, hồi, thông, vàu, nứa Kiều rừng thường xanh cận nhiệt đới núi thấp,
ở độ cao từ 700m trở lên, nhiệt độ trung bình năm từ 16 – 220C, lượng mưa lớn từ
1600 – 2400mm, phân bố tập trung ở vùng núi Mẫu Sơn và các núi cao ở huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, các loài ưu thế trong kiểu rừng này là: gỗ, tre, nứa Giới động vật, ở Lạng Sơn nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng còn tồn tại nhiều loài đặc hữu: cáo, gấu ngựa, hươu xạ, sóc bụng đỏ, tê tê, tác kè, rắn, dê núi, khỉ mốc, cá Anh vũ, ếch gai,…[81]
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cao Bằng: có diện tích đất tự nhiên 6.700,26km2 Theo Niên giám thống kê năm 2016 dân số ở Cao Bằng có 522,4 nghìn người, với mật độ dân số là 79,08 người/ km2
[80]
Trong đó dân số ở khu vực nông thôn là 401,5 nghìn người chiếm 76,86%
Số lao động từ 15 tuổi trở lên là 360,9 nghìn người chiếm 69,08% dân số Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 19,1% Điều đó tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội khác, trong khi nền kinh tế của Cao Bằng còn chậm phát triển
Trang 40dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%
Nền kinh tế của Cao Bằng đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng do điểm xuất phát thấp nên vẫn đứng trước hàng loạt khó khăn Cơ cấu kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác có hạn, phần lớn cây trồng là lương thực, sản xuất mang tính chất độc canh
Lạng Sơn: có diện tích đất tự nhiên 8.310,09 km2 Theo Niên giám thống kê năm 2016 dân số ở Lạng Sơn có 768,7 nghìn người, trong đó tỷ lệ nam 385,3 nghìn người, tỷ lệ nữ là 383,4 nghìn người Mật độ dân số là 92,5 người/ km2 [79]
Trong đó dân số ở khu vực nông thôn là 616,7 nghìn người chiếm 80,37%, thành thị là 151,9 nghìn người Số lao động từ 15 tuổi trở lên là 508,5 nghìn người chiếm 67,09% dân số Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 16,1%
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh) Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,65%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 3,62%, công nghiệp xây dựng tăng 9,86% (công nghiệp tăng 8,84%, xây dựng tăng 11,47%), dịch vụ tăng 10,76% Năm 2015, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 6.738 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 3,24% Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển Năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 3.766 tỷ đồng Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn tỉnh Tổng kim ngạch XNK năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần so với năm 2010, bình quân hằng năm tăng 11,04% Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm đều tăng và đạt dự toán Tổng thu năm 2015 đạt 6.141 tỷ đồng