MỤC ĐÍCH:Do các công trình xây dựng tại khu vực này nằm trong vùng điện áp cao thế và trung thế, do vậy ở đây đã thiết kế hệ thống lưới tiếp địa trải ngầm bên dưới các công trình xây dựn
Trang 1CONSTRUCTION PROCEDURE FOR PROCESS RETIFIER AREA QUY TRÌNH THI CÔNG KHU VỰC PROCESS RECTIFIER
DỰ ÁN/PROJECT : NHÀ MÁY ĐIỆN PHÂN NHÔM ĐĂK NÔNG
DAK NONG ALUMINIUM SMELTER PLANT
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH/ ITEM: KHU VỰC PROCESS RECTIFIER/ PROCESS RECTIFIER AREA
CHỦ ĐẦU TƯ/ PROJECT OWNER : CÔNG TY TNHH LUYỆN KIM TRẦN HỒNG QUÂN
TRAN HONG QUAN METALLURGY CO.,LTD
TƯ VẤN GIÁM SÁT/SUPERVISION: CÔNG TY TNHH SGS VIỆT NAM / SGS VIET NAM Ltd.
NHÀ THẦU THI
CÔNG/CONTRACTOR:
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI–XÂY DỰNG ĐỒNG BẰNG
DELTA TRADING - CONSTRUCTION CORPORATION
OWNER
CHỦ ĐẦU TƯ
PREPARED BY NGƯỜI SOẠN THẢO
CHECKED BY NGƯỜI KIỂM TRA
APPROVED BY NGƯỜI PHÊ DUYỆT TRAN HONG QUAN
METALLURGY
CO.LTD
NGUYỄN QUANG SÁNG MAI CÔNG HÙNG NGUYỄN VŨ HƯNG
CHỦ ĐẦUTƯ(THQ)/
OWNER(THQ)
TƯ VẤN GIÁM SÁT (SGS)/
SUPERVISIONCONSULTANTS(SGS)
NHÀ THẦU/
CONTRACTOR
Trang 2MỤC LỤC
1 MỤC ĐÍCH……… … …03
2 YÊU CẦU CHUNG……….….… 03
3 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… … 03
4 QUY TRÌNH THI CÔNG KHU VỰC PROCESS RECTIFIER……….….….… 03
4.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công……….……….……… …03
4.2 Thi công hệ thống lưới, cọc và giếng tiếp địa.… ……… ……….………05
4.2.1 Chuẩn bị vật tư, dụng cụ thi công………05
4.2.2 Đánh dấu vị trí cáp, cọc, giếng tiếp địa……….…… 05
4.2.3 Đóng cọc, khoan giếng tiếp địa ……… 05
4.2.4 Hàn lưới, cọc tiếp địa…… …….……… 07
4.2.5 Lấp đất, hoàn trả mặt bằng……… 11
4.3 Thi công các hạng mục bê tông cốt thép……….………11
5 HSSE……… ……….…… 16
Trang 31 MỤC ĐÍCH:
Do các công trình xây dựng tại khu vực này nằm trong vùng điện áp cao thế và trung thế, do vậy ở đây đã thiết kế hệ thống lưới tiếp địa trải ngầm bên dưới các công trình xây
dựng Hệ thống lưới tiếp địa bên dưới công trình xây dựng giúp đảm bảo các giá trị điện áp
bước, điện áp tiếp xúc nằm trong yêu cầu cho phép, đảm bảo an toàn cho con người trong
quá trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị
Quy trình thi công này được xây dựng với mục đích hướng dẫn các đơn vị thi công,
nhà thầu có sự phối hợp với nhau để đảm bảo quá trình thi công được liên tục, tránh tình
trạng thiếu sót
2 YÊU CẦU CHUNG:
- Tất cả các vật tư, thiết bị trong quá trình thi công phải được bảo quản cận thận,
tránh hư hỏng
- Các thiết bị trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra và ở tình trạng làm việc
tốt nhất
- Đối với khuôn hàn hóa nhiệt, phải vệ sinh sạch sẽ khuôn hàn trước, sau khi hàn để
đảm bảo chất lượng của mối hàn và tuổi thọ của khuôn hàn
- Tất cả các vật liệu trợ như dây, li vô, thước đo, và búa đều phải thỏa mãn các yêu
cầu của dự án và chuẩn bị sẵn sàng tại khu vực thi công
- Đảm bảo khu vực thi công phải sạch sẽ và hoàn toàn an toàn để tiến hành thi công
3 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Xem bản vẽ hệ thống tiếp địa, bản vẽ kết cấu nhà Process rectifier
4 QUY TRÌNH THI CÔNG
4.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công.
Với khu vực Process retifier, mặt bằng thi công cần được tiến hành chuẩn bị như sau:
- Đào đất đến cao độ như trong bản vẽ yêu cầu (đối với hệ tiếp địa)
- Thực hiện công tác san phẳng mặt bằng và đầm chặt theo yêu cầu kỹ thuật
Trang 4Hình 1: Mặt cắt thể hiện cao độ tiếp địa khu vực Process Rectifier.
Hình 2: Mặt cắt thể hiện cao độ tiếp địa khu vực Process Rectifier
- Chi tiết cao độ, mặt cắt tiếp địa tham khảo bản vẽ Vapico :
THQ-310.12-VAP-ST-01: Mặt bằng kết cấu đáy móng
- Chi tiết vị trí dây cáp, cọc, giếng tiếp địa tham khảo bản vẽ thiết kế Alstom:
D000405168 : Process rectifier group earthing grid drawing
D000405185 : Substation Earthing Grid drawing
Trang 54.2 Thi công hệ thống lưới, cọc và giếng tiếp địa.
Do hệ thống lưới tiếp địa nằm ở cao độ thấp nhất và trải rộng khắp công trình nên
cần thực hiện công tác thi công đầu tiên Các bước thi công hệ thống tiếp địa:
- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Đánh dấu vị trí cáp, cọc, giếng tiếp địa
- Đóng cọc và khoan giếng tiếp địa
- Hàn lưới tiếp địa
- Hoàn trả mặt bằng thi công
4.2.1 Chuẩn bị vật tư, dụng cụ thi công.
- Dây cáp, cọc tiếp địa
- Máy hàn, que hàn đối, sơn lót giàu kẽm, sơn phủ hoàn thiện với hệ thống tiếp địa sử dụng vật liệu mạ kẽm nhúng nóng
- Khuôn hàn, thuốc hàn, kẹp khuôn hàn, các dụng cụ phụ trợ với hệ thống tiếp địa sử dụng vật liệu đồng
- Cuốc, xẻng, búa và các dụng cụ khác
4.2.2 Đánh dấu vị trí cáp, cọc, giếng tiếp địa.
- Đánh dấu vị trí các giếng, cọc tiếp địa
- Đánh dấu vị trí cáp tiếp địa, các mối hàn của lưới tiếp địa
4.2.3 Đóng cọc, khoan giếng tiếp địa.
a Đóng cọc tiếp địa.
Sau khi xác định chính xác vị trí cọc tiếp địa, ta tiến hành đóng cọc tiếp địa theo trình
tự như sau:
- Tại vị trí cọc đã xác định trước đó, tiến hành đào một hố rộng 50cm x 50cm sâu
40cm, sao cho khi đóng cọc xuống đỉnh của cọc có cao độ tương đương lưới tiếp địa, nhưng vẫn đảm bảo đủ khoảng cách để thực hiện mối hàn giữa cọc tiếp địa và cáp tiếp địa kết nối
vào lưới
Trang 6²
Hình 3: Chi tiết cọc tiếp địa
- Đóng cọc tiếp địa sử dụng búa, hoặc máy đóng cọc tiếp địa
- Trong trường hợp gặp đá ngầm không thể đóng cọc đến vị trí yêu cầu theo thiết kế
cần chọn vị trí đóng cọc khác
b Khoan giếng tiếp địa.
Sau khi xác định chính xác vị trí giếng tiếp địa, ta tiến hành khoan giếng tiếp địa theo trình tự như sau:
- Tại vị trí giếng tiếp địa đã đánh dấu trước đó, ta tiến hành tìm vị trí đặt máy khoan
giếng thích hợp
- Khoan giếng tới chiều sâu xác định theo thiết kế (giếng tiếp địa rộng 0.1m, sâu
27m) Trong trường hợp gặp đá ngầm không thể khoan đến vị trí theo yêu cầu thiết kế cần
chọn vị trí đặt máy và giếng khoan khác
- Thả cọc tiếp địa đã hàn nối cáp đồng trần xuống giếng tiếp địa (sử dụng mối hàn
hóa nhiệt để liên kết cọc tiếp địa với cáp đồng trần)
- Rải hóa chất GEM xuống giếng sao cho hóa chất lấp đầy giếng, thêm nước nếu cần thiết để đảm bảo giếng được lấp đầy hóa chất
Trang 7Hình 4: Chi tiết giếng tiếp địa.
- Hoàn trả lại mặt bằng thi công
4.2.4 Hàn lưới, cọc tiếp địa.
- Dải lưới tiếp địa như yêu cầu của bản vẽ và theo vị trí đã đánh dấu trước đó, tiến
hành công tác hàn tiếp địa theo các bước dưới đây:
a Hệ thống lưới tiếp địa sử dụng vật liệu thép mạ kẽm nhúng nóng.
- Vệ sinh thanh thép, cọc tiếp địa tại vị trí cần hàn
- Sử dụng máy hàn để hàn giữa các thanh tiếp địa, hoặc giữa thanh tiếp địa và cọc
tiếp địa như bản vẽ thiết kế
- Vệ sinh mối hàn, kiểm tra lại các mối hàn để đảm bảo các mối hàn đạt yêu cầu
- Sơn phủ mối hàn bằng sơn lót giàu kẽm màu ghi kẽm, sau đó hoàn thiện bằng lớp
sơn epoxy màu ghi kẽm để đảm bảo mối hàn không bị gỉ
b Hệ thống lưới tiếp địa sử dụng vật liệu đồng.
Trang 8Bước 1:
Chọn khuôn hàn, kẹp khuôn hàn và
thuốc hàn đúng chủng loại dùng để hàn
cho từng kiểu mối hàn (hàn chữ T, hàn
chữ thập , cáp bao nhiêu, cọc bao
nhiêu) Lắp khuôn hàn với kẹp khuôn
hàn
Bước 2:
Gia nhiệt khuôn hàn để đảm bảo khuôn
khô hoàn toàn trước khi hàn mối hàn đầu
tiên
Bước 3:
Vệ sinh bề mặt của dây dẫn, cọc và gia
nhiệt dây dẫn, cọc để đảm bảo chúng khô
hoàn toàn
Bước 4:
Mở khuôn hàn, đặt các thiết bị cần hàn
(dây cáp, cọc) vào đúng vị trí theo từng
loại khuôn hàn sao cho cáp, cọc và
khuôn cố định Dùng tay kẹp để kẹp giữ
khuôn hàn cố định, ngoài ra nên dùng
các miếng chít chuyên dụng Duct seal
compund hoặc đất sét mềm dẻo để chít
các mép lỗ khuôn và cáp, khuôn và
Trang 9cọc… để tránh thuốc hàn bị chảy ra
ngoài qua các khe hở khi xảy ra phản
ứng nhiệt nhôm
Bước 5:
Bỏ miếng nhôm mỏng xuống đáy khuôn
hàn cho miếng nhôm che kín lỗ nhỏ ở
đáy khuôn
Bước 6:
Đổ thuốc hàn vào khuôn (lưu ý dùng
đúng loại thuốc hàn theo hướng dẫn nhà
sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
của mối hàn) Kiểm tra sự kín của khuôn,
lặp lại bước 4 nếu khuôn hàn bị rò rỉ
Bước 7:
Bóp nhẹ để bột mồi hàn ở dưới đáy lọ bị
vỡ ra Đổ khoảng 2/3 thuốc mồi hàn lên
bề mặt của thuốc hàn và phần còn lại đổ
lên mép khuôn hàn, chỗ đánh dấu X Đậy
lắp khuôn hàn lại
Trang 10Bước 8:
Đốt cháy thuốc mồi hàn ở miệng của lỗ
mở trên khuôn bằng súng đánh lửa Quá
trình hàn mất khoảng 30-60 giây
Bước 9:
Nhẹ nhàng làm sạch xỉ trong khuôn bằng
bàn chải mềm để tăng tuổi thọ của
khuôn
Bước 10:
Hoàn thiện mối hàn, đợi khuôn nguội rồi
tiến hành hàn mối tiếp theo
4.2.5 Lấp đất, hoàn trả mặt bằng.
Sau khi thực hiện công tác hàn tiếp địa ta cần hoàn trả lại mặt bằng để chuyển sang
công đoạn thi công tiếp theo
- Lấp đất đến cao độ yêu cầu như trong bản vẽ
- Thực hiện công tác san phẳng mặt bằng và đầm chặt theo yêu cầu thiết kế
4.3 Thi công hạng mục bê tông cốt thép.
Trang 11Đối với hạng mục thi công phần bê tông cốt thép cần tuân thủ BPTC mà nhà thầu đã
đệ trình Trong quá trình thi công hạng mục này đối với khu vực nhà Process rectifier cần
chú ý những mục sau:
- Để tránh hiện tượng dòng cảm ứng trong môi trường từ trường cao, cốt thép cần được cách điện như hình bên dưới:
Hình 5: Chi tiết cách điện cốt thép
Trang 12Hình 6: Khu vực cốt thép yêu cầu cách điện.
- Chi tiết cách điện cốt thép và khu vực cách điện tham khảo bản vẽ Vapico:
THQ-310.12-VAP-ST-03: Mặt bằng kết cấu nền
- Trong quá trình khoan định vị thiết bị cần chú ý, bu lông neo hoặc thanh nở không
được chạm vào cốt thép
- Trong quá trình thi công các hạng mục bê tông cốt thép cần phối hợp với bên M&E
để thi công phần ống dẫn điện, ống thu dầu … đi ngầm bên dưới công trình
Trang 13Hình 7: Mặt bằng bố trí ống ngầm, hố ga.
Trang 14Hình 8: Mặt cắt ống thoát dầu.
Hình 9: Chi tiết biện pháp chống thấm ống xuyên tường
Trang 15Hình 10: Chi tiết biện pháp chống thấm ống xuyên tường.
- Chi tiết bản vẽ ống ngầm khu vực Process rectifier tham khảo bản vẽ Vapico:
THQ-310.12-VAP-ST-12: Mặt bằng bố trí ống ngầm, lỗ chờ kỹ thuật
THQ-310.12-VAP-ST-13: Mặt bằng bố trí ống ngầm, lỗ chờ kỹ thuật
- Ống thu dầu sử dụng vật liệu thép đen, khi đặt bên trong lòng đất dễ bị ăn mòn, do
vậy cần phải sơn phủ chống ăn mòn Sơn ống thoát dầu gồm 2 lớp, lớp lót là sơn Epoxy giàu kẽm màu đen, lớp phủ hoàn thiện là lớp Epoxy màu đen
Hình 10: Quy cách sơn ống dầu
Trang 165 HSSE
- Đối với các quy định an toàn, tham khảo tài liệu Quy định An toàn & An toàn tại
công trường
- Người lao động phải đeo thiết bị bảo vệ cá nhân (mũ bảo hộ, kính bảo hộ, giày bảo
hộ, mặt nạ, nút bịt tai…)
- Thiết bị và dụng cụ cầm tay phải ở trong tình trạng tốt nhất và được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng
- Tất cả các thiết bị điện phải kết nối và cách điện đúng cách, phù hợp để tránh nguy
cơ điện giật