Định hướng của chính quyền địa phương về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới .... Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3xã An L ộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh”
Thời gian thực tập cũng vừa kết thúc, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế
& Phát đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học qua
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần Hữu Tuấn đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian th ực tập vừa qua
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, trong Phòng Địa chính – Nông nghiệp, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân xã An Lộc đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại
cơ quan cũng như quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù tôi đã cố gắng và nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm do vậy đề tài khó tránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến và thông cảm của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên Đào Thị Yến
tế Hu
ế
Trang 4M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN I
M ỤC LỤC II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT III DANH M ỤC CÁC SƠ ĐỒ IV DANH M ỤC BẢNG BIỂU V TÓM T ẮT NGHIÊN CỨU VI
PH ẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 3
4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3
4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3
4.2 Phương pháp chuyên gia 4
4.3 Phương pháp xử lý số liệu 4
4.4 Phương pháp thống kê mô tả 4
5 Nội dung khóa luận 4
PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số khái niệm về môi trường 5
tế Hu
ế
Trang 51.1.2 Các vấn đề về nông thôn mới 6
1.1.2.1 Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới 6
1.1.2.2 Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới theo chương trình mtqg xây dựng nông thôn mới 6
1.1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới và các bước xây dựng nông thôn mới 6
1.1.2.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 10
1.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh 13
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ AN LỘC – HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH 16
2.1 Tình hình cơ bản của xã An Lộc - huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh 16
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
2.1.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 17
2.1.1.3 Thời tiết và khí hậu 17
2.1.1.4 Nguồn nước thủy văn 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 18
2.2 Thực trạng việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã An Lộc – huyên Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh 19
2.2.1 Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí nông thôn mới của xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh 19
2.2.1.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình 19
2.2.1.2 Công tác tuyên truyền, tập huấn 21
2.2.1.3 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân 23
2.2.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu 24
tế Hu
ế
Trang 62.2.1.5 Công tác giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường 252.2.1.6 Về xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh trật
tự xã hội 262.2.1.7 Về huy động nguồn vốn 262.2.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc 272.3 Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây
dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh 322.3.1 Thông tin chung về mẫu điều tra 322.3.2 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia 332.3.3 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường 362.3.4 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp 372.3.4.1 Công tác tổng vệ sinh môi trường và cải tạo vườn, chình trang hàng rào trên địa bàn xã 372.3.4.2 Sự hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã vệ sinh môi trường trên địa bàn xã An Lộc 402.3.5 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch 412.3.6 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định 422.3.6.1 Công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải trước khi thải vào môi trường 422.3.6.2 Thực trạng sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm trên địa bàn xã 442.3.6.3 Công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình 462.3.7 Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường
tại xã An Lộc 472.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường trong
chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà
Trang 72.4.1 Thuận lợi 49
2.4.2 Khó khăn 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI T ẠI XÃ AN LỘC – HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH 51
3.1 Định hướng của chính quyền địa phương về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới 51
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã an lộc 52
3.2.1 Giải pháp về mặt chính sách, đường lối 52
3.2.2 Giải pháp về mặt kỷ thuật 52
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội 53
3.4 Giải pháp tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của cộng đồng 53
PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1 Kết luận 55
2 Kiến nghị 56
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
tế Hu
ế
Trang 8DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KT-XH Kinh tế - xã hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NTM Nông thôn mới
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
VH-TT-DL Văn hóa – Thể thao – Du lịch
VSMT Vệ sinh môi trường
tế Hu
ế
Trang 9DANH M ỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các hộ sử dụng nước trên địa bàn xã năm 2016 35
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các hộ thực hiện công tác vsmt tại các thôn điều tra 38
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại nhà vệ sinh tại các thôn điều tra 45
tế Hu
ế
Trang 10DANH M ỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các loại đất trên địa bàn xã an lộc 17
Bảng 2.2: Thông tin chung về mẫu điều tra 33
Bảng 2.3: Nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt của các hộ điều tra 34
Bảng2.4: Tình hình sử dụng nước hợp vệ sinh của các hộ trên địa bàn xã an lộc đến năm 2016 34
Bảng 2.5: Hiện trạng các cơ sở sxkd cam kết bảo vệ môi trường 36
Bảng 2.6: Các hộ cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào trên địa bàn xã năm 2016 37
Bảng 2.7: Công tác vệ sinh môi trường tại các thôn điều tra 38
Bảng 2.8: Quy hoạch và xử lý chất thải rắn tại xã an lộc giai đoạn 2014 - 2016 39
Bảng 2.9: Nghĩa trang quy hoạch và nghĩa trang đóng cửa trên địa bàn xã 41
Bảng 2.10: Hệ thống tiêu thoát các hộ gia đình trên địa bàn xã năm 2016 42
Bảng 2.11: Thực trạng xử lý rác thải tại các thôn điều tra 43
Bảng 2.12: Các hộ gia đình có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn quy định 44
Bảng 2.13: Loại nhà vệ sinh tại các thôn điều tra 45
Bảng 2.14: Tình hình xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi trên địa bàn xã an lộc 46
Bảng 2.15: Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại xã an lộc 48
tế Hu
ế
Trang 11Từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh
Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp
* Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình xây dựng nông thôn
mới và các tiêu chí đánh giá môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới
tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh Đánh giá tình hình thực hiện Tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã An Lộc
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp chuyên gia
tế Hu
ế
Trang 12* Các k ết quả đạt được
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng thực hiện 19 tiêu chí Nông thôn mới nói chung, và tiêu chí môi trường nói riêng và đã nêu được những thuận lợi và khó khăn trong quá trinh thực hiện tiêu chí môi trường
- Tìm hiểu được hoạt động của các hộ dân trong việc sử dựng các nguồn nước, các cách xử lý rác thải, chất thải cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường khác
- Đề tài đã đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm góp phần thực hiện tiêu
chí môi trường ngày càng tốt hơn
tế Hu
ế
Trang 13PH ẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số khu vực nông thôn chiếm trên 70% dân số cả nước Trong quá trình thực hiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang đặt ra nhiều nội dung, nhiệm vụ hết sức quan
trọng cần giải quyết Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội cho người dân khu vực nông thôn, từng bước xóa dần khoảng cách, mức sống giữa khu vực nông thôn với thành thị và hình thành các điểm dân cư theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020 cần phải có giải pháp toàn
diện, tầm quy mô lớn trong xây dựng, phát triển khu vực nông thôn Nội dung xây dựng nông thôn mới là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong giai đoạn tới
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 16 – NQ/TW ngày 05/08/2008 đã nêu mục tiêu tổng quát về xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020 (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ) ban hành 19 tiêu chí thì tiêu chí 17 là tiêu chí môi trường Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia Chương trình nông thôn mới thì mục tiêu
của tiêu chí này bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia (đạt 90%); các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí tiêu chí khó thực hiện khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân sống ở khu vực nông thôn
tế Hu
ế
Trang 14Trong đó, ô nhiễm môi trường có thể là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác ; chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản không đúng qui định
Từ khi thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thì trên địa bàn
xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh đã và đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí đã đề ra Tuy nhiên, đối với tiêu chí môi trường đang là vấn đề nan giải trên địa bàn xã và rất khó để hoàn thiện Để có thể đưa ra được các giải pháp hợp lý trước hết
cần phải đánh giá được thực trạng, tình hình thực hiện tiêu chí này như thế nào đồng thời chỉ ra những thuận lợi và hạn chế trong công tác thực hiện
Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Hữu Tuấn, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá tình hình thực
hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới
tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh; Đánh giá tình hình thực hiện Tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh như:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia
- Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp;
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử
lý theo quy định
Đề tài sẽ điều tra phỏng vấn 45 hộ gia đình bao gồm người dân và cán bộ để khảo sát tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2011-2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nôi dung của bài tôi sử dụng một số phương pháp sau:
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa trên địa bàn xã An Lộc để thấy dược thực trạng
về nước sạch hợp vệ sinh, rác thải, nước thải, chất thải rắn của các hộ gia đình
- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Chọn 45 hộ phỏng vấn ngẫu nhiên tại 3 thôn: Chân Thành, Quyết Thắng, Xuân Triều
Nội dung điều tra được thể hiện qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn (phụ lục)
4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin liên quan về vấn đề nghiên cứu từ mạng internet, các bài khóa luận tốt nghiệp ở thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
- Các văn bản pháp luật, nghị quyết, quyết định có liên quan
- Các bài báo cáo, số liệu về 19 tiêu chí trong nông thôn mới nói chung và tiêu chí môi trường nói riêng từ Phòng Địa chính – Nông nghiệp của xã
tế Hu
ế
Trang 164.2 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên
hướng dẫn, cán bộ chuyên môn của xã về vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện
nội dung nghiên cứu
4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tôi đã tiến hành thu thập, xử lý số liệu và xây dựng
hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu
4.4 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Trong phạm vi đề
tài này phương pháp được trình bày tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong
Chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc nhằm khái quát định hướng mục
tiêu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trên địa
bàn xã
5 N ội dung khóa luận
Nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của tôi bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương
trình xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu chí môi trường trong Chương trình
xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh Đạ i h
tế Hu
ế
Trang 17PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." [4]
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào mô trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh hoạt và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ Các
dạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, phóng xạ, tiếng ồn
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014: “ Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỷ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [2]
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế -
xã hội có tính đến dự báo phát triển
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [4]
“Quản lý môi trường là tổng hợp các bện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỷ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.” [4]
tế Hu
ế
Trang 181.1.2 Các v ấn đề về nông thôn mới
1.1.2.1 Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
Khái niệm nông thôn
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại theo Thông tư
số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã"
Khái niệm nông thôn mới
- Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội
1.1.2.2 Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới theo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao
1.1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới và các bước xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện rõ qua bộ tiêu chí đã được Thủ tướng
tế Hu
ế
Trang 19Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 [6] bao gồm 19 tiêu chí được phân thành 5 nhóm cụ thể sau:
- Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)
• Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Nhóm 2: H ạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
• Tiêu chí giao thông
• Tiêu chí Thủy lợi
• Tiêu chí Điện
• Tiêu chí Trường học
• Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá
• Tiêu chí Chợ nông thôn
• Tiêu chí Bưu điện
• Tiêu chí nhà ở dân cư
- Nhóm 3: Kinh t ế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)
• Tiêu chí Văn hoá
• Tiêu chí Môi trường
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị ( 2 tiêu chí)
• Tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị
• Tiêu chí An ninh trật tự xã hội
* Trình tự xây dựng nông thôn mới cấp xã gồm 7 bước sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp
xã; Ban phát triển thôn;
tế Hu
ế
Trang 20Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí
Quốc gia về Nông thôn mới đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 20/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Bước 4: Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt qui hoạch xã nông thôn mới; Bước 5: Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới
của xã;
Bước 6: Tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện
chi tiết các nội dung và dự án thành phần trong đề án;
Bước 7: Tổ chức thực hiện các nội dung và dự án thành phần trong đề án; đồng
thời đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện
1.1.2.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn, có bổ sung các dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
tế Hu
ế
Trang 21- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề
án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành theo Quyết định số 73/2014/QĐ – UBND ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên các xã trong toàn tỉnh
Theo đó các tiêu chí về môi trường đã được hướng dẫn cụ thể hóa nhằm đảm bảo cho việc đánh giá, cụ thể: [7]
Đối với tiêu chí về tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 85%, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia: Nước
hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi
Đối với tiêu chí về tỷ lệ các cơ sở sản xuất – kinh doanh thì trên 90% đạt chuẩn về môi trường: Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu
trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan
Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không
tế Hu
ế
Trang 22xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh
Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường: Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp
được xây dựng bê tông hóa hoặc đổ cấp phối, thường xuyên vệ sinh (tối thiểu 1 tuần một lần); có trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội; Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường
Đối với tiêu chí nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: Mỗi
thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang); Có Quy chế quản lý nghĩa trang; Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại
Đối với tiêu chí chất thải, nước thải khu dân cư được thu gom và xử lý theo quy định: Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu
thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng, hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và
xử lý tại bãi rác tập trung
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, thực
sự là phong trào rộng lớn nhất từ trước đến nay về xây dựng nông thôn ở nước ta
Đại hội X (2006), Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải gắn với giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn
và nông dân Đại hội yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản
có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh” [9]
Hội nghị Trung ương 7 khóa X (2008) ra Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để khẳng định tầm quan trọng của xây dựng nông nghiệp nước ta Sau đó,
tế Hu
ế
Trang 23Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các kết luận về đề án: An ninh lương thực quốc gia; Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam
Cụ thể hóa chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ đã ra Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg Về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Với bộ tiêu chí này, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước đã có bước đột phá về xây dựng nông thôn mới Qua đó, nông thôn mới được thể hiện như một vùng sinh thái hoàn chỉnh, một địa bàn cùng với nông nghiệp và nông dân có vị trí chiến lược và sinh động - hiện đại trên cơ sở kế thừa và phát triển những yếu tố, bản sắc văn hóa nông thôn truyền thống Việt Nam Bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn cụ thể (định lượng) của 19 tiêu chí Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương phối hợp cùng
nhiều bộ ngành liên quan dự thảo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong
cả về vật chất và tinh thần của nhiều khu vực dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt
tế Hu
ế
Trang 24Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất
Tính đến hết tháng 11-2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số
xã khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được
10 tiêu chí trở lên) là 183 xã [9]
Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai); Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh); Đông Triều (Quảng Ninh); Hải Hậu (Nam Định); Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP Hà Nội); thị
xã Ngã Bảy (Hậu Giang) Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) [9]
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, nổi lên một số khó khăn, bất cập: Nhận thức của một số bộ phận cán bộ và người dân về nông thôn mới còn chưa đúng và chưa đầy đủ; hệ thống cơ chế chính sách chưa thực sự đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung (Luật ngân sách, Nghị định 61 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, Nghị định 42 về bảo vệ đất lúa; các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành về các tiêu chí…); công tác điều phối Chương trình còn nhiều lúng túng, một số nơi phó mặc cho ngành nông nghiệp; năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu một số kỹ năng cơ bản để triển khai Chương trình hiệu quả; huy động nguồn lực (nhất là nguồn ngân sách trung ương) cho Chương trình chưa tương xứng với mục tiêu; chưa có cơ chế lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn trên cùng địa bàn
Do những tồn tại, bất cập trên, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền có sự chênh lệch lớn Trong khi số xã đạt chuẩn ở vùng Đông Nam Bộ đạt 46,4%, cao nhất cả nước, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng với 42,8%; đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc chỉ đạt lần lượt là 16,7%; 13,2% và 8,2% Đáng lưu ý, trong 19 tiêu chí thì môi trường đang là vấn đề nhiều hạn chế nhất ở tất cả các vùng miền Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích;
tế Hu
ế
Trang 25huy động quá sức dân hoặc nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán
Số nợ đọng của 35/41 tỉnh, thành có báo cáo là 8.600 tỷ đồng [9]
Với thực tế của các địa phương hiện nay, thì xây dựng nông thôn mới một cách đúng nghĩa, thực chất theo bộ tiêu chí và kịp tiến độ thì chỉ có phép màu nếu không
có sự huy động tổng lực từ các cấp và toàn xã hội
Là tỉnh có điểm xuất phát thấp, lại thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khách quan bất lợi, tuy nhiên, đến năm 2016 toàn tỉnh đã có thêm 30 xã về đích NTM (đạt 150% kế hoạch), không còn xã dưới 9 tiêu chí, mức độ đạt các tiêu chí nâng lên 1,2 lần Việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt những kết quả quan trọng Nhìn tổng thể, từ thực tiễn những năm qua và năm 2016, Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá cao trong phương pháp, cách làm thực hiện Chương trình xây dựng NTM Đặc biệt, Trung ương đánh giá cao nỗ lực thực hiện 19 tiêu chí theo quy định chung và tiêu chí xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu.[8]
Đây là tiêu chí riêng của Hà Tĩnh, được nhiều địa phương gọi là “tiêu chí 20” - một tiêu chí kiểm nghiệm rõ nét tinh thần, ý thức của người dân trong việc xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, tác động tới nếp sống văn hóa tại các vùng quê Thực tế tại các địa phương trong toàn tỉnh, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đã trở thành phong trào rộng khắp, thành ý thức tự giác của mỗi người Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.250 thôn có phương án triển khai xây dựng, trong đó, 490 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu [8]
Phong trào phát triển kinh tế vườn, xây dựng vườn mẫu lan tỏa mạnh mẽ, đi vào chiều sâu Đến nay, có 5.556 vườn mẫu được xây dựng, trong đó, 1.300 vườn đạt chuẩn Cùng với việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, Hà Tĩnh đã xây dựng thành công bước đầu mô hình làng xã du lịch gắn với xây dựng NTM Đây là hướng đi mới để gìn giữ nét văn hóa làng quê, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng NTM bền vững mà Đảng bộ tỉnh nhà đã xác định [8]
Trong bức tranh của Hà Tĩnh hôm nay, từ kết quả của nhiều năm thực hiện và năm 2016 với nỗ lực vượt qua thử thách, kết cấu hạ tầng KT-XH đã tạo nên diện mạo mới trên các vùng quê, tác động tới nhu cầu thiết yếu của từng gia đình, làm thay đổi
tế Hu
ế
Trang 26một bước quan trọng về chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân Trong năm, toàn tỉnh đã làm 887 km đường giao thông nông thôn (trong đó, thực hiện theo
cơ chế hỗ trợ xi măng 720 km), kiên cố hóa 159 km kênh mương nội đồng (thực hiện theo cơ chế hỗ trợ xi măng 129 km); xây mới 59 trạm biến áp, lắp đặt 200 km đường dây điện; xây dựng mới, nâng cấp 320 nhà văn hóa thôn (làm mới 194 nhà); sửa chữa, nâng cấp 170 phòng học, phòng chức năng; xóa 382 nhà tạm
Cùng với kết cấu KT-XH, phong tục, nếp sống văn hóa của các vùng quê tiếp tục được phát huy, gìn giữ; ứng xử “tình làng nghĩa xóm” trong cộng đồng được coi trọng Để giữ gìn và phát huy những nét đẹp tình người ấy, nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn về ứng xử văn hóa cộng đồng Tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2016 đạt 82,4%, tỷ lệ thôn văn hóa đạt 69,67% [8]
Bám sát mục tiêu xuyên suốt của Chương trình xây dựng NTM, với sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống KT-XH ở các địa phương đã có nhiều thay đổi tích cực Các mô hình kinh tế tiếp tục được đầu tư, tạo sự tăng trưởng khá Năm 2016, tăng trưởng nông nghiệp Hà Tĩnh đạt 4,89%/năm, trong khi bình quân cả nước là 1,2%, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 80 triệu đồng/ha; thành lập mới 3.387 mô hình sản xuất hiệu quả Cùng với việc tiếp tục thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng giống ngắn ngày, giống lúa chất lượng cao, tỉnh nhà còn chú trọng tăng diện tích cây ăn quả [8]
Năm 2016, diện tích, năng suất, sản lượng và giá các loại cây ăn quả có múi đều cao hơn năm 2015 Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục tăng về số lượng, sản lượng: sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 118.000 tấn, tăng 14,2% so với năm 2015 Các địa phương đã phát triển thêm 16 cơ sở chăn nuôi lợn thịt liên kết quy mô 500 con trở lên, nâng tổng
số lên 156 cơ sở; hoàn thành đưa vào sản xuất 7 trại lợn nái cấp bố mẹ quy mô 300 con trở lên, nâng tổng số lên 32 cơ sở Trên cơ sở kết quả đã đạt được, nhằm thúc đẩy kinh
tế tiếp tục phát triển, tỉnh nhà đã ban hành cơ chế đặc thù tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020
Lĩnh vực CN-TTCN nông thôn tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt trên 6.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh), tăng 9,8% so với
tế Hu
ế
Trang 27cùng kỳ Thành lập mới 3 cụm công nghiệp, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 4 cụm công nghiệp, bổ sung quy hoạch 1 cụm công nghiệp , nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập đến nay là 20, thu hút 235 dự án đăng ký đầu tư Trong đó, nhiều dự án có quy mô khá được chấp thuận chủ trương đầu tư trong các cụm công nghiệp như: dự án Nhà máy Sản xuất ván MDF tại cụm công nghiệp Vũ Quang, dự án xây dựng cơ sở kinh doanh và giới thiệu sản phẩm địa phương tại cụm công nghiệp Gia Phố 8/11 sản phẩm tham gia đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được củng cố, phát triển; cơ bản hoàn thành chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 Trong năm, hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý 37 chợ, nâng tổng số chợ giao cho doanh nghiệp/HTX quản lý đạt 118/130 chợ theo kế hoạch
Hà Tĩnh, từ lâu đã xác định rõ, “xây dựng NTM phải thực chất, không chạy theo thành tích”, thực hiện tốt chủ trương “Tỉnh định hướng, huyện chỉ đạo và xã thực hiện”; khơi dậy, động viên phong trào, đưa chỉ tiêu “xây dựng NTM” thành chỉ tiêu thi đua và đánh giá, xếp loại cán bộ Bởi vậy, năm 2017, tỉnh xác định, tiếp tục tập trung cao, ưu tiên cả sự lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để thực hiện Chương trình xây dựng NTM một cách toàn diện, có chiều sâu, thực chất, bền vững; xây dựng NTM theo hướng gắn với phát triển đô thị văn minh, xây dựng NTM kiểu mẫu Phấn đấu có thêm ít nhất 18 xã đạt chuẩn NTM; 1-2 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; không còn xã dưới 10 tiêu chí, có 30 khu dân cư NTM kiểu mẫu, thêm 200 vườn mẫu đạt chuẩn [8] Đạ i h
tế Hu
ế
Trang 28CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ
AN LỘC – HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Tình hình cơ bản của xã An Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
An Lộc là một xã nằm về phía tây Bắc Huyện Lộc Hà, cách trung tâm Huyện 5
km về phía Đông Bắc, cách Thành phố Hà Tĩnh 18km về phía Bắc, cách biển đông 2km về phía tây Nằm giữa hai ngọn núi Bằng Sơn và Hồng Lĩnh
Phía Bắc giáp xã Tân Lộc
Phía Đông giáp xã Thịnh Lộc
Phía Nam giáp xã Thạch Bằng
Phía Tây giáp xã Bình Lộc, xã Thạch Mỹ Có chiều dài địa lý 6km, chiều rộng 3km Có tuyến đường 22/12 và đường Vượng An đi qua thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa giữa các huyện Nghi Xuân, Can Lộc
tế Hu
ế
Trang 292.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 493,77 ha, trong đó có 297,3 ha đất canh tác chiếm 60,2% đất tự nhiên, 25 ha đất cát, chiếm 0,5% đất tự nhiên, số còn lại là đất đồi núi đá trọc Chất đất được phân làm 4 loại chủ yếu là: đất cát pha bạc màu, đất thịt, đất cát và chua phèn Ruộng bậc thang, chia làm nhiều dạng Có 162 ha đất hai lúa; (trong
đó có 40 ha đất sâu trũng), chiếm 13,4% đất canh tác, 15 ha đất chuyên màu, chiếm
0,5% đất canh tác; 25 ha đất chuyên mạ, chiếm 0,8% đất canh tác; 90 ha đất lúa màu, chiếm 30% đất canh tác; tài nguyên khoáng sản ít, khó khai thác Điều kiện tưới tiêu
Đất thịt và thịt pha cát có 298,9 ha, chiếm 60,5% đất tự nhiên của xã và phân bổ
ở địa hình trũng phía tây bắc, có chất đất khá tốt thích hợp với các loại cây lương thực,
Đất chua phèn phân bổ ở các vùng xung quanh Lùm Qoai, Nước chua, Cầu Bàng
với diện tích 87,4 ha chiếm 17,7% đất tự nhiên thích hợp với việc nuô trồng thủy sản
2.1.1.3 Thời tiết và khí hậu
Thời tiết khí hậu là những hiện tượng tự nhiên nó chi phối vị trí địa lý, địa hình của
mỗi vùng Thời tiết khí hậu là những nhân tố ảnh hưởng lớn đế sản xuất nông nghiệp, nó
tế Hu
ế
Trang 30quy định mùa vụ trong năm Chính vị vậy hiểu biết được quy luật thời tiết của vùng để quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cần thiết trong sản xuất nông nghiệp nó quyết định đến năng suất và sản lượng cây trồng
Nằm trong vùng khí hậu Bắc miền Trung nên An Lộc có hai mùa rõ rệt: mùa lạnh và mùa nóng
Mùa lạnh: thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình dưới 20o
C Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 vào mùa này nhiệt độ thường cao và mưa nhiều Nhiệt độ trung bình 30o
C, nhiệt độ nóng nhất có thể lên đến 38o
C – 40oC Mùa này có gió mùa Đông Nam mang theo hơi ẩm, gây mưa rào và gió Tây Nam khô nóng kèm theo nhiệt độ cao, gây nắng nóng
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 8, chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, khí hậu ở An Lộc thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng Tuy nhiên, do thiếu nước để gieo cây vụ hè thu vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 nên việc phát triển của cây trồng còn thiếu tính tập trung
2.1.1.4 Ngu ồn nước thủy văn
Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lấy từ Hồ Đập Khe hao và hậu ngọt hóa Sông Nghèn bằng các trạm bơm và qua các kênh dẫn nước
Nguồn nước ngầm ở xã An lộc khá tốt, phân bổ rộng khắp trong toàn xã Hiện toàn xã có 907 giếng đào và giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt của dân cư Nhìn chung nguồn nước ngầm ở đây chất lượng khá tốt, tầng phân bố nông, chỉ từ 2 đến
2,5m là có nước
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số và lao động là một yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất và nguồn lực tạo ra của cải cho xã hội Trong quá trình phát triển kinh tế, lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của một quốc gia hay một địa phương Tuy nhiên trong điều kiên như hiện nay với áp lực dân số tăng nhanh gây nên áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân ở những nước đang phát triển nói chung
tế Hu
ế
Trang 31và Việt Nam nói riêng
Sộ hộ dân và số lượng lao động trong độ tuổi lào động có xu hướng ngày càng tăng lên Sở dĩ đã có sự gia tăng này là do sự tách hộ từ những gia đình có nhiều thế hệ
sống chung một gia đình, đồng thời trong những năm qua với sự hình thành của Huyện mới Lộc Hà, giá cả đất đai ngày càng tăng cho nên các hộ gia đình lợi dụng vào chính sách cấp đất vườn ở của Nhà nước nên xin cấp đất và tách hộ nhằm tăng quyền sử
dụng đất ở địa phương
Xã An Lộc hiện nay số hộ sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm khá lớn chiếm 82,4% trong tổng số hộ, hộ phi nông nghiệp 160 hộ chiếm 17,6% tổng số hộ Trong những năm qua nhờ có những chính sách chuyển đổi ngành nghề của xã nên tỷ lệ hộ nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua từng năm Xét về mặt cơ cấu của hộ thì có sự tăng lên, các hộ phi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn Về lao động: Năm 2012 tổng
của toàn xã là: 1831 chiếm 54,2% dân số toàn xã, là nguồn lao động rất dồi dào cung cấp cho các ngành kinh tế cho địa phương và là động lực phát triển kinh tế, nhưng đó cũng là áp lực việc làm cho lực lượng lao động này Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm xuống trong thời gian qua nhưng vẫn ở mức cao Điều đáng chú ý là trong nông nghiệp nông thôn, người dân không sống dựa hoàn toàn vào nông nghiệp mà đang dần chuyển sang các ngành nghề khác như: kinh doanh, buôn bán, làm việc trong
xý nghệp, nhà máy để nâng cao thu nhập và đời sống
Tuy nhiên, tình trạng thất nghệp ở xã thì ít nhưng tình trạng thiếu việc làm trong
thời gian không chính vụ rất phổ biến Vì vây, cần tạo việc làm tại địa phương, chuyển dần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là xu hướng tích cực trong giải quyết
việc làm, từ đó cũng làm cho mức bình quân đất nông nghiệp trên đầu người được tăng lên, mức độ tập trung ruộng đất củng cao hơn
2.2 Thực trạng việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở
xã An Lộc – huyên Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1 Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí nông
2.2.1.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình
Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM trong
tế Hu
ế
Trang 32những năm vừa trên địa bàn xã có một số thuận lợi cơ bản: Một số ngành kinh tế của
xã nhà có bước khởi đầu thuận lợi Đặc biệt trong năm 2014, trong vụ xuân toàn xã gieo trồng được 284 ha cây trồng các loại đạt 100% kế hoạch Giá trị xây dựng ước
thực hiện 4,8 tỷ đồng, đạt 52,1% so với năm 2013, nguồn vốn từ các Chương trình MTQG vốn lồng ghép Dự án đường trung tâm trục chính đã được phân bổ kịp thời tạo điều kiện cho địa phương hoạt động Công tác lãnh đạo cuả cấp ủy, chính quyền được triển khai thường xuyên Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế có bước phát triển,
an sinh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Ban chỉ đạo cùng với bộ máy giúp việc đã triển khai hội nghị ngay từ đầu năm
nhằm tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo rà soát các tiêu chí để đầu tư vào một cách hợp lý một số tiêu chí hoàn thành trong từng năm, đồng thời tăng cường cán bộ phụ trách xuống các thôn để kiểm tra đôn đốc
Trong năm 2014 Ban thường vụ Đảng Ủy tiếp tục ban hành Nghị quyết
02/NQ-ĐU ngày 10/01/2014 về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra công tác xây dựng cơ bản, làm đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương Ngoài Quyết định số 418/QĐ-UBND tỉnh và Quyết định số 553 QĐ-UBND ngày 07/03/2014 của UBND huyện về việc ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng do xã quản lý UBND xã đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 10/03/2014 của UBND xã tiếp tục hỗ trợ cho các thôn làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương 60 triệu đồng/km trích từ ngân sách xã [1]
Trong năm 2016 Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM đã ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính chính sách: hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; thu gom,
xử lý rác thải, chất thải; chính sách hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, chuyển giao quyền chủ đồng cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; huy động, quản
lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ người dân; ứng
dụng khoa học Các văn bản liên quan đến Chương trình về các chủ trương, chính sách cũng như hướng dẫn về cách làm, cách xác định các tiêu chí từ các ngành, các
tế Hu
ế
Trang 33cấp đã được quán triệt triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân [3]
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế Nhiệm vụ xây dựng NTM ngoài cấp xã là vai trò quyết định của cấp thôn nhưng việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các thôn chưa quyết liệt, chưa thực sự tâm huyết để thực
hiện chương trình, ý thức của người dân chưa hiểu biết về tầm quan trọng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
2.2.1.2 Công tác tuyên truyền, tập huấn
a) Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân để phát huy vai trò trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xác định công tác tuyên truyền, quán triệt trong hệ thống chính trị và triển khai ra dân hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa, quyền
và trách nhiệm chủ thể của người dân, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới
là một nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định đến việc tổ chức thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Do đó, ngay sau khi Quy hoạch, Đề án được phê duyệt, BQL, BCĐ đã tập trung công tác tuyên truyền, triển khai vận động ra dân một cách sâu, rộng thông qua các đoàn thể, các thôn xóm, phát phiếu để các hộ tự nguyện đăng ký thực hiện từng nội dung tiêu chí cụ thể Ban quản lý xã phát tài liệu
hỏi, đáp và bảng đăng ký hộ gia đình xây dựng nông thôn mới để các hộ tự nguyện đăng ký Kết quả có 100% số thôn đăng ký thực hiện và 98,7% số hộ đăng ký và tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Ban Chỉ đạo xã đã triển khai cấp phát 775 quyển tài liệu hỏi, đáp tuyên truyền
về nông thôn mới, thực hiện nhiều khẩu hiệu, Panô, áp phích đều khắp toàn xã và tổ
chức hàng trăm cuộc tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ cụ thể của xã về nội dung xây dựng nông thôn mới
Qua công tác tuyên truyền vận động, ý thức của người dân được nâng lên, người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của mình Mục tiêu xây dựng nông thôn mới chủ yếu là sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và người dân có vai trò là chủ thể quan
tế Hu
ế
Trang 34trọng Từ đó đã tích cực tham gia thể hiện qua các việc làm cụ thể như: hiến đất, hoa màu, tường rào, đóng góp tiền, ngày công lao động làm kênh mương thủy lợi nội đồng, xây dựng đường giao thông nông thôn; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng cảnh quan môi trường thôn xóm trên địa bàn toàn xã
b) K ết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”
Để cuộc vận động đạt hiệu quả thiết thực, MTTQ xã phối hợp với các tổ chức thành viên thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương Bên cạnh đó, MTTQ xã và ban công tác mặt trận các khu dân cư còn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát cơ sở, nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền, tạo niềm tin trong nhân dân, từ đó thu hút mọi người cùng tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, các tầng lớp nhân dân đoàn kết trong lao động sản xuất, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước làm giàu Đồng thời, chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của người có uy tín trong cộng đồng, triển khai xây
dựng hương ước, quy ước thôn bản, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy hoạch, xây dựng đề án tổ chức thực hiện với mục tiêu phát huy nội lực cộng đồng dân cư, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia, đảm bảo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ" Nhà nước đầu tư một
phần kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất Các hộ dân hưởng lợi tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp kinh phí đối ứng để thực hiện các hạng mục công trình MTTQ, BTV Đảng ủy, BCĐ, BQL nông thôn mới phối hợp tổ chức tập huấn được 21
lớp trên các lĩnh vực như; kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo, kỹ thuật trồng và chăm bón rau sạch, kỹ thuật trồng nấm rơm, kỹ thuật quy trình
tế Hu
ế
Trang 35bắc mạ gieo và cấy các trà lúa có năng suất cao, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất theo hướng thị trường Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ xã đến tận thôn xóm, tập trung vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả như: Mô hình nuôi cá, Lúa, Vịt,
Lợn hộ ông Trần Văn Tài, hộ ông Nguyễn Xuân Tư ở thôn xuân triều nuôi vịt đàn của
hộ ông Đặng Văn Tĩnh, nuôi bò nhốt của hộ ông Đào Văn Tĩnh ở thôn Quyết Thắng, xây dựng mô hình kinh tế trang trại của hộ anh Nguyễn Văn Hạnh ở thôn Chân Thành
Qua 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM từ năm 2011-2015
xã đã thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác và 4 doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả giải quyết việc làm thường xuyên cho 350 lao động địa phương Hội nông dân với phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo Hội phụ nữ có mô hình Phụ nữ tiết kiệm, tăng gia sản xuất và góp
vốn xoay vòng hỗ trợ xây nhà, Hội cựu chiến binh cho nguồn vốn gần 80 triệu đồng cho các hội viên vay vốn để sản xuất chăn nuôi
2.2.1.3 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
a Phát triển sản xuất
An Lộc là địa phương có truyền thống canh tác lạc và lúa trong những năm gần đây UBND xã chủ động cung ứng các gống: Lạc L14, lúa giống BTE-1 cho sản xuất trên địa bàn xã góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế
Trong 6 năm (2011-2016) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM toàn
xã đã có 4 doanh nghiệp, 5 HTX, 5 THT và 23 mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả trong đó: có 4 mô hình lớn, 4 mô hình vừa, 15 mô hình nhỏ Các mô hình đã phát huy
có hiệu quả, năng suất, thu nhập cao gắn liền với liên kết tiêu thụ sản phẩm như: dịch
vụ thức ăn gia súc, chăn nuôi bò nhốt, gia cầm Tuy nhiên vẫn còn có mô hình sản xuất thu nhập chưa liên kết được các doanh nghiệp dẫn đến bế tắc tiêu thụ chậm, ảnh hưởng nhân rộng mô hình
- Kinh tế trang trại
+ Hiện tại trên toàn xã hiện nay đã có 8 mô hình chăn nuôi bò nhốt có từ 8 con trở lên, một mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại với số lượng 20 con 7 tháng đầu năm
tế Hu
ế
Trang 36xuất chuồng 360 con và 2 mô hình chăn nuôi tổng hợp Hiệu tại đang xây dựng 3 mô hình chăn nuôi tổng hợp tại vùng chăn nuôi tập trung ở Đồng đức
+ Trồng trọt: Đã thực hiện đề án khoanh vùng sản xuất gần 100ha giống lúa
BTE-1 năng suất gần 80 tạ/ ha
b Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân
Thu nhập bình quân đầu người của xã không ngừng được tăng lên, năm 2015 là 25,35 triệu đồng/người/năm [2], năm 2016 đạt 28,22 triệu đồng/người/năm [3] , năm
2017 ước đạt 30,50 triệu đồng/người/năm Tích cực phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tạo mọi điều kiện để nhân dân tiếp cận với mọi nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn theo QĐ 23, QĐ 26 của UBND tỉnh Tổng số tiền vay theo QĐ 23, QĐ 26 năm 2016 gần 3 tỷ đồng với 23 lượt khách hàng vay, tổng
số tiền lãi suất phải hỗ trợ dự kiến là 120 triệu đồng Số hộ nghèo năm 2016 là 89/879
hộ đạt tỷ lệ 10,13%, theo số liệu điều tra cuối năm 2016 số hộ nghèo ước tính là 41/821 hộ, đạt 4,99% [3]
2.2.1.4 Xây d ựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Kết quả thực hiện đường giao thông nông thôn: Từ khi triển khai chương trình nông thôn mới xây dựng, bê tông hóa được 2,6 km đường trục xã; 4,2 km đường trục thôn, xóm; 8,9 km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa 7,15 km; các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân
cư có rãnh thoát nước 2 bên đạt 3 km
- Trong quá trình thực hiện đều thuận lợi về công tác giải ngân cho nhà thầu tuy vậy nhưng tiến độ hoàn thành đạt chưa cao do tác động mặt khách quan của thời tiết nên còn chậm so với kế hoạch
Đến tháng 11/2016 về xây dựng cơ bản tập trung xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa và hệ thống mương thoát nước dân sinh trên đại bàn toàn xã Tính đến nay
tế Hu
ế
Trang 37đã xây dựng được 5,4km mương thoát nước dân sinh kinh phí thực hiện 2 tỷ đồng; Triển khai xây dựng mới nhà văn hóa xã với tổng kinh phí là 4,1 tỷ đồng; Hoàn tất 4 nhà văn hóa 4 thôn gồm: Thống Nhất; Xuân Triều; Chân Thành; Bình Nguyên kinh phí thực hiện là 3,678 tỷ đồng; Xây dựng và nâng cấp 4 khu thể thao thôn kinh phí thực hiện 600 triệu đồng; Xây dựng mới dãy nhà học 2 tầng trường Mầm Non với kinh phí là 5,037 tỷ đồng; Hoàn thiện xây dựng khuôn viên khu trung tâm xã; Quy hoạch chi tiết và xây dựng mới nghĩa trang bãi thủng tại thôn Xuân Triều rộng 2,6 ha kinh phí thực hiện 600 triệu đồng
- Khu dân cư kiểu mẫu: Tất cả các thôn sau khi xây dựng mương thoát nước dân cư đã tiến hành đắp lề đường đến nay xây dựng được 5505m; xây được 500m bồn trồng hoa, cây cảnh, trồng được 500m hoa; thôn Thống Nhất được 1005m, thôn Chân Thành 1200m, thôn Xuân Triều xây dựng được 800m, thôn Bình nguyên đang thực hiện; tiến hành trồng hàng rào phủ cây xanh khuôn viên nhà văn hóa thôn Hội phụ nữ
xã phối hợp với hội phụ nữ huyện thành lập các tổ chỉnh trang nhà sạch vườn đẹp tại 5/5 thôn và tiến hành vận động chỉnh trang nhà cửa tại các thôn
+ Về thôn Quyết Thắng: xây dựng khu dân cư kiểu mẫu đến nay đạt khoảng 40%
số tiểu tiêu chí đã đạt được 5/10 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 1: Nhà ở và công trình phụ
trợ; Tiêu chí số 6: Hệ thống điện; Tiêu chí số 7: Văn hóa, giáo dục, y tế; Tiêu chí số 9:
Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội; Tiêu chí số 10: Chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước và các quy định khác của các tổ chức Xây được 2500m lề đường, 500m bồn trồng hoa, cây cảnh, trồng được 250m hoa; Trồng 1000 cây phi lao xung quanh khuôn viên nhà văn hóa thôn Chi hội phụ nữ tổ chức ra quân vệ sinh môi trường vào ngày mồng 5 hàng tháng, thành lập tổ chỉnh trang nhà sạch vườn đẹp tiếp
tục vận động các hộ dân chỉnh trang nhà cửa
Các thôn còn lại đạt từ 3 – 5 tiêu chí đạt từ 15 – 20%
2.2.1.5 Công tác giáo d ục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng
cấp, chỉnh trang tu sửa một số hạng mục, cơ sở vật chất tại trường Tiểu học nhằm giữ
vững trường chuẩn mức I và tiến tới đạt mức chuẩn giai đoạn II Đồng thời phối kết
tế Hu
ế
Trang 38hợp với chính quyền địa phương 2 xã Bình lộc và Thịnh lộc đầu tư hoàn thành các hạng mục tại trường TH Cơ sở Bình - An – Thịnh đạt chuẩn mức độ I
- Công tác y tế: Tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, công tác khám, chữa bệnh đạt kết quả cao Đã tiến hành nâng cấp một số hạng mục ở tại phòng sản, với nguồn vốn gần 220 triệu đồng
- Công tác văn hóa: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí gia đình văn hóa, làng văn hóa và thực hiện đăng ký gia đình văn hóa đạt 100% Triển khai ký kết phong trào “ba không” do ủy ban MTTQ xã đã tổ chức và triển khai ban hành hương ước ở các thôn 100% công sở văn minh xanh đẹp
- Công tác bảo vệ môi trường: Vận động cán bộ công chức, trưởng các đoàn thể, các chi hội cùng với nhân dân tham gia thực hiên tốt ngày mùng 5 hàng tháng thực hiện chương trình xây dựng NTM
2.2.1.6 Về xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh trật tự xã hội
- Hệ thống chính trị: Thực hiện Quyết định số 33/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh và kết luận 05 của BTV Tỉnh ủy đã tổ chức cho cán bộ công nhân làm bản cam kết và tiến hành hội nghị công đoàn đầu năm nhằm chấn chỉnh lại hệ thống làm việc, vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của người đứng đầu kết hợp với phòng Nội vụ huyện triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ xã đạt chuẩn
- An ninh trật tự xã hội: Công an xã lập kế hoạch phối hợp với các đoàn thể xã tăng cường công tác tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong đó chú ý đến tình hình an ninh chính trị trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, giải quyết dứt điểm đánh bài, xung điện, trộm cắp trên địa bàn xã
2.2.1.7 Về huy động nguồn vốn
Tổng nguồn huy động vốn năm 2016: 18.170,5 triệu đồng
Trong đó:
+ Ngân sách TW, tỉnh: 941 triệu đồng, chiếm 5,2%
+ Ngân sách huyện: 905 chiếm 5%
+ Ngân sách xã: 4020 triệu đồng, chiếm 22,12%
tế Hu
ế
Trang 39+ Lồng ghép từ chương trình, dự án: 8337 triệu đồng, chiếm 45,87%
+ Dân góp: 3094 triệu đồng, chiếm 17,03%
+ Doanh nghiệp: 300 triệu đồng chiếm 1,65%
+ Nguồn khác (đỡ đầu, tài trợ): 573,5 triệu đồng, chiếm 3,15% [3]
2.2.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã An Lộc
Theo kết quả rà soát trong năm 2016 xã An Lộc đạt 12/19 tiêu chí (chiếm 63,2%) tăng lên đáng kể so với giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 7/19 tiêu chí (chiếm 36,8%) trong 5 năm Trong năm 2016 toàn xã đã đạt được các tiêu chí gồm: Quy
hoạch, Thủy Lợi, Bưu điện, Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, Giáo dục, Y tế, Hộ nghèo, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, Hình thức tổ chức sản xuất, An ninh trật tự xã hội, Văn hóa, Nhà ở dân cư Còn 7 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, Điện, Thu nhập, Trường học, Môi Trường; Cơ sở vật chất văn hóa, Khu dân cư kiểu mẫu cụ thể:
Tiêu chí 1 : Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Đạt
- Quy hoạch được điều chỉnh theo Thông tư 13: Điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm xã
- Công bố Quy hoạch: Bổ sung biên bản công bố QH
- Cắm mốc Quy hoạch: Cần bổ sung hồ sơ quản lý cắm mốc quy hoạch
Tiêu chí 2: Giao thông: Chưa đạt (65%)
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: 2,12/2,62 đạt 80%, cần điều chỉnh số liệu đường trục
xã phù hợp với thực tế
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT: 2,05/4,23 đạt 48% Mở rộng thêm 910 m đường trục thôn LT3; Điều chỉnh lại số liệu phù hợp với thực tế
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: chưa đạt cần đắp lề đường các tuyến đã thi công; Rà soát cụ thể các tuyến để có số liệu đánh giá
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
Trang 40- Đường trục xã có trồng cây bóng mát, khoảng cách cây tùy loại nhưng đảm bảo có khả năng giao tán sau khi cây trưởng thành: chưa đạt cần trồng mới cây xanh
Tiêu chí 3: Thủy lợi: Đạt
Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất dân sinh; hồ sơ lưu trữ chờ hệ thống kênh mương tưới Sông Nghèn hoàn thiện;
Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa: 10,452/11,434 km đạt 91%
Tiêu chí 4: Điện: Chưa đạt (90%)
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu của ngành điện, tỷ lệ các hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn, đạt tỷ lệ 100% Thay thế 15 cột điện, 600 m đường dây hạ thế
Vận động dân thay thế dây sau công tơ chưa đạt chuẩn
Tiêu chí 5: Trường học: Chưa đạt (65%)
Các trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia gia đoạn 1 Xây dựng mới 6 phòng học đa chức năng tại trường Mầm Non với tổng mức đầu tư 5.037 triệu đồng
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa: Chưa đạt (70%)
Xây dựng mới nhà văn hóa xã tổng mức đầu tư 4.100 triệu đồng, xây mới 4 nhà văn hóa thôn và xây mới, sữa chữa 4 khu thể thao thôn với tổng kinh phí 4.278 triệu đồng
Tiêu chí 7: Chợ: Không QH
Tiêu chí 8: Bưu điện: Đạt
Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có mạng internet đến tận 5/5 thôn, đạt tỷ lệ 100%
Tiêu chí 9: Nhà ở: Đạt
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng: 786/818 đạt 96%, cần rà soát lại
số liệu chính xác số liệu nhà đạt theo quy định của Bộ xây dựng; Tuyên truyền, vận động chỉnh trang nhà ở, công trình phụ trợ , sắp xếp đồ đạc trong gia đình
Tiêu chí 10: Thu nhập: Chưa đạt (80%)
Tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn thu từ nông nghiệp, thu từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, thu từ doanh nghiệp, hợp tác xã, thu từ tiền lương tiền công trong nhân dân tiến hành thống kê rà soát trên tất cả các lĩnh vực có nguồn thu nhập năm
2015 trên địa bàn toàn xã đạt 25,35 triệu đồng/ người/ năm Năm 2016 ước đạt 28,22 triệuđồng/ người/năm
tế Hu
ế