1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của dự án cải thiện môi trường nước đến môi trường xung quanh khu vực phường đúc, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

80 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ cần mưa lớn kéo dài là nhiều tuyếnđường của thành phố Huế đãbị ngập từ 0,2m đến 0,5m, thậm chí tháng 11/2017, mưalớn kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC

ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC

ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC

PHƯỜNG ĐÚC,THÀNH PHỐ HUẾ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thục Trinh

Lớp: K48 Kinh tế & QLTNMT

Niên khóa: 2014 – 2018

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Trần Huỳnh Bảo Châu

Huế, tháng 5 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập cuối khóa là dấu mốc quan trọng đối với mỗi sinh viên trong suốt

4 năm trên giảng đường Đại học Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp xúc với công việc thực tế, ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tạo tiền

đề để sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc được giao.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em

đã nhận được sự rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển và tập thể các anh chị, cán bộ tại Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Huế.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Huỳnh Bảo Châu

- người đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho em để hoàn thành khóa luận này Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) cùng với các anh chị phụ trách trong Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Huế, đặc biệt là anhNguyễn Vũ Chánh Nghĩa và anh Nguyễn Hoài Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.

Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất Nhưng

do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ Quý Thầy Cô

để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Huế luôn dồi dào sức khỏe, thành công trên con đường sự nghiệp trồng người.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thục Trinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

năm 2008 do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ Dự án được tiến hànhtrên 9 phường bờ Nam Sông Hương, trong đó có khu vực Phường Đúc.Trong quá trìnhthi công, dự án đã gây ra nhiều tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinhtế-xã hội của khu vực Đây cũng là khu vực mà dự án thi công với thời gian khá lâu

(gần 2 năm) Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của Dự án Cải thiện Môi trường nước đến môi trường xung quanh khu vực phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình, nhằm xem xét những

thay đổi về môi trường xung quanh khu vực Phường Đúc trước và khi triển khai dự án

Từ đó, rút ra những bài học kinh ngiệm nhằm khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêucực của dự án đến môi trường khi triển khai ở các khu vực khác trên địa bàn Thànhphố Huế Đồng thời, chỉ ra những lợi ích mà người dân trong khu vực nhận được saukhi dự án hoàn thành

Đề tài sử dụng các phương pháp như điều tra, thu thập số liệu; phân tích và xử lý

số liệu; phương pháp so sánh và chuyên gia, chuyên khảo nhằm đạt được các mục tiêu

đề ra

Sau khi thực hiện, đề tài đã thu được các kết quả:Chất lượng môi trường phườngĐúc khá ô nhiễm, đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước mặt, nguyênnhân là do các cơ sở đúc đồng sản xuất với công nghệ truyền thống nên không có hệthống xử lý khói bụi, xử lý nước thải sản xuất trước khi thải ra ngoài môi trường

Dự án được triển khai tại phường Đúc đầu năm 2016, và kết thúc vào đầu năm

2018 Trong giai đoạn thi công, dự án đã gây ra tác động không nhỏ đến môi trườngxung quanh khu vực Kết quả điều tra chỉ ra rằng không khí và sức khỏe là 2 yếu tố bịảnh hưởng nhất, nguyên nhân là do bụi và khí thải từ hoạt động đào đắp đất, vậnchuyển nguyên vật liệu cùng với tiếng ồn từ hoạt động của các thiết bị thi công gây ra

Từ kết quả điều tra, một số bài học kinh nghiệm được rút ranhư tăng cường tổchức tập huấn, giáo dục cho cán bộ, công nhân tham gia thi công về ý thức bảo vệ môitrường cũng như tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc môi trường trong khi thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 2

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3

3.3 Phương pháp so sánh 3

3.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Môi trường 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Thành phần môi trường 5

1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước 5

1.1.2.1 Khái niệm 5

1.1.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm 5

1.1.3 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 7

1.1.3.1 Khái niệm 7

1.1.3.2 Các biện pháp xử lý nước thải 7

1.1.4 Dự án 8

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.2.1 Những bất cập trong việc thi công, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước

thải ở Việt Nam .9

1.2.2 Kinh nghiệm tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường xung quanh 10

1.2.3 Hệ thống cách thức tổ chức quản lý dự án có hiệu quả 11

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC PHƯỜNG ĐÚC, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 13

2.1 Giới thiệu dự án Cải thiện chất lượng môi trường nước ở Thành phố Huế 13

2.1.1 Thông tin cơ bản của dự án 13

2.1.2 Mục tiêu của dự án 13

2.1.3 Quy mô và phạm vi của dự án 14

2.1.3.1 Quy mô của dự án 14

2.1.3.2 Phạm vi của dự án 14

2.2 Giới thiệu dự án Cải thiện Môi trường nước ở khu vực Phường Đúc 14

2.3 Đặc điểm của khu vực điều tra 16

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 16

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18

2.4 Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực Phường Đúc, thành phố Huế trước khi thực hiện dự án 19

2.4.1 Chất lượng môi trường không khí 19

2.4.2 Chất lượng môi trường nước mặt 21

2.4.3 Chất lượng môi trường nước ngầm 24

2.4.4 Chất lượng môi trường nước thải 25

2.5Ảnh hưởng của dự án Cải thiện môi trường nước đến môi trường xung quanh khu vực phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 26

2.5.1 Những tác động tích cực 26

2.5.2 Những tác động tiêu cực 27

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

2.6 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của dự án Cải thiện Môi trường nước đến

môi trường ở khu vực Phường Đúc 37

2.6.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 37

2.6.2 Đánh giá của người dân về các tác động tiêu cực của dự án gây ra 39

2.6.2.1 Đến môi trường tự nhiên 39

2.6.2.2 Đến môi trường kinh tế-xã hội 39

2.6.3 Đánh giá của người dân về nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực 41

2.6.3.1 Mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic 41

2.6.3.2 Kết quả chạy mô hình nhị phân Binary Logistic 42

2.6.4 Đánh giá của người dân về mức độ nguy hại của những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực và giải pháp để khắc phục, giảm thiểu 45

2.6.4.1 Đánh giá của người dân về mức độ nguy hại của những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực 45

2.6.4.2 Đánh giá của người dân về các giải pháp của dự án nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực 46

2.6.5 Lợi ích dự án Cải thiện Môi trường nước mang lại cho người dân sau khi hoàn thành 48

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 50

3.1 Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án Cải thiện môi trường nước đến môi trường xung quanh 50

3.2 Một số biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án Cải thiện môi trường nước đến môi trường xung quanh 50

3.2.1Về phía Ban Quản lý dự án Cải thiện Môi trường nước thành phố Huế 50

3.2.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 50

3.2.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 51

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

3.2.1.6 Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cho người dân trong khu vực

52

3.2.1.7 Biện pháp đảm bảo an ninh trật tự xã hội cho người dân địa phương 52

3.2.2 Về phía người dân địa phương 52

3.2.3 Về phía chính quyền địa phương 53

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

1 Kết luận 54

2 Kiến nghị 55

2.1 Đối với chính quyền địa phương 55

2.2 Đối với Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

BQLDA : Ban quản lý dự án

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường

HĐND : Hội đồng nhân dân

KCN-KCX : Khu công nghiệp-khu chế xuất

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KHVN : Khoa học Việt Nam

NCKH : Nghiên cứu khoa học

NMXLNTT : Nhà máy xử lý nước thải tập trung

NTĐT : Nước thải đô thị

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNGT :Tai nạn giao thông

UBND : Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 22

Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 24

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải 25

Bảng 2.5 Danh mục các tác động của dự án 28

Bảng 2.6 Khối lượng trang thiết bị phụ trợ phục vụ cho dự án trong khu vực 30

Bảng 2.7 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông sử dụng dầu diesel 30

Bảng 2.8 Tải lượng khí thải của các phương tiện phục vụ dự án sử dụng dầu diesel lưu thông trong khu vực 31

Bảng 2.9 Tiếng ồn từ một số thiết bị thi công dự án 35

Bảng 2.10 Thông tin chung của các hộ điều tra 37

Bảng 2.11: Mô tả các biến độc lập 42

Bảng 2.12: Các yếu tố của dự án gây ảnh hưởng đến môi trường 43

Bảng 2.13 Mức độ dự đoán tính chính xác của mô hình 44

Bảng 2.14 Đánh giá của người dân về mức độ nguy hại của các tác nhân gâyảnh hưởng 45

Bảng 2.15 Đánh giá của người dân về tính hiệu quả đối với các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án 47

Bảng 2.16 Lợi ích dự án mang lại sau khi hoàn thành 48

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Hình 2.2 Đánh giá của người dân về các yếu tố môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng bởitác động tiêu cực từ dự án 39Hình 2.3 Đánh giá của người dân về các yếu tố môi trường kinh tế-xã hội bị ảnhhưởng bởi tác động tiêu cực từ dự án 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, là thành phầnkhông thể thiếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗiquốc gia Đặc biệt, nguồn nước ngọt có vai trò hết sức quan trọng với hầu hết các hoạtđộng phát triển kinh tế-xã hội Trên thực tế, 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ3% còn lại là nước ngọt

Nước cũng rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nó chiếm khoảng 70% khốilượng cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, làdung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể Ngoài ra, nước cũng là nhân tố quan trọngtác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội từ nôngnghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe Do đó, việc quản lý, bảo vệtài nguyên nước là hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nóichung

Thành phố Huế là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnhThừa Thiên Huế, là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam nhưng hệ thống thoátnước, xử lý nước thải của thành phố lại rất yếu kém, không được quy hoạch đồng bộnên tình trạng ngập úng, ứ đọng nước cục bộ vào mùa mưa ở một số khu vực thườngxuyên xảy ra Trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ cần mưa lớn kéo dài là nhiều tuyếnđường của thành phố Huế đãbị ngập từ 0,2m đến 0,5m, thậm chí tháng 11/2017, mưalớn kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 12 đã làm cả thành phố Huế ngập trong biểnnước, một số tuyến đường như Hùng Vương, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân… ngập sâu từ1m – 1,5m,kết hợp với việc nước thải sinh hoạt, nước thải của hoạt động sản xuấtcông, nông, ngư nghiệp chưa được xử lý hoàn toàn trước khi thải ra môi trường đã làmsuy giảm chất lượng môi trường nước của thành phố

Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai “Dự án Cải thiện chấtlượng môi trường nước” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ Trong quátrình thực hiện, dự án đã gây ra không ít bất tiện cho người dân và làm ảnh hưởng đếnmôi trường xung quanh Dự án được tiến hành trên phạm vi cả thành phố, trong đó có

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Phường Đúc Đây là khu vực thường xuyên chịu ngập lụt và cũng là làng nghề đúcđồng truyền thống có từ đầu thế kỉ 17 nên vấn đề xử lý nước thải sản xuất rất quan

trọng.Xuất phát từ thực tế đó, tôiđã chọn đề tài“Ảnh hưởng của Dự án Cải thiện Môi trường nước đến môi trường xung quanh khu vực phường Đúc, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trườngxung quanh trước và khi có dự án, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm hạnchế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường khi triển khai ở cáckhu vực khác trên đia bàn thành phố Huế, cũng như chỉ ra các lợi ích sau khi dự ánhoàn thành đối với người dân Phường Đúc nói riêng và người dân thành phố Huế nói

- Rút ra những bài học kinh nghiệmcho chính quyền địa phương, người dân và nhà đầu

tư để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường khi triển khai dự án ở cáckhu vực khác trên địa bàn Thành phố Huế

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Cải thiện môitrường nước Thành phố Huế của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế 10/2007, và một số sốliệu được thu thập từ sách, báo, các văn kiện Thông tư (Thông tư 47/2011/TT-BTNMT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

16/2009/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng khôngkhí; Thông tư 39/2010/TT-BTNMT Ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếngồn) và một số tài liệu trên Internet…

* Số liệu sơ cấp

Nghiên cứu tiến hành điều tra 60 hộ dân trên địa bàn khu vực Phường Đúc vớibảng hỏi đã được thiết kế nhằm thu thập những thông tin về tác động của dự án ảnh

hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế-xã hội trong khu vực

3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Dùng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu đã thu thập được nhằm tìm hiểucác mức độ mà người dân đánh giá về các tác động tiêu cực trong quá trình dự án thicông tại khu vực đến môi trường tự nhiên và đời sống của họ

- Sử dụng phần mềm SPSS để chạy hồi quy nhị phân Binary Logistic nhằm đánh giá

sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

3.3 Phương pháp so sánh

Từ số liệu đã tổng hợp và phân tích được so sánh với QCVN, TCVN về môitrường để đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực trước và khi có dự án Từ đóbiết được mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của

Phường Đúc

3.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình điều tra nhằm thu thập thôngtin, trao đổi ý kiến, tham khảo ý kiến của các cán bộ làm việc tại Ban Quản lý Dự ánnhằm hoàn thiện và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ dân sống xung quanh khu vực Phường Đúc nơi có dự án“Cải thiện Môitrường nước” đi qua để thu thập ý kiến đánh giá của người dân về dự án này, và nhữngkhó khăn họ gặp phải khi dự án trong giai đoạn thi công cũng như các thuận lợi khi dự

án đi vào hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: phường Phường Đúc – Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thời gian: số liệu điều tra 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Môi trường

1.1.1.1 Khái niệm

Theo luật Bảo vệ môi trường (2014): “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất

tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinhvật [4]

1.1.1.2 Thành phần môi trường

- Môi trường tự nhiên: là tất cả những vật thể sống và không sống xuất hiện một cách

tự nhiên trên Trái đất hoặc một vùng trên Trái đất Bao gồm các yếu tố đất, nước,không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác

- Môi trường kinh tế-xã hội: là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, thamgia và chi phối môi trường Bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáodục… xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu chomình

1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước

1.1.2.1 Khái niệm

Theo Hiến chương Châu Âu (1968) định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường nước là sựthay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của conngười và sinh vật Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá mộtngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và có thể gây ra một sốbệnh cho người và động vật” [6]

Theo Luật Tài nguyên nước (2012): “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chấtvật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước, không phù hợp với tiêuchuẩn, quy chuẩn kĩ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[5]

1.1.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm

Có 2 nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường nước:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên:

+ Là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt, nhiễm phèn, nhiễm mặn…

+ Do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chế của chúng

+ Do nước mưa rơi xuống mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo cácchất bẩn lắng cặn xuống sông, ao, hồ

+ Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão lụt ) có thể rất nghiêmtrọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoáichất lượng nước toàn cầu

- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo:

+ Từ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,

cơ quan, trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của conngười

Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu

đô thị

+ Từ các hoạt động công nghiệp

Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu lànước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giaothông vận tải… Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động sản xuất từ các lònung và chế biến hợp kim cũng góp phần làm nguồn nước bị ô nhiễm

Trang 18

Trong chăn nuôi gia súc, phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa chưa qua xử lý thảitrực tiếp vào môi trường Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, vườnrau, cây cũng chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm vànước mặt.

+ Từ các hoạt động sản xuất ngư nghiệp

Thức ăn thừa, nước trong ao hồ nuôi lâu ngày không được xử lý tốt, vệ sinh sạch sẽtrước khi xả ra sông suối, biển là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Ngoài

ra, nhiều xưởng chế biến cũng thải trực tiếp ra môi trường toàn bộ nước thải, bao gồm

cả hóa chất, chất bảo quản, và cả phần thực phẩm dư thừa sau chế biến, gây ô nhiễm

1.1.3.2 Các biện pháp xử lý nước thải

Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý nước thải chủ yếu đó là phương pháp xử lý hóahọc, vật lý và sinh học

* Phương pháp xử lý hóa học

Phương pháp này thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải gồm có: trung hòa,oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại Cơ sở của phươngpháp xử lý này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêmvào Do đố, ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả xử lý cao, thường được dùngtrong các hệ thống xử lý nước khép kín Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhượcđiểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải vớiquy mô lớn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

* Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp này có bản chất là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các visinh vật có ích để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nướcthải Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quátrình anoxic, quá trình kỵ khí, quá trình kết hợp hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí, các quátrình hồ sinh học Đối với việc xử lý nước thải có yêu cầu đầu ra không quá khắt khethì quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được

1.1.4.2 Các đặc tính của dự án

- Tính mục tiêu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

+ Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án

+ Sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt được mục tiêukhông

- Có các hạn định rõ ràng

+ Lịch biểu được xác định trước

+ Các mốc được theo dõi và đem ra đánh giá

Tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, năm 2017, thành phố triển khai dự ánđầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cũng gây nhiều bất tiện chongười dân, nhất là cảnh kẹt xe do đào đường, thi công ngay giờ cao điểm, mặt đườngrải đầy cát, đá lồi lõm Một số tuyến đường hoàn trả mặt đường chưa đúng hiện trạng,chưa mỹ quan, hố ga đặt cao hơn hoặc thấp hơn so với mặt đường Nhiều nhà thầu còn

cố tình vi phạm quy định, thi công trong giờ cao điểm gây ách tắc giao thông, cản trởđến việc đi lại của người dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.2.2 Kinh nghiệm tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự

án đến môi trường xung quanh

Mục đích của việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do dự án gây

ra đến môi trường là loại bỏ, hoặc tối thiểu hóa các tác động có hại và phát huy, sửdụng tối đa những tác động có lợi Để đạt được mục đích này, các phương án giảmthiểu phải được thực hiện đúng thời điểm, quy trình Nó bao gồm các giải pháp kĩthuật công nghệ, quy hoạch, thiết kế và các biện pháp quản lý

Để xây dựng các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động có hiệu quả, cần phảithu thập các thông tin:

- Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giảm thiểu và quản lý tác động của các dự ántương tự mà kết quả đã được chứng minh

- Liên hệ với các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thể cung cấp thông tin có liên quan tớicác vấn đề đang được quan tâm

- Các nguồn thông tin khác

Trong quá trình tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu phù hợp, cần đảm bảo rằng chủ

dự án phải đủ điều kiện thực hiện được các biện pháp giảm thiểu đưa ra, vì thực tế chothấy các tác động bất lợi thường vượt quá phạm vi của dự án Ngoài ra, để có đượcbiện pháp giảm thiểu hiệu quả, cần phải nắm vững bản chất, quy mô của tác động vàcác vấn đề liên quan Trước hết phải biết thực chất của vấn đề, xem xét mối liên hệliên quan tới sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái, suy giảm tài nguyên và môi trường.Nếu là ô nhiễm phải quan tâm tới nguồn gây ô nhiễm, và khả năng gây hại của chấtthải Tiếp đến phải xem xét vấn đề có cấp bách không, nghĩa là tác động thể hiện ngaytiềm ẩn, từ đó quyết định giảm thiểu hay chờ có thêm thông tin Sau nữa cần tìm hiểukhả năng nhận thức của cộng đồng đối với các vấn đề này, cũng như nếu bị tác độngthì dân chúng có ngăn chặn được không, có thể giảm thiểu tác động được không? Mộtvấn đề khác được đặt ra là ai sẽ được lợi, ai phải chịu chi phí và liệu có khả năng giảmtác động có hại thông qua trợ cấp để bù đắp thiệt hại không Từ những điều hiểu biếttrên, sẽ giúp tìm ra các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động khả thi Thường thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

các biện pháp này phải được cả chủ dự án, những nhà thiết kế, những người thực hiện

đánh giá tác động môi trường xem xét và quyết định

1.2.3 Hệ thống cách thức tổ chức quản lý dự án có hiệu quả

Một dự án thường được tổ chức ngay từ giai đoạn thiết lập dự án, những quyếtđịnh về phạm vi dự án cho phép biết được yêu cầu về nguồn lực cũng như cách thứcquản lý nhằm đảm bảo giai đoạn thực thi được diễn ra thuận lợi và đúng mục tiêu

Để tổ chức quản lý dự án mang lại hiệu quả:

- Nắm bắt tốt phạm vi của dự án

Để các dự án được tiến hành một cách chặt chẽ và tập trung, nên chia dự án thànhnhững dự án nhỏ để việc thực thi được dễ dàng và đúng thời hạn

- Phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi thành viên/các ban ngành liên quan

Cách tốt nhất để có một sự khởi đầu tốt là phân bổ hợp lý số lượng người trongnhóm thực hiện dự án Quá đông người làm việc trong một dự án sẽ khiến việc độngviên, giám sát và khuyến khích các cá nhân hướng vào nhiệm vụ chung gặp nhiều khókhăn

- Huy động tối đa nguồn lực

Để đảm bảo dự án được kết quả như mong muốn, người lãnh đạo phải huy độngđược mọi nguồn lực, cũng như phải khẳng định tính chất quan trọng của dự án

- Thiết lập bộ phận kiểm soát dự án

Bộ phận này có trách nhiệm xem xét cả về chính sách, định hướng chiến lược vàgiải quyết những vướng mắc, chướng ngại trong thực hiện dự án

- Không nên tạo nhiều áp lực công việc

Áp lực công việc có thể làm cho các nhân viên, công nhân trong dự án bị căngthẳng, mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài

Một cách khác nữa để giảm bớt áp lực công việc, đó là tận dụng sự giúp đỡ từ cácchuyên gia bên ngoài, song song với việc gia tăng các nhóm thực hiện dự án, các nhà

tư vấn bên ngoài cũng có thể mang lại nhiều ý tưởng mới có giá trị

- Sử dụng những công cụ quản lý dự án

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

Những công việc quản lý dự án bình thường có thể được thực hiện một cách tựđộng với những công cụ có chức năng hỗ trơ như: theo dõi dự án, phân công nhiệm vụ.quản lý tiến độ và hỗ trợ việc phân tích nguồn lực dựa trên mạng cục bộ.

Ngoài ra còn một số cách thức giúp tổ chức, quản lý dự án có hiệu quả như:

- Luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án

- Giám sát và kiểm tra định kì để đảm bảo rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu đầu đã

Trang 24

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC

ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHU VỰC PHƯỜNG ĐÚC,

THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Giới thiệu dự án Cải thiện chất lượng môi trường nước ở Thành phố Huế

2.1.1 Thông tin cơ bản của dự án

− Tên dự án: Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế

− Nhà tài trợ: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

− Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

− Chủ sở hữu: Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO)

− Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án Cải thiện Môi trường nước thành phố Huế(PMU Huế)

− Tư vấn thiết kế và giám sát: Black & Veatch International (BVI) liên kết vớiNihon Suiko Sekkei (NSS) và Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam(VIWASE)

− Tổng mức đầu tư: 24.008 triệu yên Nhật ( trong đó vốn vay: 20.883 triệu Yên)

2.1.2 Mục tiêu của dự án

− Xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước mưa nhằm nâng cao khả năngtiêu thoát nước mưa của hệ thống thoát nước khu vực Nam Sông Hương, góp phầnkhắc phục phần lớn tình trạng ngập úng hiện nay

− Xây dựng mới và cải tạo phát triển hệ thống thu gom, xử lý khoảng 70% lượngnước thải sinh hoạt khu vực nội thị Nam Sông Hương

− Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được kiểm soát vàkhông được xử lý

− Nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế nguồn phát sinh dịch bệnh

− Nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường

− Tạo điều kiện thúc đẩy cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển Đặc biệt là lĩnhvực kinh tế du lịch và thu hút đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

2.1.3 Quy mô và phạm vi của dự án

2.1.3.1 Quy mô của dự án

Quy mô dự án gồm 01 gói thầu tư vấn, 06 gói thầu xây lắp và 01 gói thầu cungcấp thiết bị; trong đó xây dựng 01 Nhà máy xử lý nước thải công suất 30.000m3/ngàyđêm tại phường An Đông, 07 trạm bơm, khoảng 160km cống chung, 22km cống bao,

hệ thống kè dài 2.852m

2.1.3.2 Phạm vi của dự án

Khu vực bờ Nam Sông Hương, thành phố Huế, gồm các phường: Vĩnh Ninh, PhúNhuận, Phú Hội, Xuân Phú, Phường Đúc, Phước Vĩnh, Trường An, An Cựu, Vĩ Dạ,một phần của phường An Đông và Thủy Xuân

2.2 Giới thiệu dự án Cải thiện Môi trường nước ở khu vực Phường Đúc

Phường Đúc là một dải đất hẹp nằm ở ven sông thuộc bờ hữu ngạn sông Hương.Địa hình ở đây cũng khá thấp trũng nên thường xuyên bị ngập úng cục bộ và phải chịuảnh hưởng lớn của các trận lũ lụt Vì vậy, đây là một trong những khu vực được dự ánchọn để tiến hành xây dựng, cải tạo cống thoát nước nhằm nâng cao khả năng thoátnước mưa, hạn chế tình trạng ngập lụt trong tương lai cho khu vực

Tại Phường Đúc, dự án tiến hành 02 gói thầu xây dựng và cải tạo cống thoát nước

là “H/ICB/1B – Cống bao, giếng tách, tuyến cống áp lực và một số tuyến cống chung ”

và gói thầu “H/ICB/3 – Cống chung lưu vực 8” trên tuyến đường Bùi Thị Xuân vàLịch Đợi với quãng đường dài 3,2km (đối với đường Bùi Thị Xuân) và 1km (đối vớiđường Lịch Đợi)

Thời gian thi công dự án tại phường Đúc kéo dài gần 2 năm, từ đầu năm 2016 đếnđầu năm 2018 Đơn vị nhận thi công tại khu vực này là Tổng công ty Đầu tư và Pháttriển Hạ tầng Đô thị - UDIC và Liên danh Bạch Đằng – Thế Thịnh – Hà Mỹ Hưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Phường Đúc

Tỉ lệ: 1:2000

(Nguồn: UBND Phường Phường Đúc)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

2.3 Đặc điểm của khu vực điều tra

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

* Về vị trí địa lý

Phường Đúc nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Huế Phường có tọa độ địa lý là

16 vĩ độ Bắc và 107 kinh tuyến Đông

Địa giới của phường được xác định:

- Phía Đông giáp với phường Trường An

- Phía Tây giáp với phường Thủy Biều

- Phía Nam giáp với phường Thủy Xuân

- Phía Bắc giáp với sông Hương và sông An Cựu

Phường Đúc có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1,63km2, kéo dài theo hướng ĐôngTây hơi lệch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam

- Địa hình đồi thấp: địa hình này chiếm trên 20% tổng diện tích Đất ở địa hình nàychủ yếu là đất feralit nên rất thuận lợi cho việc trồng rừng và trồng các loại cây côngnghiệp Trước đây khu vực này là vùng thưa dân cư, nhưng sau khi được quy hoạch lạithì dân cư tập trung ngày càng đông, các khu vực hoang hóa đã được khai thác và đưavào sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

* Về khí hậu, thời tiết

Phường Phường Đúc thuộc thành phố Huế nên nó cũng mang đầy đủ đặc tính khíhậu, thời tiết của thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn

ra theo chu kì 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu và mùađông gió rét

Theo số liệu thống kê trong năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chế độnhiệt của tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là:

- Nhiệt độ trung bình là 25,1

- Nhiệt độ tối cao trung bình là 29,8

- Nhiệt độ tối thấp trung bình là 22

* Về sông ngòi

Phường Đúc nằm ở bờ hữu ngạn phía hạ sông Hương chảy qua thành phố Huế, từcầu Bạch Hổ giáp cầu Dã Viên, sông Hương có chi lưu là sông An Cựu Phường Đúccũng giáp với bờ hữu sông An Cựu cho đến cầu Nam Giao Cả hai đoạn sông chảy quađịa bàn phường chừng 5km Ngoài hai sông trên, trong địa bàn phường còn có nhiềukhe suối bắt nguồn từ vùng đồi Lịch Đợi và phường Thủy Xuân chảy theo hướng BắcNam Các sông tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nước tưới, giaothông đường thủy và một ít hải sản nhưng do quá trình đô thị hóa nên nhiều nguồnnước dang có nguy cơ bị ô nhiễm nếu không có kế hoạch cải tạo và xử lý nguồn nướcthải từ các khu dân cư

* Về hệ sinh thái động thực vật

- Về động vật: phường Phường Đúc không có tài nguyên động vật gì đặc biệt, một

số hộ dân đánh bắt cá trên sông, còn một số hộ dân lại chăn nuôi gia cầm, gia súc vớiquy mô nhỏ

- Về thực vật: cây trồng chủ yếu trong phường là các loại cây hoa màu như rau, đậubắp, các loại cây ăn quả, cây gia vị Phân bố chủ yếu ở cồn Dã Viên và các bài bỗi vensông, một số điểm đã phát triển trồng hoa và cây cảnh, cây dược liệu có giá trị kinh tếcao nhưng quy mô đang còn nhỏ Ngoài ra, một số diện tích đất được trồng lúa, trồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

rừng trên đồi trọc trước đây nay đã bị thu hẹp và mất dần theo quá trình tái định cư và

đô thị hóa

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

* Về kinh tế

- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Đây là ngành đem lại nguồn thu khá lớn cho phường Đúc, toàn phường có 650 hộsinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp, chiếm 25% tổng số hộ trên toàn phường.Các ngành nghề như đúc đồng truyền thống, nghề mộc, cơ khí nhỏ được duy trì vàphát triển có chất lượng cao hơn Bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm tiêu thụ đượctrên thị trường Giá trị sản xuất hàng hóa hàng năm tăng từ 15% - 30% luôn duy trì ởmức độ khá

-Thương mại và dịch vụ

Ở lĩnh vực này, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, cho thuêmặt bằng, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và tiếp tục ổn định việc buôn bánkinh doanh ở hai khu vực Phường Đúc và cụm Ki ốt ở dọc đường Bùi Thị Xuân đểtừng bước đi vào hoạt động nề nếp hơn

Một số ngành nghề phát triển nhanh và có hiệu quả như: dịch vụ du lịch, xuất khẩulao động, vận tải, khai thác cát sạn, dịch vụ xây dựng; giá trị thương mại dịch vụ hàngnăm tăng từ 10% - 15% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu khách sạn, nhà nghỉ,nhà hàng cũng tăng nhanh

* Về dân cư và lao động

Về dân cư, ngày đầu mới thành lập, dân số Phường Đúc khoảng hơn 1.200 hộ dân,sau 30 năm con số này đã tăng lên hơn 2.500 hộ, và đến nay đã là 3.783 hộ (2017)Dân số: 11.215 người (2015)

Về lao động, năm 1983, khi mới thành lập tình hình kinh tế địa phương, công ănviệc làm của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa số là lao động phổ thông Tuynhiên, quá trình phát triển đã hình thành nên nền kinh tế tư nhân, buôn bán nhỏ lẻ, maymặc, kinh tế tập thể góp vốn, cổ phần với hơn 30 doanh nghiệp, đồng thời hình thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

hợp tác xã cổ phần đúc cao cấp Thắng Lợi đang đứng vững và hoạt động, kinh tế làngnghề từng bước chuyển mình với 50 cơ sở đúc nay chỉ còn lại 27 cơ sở tiếp tục sảnxuất với các mặt hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng và đã có nhiều thợ lành nghề đượcphong thành nghệ nhân Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trí thức, công nhân viên chức

và người làm nghề cũng ngày một đông hơn

*Về văn hóa – giáo dục

Phường Đúc là địa bàn có nhiều cơ sở Phật Tự (như chùa Báo Quốc, chùa ViênGiác, chùa Hồng Ân…) và Giáo Xứ (nhà thờ Giáo xứ Phường Đúc ) nên đa số nhândân theo Đạo Phật và một bộ phận nhân dân theo Thiên Chúa Giáo

Hiện nay, trên địa bàn phường Đúc có 3 cơ sở giáo dục đó là Trường mầm nonPhường Đúc, Trường tiểu học Phường Đúc và Trường phổ thông trung học cơ sở TônThất Tùng

2.4 Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực Phường Đúc, thành phố Huế

trước khi thực hiện dự án

2.4.1 Chất lượng môi trường không khí

Trong khu vực phường Đúc có khá nhiều cơ sở sản xuất của làng nghề đúc đồngnên môi trường không khí xung quanh bị ảnh hưởng chủ yếu bởi khói bụi của hoạtđộng sản xuất thải ra

Đúc đồng là làng nghề truyền thống ở phường Đúc nói riêng và thành phố Huế nóichung Nhiều cơ sở đã hoạt động từ thời Chúa Nguyễn và sau này nhiều cơ sở mới đãmọc lên dựa trên công nghệ cha ông truyền lại Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuấtđều ở tình trạng công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu Trước đây, nhiên liệu dùng đểđốt lò là cao su, lốp xe hỏng và dầu nhớt phế thải gây nên tình trạng ô nhiễm khôngkhí rất nặng nề Hiện nay, các cơ sở đã chuyển qua dùng củi và than đá nhưng tìnhtrạng vẫn không hạn chế được bao nhiêu Đa số các cơ sở sản xuất ở khu vực này vẫncòn nhỏ lẻ, quy mô gia đình nên không đầu tư hệ thống xử lý khói bụi, chủ yếu là thảitrực tiếp ra môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trongkhu vực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu không khí

5937 2005

- TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung

quanh do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 146 “Chất lượng không khí” biên soạn,

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ banhành

Qua bảng 2.1, ta thấy các thành phần trong khí thải bao gồm bụi lơ lửng, khí SO2,khí CO và khí NOx ở cả 2 khu vực đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép

Hiện tại, cả 2 nhà ông Niệm và ông Sơn đều sử dụng củi và than đá làm nguyênliệu chính trong quá trình sản xuất Riêng tại nhà ông Sơn có quy mô sản xuất rộnghơn nên các chỉ số đo mức độ ô nhiễm không khí ở khu vực 2 cao hơn khu vực 1 Cụthể:

- Tại nhà ông Nguyễn Văn Niệm, bụi lơ lửng vượt quá mức quy định 0,17mg/m3,tương ứng với cao hơn TCVN 1,57 lần; khí SO2 vượt quá mức quy định 0,06mg/m3, tương ứng với cao hơn TCVN 1,17 lần; khí CO vượt quá mức quy định 25,8mg/m3, tương ứng với cao hơn TCVN 1,86 lần, và khí NOxvượt quá mức quy định 4,4mg/m3, tương ứng với cao hơn TCVN đến 23 lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

- Tại nhà ông Nguyễn Văn Sơn, bụi lơ lửng vượt quá mức quy định 0,207 mg/m3,tương ứng với cao hơn TCVN 1,69 lần, khí SO2 vượt quá mức quy định 0,08 mg/m3tương ứng với cao hơn TCVN 1,3 lần, khí COvượt quá mức quy định 35 mg/m3, tươngứng với cao hơn TCVN 2 lần và khí NOx vượt quá mức quy định 5,8 mg/m3, tươngứng với cao hơn TCVN đến 30 lần.

Các khí thải trên đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Kết quả phân tích cho thấy,tuy vượt ở mức không quá cao (trừ khí NOx) nhưng các khí này nếu được tích lũy lâungày từ năm này sang năm khác mà không sớm có giải pháp xử lý thì hậu quả sẽ rấtnghiêm trọng

2.4.2 Chất lượng môi trường nước mặt

Hiện nay, phường Đúc vẫn còn tồn tại và hoạt động 35 cơ sở đúc đồng truyềnthống Tuy nhiên, đa số các cơ sở đúc đồng vẫn còn duy trì công nghệ sản xuất thủcông, và chưa có hệ thống xử lý nước thải mà chủ yếu xả trực tiếp ra môi trường.Ngoài ra, làng nghề đúc đồng cũng thải ra nhiều loại rác thải như đất sét, vỏ trấu, xithan, sắt, phế liệu với khối lượng lớn Vào mùa mưa, các chất độc hại trong rác thải

sẽ bị nước mưa cuốn đi chảy ra các con sông, hồ, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nướcmặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

(+6)

Không đạt(+13)

Không đạt(+7,4)

(+11)

Không đạt(+22)

Không đạt(+6,5)

6 Tổng

(Nguồn: Trung tâm Ứng dụng KH&CN Thừa Thiên Huế, 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Ghi chú:

- M1: Mẫu nước mặt xa bờ trên sông Hương tại vị trí ranh giới dự án trên địa bànphường Đúc

- M2: Mẫu nước của kênh nhánh (đổ ra sông Hương) tại vị trí cầu Lịch Đợi

- M3: Mẫu nước xa bờ sông Hương tại gần cồn Dã Viên

- TCVN 5942:1995 về chất lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng nước mặt Áp dụngđối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua quá trình

xử lý theo quy định

Qua kết quả đo đạc và phân tích các thông số cơ bản trong nguồn nước mặt tạiPhường Đúc cho thấy nồng độ của một số chỉ tiêu như pH, DO nằm trong giới hạn chophép của các Tiêu chuẩn Việt Nam, còn một số chỉ tiêu như COD, SS, BOD5lại vượtquá mức tiêu chuẩn cho phép

- Chỉ tiêu SS: Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng SS trongnước tại các mẫu đo trên sông Hương (M1, M3) có giá trị gần bằng hoặc vượt quá tiêuchuẩn, và mẫu nước đo được tại chi lưu của sông Hương (M2) vượt tiêu chuẩn tới 6,7lần Nguyên nhân là do đến nay vẫn còn nhiều cơ sở duy trì công nghệ sản xuất thủcông truyền thống, chưa có các phương pháp xử lý chất thải, nước thải mà chủ yếu xảthải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực

- Chỉ tiêu BOD5: Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD5– lượng oxy cần thiết để

vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ tại các điểm mẫu cũng vượt quá mức tiêu chuẩncho phép Cụ thể, mẫu đo M1 cao hơn TCVN 6 mg/l, tương ứng với cao hơn 2,5 lần,mẫu đo M2 cao hơn TCVN 13 mg/l, tương ứng với cao hơn 4,25 lần và mẫu đo M3cao hơn TCVN 7,4 mg/l, tương ứng với cao hơn 2,85 lần Giá trị BOD trong nướccàng lớn thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao

- Chỉ tiêu COD: Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng COD – lượng oxy cần thiết đểoxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả hữu cơ và vô cơ tại 3 điểm đềuvượt quá mức tiêu chuẩn cho phép Cụ thể, mẫu đo M1 cao hơn TCVN 11 mg/l, tươngứng với cao hơn 2,1 lần, mẫu đo M2 cao hơn TCVN 22 mg/l, tương ứng với cao hơn3,2 lần, mẫu đo M3 cao hơn TCVN 6,5 mg/l, tương ứng với cao hơn 1,65 lần.COD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

trong nước càng cao thì chứng tỏ nguồn nước đó càng có nhiều chất hữu cơ gây ô

nhiễm

2.4.3 Chất lượng môi trường nước ngầm

Nước thải sau khi sản xuất không được các cơ sở đúc đồng xử lý mà xả thải trựctiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, lâu dần nước thải thấm xuống đất vàlàm cho nguồn nước ngầm trong khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm

Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

09:2015 BTNMT

Không đạt(+1.097)

(Nguồn: Trung tâm ứng dụng KH&CN Thừa Thiên Huế, 2016)

Trang 36

nước ngầm bị nhiễm bẩn từ nước thải sinh hoạt của người dân và của các cơ sở đúcđồng Coliform là một loại vi khuẩn gây nên các rối loạn như chứng tiêu chảy mấtnước, rối loạn máu, suy thận, thậm chí tử vong Nếu vi khuẩn này xuất hiện quá nhiềutrong nguồn nước ngầm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt làcác hộ gia đình sử dụng nước giếng làm nguồn nước sinh hoạt chính.

Tuy đa số các thông số đều nằm trong giới hạn nhưng lại có nồng độ khá cao, gầnbằng với tiêu chuẩn cho phép nên có thể cho rằng chất lượng nguồn nước đang có xu

hướng giảm đi

2.4.4 Chất lượng môi trường nước thải

Nước thải của các cơ sở đúc đồng trong khu vực sẽ chảy vào hệ thống cống củađịa bàn, sau đó đổ ra 2 con sông là sông Hương và sông An Cựu

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải

Kết quả phân tích

QCVN 40:2011/BT NMT

So sánh với

QCVN N1

(Nguồn: Trung tâm Ứng dụng KH&CN Thừa Thiên Huế, 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Ghi chú:

- N1: Nước thải tại cơ sở đúc đồng truyền thống Nguyễn Văn Nam, 317 Bùi Thị Xuân

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpQua kết quả phân tích, thông số Coliform trong nước thải khá cao, vượt quy chuẩncho phép đến 666,7 lần Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nướctiếp nhận nước thải vì sông Hương là một trong những nguồn cung cấp nước cho cácnhà máy nước, trong đó có nhà máy nước Dã Viên thuộc phường Đúc.Còn lại hầu hếtcác thông số đều nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên có một số chỉ tiêu như pH,màu sắc, COD có giá trị gần bằng hoặc bằng với mức tiêu chuẩn cho phép nên nếu đểlâu dài, không xử lý thì nó sẽ tích lũy theo thời gian và dần gây ô nhiễm trầm trọngcho môi trường nước

2.5Ảnh hưởng của dự án Cải thiện môi trường nước đến môi trường xung quanh

khu vực phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.5.1 Những tác động tích cực

Việc triển khai dự án sẽ góp phần:

- Hệ thống thoát nước phát triển đồng bộ, góp phần làm giảm thiểu tình trạng ngập úngtrong khu vực

- Môi trường, cảnh quan thiên nhiên được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân, giúp thể chất của người dân khỏe mạnh, giảm bệnh tật, trí tuệphát triển tốt

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải của làng nghề đúc đồngthải ra nhờ hệ thống xử lý nước thải được quy hoạch đồng bộ

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nêu trên, những tác động tiêu cựctới môi trường phát sinh từ việc thi công dự án là không thể tránh khỏi Những tácđộng này có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố và thành phần của môi trường, làm thayđổi cảnh quan và sức khỏe của cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên xung quanh khuvực dự án

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Bảng 2.5 Danh mục các tác động của dự án

Hoạt động của dự án

Môi trường nước mặt

Môi trường nước ngầm

Môi trường không khí

Môi trường đất

Hệ sinh thái trên cạn

Ảnh hưởng tiếng ồn,

độ rung

Hệ thống giao thông

Cảnh

Sức khỏe cộng đồng

Đào đường, lắp đặt, thay thế hệ

Nạo vét hệ thống cống thoát nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

đó, môi trường không khí là yếu tố tự nhiên chịu tác động nhiều nhất, hầu như các hoạtđộng thi công của dự án đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí.Ngoài ra, sức khỏe cộng đồng và hệ thống giao thông cũng là hai yếu tố kinh tế-xã hộichịu nhiều tác động do dự án gây ra.

2.5.2.1 Đánh giá những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên

a.Tác động đến môi trường không khí

Tác động lớn nhất của hoạt động xây dựng, cải tạo cống thoát nước tại khu vựcPhường Đúc đến môi trường không khí chính là tác động xảy ra trong giai đoạn thicông Bụi phát sinh từ hoạt động bóc lớp bùn đất, san lấp mặt bằng, vận chuyển vậtliệu san nền, vật liệu xây dựng

Đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm này là phát sinh hoàn toàn dưới tác động chủyếu của gió Sự khuếch tán, quy mô, cường độ phát thải của nguồn ô nhiễm này thuộcloại không ổn định, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện địa hình và thời tiết của khu vựcnhư: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió… Khi nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp,tóc độ gió lớn, khối lượng bụi phát sinh sẽ lớn, đồng thời thời gian lưu lại trong môitrường không khí sẽ dài hơn và ngược lại Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này cũng có đặcđiểm là chiều cao phát thải thấp, khó phát tán các tác nhân ô nhiễm đi xa mà chỉ cókhả năng gây ô nhiễm cục bộ khu vực nhỏ, ít ảnh hưởng đến phạm vi rộng và sẽ hoàntoàn chấm dứt khi giai đoạn thi công kết thúc

Bên cạnh tác nhân ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng, cảitạo cống thoát nước thì hoạt động của các phương tiện vận chuyển cơ giới và các thiết

bị máy móc phục vụ thi công có sử dụng nhiên liệu xăng, dầu sẽ làm phát sinh mộtlượng nhất định các khí chất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí như: CO, NOx,

CxHy, SOTrường Đại học Kinh tế Huế2,CO2…

Ngày đăng: 10/07/2018, 12:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w