Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có hai miền đối lập nhau về điều kiện tự nhiên, miền Bắc (có lưu vực sông Hoàng Hà, xa biển, đất đai khô cằn, cây cỏ thưa thớt, sản vật hiếm hoi) và miền Nam (có lưu vực sông Dương Tử, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, sản vật phong phú). Đây được coi là một trong hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại (Ấn Độ và Trung Hoa). Những tư tưởng triết học và văn hóa của nó đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa nói chung và cả Đông Á nói riêng; Nó đã được hình thành từ thời Tây Chu và phát triển mạnh vào thời Đông Chu với sự xuất hiện của 6 trường phái triết học chính là: Nho Giáo, Mặc Gia, Đạo Gia, Âm - Dương Gia, Danh Gia, Pháp Gia. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Cũng giống như ở Phương Tây, triết học Trung Hoa cổ đại có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái, đều đề cập đến mọi lĩnh vực và vấn đề của triết học. Những tư tưởng triết học và văn hóa của hai trung tâm văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, mà nhất là Trung Quốc đã có những ảnh hưởng rất nhiều đối với văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng, văn hóa của dân tộc. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp và tài liệu tham khảo chưa nhiều nên bài viết của em sẽ còn nhiều thiếu sót .Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn .Em xin chân thành cảm ơn!
Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm LỜI MỞ ĐẦU Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có hai miền đối lập nhau về điều kiện tự nhiên, miền Bắc (có lưu vực sông Hoàng Hà, xa biển, đất đai khô cằn, cây cỏ thưa thớt, sản vật hiếm hoi) và miền Nam (có lưu vực sông Dương Tử, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, sản vật phong phú). Đây được coi là một trong hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại (Ấn Độ và Trung Hoa). Những tư tưởng triết học và văn hóa của nó đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa nói chung và cả Đông Á nói riêng; Nó đã được hình thành từ thời Tây Chu và phát triển mạnh vào thời Đông Chu với sự xuất hiện của 6 trường phái triết học chính là: Nho Giáo, Mặc Gia, Đạo Gia, Âm - Dương Gia, Danh Gia, Pháp Gia. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Cũng giống như ở Phương Tây, triết học Trung Hoa cổ đại có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái, đều đề cập đến mọi lĩnh vực và vấn đề của triết học. Những tư tưởng triết học và văn hóa của hai trung tâm văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, mà nhất là Trung Quốc đã có những ảnh hưởng rất nhiều đối với văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng, văn hóa của dân tộc. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp và tài liệu tham khảo chưa nhiều nên bài viết của em sẽ còn nhiều thiếu sót .Em rất mong nhận được sự 1 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm góp ý của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn .Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung: I. Lịch sử phát triển: Sự hình thành và phát triển của triết học Trung Hoa cổ đại dựa trên cơ sở của sự biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại. Vì vậy khi nghiên cứu về triết học Trung Hoa cổ đại cần đề cập đến lịch sử phát triển của xã hội đó. Có thể nói, Trung Hoa cổ đại là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Theo truyền thuyết, thời tối cổ Trung Quốc đã có Tam Hoàng (người phát minh ra lửa), Phục Hy (người chăn nuôi) và Nhân Hoàng. Sau đó là thời ngũ đế với hai vị vua nổi tiếng là Nghiêu và Thuấn. Tiếp đến là thời nhà Hạ với văn hóa đặc trưng là văn hóa Long Sơn (tức văn hóa đồ gốm đen), kéo dài từ năm 2005-765 TCN. Thời nhà Thương được thành lập sau đó vào khoảng đầu thế kỷ XVII TCN; Đến khoảng thế kỷ XIV, vua mười đời nhà Thương là Bàn Canh đã dời đô về đất Ân, từ đó nhà Thương còn được gọi là nhà Ân. Đến khoảng thế kỷ XI TCN, Chu Vũ Vương là con trai của Chu Văn Vương đã giết vua Trụ nhà Thương và lập ra nhà Chu, bao gồm hai giai đoạn phát triển là Tây Chu (1027-770 TCN) và Đông Chu (Xuân Thu: 770-481 TCN, Chiến Quốc: 481-32 TCN). Giai đoạn đầu của thời nhà Chu là Tây Chu đã tiến lên một bước trong lịch sử phát triển vì đã đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Trong thời kỳ thứ nhất này, những tư tưởng triết học đã xuất hiện, tuy chưa đạt tới mức là một hệ thống. Thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm 2 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm thần bí là thế giới quan thống trị trong đời sống tinh thần và thế quyền và ngay từ đầu nó đã lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý. Đồng thời, thời kỳ này đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ đối lập lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí thống trị đương thời. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Đông Chu (thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc) là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Dưới thời Tây Chu đất đai thuộc về nhà vua thì dưới thời Đông Chu quyền sở hữu tối cao thuộc về tầng lớp địa chủ và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Từ đó sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lúc này rơi vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực thù địch đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến: đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sĩ”, luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội trong tương lai. Như đã nói, lịch sử thời kỳ này gọi là thời kỳ “Bách gia chư tử”, “Bách gia minh tranh”. Chính trong quá trình đó đã sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Lúc này ở Trung Quốc bẳt đầu hình thành những học thuyết chính trị - xã hội và triết học khác nhau như: Khổng Tử với học thuyết “nhân lễ”, Lão Tử với học thuyết “vô vi”, Mặc Tử với học thuyết “kiêm ái’, Dương Chu với học thuyết “vị ngã”, Hàn Phi Tử với học thuyết “pháp trị”,…Các trường phái này lần lượt ra đời và đấu tranh với nhau để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đặc điểm của triết học này là luôn lấy con người và xã hội 3 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Sau đó Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực và mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Trung Hoa cổ đại. Tiếp đến là sự thay thế của hàng loạt các triều đại như Hán, Đường, Tống,… Vì vậy mà hầu hết người ta nói rằng chế độ nô lệ có manh nha từ thời nhà Hạ, chín muồi vào thời Thương – Ân và phát triển vào thời nhà Chu. Còn thời Xuân Thu – Chiến Quốc là quá độ từ nô lệ sang phong kiến và chín muồi vào thời Hán. Khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, xây dựng quốc gia phong kiến rộng lớn đã dùng học thuyết Pháp gia để trị nước. Nhà Hán thay thế nhà Tần thì lên án Pháp gia và tôn sùng Nho Giáo. Từ thời Hán trở đi, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xem Nho giáo là học thuyết thống trị. Nhưng thực ra Nho giáo đã thay đồi nhiều so với gốc của nó. Nhà Hán trên danh nghĩa là tôn sùng Nho giáo nhưng bên trong đã dùng tư tưởng Pháp gia để trị nước. Nho giáo đến thể kỷ III SCN đã kết hợp với Lão – Trang đã trở thành huyền học, đến thế kỷ X SCN, kết hợp với Phật và Đạo trở thành lý học. Nếu ở Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, triết học gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên; ở Ấn Độ triết học đi liền với tôn giáo thì ở Trung Quốc, triết học xen lẫn với chính trị và luân lý lấy triết học làm cơ sở luận. Tình trạng đó làm cho triết học Trung Quốc thuộc loại hình chính trị - luân lý và triết học thuộc dạng người hiền. Chính vì thế mà người ta nói rằng Trung Quốc chỉ có triết lý mà không có triết học. II. Các vấn đề trong triết học Trung Quốc cổ đại: Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và siêu hình là quy luật phát triển của mọi hệ thống triết học, trong đó có triết học Trung Quốc. Nhưng sự đấu tranh đó cũng như sự thay đổi của các 4 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm trường phái triết học, sự phát triển của các luận điểm tư tưởng Trung Quốc được biểu hiện trên các vấn đề ít nhiều có sắc thái bản địa: vấn đề bản thể vũ trụ, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người, vấn đề biến dịch, vấn đề tri thức luận và vấn đề đạo đức luận. 1. Về bản thể của vũ trụ: Bản thể của vũ trụ là gi? Hay nói cách khác thế giới vật chất do đâu sinh ra? Đấy là những vấn đề xuất hiện ngay từ đầu và quán xuyến trong lịch sử triết học Trung Quốc được cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm chú ý và tìm các giải đáp. Trường phái duy tâm thì cho rằng thế giới bên ngoài là do trời sinh, thượng đế sinh ra, và con người cũng do trời sinh ra, số phận con người là do trời quyết định. Chủ nghĩa duy vật có quan điểm trái lại nhưng họ cũng có nhiều sự giải thích khác nhau. Âm dương và Ngũ hành là hai phạm trù quan trọng trong triết học Trung Hoa, là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh biến hóa của vũ trụ. Việc sử dụng hai phạm trù Âm dương và Ngũ hành đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các khái niệm Thượng đế, Quỷ thần thuyền thống đem lại. Trong thuyết Âm – Dương đầu tiên (thời Tiền Chu) coi Âm – Dương như là hai khí, hai nguyên lý hay hai thế lực vũ trụ: biểu thị cho giống đực, hoạt động, hơi nóng, khôn ngoan, rắn rỏi,…tức là Dương; giống cái, thụ động, khí lạnh, bóng tối, ẩm ướt, mềm mỏng,… tức là Âm. Chính do sự tác động qua lại giữa chúng mà sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong đất trời; Phạm Thiên Hồng trong “Kinh điển” (thời nhà Chu) cho rằng “Ngũ hành” (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ) tương sinh tương khắc sinh ra vạn vật. Trong tư tưởng triết học của Lão Tử (thời Xuân Thu – Chiến Quốc) thì coi “Đạo” là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là “Đạo”. Vì “đạo” quá huyền diệu, khó nói danh trạng nên có 5 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm thể quan niệm ở hai phương diện “vô’ và “hữu” là nguyên lý vô hình, là gốc của trời đất. “Hữu” là nguyên lý hữu hình là mẹ của vạn vật. Công cụ của đạo là vô cùng, đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra, sự sản sinh ra vạn vật theo trình tự “đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật”. Đạo còn làm chúa tể của vạn vật và đạo là phép tắc của vạn vật; Mặc Tử (khoảng 479-381 TCN) cùng thời với Khổng Tử lại có nhiều mâu thuẫn trong triết học. Một mặt phủ nhận quan điểm “thiên mệnh” của Khổng Tử, ông cho sự giàu nghèo, sống chết, họa phúc, thành bại “không phải là do số mệnh quyết định mà là do hành vi con người gây nên, do sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh”. Mặt khác ông lại đưa ra thế giới quan tôn giáo trọng trời đất, quỷ thần, phục tùng sức mạnh tự nhiên thần bí. Nho gia do Khổng tử (551-479 TCN) sáng lập và xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu. Sau Khổng Tử chết, Nho Gia chia làm 8 phái, quan trọng nhất là Mạnh Tử ( 337-289 TCN) và Tuân Tử (313-238 TCN). Trong học thuyết của Nho gia, “trời” có ý nghĩa bậc nhất,ví như Tuân Tử thời Chiến Quốc cho rằng trời đất hợp lại là nguồn gốc của vạn vật: “trời đất hợp lại thì vạn vật sinh ra, âm dương giao tiếp với nhau thì sinh ra biến hóa”. Trong các luận điểm trên thì luận điểm “ngũ hành tương sinh tương khắc” là nguyên khí vận động sinh ra trời đất vạn vật, là có vai trò lớn trong lịch sử. Bằng các luận điểm đó, chủ nghĩa duy vật đã đối địch lại chủ nghĩa duy tâm. Qua việc lấy vật chất hoặc sự vận động của vật chất để giải thích nguồn gốc của các hiện tượng vật chất, các nhà duy vật đã làm lu mờ vai trò của thần thánh, vai trò của siêu nhiên, những lực lượng mà chủ nghĩa duy vật Trung Quốc có nhược điểm: lấy một hoặc vài yếu tố vật chất để giải thích tính muôn hình muôn vẻ của thế giới khách quan là một vấn đề còn có tính trực quan, ước đoán, chưa có sự chứng minh cụ thể. Do đó chưa có sự khuất phục được chủ 6 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm nghĩa duy tâm, chưa giải phóng con người khỏi những quan điểm duy tâm thần bí và áp chế của phong kiến. 2. Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Đây được coi là vấn đề bản thể luận, là một trong những vấn đề cơ bản của triết học. Bởi vì trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của vật chất, của ý thức là trung tâm của cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nhưng những thời kỳ của triết học Trung Quốc lại không được đề cập nhiều. Vấn đề vật chất và ý thức được đề cập trong lịch sử Trung Quốc qua nhiều phạm trù như thần và hình; tâm và vật, lý và khí,…Trong đó cặp phạm trù thần và hình xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc và nó là cặp phạm trù được nhắc đến nhiều hơn cả trong lịch sử triết học. Chủ nghĩa duy tâm Trung Quốc cho rằng thần có trước hình; hình phụ thuộc vào thần; còn chủ nghĩa duy vật Trung Quốc cho rằng hình có trước thần; thần có dựa vào hình… (Tuân Tử). Hai quan niệm trên đã đấu tranh với nhau và làm tiền đề cho nhau phát triển. Các quan niệm duy tâm giành được vai trò thống trị vì nó là quan điểm của giai cấp thống trị, được giai cấp thống trị cổ vũ. Những quan điểm của các nhà duy vật, mặc dù các nhà duy vật thô sơ chất phác, song họ dựa vào hiện thực, vào sự quan sát giới tự nhiên. Vì vậy tuy không giữ được vai trò lịch sử nhưng những quan điểm duy vật thời bấy giờ có tác dụng phê phán mãnh liệt chủ nghĩa duy tâm thần bí vốn gắn liền với chính sách cai trị của chế độ phong kiến. 3. Vấn đề con người: Triết học ở các nước phương Tây đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới, vào giới tự nhiên thì ngược lại, ở các nước phương Đông nó lại rất mờ nhạt và vấn đề nổi bật trong lịch sử triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc cổ đại nói riêng là vấn đề con người. Tuy nhiên người ta chú trọng 7 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm đến vấn đề này không phải vì hạnh phúc con người mà là vì lợi ích của giai cấp thống trị; không phải là để giải phóng những bế tắc con người trong cuộc sống mà là để giáo dục con người theo lập trường giai cấp phong kiến. Chính vì vậy, người ta không chú trọng đến mọi mặt con người, không chú trọng đến mặt cơ bản của nó mà chỉ chú trọng đến khía cạnh nào có thể kìm hãm được con người, điều khiển và thống trị họ theo chế độ phong kiến, đó là khía cạnh đạo đức. Tính người là vấn đề được trú trọng nhiều nhất, nó xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc và được bàn mãi tới tận sau này. Giai cấp thống trị muốn quần chúng nhân dân ngoan ngoãn tuân theo sự điều khiển của chúng nhưng nhân dân luôn chống lại, gây nên rối loạn thường xuyên trong xã hội, do vậy sự cai trị gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng này là một vấn đề đặt ra cho các nhà triết học bấy giờ, đứng trên quan điểm duy tâm và là tiếng nói của giai cấp thống trị, họ không biết nguồn gốc của nó là gì và quy cho nó là tại tính người. Tính người ấy trong lập luận của họ là ý thức con người, là tư tưởng, tình cảm và tâm lý của con người. Khổng Tử nói: “Tính gần nhau, nhưng do tập nhiễm mà xa nhau” (Luận ngữ Dương hóa); Mạnh Tử thì nói: “Tính người vốn thiện”; Cao Tử nói: “Tính không thiện, cũng không bất thiện, thiện hay bất thiện là sự hình thành về sau”; Tuân Tử nói: “Tính người vốn ác”;…Tất nhiên với họ các gì phù hợp với tư tưởng đạo đức phong kiến là thiện, cái gì trái lại hoặc gắn với dục vọng là ác. Quan niệm thiện ác như vậy là quan niệm của giai cấp thống trị. Nhưng một số luận điểm trên vẫn có mang cả yếu tố hợp lý như:Cao Tử thấy được vai trò của hoàn cảnh bên ngoài với sự hình thành ý thức con người. Tuân Tử quan niệm, tính người vốn ác do “mắt thích sắc đẹp, tai thích tiếng hay, mồm thích vị ngọt, tâm thích điều lợi, da dẻ thích sảng khoái nhàn hạ” (Tuân Tử - Tính ác). Vậy ông có sự quan sát thực tế và thấy được nhu cầu sống của con người và điều tự nhiên trong cuộc sống của họ. 8 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm Một loại luân lý khác về tính người, đó là loại không bàn tới bản chất của tính người mà chỉ xét tới biểu hiện của nó (qua lăng kính của tầng lớp phong kiến thống trị). Chẳng hạn như Đổng Trọng Thư nêu lên thuyết “tính tam thần”, tính người có ba loại: một loại tình dục rất ít, không dạy cũng có thể thể hiện được, gọi là “tính thánh nhân”; một loại tình dục rất nhiều, tuy dạy cũng không thể thể hiện được, gọi là: “tính đấu thưng”; một loại tuy có tình dục, nhưng có thể thiện, có thể ác, gọi là “tính trung dân” (Xuân thu phiền hộ - thực tính). Về sau Hàn Dũ nói: tính người có ba bậc: thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm. Thượng phẩm nếu học thì sáng suốt ngay, trung phẩm thì có thể lên có thể xuống, duy chỉ chỉ có tính hạ phẩm thì không thể giáo dục được. Lý luận loại này không có gì đặc sắc mà chỉ có tính áp đặt. Nhưng nó phù hợp với tâm lý của giai cấp thống trị nên trở thành cơ sở lý luận của đường lối, chính sách triều đình, trở thành công cụ biện hộ cho chính sách đàn áp, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Sau vấn đề con người là vấn đề số phận con người. Vì sao số phận mỗi người một khác? Vì sao người này giàu, người kia nghèo? Vì sao người này sang, người kia hèn? Vì sao người này thì trí, người kia thì ngu? Người này nhiều may mắn, người kia thì nhiều rủi ro? Vấn đề đó đã làm cho nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc phải lao tâm khổ tứ tìm lời giải đáp. Tuỳ ở sự giải đáp mà chia ra các trường phái khác nhau là duy vật hay duy tâm. Đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, các nhà duy tâm cho rằng có mệnh trời, mệnh trời đã chi phối cuộc sống xã hội con người, cũng như cuộc đời của mỗi con người. Khổng Tử, ông tổ của Nho giáo cho rằng: có mệnh trời (thiên mệnh), con người ta không thể cưỡng được thiên mệnh; Mạnh Tử cho trời an bài địa vị xã hội của mỗi con người. Đổng Trọng Thư nêu lên thuyết “thiên nhân cảm ứng”, trong đó ông cho rằng trời – người cảm thông với nhau, 9 Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm trời là chủ thể của người, đối với người có công thì có thưởng, với kẻ có tội thì bắt phạt, bắt khổ phải khổ, cho sướng được sướng… Đại biểu tiêu biểu cho trường phái duy vật về phương diện này là Tuân Tử (thời Chiến Quốc). Trong tác phẩm “thiên luận” đã đi sâu trình bày mối quan hệ giữa trời và người. Theo ông, trời là giới tự nhiên, không liên quan gì đến mệnh trời mà là “nhân họa” (ruộng đồng để hoang hóa, chính trị đen tối, luân thường đảo ngược). Trên cơ sở đó, ông cho rằng con người có thể thắng được trời, “chế ngự thiên mệnh”. Luận điểm trên đã xúc phạm đến giai cấp thống trị, làm cho họ bực tức và tìm cách phỉ báng, bác bỏ. Ngược lại, luận điểm đó là cơ sở, chỗ dựa tinh thần cho những người, những lực lượng tiến bộ trong xã hội dám đứng lên đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống của mình. Vấn đề số phận con người là vấn đề khó giải thích trong xã hội phong kiến. Xã hội ấy chưa có khoa học thực nghiệm, chưa có mầm mống của một giai cấp nắm giữ phương thức sản xuất mới thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến, nghĩa là chưa có điều kiện cần thiết để hiểu sâu cuộc sống con người cũng như xã hội. Chính vì vậy mà quan điểm duy tâm mệnh trời là quan điểm chủ đạo trong mấy nghìn năm lịch sử Trung Quốc. Giai cấp thống trị các thời đại đều lấy mệnh trời làm công cụ bảo vệ sự thống trị của mình. Cũng chính vì vậy mà sự đấu tranh chống mệnh trời của các lực lượng tiến bộ xã hội, của các nhà duy vật không thể đi đến triệt để. Ví như Mặc Tử khi phê phán mệnh trời của các nhà Nho phải dùng đến tôn giáo; Ngay cả Tuân Tử cũng phải chịu thua và thừa nhận: “ông trời sinh trưởng các vật, lấy đó chia cho hạ dân, có người được hậu, có người được bạc. Thượng đế không chia đều…”,… 4. Quan niệm về biến dịch: Đây là phép biện chứng mang màu sắc Trung Quốc. Nó được hình thành từ thời Xuân Thu và được chi tiết hóa, hệ thống hóa về các thời đại sau. Là học 10