CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

63 695 1
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bia là một loại nước giải khát cao cấp và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày, được mọi người ưa chuộng. Bia mang hương vị đặc trưng riêng và là loại nước uống mát bổ có bọt mịn xốp, độ cồn thấp, có vị đắng dễ chịu. Khi được sử dụng đúng mức, bia tạo nên sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể. Bia không những chứa các thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giải khát rất hiệu quả do có chứa CO2 bão hòa. Nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày càng tăng. Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với dân số trên 80 triệu hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng của các loại nước giải khát trong đó có bia. Ngành công nghiệp sản xuất bia cũng là một trong các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao ở Việt Nam hiện nay, các cơ sở sản xuất bia Việt Nam cùng song song tồn tại và phát triển với các hãng bia danh tiếng trên thế giới . Phát triển sản xuất công nghiệp một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời sống con người, nhưng mặt khác, chính công nghiệp cũng sẽ gây ra những tác hại to lớn cho môi trường sinh thái, vì nó tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết mang tính toàn cầu vì chất lượng môi trường ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và phát triển trên hành tinh. Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia cũng như sự tăng nhanh về sản lượng bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường dưới cả ba dạng : chất thải rắn, khí thải và nước thải. Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng không qua xử lý. Hơn nữa, phần lớn các cơ sở công nghiệp này đều nằm trong thành phố xen với khu dân cư. Việc thải một lượng lớn chất hữu cơ ra môi trường sẽ tạo nguồn ô nhiễm và các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng. Nguồn gây ô nhiễm chính của sản xuất bia là nước thải với lưu lượng lớn, tải lượng các chất bẩn hữu cơ cao, gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, cần được ưu tiên giải quyết. Với điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, việc nhập khẩu một dây chuyền xử lý với hệ thống thiết bị hoàn chỉnh là một vấn đề rất khó khăn đối với không chỉ với các cơ sở sản xuất bia công suất nhỏ mà ngay cả đối với các nhà máy bia lớn. Vì vậy, để phù hợp với thực tế khách quan trên, cần phải nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý khả thi về mặt công nghệ cũng như về giá thành chi phí xử lý. Đề tài:”Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của thiết bị hợp khối trong xử lý nước thải của sản xuất bia.” nhằm khảo sát một số thông số kỹ thuật cần thiết cho việc thiết kế hệ thống xử lý quy mô công nghiệp.

MỤC LỤC MỤC LỤC-----------------------------------------------------------------------------------------1 MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------3 CHƯƠNG I----------------------------------------------------------------------------------------5 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG KHU VỰC Ở VIỆT NAM------------------------------------------------------------------------5 I.1. Hiện trạng sản xuất tiêu thụ bia trên thế giới trong khu vực 5 I.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ bia xu thế phát triển ngành bia Việt Nam 7 I.2.1. Hiện trạng sản xuất tiêu thụ bia ở Việt Nam 7 I.2.2. Xu thế phát triển ngành bia Việt Nam .9 CHƯƠNG II-------------------------------------------------------------------------------------10 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CÁC CHẤT THẢI-----------------------------10 II.1. Công nghệ sản xuất bia .10 II.1.1. Nguyên liệu cho sản xuất bia 10 II.1.2. Công nghệ sản xuất bia .13 II.1.3. Nhu cầu về vật tư, nhiên liệu, năng lượng nước 17 II.2. Các nguồn thải chính trong sản xuất bia tác động của chúng đến môi trường 18 II.2.1. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí .19 II.2.2. Chất thải rắn 20 II.2.3. Nước thải 20 II.2.4. Các nguồn ô nhiễm khác .23 1 CHƯƠNG III------------------------------------------------------------------------------------25 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BIA-------------------------------25 III.1. Các phương pháp bổ trợ xử lý sinh học .25 III.2. Các phương pháp xử lý sinh học 25 III.2.1. Phương pháp xử lý yếm khí 26 III.2.2. Phương pháp xử lý hiếu khí 26 CHƯƠNG IV------------------------------------------------------------------------------------40 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN-------------------------------------------40 IV.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp nghiên cứu .40 IV.1.1. Mục đích nội dung nghiên cứu 40 IV.1.2. Đối tượng nghiên cứu .40 IV.1.3. Phương pháp nghiên cứu .40 IV.2. Kết quả nghiên cứu thảo luận 43 IV.2.1. Nghiên cứu xử lý bằng bể hợp khối 43 IV.2.2. Nghiên cứu xử lý bằng bể aeroten thông thường 47 CHƯƠNG V-------------------------------------------------------------------------------------52 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG AEROTEN CHO XỬ LÝ NƯỚC THẢI XƯỞNG BIA BẮC ÂU------------------------------------------------------------------------52 V.1. Mục tiêu thiết kế 52 V.2. Tính toán thiết kế .53 KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------------------58 TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------60 2 PHỤ LỤC-----------------------------------------------------------------------------------------63 MỞ ĐẦU Bia là một loại nước giải khát cao cấp rất thông dụng trong đời sống hàng ngày, được mọi người ưa chuộng. Bia mang hương vị đặc trưng riêng là loại nước uống mát bổ có bọt mịn xốp, độ cồn thấp, có vị đắng dễ chịu. Khi được sử dụng đúng mức, bia tạo nên sự thoải mái tăng cường sức lực cho cơ thể. Bia không những chứa các thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giải khát rất hiệu quả do có chứa CO 2 bão hòa. Nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới sản lượng ngày càng tăng. Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với dân số trên 80 triệu hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng của các loại nước giải khát trong đó có bia. Ngành công nghiệp sản xuất bia cũng là một trong các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao ở Việt Nam hiện nay, các cơ sở sản xuất bia Việt Nam cùng song song tồn tại phát triển với các hãng bia danh tiếng trên thế giới . Phát triển sản xuất công nghiệp một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời sống con người, nhưng mặt khác, chính công nghiệp cũng sẽ gây ra những tác hại to lớn cho môi trường sinh thái, vì nó tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết mang tính toàn cầu vì chất lượng môi trường ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống phát triển trên hành tinh. Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh về số lượng quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia cũng như sự tăng nhanh về sản lượng bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường dưới cả ba dạng : chất thải rắn, khí thải nước thải. Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng không qua xử lý. Hơn nữa, phần lớn các cơ sở công nghiệp này đều nằm trong thành phố xen với khu dân cư. Việc thải một lượng lớn chất hữu cơ ra môi trường sẽ tạo nguồn ô nhiễm các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng. Nguồn gây ô nhiễm chính của sản xuất bia là nước thải với lưu lượng lớn, tải lượng các chất bẩn hữu cơ cao, gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, cần được ưu tiên giải quyết. 3 Với điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, việc nhập khẩu một dây chuyền xử lý với hệ thống thiết bị hoàn chỉnh là một vấn đề rất khó khăn đối với không chỉ với các cơ sở sản xuất bia công suất nhỏ mà ngay cả đối với các nhà máy bia lớn. Vì vậy, để phù hợp với thực tế khách quan trên, cần phải nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý khả thi về mặt công nghệ cũng như về giá thành chi phí xử lý. Đề tài:”Bước đầu nghiên cứu hiệu quả của thiết bị hợp khối trong xử lý nước thải của sản xuất bia.” nhằm khảo sát một số thông số kỹ thuật cần thiết cho việc thiết kế hệ thống xử lý quy mô công nghiệp. 4 CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG KHU VỰC Ở VIỆT NAM I.1. Hiện trạng sản xuất tiêu thụ bia trên thế giới trong khu vực Bia là loại nước giải khát đã được sản xuất từ rất lâu đời trên thế giới. Từ thời cổ đại, bia đã được chế biến từ lúa mạch nhưng phải đến thế kỷ 19, khi Louis Pasteur thành công trong những nghiên cứu về vi sinh vật Christian Hansen (người Đan Mạch) phân lập được nấm men áp dụng vào sản xuất bia thì bia mới thực sự trở thành một thứ đồ uống hảo hạng, được nhiều người khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Các nước có sản lượng bia cao là Mỹ, CHLB Đức (trên 10 tỷ lít/năm). Những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh của nhiều nước trên thế giới, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được đảm bảo, nhu cầu tiêu dùng gia tăng đã làm cho sản lượng bia trên toàn thế giới tăng tới 2,3% /năm. Ước tính tới năm 2005 sản lượng bia đạt 153 tỷ lít/năm. Năm 1999, ba nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ bia là CH Séc, Ailen Đức (Bảng I.1) trong khi Mỹ ở vị trí thứ 12. Bảng I.1. Sản lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người trên thế giới năm 1999 [20] Thứ tự Nước Sản lượng (lít/người) 1 Cộng hòa Séc 160,7 2 Ailen 152,8 3 Đức 127,5 4 Áo 108,9 5 Luxemburg 106,6 6 Đan Mạch 104,6 7 Anh 99,0 8 Bỉ 97,7 9 Australia 95,0 10 Slovakia 86,4 11 Hà Lan 85,3 5 12 Mỹ 84,4 13 New Zealand 84,0 14 Phần Lan 80,1 15 Venezuela 75,7 16 Nam Tư 74,6 17 Hungary 70,7 18 Tây Ban Nha 68,8 19 Canada 68,1 20 Gabon 65,7 21 Bồ Đào Nha 64,3 22 Thụy Điển 59,3 23 Thụy Sỹ 58,8 24 Ba Lan 58,4 Tuy nhiên, ở Châu Âu, tình hình sản xuất tiêu thụ bia cũng có chiều hướng thay đổi khác nhau: - Tại CHLB Đức, tình hình sản xuất tiêu thụ bia có chiều hướng giảm trong vài năm trở lại đây: năm 2002 giảm so với năm 1999 tới 4,9 % (bảng I.2). Tổng tiêu thụ tuy giảm nhưng xuất khẩu lại tăng đều hàng năm: năm 2002 tăng hơn so với năm 1999 là 16,68 %. Bảng I.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xuất, nhập khẩu bia tại CHLB Đức [19] 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản xuất (tỷ lít/năm) 11,42 11,48 11,17 11,28 11,04 10,85 10,83 Xuất khẩu (triệu lít/năm) 899,9 923,7 893 947,5 1075,2 1084,2 1105,6 Nhập khẩu (triệu lít/năm) 301,5 327,9 282,3 305,4 368,9 380,6 330,5 Tổng tiêu thụ (tỷ lít/năm) 10,799 10,768 10,455 10,477 10,311 10,090 10,039 Tiêu thụ trên đầu người (lít/người) 131,9 131,2 127,5 127,5 125,3 122,4 121,5 6 - Tại Ý, sản lượng bia đạt 1,22 tỷ lít/năm trong năm 1998. Mặc dù sản lượng bia của Ý thấp so với các nước khác ở Châu Âu, nhưng mức tiêu thụ trên đầu người lại rất cao: 26,9 lít/người trong năm 1998. Do vậy lượng bia nhập khẩu vào nước Ý tăng cao, đạt 368,1 triệu lít/năm, bia được nhập từ: Đức (159,4 triệu lít), Hà Lan (45,27 triệu lít), Anh (36,2 triệu lít), Đan Mạch (35,7 triệu lít). Tuy nhiên, Ý cũng xuất khẩu bia, con số này chỉ chiếm một phần rất nhỏ (37,3 triệu lít/năm). Các nước nhập khẩu bia Ý đó là Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bỉ, Albani ngay cả Mỹ. [18] Ở một số nước Châu Á, tình hình sản xuất bia có chiều hướng gia tăng, điển hình là Trung Quốc, đây là thị trường bia lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ dự báo sẽ vượt Mỹ trong vài năm tới. Sản lượng bia của Trung Quốc đạt xấp xỉ 22 tỷ lít bia/năm. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ bia tính trên đầu người ở nước này vẫn còn thấp 15 lít/người, so với lượng bia bình quân tiêu thụ trên thế giới 22,1 lít/người (2001), thấp hơn so với một số nước Châu Á khác như Đài Loan Singapore. [18] I.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ bia xu thế phát triển ngành bia Việt Nam I.2.1. Hiện trạng sản xuất tiêu thụ bia ở Việt Nam Ngành công nghiệp bia ở Việt Nam đã có từ rất lâu. Nhà máy bia đầu tiên tại Việt Nam đã được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào năm 1890 – Nhà máy bia Hà Nội. Ban đầu nhà máy chỉ sản xuất 150 lít/ngày với hơn 30 công nhân. Đến năm 1954, khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Nhà máy bia Hà Nội được Nhà nước trực tiếp quản lý, tiếp tục sản xuất bia ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng cũng như về chất lượng sản phẩm, không ngừng phát triển cho tới ngày nay. Sau giải phóng miền Nam, một loạt các nhà máy, cơ sở sản xuất bia khác đã được hình thành ở nước ta như: Nhà máy bia Sài Gòn, nhà máy bia Đà Nẵng (thiết bị của Tiệp Khắc), nhà máy bia Huda ở Huế (thiết bị Đan Mạch), nhà máy bia Vinh (thiết bị Đan Mạch), nhà máy bia Đông Nam Á (thiết bị Đan Mạch), công ty bia Việt Hà, các nhà máy bia liên doanh trung ương địa phương khác . góp phần nâng cao sản lượng bia trên toàn quốc. So với các nước Châu Âu một số nước Châu Á, sản lượng bia bình quân đầu người ở Việt Nam còn rất thấp mặc dù sản lượng này đã tăng gấp đôi từ 84,5 triệu lít/năm vào năm 1984 lên 168,5 triệu lít/năm vào năm 1992. Trong năm 1992, Việt Nam đã có 38 cơ sở có công suất lớn hơn 0,5 triệu lít/năm. Đến năm 1993 có thêm 3 7 liên doanh nước ngoài với công suất 3 – 30 triệu lít/năm 11 cơ sở, nâng công suất từ 1 triệu đến 3 triệu lít/năm, do đó đã nâng sản lượng bia toàn quốc lên trên 200 triệu lít/năm. Năm 1994, sản lượng bia của Việt Nam là 300 triệu lít, năm 1995 đạt trên 500 triệu với tốc độ tăng 16,8%, năm 1996 đạt xấp xỉ 600 triệu lít/năm. [7] Cũng trong năm 1996, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam được thành lập đã có những bước trưởng thành đáng kể cả về số lượng chất lượng, các đơn vị thành viên của Tổng công ty, từ những bước đi ban đầu của thời kỳ đổi mới, đã đang khẳng định được vai trò hạt nhân của mình trong sự phát triển chung của ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành sản xuất bia ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay, tốc độ tăng trung bình ổn định ở 8 – 10% (bảng I.3) Bảng I.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành sản xuất bia ở Việt Nam [2] Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng bình quân, % 1991 – 1992 26,62 1993 – 1994 44,3 1995 – 1996 17 1997 – 1998 10 1998 – 2003 8 – 10 Theo số liệu của Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, năm 2001 sản lượng bia tiêu thụ toàn ngành đạt 803,2 triệu lít, tăng 11% so với năm 2000, bình quân tiêu thụ 9 – 10 lít/người/năm. Sản lượng bia năm 2002 là 893 triệu lít. [2] Trong vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ về bia cũng như các loại nước giải khát rất lớn dẫn đến việc hình thành hàng loạt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bia. Từ chỗ chỉ có hai nhà máy bia Hà Nội Sài Gòn thì đến nay cả nước đã có tới 469 cơ sở sản xuất bia với đủ các thành phần kinh tế tham gia, trong đó bao gồm 2 Công ty quốc doanh trung ương, 6 Công ty liên doanh với nước ngoài 461 cơ sở sản xuất bia địa phương, tư nhân, cổ phần . được phân bố tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn những khu vực dân cư đông đúc. [2] Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các sản phẩm bia cũng rất đa dạng phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm bia trung bình tiên tiến như bia 333, bia 8 Hà Nội các loại bia liên doanh khác, trên thị trường cũng xuất hiện những sản phẩm bia cao cấp của các hãng bia nổi tiếng trên thế giới như Tiger, Heniken, Carlsberg. Trong 5 năm (1995 – 2000), Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam đã đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị với số vốn là 410 tỷ đồng. [17] Công ty bia Hà Nội đang thực hiện dự án đầu tư đổi mới thiết bị, nâng công suất từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm, trong đó có một số hạng mục đã hoàn thành như: thiết bị lò hơi, máy phát điện, hệ thống xử lý nước, cải tạo nâng cấp nhà chiết chai, hệ thống chiết keg với công suất 80 keg/giờ, hệ thống dây chuyền chiết chai 30000 chai/ giờ , cũng đang tiếp tục tiếp nhận lắp đặt hệ thống thiết bị nhà nấu, hệ thống tank lên men. [17] Công ty bia Sài Gòn đã thực hiện dự án đầu tư nâng công suất từ 140 triệu lít/năm lên công suất 160 triệu lít/năm đang tiếp tục đầu tư bổ sung thiết bị đồng bộ để đạt công suất 210 triệu lít/năm. Trong 5 năm (1995 – 2000), Công ty bia Sài Gòn đã thực hiện một số dự án cải tạo nâng cấp trang thiết bị công nghệ như: hệ thống thu hồi CO 2 , dây chuyền chiết chai, máy soi chai tự động, hệ thống chiết keg với công suất 80 keg/giờ, hệ thống pha bia tự động, máy thử bia nhanh, . một số công trình xử lý chất thải khác. [17] Toàn bộ các công trình đầu tư chiều sâu, đầu tư mới, đầu tư bổ sung đều có trang thiết bị công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến nhất đang được áp dụng ở các nước có nền công nghiệp phát triển, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, vừa khẳng định vai trò nòng cốt hạt nhân của Tổng công ty trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam. I.2.2. Xu thế phát triển ngành bia Việt Nam Bia được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam vì đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia. Theo chủ trương của Chính phủ cũng như định hướng phát triển đến năm 2010, Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư, cũng như không phê duyệt mở rộng công suất của các dự án nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất bia. Theo quy hoạch phát triển, sản lượng bia đến năm 2010 là 1500 triệu lít, có nghĩa là tiếp tục tăng trưởng từ 10 – 12% từ nay đến năm 2010. Dự báo sản lượng bia đến 2020 sẽ tăng so với 2005 khoảng 1,8 lần, mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng khoảng 2 lần. (Bảng I.4) 9 Bảng I.4. Dự báo sản lượng mức tiêu thụ bia qua các giai đoạn [2] Giai đoạn Sản lượng triệu lít Mức tiêu thụ bình quân lít/người/năm 2005 1150 – 1200 10 2010 1500 16 – 16,5 2020 2100 20 Việt Nam Châu Á là một trong những khu vực có mức tiêu dùng bia đang tăng nhanh. Căn cứ vào thu nhập, thị hiếu tiêu dùng, dự kiến chủng loại sản phẩm bia như sau: Bia lon: 10 – 15%, bia chai: 50 – 60%, bia hơi: 30%. [2] Ở Việt Nam, thị trường tiêu thụ bia ở trong nước vẫn là chính, thị trường xuất khẩu chủ yếu là khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, một phần Châu Âu Mỹ. Sản lượng xuất khẩu dự kiến khoảng 20 – 30 triệu lít/năm với sản phẩm chủ yếu của Công ty bia Hà Nội Công ty bia Sài Gòn. [2] CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA CÁC CHẤT THẢI II.1. Công nghệ sản xuất bia II.1.1. Nguyên liệu cho sản xuất bia II.1.1.1. Nguyên liệu chính Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính gồm: Malt (đại mạch nảy mầm), gạo tẻ, hoa houblon, nước, nấm men. Hiện nay, nguyên liệu chính để sản xuất bia là 10

Ngày đăng: 07/08/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bảng I.1. Sản lượng tiờu thụ bia bỡnh quõn đầu người trờn thế giới năm 1999 - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

I.1. Sản lượng tiờu thụ bia bỡnh quõn đầu người trờn thế giới năm 1999 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng I.2. Tỡnh hỡnh sản xuất, tiờu thụ và xuất, nhập khẩu bia tại CHLB Đức - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

I.2. Tỡnh hỡnh sản xuất, tiờu thụ và xuất, nhập khẩu bia tại CHLB Đức Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng I.4. Dự bỏo sản lượng và mức tiờu thụ bia qua cỏc giai đoạn [2] - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

I.4. Dự bỏo sản lượng và mức tiờu thụ bia qua cỏc giai đoạn [2] Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng II.3. Nhu cầu nguyờn liệu, vật tư cho sản xuất bia [1] - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

II.3. Nhu cầu nguyờn liệu, vật tư cho sản xuất bia [1] Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng II.4. Cỏc nguồn thải chớnh trong sản xuất bia [1] - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

II.4. Cỏc nguồn thải chớnh trong sản xuất bia [1] Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng II.5 thể hiện cỏc nguồn nước thải chớnh và đặc trưng của mỗi loại, trong đú nguồn phỏt sinh gõy ụ nhiễm lớn nhất đú là từ quỏ trỡnh rửa chai, bom, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng. - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

II.5 thể hiện cỏc nguồn nước thải chớnh và đặc trưng của mỗi loại, trong đú nguồn phỏt sinh gõy ụ nhiễm lớn nhất đú là từ quỏ trỡnh rửa chai, bom, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng IV.1. Ảnh hưởng của kết cấu thiết bị đến hiệu quả xử lý  (lớp đệm ở vị trớ cỏch mặt nước 20 cm) - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.1. Ảnh hưởng của kết cấu thiết bị đến hiệu quả xử lý (lớp đệm ở vị trớ cỏch mặt nước 20 cm) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng IV.2. Ảnh hưởng của kết cấu thiết bị đến hiệu quả xử lý  (lớp đệm ở vị trớ cỏch mặt nước 2 cm) - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.2. Ảnh hưởng của kết cấu thiết bị đến hiệu quả xử lý (lớp đệm ở vị trớ cỏch mặt nước 2 cm) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng IV.3. Kết quả xử lý ở bể aeroten thụng thường - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.3. Kết quả xử lý ở bể aeroten thụng thường Xem tại trang 45 của tài liệu.
Từ những kết quả nghiờn cứu trờn cú thể rỳt ra bảng tổng kết sau đõy: - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

nh.

ững kết quả nghiờn cứu trờn cú thể rỳt ra bảng tổng kết sau đõy: Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng IV.7. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 11 lớt/giờ (τ =6 giờ) - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.7. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 11 lớt/giờ (τ =6 giờ) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng IV.10. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 10 lớt/giờ (τ = 6,6 giờ) - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.10. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 10 lớt/giờ (τ = 6,6 giờ) Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng IV.11. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 11 lớt/giờ (τ =6 giờ) - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

ng.

IV.11. Kết quả xử lý khi dũng chảy liờn tục Q= 11 lớt/giờ (τ =6 giờ) Xem tại trang 51 của tài liệu.
Từ những kết quả nghiờn cứu trờn cú thể rỳt ra bảng tổng kết sau đõy: - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC CHẤT THẢI

nh.

ững kết quả nghiờn cứu trờn cú thể rỳt ra bảng tổng kết sau đõy: Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan