Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
4,18 MB
Nội dung
TÀI LIỆU KIẾNTHỨCCĂNBẢNCẦNBIẾT VỀ ĐẦUTƯVÀNGTÀI KHOẢN. I.MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRƯỚC KHI THAM GIA Thị trường VÀNG 1.Về tài chính: Bạncần số vốn tối thiểu 22 triệu đồng . Và số vốn này nên là vốn nhàn rỗi, dùng để gia tăng lợi nhuận, không phải là vốn vay mượn hoặc số vốn ảnh hưởng đến “cơm áo, gạo tiền” hàng ngày. Tuyệt đối không đầutư nếu bạn chỉ có một khoảng tiền nho nhỏ mà bạn tích góp bấy lâu (<dưới 10 triệu chẳng hạn) và chịu gánh nặng tài chính hàng tháng. Đầutư luôn có rủi ro, bạn chắc chắn rằng trong trường hợp xấu nhất, số tiền đầutư không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. 2.Về kiến thức. Thị trường vàng không phải là một trò chơi may rủi. Nếu ai xem đây là trò chơi may rủi. Hậu quả nhận được tất yếu là thất bại. Trước khi tham gia Thị Trường bạncần trang bị cho mình kiếnthức cơ bản về các mảng sau: Quản lý rủi ro, Phân tích cơ bản (FA), phân tích kỹ thuật (TA) và tâm lý giao dịch. Bạncần có kiếnthức cơ bản về kinh tế vĩ mô, tài chính thế giới và cơ bản về thực trạng cũng như mô hình kinh tế của một số quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật, Ấn Độ… 3.Về tính cách: Thị trường vàng không có chổ cho người có một số tính cách sau: tham lam, cố chấp, nóng vội, dễ bi quan. Nếu muốn thành công trước hết bạn hãy học cách sống : nhẫn nại, nhìn nhận vấn đề khoa học và từ tốn, sống có mục đích, sống biết chấp nhận,chịu khó học hỏi. II.KIẾN THỨCCẦN THIẾT KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1.1 Thị trường vàng chịu tác động bởi những thông tin nào? Vàng neo giá theo USD, tức AU/USD.Vì vậy giá vàng chịu tác động trực tiếp bởi biến động của đồng USD, nhưng chính xác hơn cả là vàng chịu tác động trực tiếp bởi tình hình kinh tế Mỹ. Có thể hiểu cơ bản như sau, nếu kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế Thế Giới nói chung phát triển tốt, thì giá vàng sẽ chịu áp lực giảm và ngược lại. Giá vàng biến động cực kỳ nhạy với các thông tin sau: lạm phát của các quốc gia lớn như Mỹ, EU,Trung Quốc, Nhật…Hiểu cơ bản nếu lạm phát lên cao thì vàng sẽ tăng giá, lý do là giới đầutư sẽ tìm đến vàng như phương tiện trú ẩn an toàn để tránh hậu quả của việc đồng tiền mất giá. Giá vàng chịu tác động mạnh nếu có chiến tranh, hoặc căng thẳng chính trị tại các quốc gia có vị thế kinh tế hoặc vị thế nhiên liệu trên Thế giới. Yếu tố này là ngoài tầm kiểm soát tuy nhiên cần theo dõi sát xao để tránh việc đầutư ngược xu hướng. Giá vàng chịu tác động mạnh từ biến động giá dầu.Về cơ bản giá vàng và giá dầu biến động thuận chiều. Giá dầu tăng cao sẽ gây áp lực cho nền kinh tế, cụ thể là kìm hãm đà phát triển của kinh tế và đẩy chi phí đầu vào lên cao gây nên nguy cơ lạm phát trên diện rộng. Giá vàng chịu tác động từ yếu tố cung cầu.Ví dụ khi cầu về vàng tăng cao thì giá vàng sẽ tăng.Lưu ý là cung vàng hiện tại luôn có giới hạn vì vậy bất cứ sự thay đổi nào về lượng cầu đều có thể tác động lên giá vàng. 1.2 Cần quan tâm đến các chỉ số kinh tế nào của Mỹ. Sức khỏe kinh tế Mỹ được đong đếm bằng một hệ thống các chỉ số khoa học và thống nhất.Các chỉ số này là khá đa dạng và khó lòng nắm bắt toàn bộ. Tuy nhiên cần lưu ý đến các chỉ số chính sau: Phân tích tác động của thông tin 1. Đồng tiền thể hiện sức mạnh của một quốc gia. 2. Đánh giá thông tin tốt hoặc xấu nhằm đưa ra những dự đoán về hướng đi của đồng tiền. Có 4 nguyên nhân chủ yếu: - Interest rate (lãi suất) - Economic growth (sự phát triển kinh tế) - Geo politics (kinh tế chính trị) - Trade and capital flow (cán cân giao dịch và dòng chu chuyển vốn) Các yếu tố tác động đến giá vàng thế giới - US Dollar Index USD Index được cấu thành từ 6 đồng tiền chính: - Euro (EUR): 57,6% - Yen JPY) : 11,9% - Cable (GBP): 11,9% - Loonie (CAD): 9,1% - Kronas (SEK): 4,2% - Francs (CHF): 3,6% US Dollar Index là gì? USD Index (USDX) ra đời tháng 3/1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị banđầu của chỉ số này là 100. USDX đạt cao nhất là 165 điểm và thấp nhất là 70 điểm. USDX là chỉ số dùng để đo giá trị đồng USD trên thị trường thế giới. Chỉ số này còn được gọi là Weighted Index, nghĩa là các thành viên cấu tạo chỉ số này có một giá trị khác nhau. USDX được cấu tạo bởi sáu thành viên là: EUR (euro), JPY (yên Nhật), GBP (bảng Anh), CAD (đôla Canada), SEK (krona Thụy Điển), CHF (franc Thụy Sĩ). * Đồng USD là vật đại diện cho sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Những thông tin kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến giá trị của đồng tiền này, làm biến đổi tỉ giá đối với các ngoại tệ thả nổi khác. Sự biến động này lan qua cả những mặt hàng như dầu thô và vàng, bạc… Theo nghiên cứu của Dailyfx.com, một trong những website có uy tín, chúng ta có 9 chỉ số kinh tế tác động mạnh đến sự dịch chuyển của đồng USD sau khi đươc thông báo. Trước khi đi vào những chỉ số làm giá biến động mạnh trong cả ngày, chúng ta tham khảo qua về những chỉ số khiến giá biến động mạnh 20 phút đầu tiên sau khi công bố. Những chỉ số làm giá biến động mạnh trong 20 phút đầu tiên sau công bố Chỉ số - Biến động trung bình (điểm) * 1. Nonfarm - Payrolls - Bảng lương phi nông nghiệp: 69 2. Interest rate (FOMC) - Lãi suất: 57 3. Inflation (CPI) - Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng): 39 4. Retail Sales - Chỉ số bán lẻ: 35 5. Producer Price Index - Chỉ số giá sản xuất: 35 6. New Home Sales - Chỉ số nhà bán mới: 34 7. Existing Home Sales - Chỉ số nhà đã xây dựng sẵn bán: 34 8. Durable Goods Orders - Đơn đặt hàng lâu bền: 33 (*) Điểm là đơn vị biến động nhỏ nhất của cặp tiền tệ, còn gọi là pip. Đối với mộttàikhoản loại chuẩn (standard) thì một điểm tương đương với 10 USD. Một điểm của cặp vàng/usd (XAU/USD) là 10 cent. Bên cạnh những chỉ số làm thị trường biến động mạnh trong 20 phút đầu tiên này, chúng ta sẽ có những chỉ số làm giá cả biến động mạnh trong ngày công bố thông tin như sau: 1. Nonfarm - Payrolls - Bảng lương phi nông nghiệp: 98 2. ISM Non-Manufacturing - Chỉ số ISM lĩnh vực phi sản xuất: 97 3. Personal Spending - Tiêu dùng cá nhân: 94 4. Inflation (CPI) - Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng CPI): 94 5. Existing Home Sales - Chỉ số nhà cũ bán: 92 6. Consumer Confidence - Tâm lý tiêu dùng: 91 7. University of Michigan Consumer Confidence - Cuộc điều tra của Đại học Michigan về tâm lý tiêu dùng: 90 8. FOMC Minutes - Cuộc họp của Fed: 90 9. Industrial Production - Sản lượng công nghiệp: 90 Có thể nhận thấy trong những chỉ số tác động hàng đầu đến sự biến động của thị trường, mà trực tiếp là đồng USD liên quan đến một số lĩnh vực như : lãi suất, việc làm, lạm phát, nhà đất, tâm lý người tiêu dùng và công nghiệp. Đây là những yếu tố hàng đầu để đánh giá sức mạnh của một quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những chỉ số làm thị trường biến động mạnh trong ngày. Những chỉ số này làm thị trường biến động mạnh nếu chúng được công bố khác nhiều so với dự đoán. Trước khi công bố thông tin, các chuyên gia đã dự đoán về con số của chỉ số được công bố và thị trường gần như đã giao dịch theo hướng của con số dự đoán này. Vì vậy, nếu thông tin được công bố đúng như dự đoán, sẽ không có nhiều bất ngờ, ngược lại, nếu thông tin lệch nhiều so với dự đoán thì thị trường sẽ phản ứng rất mạnh. I. Chỉ số Nonfarm - Payrolls – Bảng lương phi nông nghiệp – biến động trung bình 98 điểm 1. Khái niệm: Chỉ số này đo lường số lượng người được thuê mướn mới trong tháng trước, ngoại trừ những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước Mỹ là một nước phát triển hàng đầu, vì vậy việc dịch chuyển cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ khẳng định nền kinh tế đang phát triển thuận lợi 2. Tầm quan trọng: Chỉ số này mang tính quan trọng cao vì nó được công bố khá sớm sau khi kết thúc 1 tháng. Với tầm quan trọng đã được nêu ở trên cộng với việc được công bố khá sớm trong tháng mới, những nhà đầutư đều chú ý đến nó để phán đoán thực trạng của nền kinh tế 3. Tác động: Chỉ số này quan trọng vì nếu nó tốt hơn so với dự đoán và những kì trước thì chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt, ngược lại nếu xấu hơn so với dự đoán và các kì trước thì có khả năng là nền kinh tế đang chững lại. 4. Cơ quan công bố: Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động 5. Thời điểm và số lần công bố trong năm: Ngày thứ Sáu của tuần đầu tiên trong tháng vào lúc 8:30 sáng EST (19:30 VN) – công bố số liệu tháng trước - công bố định kì theo tháng 6. Những cách gọi khác: Bên cạnh tên gọi chính là Nonfarm – Payrolls, nó còn có một số tên gọi là NFP hoặc Nonfarm Employment Change II. ISM Non-Manufacturing - Chỉ số ISM lĩnh vực phi sản xuất – biến động trung bình 97 điểm 1. Khái niệm: Chỉ số này được tính toán dựa trên 1 cuộc điều tra trên 300 người quản lí bộ phận giao dịch của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như địa ốc, bảo hiểm, tài chính, truyền thông . về các vấn đề như đơn hàng mới, tuyển dụng, mức độ hoạt động. Chỉ số này đánh giá về mức độ hoạt động chung của nhóm ngành dịch vụ. 2. Tầm quan trọng: Nước Mỹ có hơn 70% lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng tại Mỹ. Vì vậy nếu chỉ số này tốt thì sẽ tác động tốt đến đồng tiền quốc gia. 3. Tác động: Chỉ số này trên 50 sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại nếu dưới 50 sẽ không tốt. 4. Cơ quan công bố: Institute for Supply Management – cơ quan quản lí nguồn cung 5. Thời điểm công bố và số lần công bố: Công bố vào ngày làm việc thứ 3 kể từđầu tháng – công bố định kì theo tháng. 6. Những tên gọi khác: ISM Service III. Personal Spending - Tiêu dùng cá nhân – biến động trung bình 94 điểm 1. Khái niệm: Chỉ số này đo lường mức độ tăng lên hoặc giảm xuống bình quân của người tiêu dùng trong tháng trước. 2. Tầm quan trọng: Chỉ số này quan trọng vì nếu người dân tăng tiêu dùng chứng tỏ khả năng kinh tế của họ đang tốt hơn, đồng thời việc tiêu dùng nhiều sẽ thúc đẩy sản xuất, làm nền kinh tế phát triển. 3. Tác động: Chỉ số tăng nhiều so với dự đoán sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại nếu xấu hơn dự đoán và những kì trước sẽ không tốt cho nền kinh tế. 4. Cơ quan công bố: Bureau of Economic Analysis – Cục phân tích kinh tế. 5. Thời điểm công bố và số lần công bố: Công bố vào ngày làm việc đầu tiên trong tháng – công bố định kì tháng. IV. Inflation (CPI – Consumer Price Index) - Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng) – biến động trung bình 94 điểm 1. Khái niệm: Lạm phát của một quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ số, mà một trong những chỉ số quan trọng nhất là CPI – Chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ đo mức độ thay đổi của giá cả một số mặt hàng đại diện trong rổ hàng hóa như thực phẩm, dịch vụ, nhà đất, quần áo, phương tiện vận chuyển. Những thay đổi giá cả này phản ánh mức độ lạm phát. Để nhằm loại bỏ sự nhiễu do 2 mặt hàng thực phẩm và phương tiện giao thông, nhà đầutư thường chú ý nhiều đến chỉ số Core CPI – Chỉ số CPI lõi – hơn. Chỉ số Core CPI được tính từ chỉ số CPI sau khi đã loại bỏ những yếu tố liên quan đến thực phẩm và phương tiện giao thông. 2. Tầm quan trọng: Chỉ số Core CPI rất quan trọng vì những biến động của nó phản ánh trực tiếp tình hình lạm phát. Nếu lạm phát tăng thì khả năng Fed nâng lãi suất lên để chống lạm phát khá cao và ngược lại. 3. Tác động: Chỉ số này tăng thì khả năng Fed tăng lãi suất cao, dẫn đến việc khả năng đồng tiền có khả năng tăng giá trở lại, mặc dù sự thật là lạm phát cao thì xấu cho nền kinh tế. Đây là cách mà người giao dịch đặt những kì vọng vào tương lai, và hướng giao dịch của họ thường có xu hướng muốn đón đầu tương lai. 4. Cơ quan công bố: Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động 5. Thời điểm công bố và số lần công bố: Được công bố vào khoảng giữa tháng – công bố định kì theo tháng. V. Existing Home Sales - Chỉ số nhà cũ bán – biến động trung bình 92 điểm 1. Khái niệm: Chỉ số nhà bán cũ đo lường số lượng nhà cũ của cư dân được mua bán trên thị trường. 2. Tầm quan trọng: Chỉ số này cho thấy hoạt động của thị trường địa ốc có sôi động hay không. Thị trường địa ốc là một trong những hàn thử biểu quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, nếu thị trường địa ốc hoạt động tốt sẽ chứng tỏ nền kinh tế quốc gia đang tốt. Nếu thị trường này nhộn nhịp sẽ chứng tỏ người dân đang có thu nhập tốt hơn và đang muốn mua nhà mới, bán đi nhà cũ. Vì nhà cửa là mộttài sản lớn nên chỉ khi nào người dân có thu nhập tốt hơn nhiều thì mới mua nhà mới. 3. Tác động: Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế Chỉ số này giảm chứng tỏ thị trường nhà đất đang gặp khó khăn, kéo theo tình hình kinh tế trì trệ 4. Cơ quan công bố: The National Association of Realtors – Cơ quan quốc gia về các tổ chức môi giới bất động sản 5. Thời điểm công bố: Ngày 25 hàng tháng – số liệu của tháng trước – công bố định kì theo tháng VI. Consumer Confidence - Tâm lý tiêu dùng – biến động trung bình 91 điểm 1. Khái niệm: Là một cuộc điều tra về tâm lý tiêu dùng. Cuộc điều tra này phỏng vấn 5000 người về quan điểm của họ đối với tình hình hiện tại và những dự đoán của họ về tương lai nền kinh tế 2. Tầm quan trọng: Tiêu dùng của người dân chiếm đến 2/3 GDP vì vậy quan điểm của họ đối với nền kinh tế sẽ thể hiện khả năng chi tiêu của họ. Nếu họ cho rằng nền kinh tế đang tốt, tức là họ lạc quan thì khả năng tiêu dùng hiện tại của họ sẽ vẫn được giữ vững hoặc nâng lên và ngược lại. 3. Tác động: Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế và ngược lại 4. Cơ quan công bố: The Conference Board 5. Thời điểm công bố và số lần công bố: Công bố vào ngày thứ 4 (Thusday) của tuần cuối cùng trong tháng – số liệu của tháng trước - công bố định kì tháng. VII. University of Michigan Consumer Confidence - Cuộc điều tra của Đại học Michigan về tâm lý tiêu dùng – Biến động trung bình 90 điểm 1. Khái niệm: Là một cuộc điều tra 500 người của Đại học Michigan về tâm lý người tiêu dùng. 2. Tầm quan trọng: Tâm lý người tiêu dùng rất quan trọng trong việc quyết định chi tiêu của họ. Vì vậy nắm được tâm lý khách hàng thì có thể dự đoán được sức cầu về sản phẩm và dịch vụ trong thời gian tới. 3. Tác động: Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế, ngược lại, nếu giảm sẽ xấu cho nền kinh tế, tức là xấu cho đồng tiền quốc gia đó. 4. Cơ quan công bố: Đại Học Michigan, Mỹ 5. Thời điểm công bố và số lần công bố trong năm: Công bố vào khoảng giữa tháng cho chỉ số lần đầu, ngoài ra còn có một chỉ số điều chỉnh được công bố vào khoảng 25 đến 27 hàng tháng – Chỉ số này được công bố định kì theo tháng. 6. Tên gọi khác: Reuter/Michigan Sentiment VIII. Interest rate (FOMC - Federal Open Market Committee) - Lãi suất (Ủy ban thị trường mở liên bang) – biến động 90 điểm 1. Khái niệm: Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng phải thanh toán khi vay mượn từ các ngân . TÀI LIỆU KIẾN THỨC CĂN BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀNG TÀI KHOẢN. I.MỘT SỐ LỜI KHUYÊN TRƯỚC KHI THAM GIA Thị trường VÀNG 1.Về tài chính: Bạn cần số. sống biết chấp nhận,chịu khó học hỏi. II.KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1.1 Thị trường vàng chịu tác động bởi những