Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên mầm non trong việc giáo dục trẻ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động đơn giản trong thời gian trẻ ở lớp trở nên vô cùng cần thiết
Trang 1KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI THỰC HIỆN TỐT KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ VÀ LAO ĐỘNG
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG:
1 Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là mầm non của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ Thế nhưng, hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên tình thương dành cho các cháu sẽ rất lớn và tâm lý của các bậc phụ huynh sẽ là luôn muốn che chở, giúp đỡ và phần lớn là làm hộ những việc mà trẻ có thể tự làm lấy Như việc mỗi sáng có những trẻ đã 4 tuổi mà bố mẹ vẫn bế hoặc cổng trên lưng để đưa đến lớp, hay một số bố
mẹ vẫn cứ đúc cho trẻ ăn sáng khi trẻ đến lớp dù có rất nhiều bạn cùng tuổi đã tự ngồi vào bàn và tự xúc thức ăn, hoặc bố mẹ sợ bẩn tay con nên cứ chọn phương pháp là cầm
hộ con đôi dép để cất lên kệ, để chiếc cặp của con vào ngăn tủ dù không đúng ngăn tủ của bé,… Từ đó, trẻ trở nên lười hoạt động và dần mất đi các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động để đáp ứng nhu cầu của bản thân Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên mầm non trong việc giáo dục trẻ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động đơn giản trong thời gian trẻ ở lớp trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức và phẩm chất cho trẻ từ những việc đơn giản nhất Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nhiệt huyết với nghề, luôn muốn những cháu do mình dạy dỗ sẽ là những đứa trẻ ngoan ngoãn, tự phục vụ được cho bản thân và có thể giúp đỡ người lớn một số việc đơn giản nên tôi quyết tâm tìm hiểu và đề ra một số phương pháp hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng lao động đơn giản và tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi thực hiện tốt kĩ năng tự phục
vụ và kĩ năng lao động”
2 Mô tả nội dung:
Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non Nếu các cháu không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các cháu sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại Chỉ từ những việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của trẻ như: tự đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm ăn, tự dọn bát sau khi ăn xong hay tự dọn đồ chơi sau khi chơi….dần dần trẻ sẽ có thói quen tốt tự phục vụ được cho bản thân Tuy nhiên, nếu không được giáo dục một cách đúng đắn thì những kĩ năng
ấy sẽ trở thành những trở ngại cho trẻ khi hình thành và phát triển nhân cách sau này Lúc này, đòi hỏi người giáo viên mầm non cần nắm rõ được tâm sinh lý của trẻ để có những phương pháp phù hợp với từng trẻ, đưa ra những nhận định chính xác về các phương pháp hữu hiệu nhất và cần hành động hóa xác thực nhất đối với những phương pháp ấy để tác động một cách có hiệu quả nhất khi áp dụng vào việc giáo dục trẻ thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ bản thân và có thể giúp đỡ người khác những việc đơn giản trong khả năng của trẻ
Chỉ bằng những hoạt động vô cùng đơn giản diễn ra trong cuộc sống xung quanh hàng ngày của trẻ, giáo viên cũng không tốn kém chi phí nhiều cho các hoạt động giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ tự tin, tự phục vụ được cho bản thân và có thể giúp đỡ người khác (có thể giúp đỡ cô giáo và bạn bè), đặc biệt đó là tiền đề để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ nói riêng và con người trưởng thành trong tương lai nói chung Vậy tại sao, chúng ta – những người mẹ thứ 2 của trẻ ở trường lại bỏ qua các hoạt động vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt đẹp đến thế?
Trang 22.1 Kết quả khảo sát đầu năm:
Để đi đến đề tài này tôi đã khảo sát được trẻ tại lớp mình về tỉ lệ các cháu có thể tự phục vụ tốt cho bản thân những việc đơn giản nhất (kĩ xảo), tỉ lệ trẻ thực hiện theo bản năng và tỉ lệ chưa thích tự phục vụ cho bản thân, còn dựa dẫm vào người lớn và số liệu
cụ thể tôi tổng hợp như sau:
1 Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng lao động tốt (thực hiện thành thạo, kĩ xảo). 16/38 42,10%
2 Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng lao động ở
mức vừa (một cách bản năng) 9/38 23,68%
3 Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng lao động chưa tốt (còn thích dựa dẫm vào người khác) 13/38 34,22%
Từ kết quả trên, tôi nghĩ mình cần quyết tâm và có hành động cụ thể để cải thiện được tình trạng của một số cháu chưa thích thực hiện kĩ năng tự phục vụ cho bản thân Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định
2.2 Nguyên nhân thực trạng:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường và trường bạn
- Được Ban lãnh đạo trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Bản thân luôn học hỏi nâng cao chuyên môn Tìm tòi và học hỏi, sáng tạo những hình thức giáo dục trẻ mang tính chất nhẹ nhàng, không áp đặt trẻ
- Đa số các cháu đã được đi học từ lớp mầm nên các cháu có nề nếp và thói quen đi học đều Đa số phụ huynh biết quan tâm đến việc con em tham gia vào các hoạt động
Khó khăn:
- Tình hình chung ngày nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên dễ dàng chiều chuộng con khiến trẻ thiếu đi kĩ năng sống, nhất là kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, ít chú ý đến kỹ năng ăn uống, kỹ năng học tập, kỹ năng sử dùng đồ dùng,
- Trẻ được bố mẹ cưng chiều nên dễ dẫn đến tình trạng bướng bĩnh hoặc về nhà mách
bố mẹ những việc làm không đúng sự thật gây trở ngại rất nhiều cho công tác giáo dục trẻ
2.3 Đề ra giải pháp:
Để thực hiện tốt đề tài, tôi đã đề ra một số giải pháp lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ như:
- Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong bữa ăn
- Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt
2.4 Xác định kết quả cần đạt:
Từ kết quả khảo sát đầu năm, mong muốn của tôi là làm thế nào để:
- 100% các cháu đều có thể tự phục vụ bản thân và giúp đỡ người khác từ những việc giản đơn
- Tỉ lệ trẻ có sức khỏe tốt đạt 100%
Trang 3- Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ
II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Nhằm để trẻ trở nên tự tin, tự thực hiện được các kĩ năng tự phục vụ, tự lao động đáp ứng được nhu cầu của bản thân và người khác, bản thân tôi luôn hết sức cố gắng trong việc vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi tự thực hiện các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ được tổ chức theo nhiều hình thức:
1 Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong bữa ăn:
Nhiệm vụ của trường mầm non là “chăm sóc và giáo dục trẻ“, việc đầu tiên là chăm sóc từng bữa ăn cho trẻ, làm sao phải đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho trẻ hấp thu, làm thế nào để thức ăn trẻ tiếp thu luôn là lượng thức ăn đảm bảo an toàn về vệ sinh Tuy nhiên, một vấn đề không kém phần quan trọng là làm thế nào để giáo dục và giáo dục điều gì cho trẻ từ trong các bữa ăn ấy Không chỉ là giáo dục trẻ ăn hết phần ăn, không làm rơi vãi cơm ra ngoài mà còn có thể giáo dục trẻ các kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ
vô cùng cần thiết cho trẻ như:
a Thói quen tự ngồi vào bàn:
Trước khi cho trẻ vào bàn ăn, giáo viên có thể nhẹ nhàng trò chuyện cùng trẻ về chiếc ghế trong bàn ăn kèm theo một mẫu chuyện nhỏ do cô nghĩ ra để trẻ tin và không đùa nghịch khi vào bàn ăn, ngồi đúng vị trí của mình hay ngồi, không giành chỗ của bạn,
Ví dụ:
Một vài ngày đầu đến lớp, giáo viên kể cho trẻ nghe một mẫu chuyện nhỏ về chiếc ghế và chiếc bàn ăn như “Có một bạn nhỏ ngồi vào bàn ăn nhưng không ngoan, bạn ấy nhiều lần đứng lên ngồi xuống, đùa giỡn khi ngồi trên ghế làm cho mặt ghế đau nên chiếc ghế giận bạn ấy, chiếc ghế di chuyển qua vị trí khác làm cho bạn nhỏ bị té xuống đất khi ngồi xuống vì không còn chiếc ghế nâng chỗ ngồi cho bạn nấy nữa“ rồi nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ:
- Vậy các con có muốn bạn ghế giận, bạn ghế làm con té xuống đất không?
- Vì sao các con không muốn bị té xuống đất?
- Vậy chúng ta làm gì để không bị té xuống đất?
- Vậy mỗi giờ vào bàn ăn thì các con làm gì?
- Ngồi vào ghế có được đùa giỡn không?
- Vậy để là một bé ngoan, không bị té, không bị phỏng khi vào bàn ăn thì chúng ta làm gì?
Có nhiều trẻ sẽ không tự vào bàn ăn khi mỗi sáng có bố mẹ đưa đến lớp vì muốn bố
mẹ chiều ý dắt vào ghế ngồi, lúc này giáo viên nên động viên trẻ trước mặt phụ huynh để lần sau trẻ tự biết ngồi vào bàn ăn
Ví dụ:
Bé Bích Phương là con một nên luôn được bố mẹ dành một tình yêu thương to lớn cho bé, mỗi sáng đi học bé sẽ khóc quấy nếu không được bố hoặc mẹ nắm tay dắt bé đưa vào ghế ngồi Lúc này, lời động viên của giáo viên chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp bé Bích Phương tập thói quen tự ngồi vào bàn ăn
- Bích Phương ơi, hôm nay Bích Phương có phải là bé ngoan không?
- Thế thì Bích Phương hãy làm cho bố mẹ thấy Bích Phương là một cô bé ngoan ngoãn
và rất giỏi đi nào, nào Bích Phương tự lên ghế ngồi ngoan xem nào
Trang 4- Bố mẹ xem Bích Phương nhà mình giỏi lắm nhé, Bích Phương có thể tự ngồi vào ghế này
- Các bạn nhìn bạn Bích Phương rất giỏi nè, chiều nay cô sẽ cho bạn Bích Phương cắm
cờ bé ngoan vì bạn Bích Phương hôm nay tự ngồi vào ghế này
- Bạn nào chăm ngoan, tự ngồi vào bàn ăn cô sẽ thương bạn ấy nhiều, bạn nào muốn được cô thương nào?
- Vậy muốn được cô thương thì các con làm gì?
b Thói quen tự xúc cơm ăn:
Trong bữa ăn, sẽ không tránh khỏi những trẻ lười xúc cơm ăn vì trẻ mang theo thói quen khi ở nhà luôn được bố mẹ, người thân đúc cho trẻ ăn vào lớp Giáo viên có thể đúc cho trẻ ăn một vài lần đầu cho trẻ giảm đi phần bỡ ngỡ, nhưng vì đây đã là lớp nhỡ nên giáo viên hãy tập cho trẻ thói quen tự xúc cơm ăn bằng nhiều cách khác nhau, nhưng quy chung về một mối đều là động viên trẻ và nêu gương cho trẻ xem những bạn tự xúc cơm
ăn để từ đó trẻ tập dần thói quen tự xúc cơm ăn
Ví dụ:
Trong giờ ăn, có thể chỉ cho trẻ xem những bạn tự xúc cơm ăn và động viên trẻ:
- Này Anh Thy, con có thấy bạn Ngân Khánh làm gì không?
- Bạn Ngân Khánh tự xúc cơm ăn, con xem bạn ấy có vui không?
- Con có biết vì sao không?
- Vì bạn Ngân Khánh có thể tự múc một phần cơm trên muỗng vừa theo ý thích của bạn ấy, bạn ấy sẽ tự xúc ăn trước những thức ăn bạn ấy thích, bạn ấy còn có thể trộn cơm như trong trò chơi gia đình cô cho các con chơi cùng nhau
- Con có muốn được như bạn Ngân Khánh không?
- Vậy bây giờ con hãy thử tự mình xúc cơm ăn để được vui như bạn Ngân Khánh nhe! Vào giờ hoạt động vui chơi, cô giáo nên tổ chức thường xuyên các “bữa tiệc” ngay trong góc phân vai để trẻ có thể thực hiện thói quen tự xúc cơm ăn từ hoạt động vui chơi
mà trẻ yêu thích, khuyến kích trẻ thực hiện các thao tác cầm muỗng đúng cách
Ví dụ:
Thay vì chỉ đơn thuần là cho trẻ chơi trò chơi nấu ăn ở góc phân vai thì giáo viên nên khuyến khích trẻ cùng nhau ngồi vào bàn và ăn thức ăn đã được chế biến, gợi mở cho trẻ cách nói chuyện về cách cầm muỗng và niềm vui sướng khi được tự tay xúc thức ăn mà mình yêu thích
- Ai biết chúng ta dùng gì để xúc thức ăn, xúc cơm ăn?
- Vậy cầm muỗng như thế nào mới đúng?
- Vậy để xúc thức ăn mà mình thích thì mình nhờ bạn xúc giúp hay tự tay mình xúc?
- Vậy nên chúng ta nên tự xúc cơm ăn hay đợi người khác xúc giúp?
- Động viên trẻ tự xúc cơm ăn để là bé ngoan và được mọi người yêu mến
c Thói quen tự dọn bát ăn và thói quen tự lau miệng:
Từ những lớp dưới trẻ đã biết tự dọn bát sau khi ăn thế nhưng vẫn sẽ có một số trẻ không thích làm việc ấy Giáo viên nên nhắc nhỡ nhẹ nhàng đối với trẻ, nhắc nhỡ ngay khi trẻ không dọn bát sau khi ăn Giáo viên nên dạy trẻ những việc cần làm sau khi ăn xong như một qui trình khép kín để trẻ thực hiện theo thành một thói quen
Trang 5Sau khi ăn xong, giáo viên yêu cầu các cháu cầm chiếc bát đã ăn xong mang đến chậu
để bát và phân biệt bát để ở khai lớn và muỗng để ở khai nhỏ, trẻ nào quên mất việc làm
ấy thì giáo viên nhắc nhỡ ngay, gọi tên trẻ động viên và yêu cầu trẻ thực hiện giống các bạn Sau đó, cô yêu cầu các cháu dùng khăn ướt có kí hiệu riêng của từng trẻ để lau miệng, lau mặt để có gương mặt sạch sẽ khi trò chuyện cùng người khác Và khi sử dụng khăn xong cô nhắc nhỡ các cháu để khăn vào khai đựng khăn gọn gàng
Ví dụ:
Bé Minh Trí được xếp vào danh sách các bé thừa cân, bé lười vận động nên rất nhiều lần sau khi ăn xong bé để bát tại trên bàn ăn, không buồn lấy khăn lau miệng mà đi ngay vào lớp Lúc này cô giáo gọi Minh Trí đến , nhắc nhỡ ngay việc làm của Minh Trí và yêu cầu Minh Trí làm đúng các thao tác sau khi ăn xong như các bạn
- Minh Trí lại đây cô bảo nào, con đã ăn xong chưa?
- À, thế ăn xong rồi thì chúng ta làm gì nhỉ?
- Bát ăn xong các bạn lớp mình để ở đâu?
- Vậy con mang bát đến để vào khai giúp cô nhé!
- Sau khi dọn bát ăn thì chúng ta làm gì nào?
- À, vậy khăn của con đâu, con lấy giúp cô xem nào!
- Con dùng khăn lau mặt cho cô xem được không?
- Vậy ngày mai trở đi con làm như thế nữa nhe, cô sẽ thương con nhiều hơn!
2 Giáo dục kĩ năng tực phục vụ trong sinh hoạt:
Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ tại lớp là những khoảnh khắc giáo viên tận dụng để giáo dục các cháu các kĩ năng tự phục vụ và lao động rất hiệu quả và trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn do từ những việc làm cụ thể của trẻ đã diễn ra và trẻ tiếp xúc thường xuyên
a Thói quen tự thu dọn đồ chơi:
Thói quen đầu tiên trẻ cần phải học chính là cách thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong
Bố mẹ ở nhà thường khá nuông chiều trẻ, mỗi khi trẻ chơi xong lại giúp trẻ cất đồ, khiến cho trẻ chưa có ý thức tự giác về sự ngăn nắp và thường hay ném đồ, để đồ bừa bãi nhiều hơn
Lúc này giáo viên nên chú ý hướng dẫn trẻ từng chi tiết nhỏ nhất Khuyến khích trẻ thu dọn đồ chơi về chỗ quy định bằng cách thống nhất chỗ cất đồ chơi, khen thưởng trẻ mỗi lần trẻ làm xong chính là phương pháp tốt nhất và tự nhiên nhất rèn cho trẻ tính tự giác
Ví dụ:
Sau khi chơi xong, cô giáo tập cho trẻ nghe tiếng lắc trống để thu dọn đồ chơi và những lần sau, sau mỗi khi chơi xong nghe cô lắc trống trẻ sẽ tự giác thu dọn đồ chơi vào các nơi theo qui định của lớp, bạn nào thu dọn nhanh và để đúng nơi sẽ được tuyên dương Sau đó cô cùng cả lớp cùng đi dạo xung quanh lớp để nhặt đồ chơi bị bỏ rơi cũng xem như cho các cháu thả lỏng
b Thói quen tự gấp quần áo và để quần áo ngăn nắp vào trong cặp:
Giáo viên nên dành một khoảng thời gian riêng để hướng dẫn trẻ thực hành gấp quần
áo và để vào cặp gọn gàng như giờ hoạt động vệ sinh chiều cho trẻ, dành ra từ 5 đến 10 phút để giáo viên hướng dẫn trẻ cách gấp áo, gấp quần theo đúng nếp gấp, cho quần áo vào túi riêng sạch sẽ và bỏ gọn vào cặp trước mỗi khi thay xong
Trang 6Ví dụ:
Để tạo được hứng thú cho trẻ vào việc này thì sau khi dạy trẻ gấp quần áo những ngày sau cô tổ chức cuộc thi “Đôi tay khéo léo” để trẻ cố gắng gấp đúng nếp, nhanh và bỏ vào trong cặp một cách gọn gàng
Thói quen tự gấp gọn quần áo được học ở lớp có thể giúp trẻ áp dụng ngay tại nhà của mình Trẻ có thể giúp mẹ gấp quần áo sạch và cất vào tủ, rèn luyện tính ngăn nắp và sự khéo léo ngay từ lứa tuổi mầm non
c Thói quen tự trải nệm và tự gấp chăn nệm sau khi ngủ dậy:
Trẻ mầm non rất thích được làm những việc như người lớn, nên mỗi khi được giao nhiệm vụ trẻ sẽ rất hào hứng để thực hiện nên giáo viên cần tổ chức cho trẻ tự trải nệm vào giờ ngủ, cô qui định vị trí cho từng trẻ nhiệm vụ của trẻ là phải nhớ được vị trí của mình và của bạn cạnh bên, phải trải nệm thế nào để gọn gàng không nhằm qua vị trí của bạn, từ đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách có chủ định hiệu quả
Tuy nhiên, phần lớn các bé mầm non khá hiếu động, sau khi thức dậy thường chạy ra khỏi nệm mà chưa chú ý tới việc tự giác gấp chăn, gối của mình và cất gọn gàng Những thói quen tưởng chừng rất nhỏ của bé, nếu không rèn từ sớm thì sau này bé lớn sẽ rất khó rèn vào nề nếp Giáo viên cần dạy bé cẩn thận cách gấp chăn gọn gàng vuông vức, cách cất chăn gối của mình vào đúng vị trí quy định
Ví dụ:
Với mỗi lớp, giáo viên đều chỉ định các bé “tổ trưởng”, “lớp trưởng” quan sát việc thực hiện của các bạn trong lớp, khích lệ tinh thần trách nhiệm của bé và cổ vũ bé hoàn thành nhiệm vụ của mình
Thông qua quá trình trẻ tham gia lao động sẽ giúp cơ thể trẻ linh hoạt, khéo léo hơn khi giải quyết các tình huống trong hoạt động học tập và lao động tự phục ở trường và cũng thông qua lao động trẻ thể hiện được sự tự tin, tình đoàn kết và tinh thần hợp tác với các bạn trong lớp
Qua quá trình thực hiện giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên và theo dõi lớp học của mình, bản thân tôi nhận thấy trong nề nếp và khả năng tự phục vụ của các cháu lớp mình đã từng ngày từng ngày hoàn thiện và cuối năm học được Ban lãnh đạo đánh giá đạt 100% trẻ có sức khỏe tốt và phát triển một cách toàn diện
III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Khi mới vào đầu năm học và tiến hành tổ chức các hoạt động, trẻ còn chưa chủ động hợp tác nên còn gặp nhiều khó khăn Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp như trên, tôi thấy các cháu có tiến bộ hơn trong nề nếp sinh hoạt và thói quen
tự phục vụ bản thân trẻ, trẻ còn có thể chủ động giúp đỡ người khác những việc trẻ có khả năng thực hiện được Và đó cũng là động lực để người giáo viên như tôi phấn đầu đưa học sinh của lớp mình phát triển một cách toàn diện
Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp trong việc giúp trẻ hình thành các thói quen tốt đẹp đã giúp trẻ trưởng thành hơn, trẻ tham gia học tập và các hoạt động khác một cách tích cực, hứng thú hơn, dẫn đến trẻ thành thục kỹ năng, kỷ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ
Đối với phụ huynh nhìn thấy sự phát triển biểu hiện của trẻ khi về nhà từ những thói quen tốt được hình thành trên lớp Qua đó, phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình, cùng cô giáo giáo dục trẻ, phát huy tiến bộ ngày càng cao hơn
và đã đem lại kết quả cao trong lĩnh vực phát triển toàn diện được tổng hợp trong bảng sau:
Trang 7TT Nội dung
Trước khi áp dụng biện pháp (Tổng số 38 trẻ)
Sau khi áp dụng biện pháp (Tổng số 42 trẻ)
So sánh (tỉ lệ tăng –giảm so với đầu năm)
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
1
Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và
kĩ năng lao động tốt (thực
hiện thành thạo, kĩ xảo) 16/38 42,10% 40/42 95,24 %
Tăng 53,14 %
2 Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng lao động ở mức vừa 9/38 23,68% 2/42 4,76 % Giảm
18,92 % 3
Trẻ có kĩ năng tự phục vụ và
kĩ năng lao động chưa tốt
(còn thích dựa dẫm vào người
khác)
13/38 34,22% 0 0 % Giảm
34,22 %
IV KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Đây là những giải pháp đã được thử nghiệm và áp dụng vào các hoạt động diễn ra tại Lớp Chồi 2 Trường Mầm Non 9 và đã đem lại kết quả như mong muốn Trong năm qua, những biện pháp của tôi được chị em trong khối tổ chuyên môn trao đổi và áp dụng trong
tổ khối,…
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1 Kết luận:
Việc rèn kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này Vì lao động phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất Đây là cơ hội giúp trẻ thông minh và trưởng thành hơn trong cuộc sống
Trong quá trình đó trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ
Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người hoàn thiện Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – cộng đồng, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa trong quá trình giáo dục trẻ trở thành một nhân cách hoàn thiện từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
2 Kiến nghị:
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy trẻ 4 – 5 tuổi “Thực hiện tốt kĩ năng tự phục vụ
và lao động”, tôi xin có một số ý kiến kiến nghị như sau:
- Đối với cấp quản lý: Tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên công tác tốt Tôi rất mong được tham gia vào những buổi hội thảo, hội giảng, cung cấp những tài liệu để chúng tôi bổ sung thêm vốn kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
- Đối với Ban lãnh đạo trường: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo trong công tác giảng dạy trẻ
- Đối với chính quyền địa phương: Kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên và học sinh
Trang 8- Đối với giáo viên: Tổ chức, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong các hoạt động
để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp
- Đối với học sinh: Luôn say mê, hứng thú và tích cực trong các hoạt động
- Đối với phụ huynh: Phối hợp tốt với giáo viên tạo mọi điều kiện để các cháu được tham gia đầy đủ các hoạt động
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm giúp trẻ 4 - 5 tuổi thực hiên tốt các kĩ năng tự phục vụ và lao động Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa vào những năm học tiếp theo
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM SKKN CỦA TRƯỜNG MẦM NON 9 Người viết
………
………
………
……… Dương Thanh Thủy
………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG