1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, của huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa ( Luận văn thạc sĩ)

88 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 812,74 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (1 MB)

Nội dung

Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, của huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, của huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, của huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa ( Luận văn thạc sĩ)Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, của huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI TUẤN LINH

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN,

CỦA HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN HỮUĐẠT

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,Học viện khoa học xã hội trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và các phương pháp để tôi có thể áp dụng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong luận văn của mình Xin trân trọng gửi lời

cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi

thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MAI TUẤN LINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MAI TUẤN LINH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 7

1.1 Cơ sở lý luận về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 7

1.2.Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 13

1.3 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện và bài học cho huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 18

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA 25

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 25

2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc 35

2.3 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc 48

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN VĨNH LỘC 58

3.2 Phương hướng tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc 61

3.3 Các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc 63

3.4 Một số kiến nghị 72

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP: Chính phủ ĐT: Đầu tư GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GPMB: Giải phóng mặt bằng HCSN: Hành chính sự nghiệp HĐND: Hội đồng nhân dân KD: Kinh doanh

KH-ĐT: Kế hoạch – Đầu tư KT-XH: Kinh tế – Xã hội NĐ: Nghị định

NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách nhà nước QĐ: Quyết định

QLDA: Quản lý dự án QSDĐ: Quyền sử dụng đất TC: Tài chính

TSCĐ: Tài sản cố định TT: Thông tư TTg: Thủ tướng UBND: Ủy ban nhân dân XD: Xây dựng

XDCB: Xây dựng cơ bản

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện 28

Bảng 2.2 Tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách huyện 30

Bảng 2.3 Tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chingân sách nhà nước cấp huyện 31

Bảng 2.4 Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện 33

Bảng 2.5 Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chingân sách nhà nước cấp huyện 35

Bảng 2.6 Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách huyện 37

Bảng 2.7 Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ ngân sách huyện 41

Bảng 2.8 Tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện 47

Bảng 2.9 Mức độ quan trọng và thực tế đạt được trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc 49

Bảng 3.1 Thứ tự ưu tiên về các nội dung cần tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc những năm tới 61

SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện 36

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng nhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia Vì vậy, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ -nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của các quốc gia

Ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính quyền cấp huyện, thị, thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng Luật Ngân sách nhà nước năm

2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước

Chi NNSNN là một trong những công cụ của chính sách tài chính quốc gia, là khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế, có tác dụng rất lớn đối với sự ổn định, phát triển KT-XH của đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập thế giới Để quản lý thống nhất nền tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002, đã quy định rõ, đầy đủ về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý chi NSNN, đặc biệt trong việc lập, chấp hành, kiểm soát và quyết toán NSNN

Tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, hoạt động quản lý chi NSNN cơ bản phục vụ tốt yêu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN của huyện Vĩnh Lộc thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, từ công tác lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm soát và quyết toán NSNN

Việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện tại Vĩnh Lộc thời gian qua, nêu lên được những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế, từ đó,

Trang 8

2

đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc đáp ứng nhu cầu thực tiễn là nhu cầu cấp bách đặt ra Vì vậy tôi quyết định lựa

chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh

Thanh Hóa” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý Kinh tế để nghiên

cứu với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nêu trên

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua đã có rất nhiều công trình khoa học, đề tài khoa học công bố về quản lý thu chi NSNN cấp huyện, cụ thể có thể kế đến một số công trình sau:

Trong đề tài “Tăng cường quản lý và sử dụng NSNN có hiệu quả trên địa bàn

thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Hoa (năm 2011), đã xây dựng

được mô hình khung lý thuyết về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện gồm các nội dung chủ yếu: lập dự toán thu, chi ngân sách; chấp hành dự toán thu, chi ngân sách; kiểm soát thu, chi ngân sách Đề tài nêu khái quát về tình hình KT-XH thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phân tích thực trạng quản lý thu chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn theo các nội dung: lập dự toán thu, chi ngân sách, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, kiểm soát dự toán thu, chi ngân sách Từ thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn, tác giả đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách cấp huyện tại thị xã Từ Sơn mà chưa đưa ra được giải pháp tối ưu về hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn [13]

Huỳnh Thị Cẩm Liên (năm 2011), đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý NSNN

huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”cũng đã xây dựng được mô hình khung lý thuyết về

quản lý NSNN cấp huyện gồm các nội dung chủ yếu: lập dự toán ngân sách; chấp hành

dự toán ngân sách; kiểm soát thu, chi ngân sách; quyết toán thu, chi ngân sách Đề tài khái quát tình hình KT-XH huyện Đức Phổ;phân tích thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại huyện Đức Phổ theo các nội dung: lập dự toán thu, chi ngân sách, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, kiểm soát dự toán thu, chi ngân sách Từ thực trạng quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại huyện Đức Phổ, tác giả đã đưa ra giải pháp

để hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại huyện Đức Phổ Tuy nhiên, trong

đề tài này tác giả chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách cấp huyện tại huyện Đức Phổ mà chưa đưa ra được giải pháp tối ưu về hoàn thiện quản lý thu, chi

Trang 9

3

NSNN cấp huyện tại huyện Đức Phổ, giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách còn mang tính chất chung chung [15]

Bùi Minh Thành (2012), “Tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp

huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên

Luận văn đã nêu được những có sở lý luận về quản lý thu, chi ngân sách Trên cơ sở đánh gia thực trạng thu chi ngân sách tại huyện Đại từ, luận văn đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện, từ đó đưa ra 5 giải pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên [21]

Phạm Thanh Hải (năm 2013), “Hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện, tại

huyện Quỳnh Lưu Tác giả cho rằng, để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà

nước bằng pháp luật đối với quản lý NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Tác giả cũng khẳng định: việc thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinh doanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị góp phần thúc đẩy huyện Quỳnh Lưu phát triển ngày càng nhanh và bền vững [12]

Vũ Ngọc Tuấn, Đàm Văn Huệ (2014), “Nhìn lại nguyên tắc ngân sách thường

niên theo quan niệm cổ điển và việc tuân thủ nguyên tắc trong quản lý ngân sách tại Việt Nam” Bài viết chỉ ra nguyên tắc ngân sách thường niên là một trong 4 nguyên tắc

cơ bản về ngân sách theo quan niệm cổ điển Sự xuất hiện và phát triển của nguyên tắc ngân sách thường niên đồng hành với sự phát triển của dân chủ, đáp ứng yêu cầu minh bạch, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách của Chính phủ từ phía người dân và được thừa nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách thường niên

đã được thể chế hóa trong Luật Ngân sách nhà nước, song chưa được tuân thủ đầy đủ, thể hiện thông qua các quy định về ứng trước dự toán ngân sách và chuyển nguồn ngân sách Bởi vậy, nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ hơn các nội dung của nguyên

Trang 10

4

tắc, phân tích việc thực hiện nguyên tắc tại Việt Nam gắn với quy định về ứng trước dự toán ngân sách, chuyển nguồn ngân sách và đề ra giải pháp để hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới [19]

Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu trên đã phân tích khái niệm quản lý chi NSNN cấp huyện, thực trạng quản lý ngân sách ở các đơn vị và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý ngân sách huyện trong khuôn khổ một huyện với những đặc điểm khác nhau của huyện đó Tuy nhiên, các công trình, đề tài trên chưa làm rõ được đặc điểm chi NSNN cấp huyện và đặc điểm của quản lý chi NSNN cấp huyện; chưa làm rõ được các mối quan hệ trong quản lý chi NSNN cấp huyện để đưa ra các giải pháp cụ thể trong quản lý chi NSNN cấp huyện, vì thế trong khuyến nghị hoàn thiện vẫn còn dừng lại ở những điểm chung Đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chi NSNN cấp huyện, tại huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Đây là “khoảng trống” đặt ra và là đề tài được tác giả chọn làm luận văn thạc sỹ

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc thời gian qua, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện

- Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc từ năm

2015 - 2017, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế;

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý chi NSNN cấp huyện trên các khía cạnh: lập dự toán chi, thực hiện chi và kiểm tra, giám sát chi ngân sách dưới tác động của môi trường chính sách, tổ chức quản lý, năng lực cán bộ và các nhân tố khác

Trang 11

5

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc, giai đoạn năm 2015 - 2017, đề xuất giải pháp đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công

bố, từ các báo cáo về quản lý chi NSNN cấp tỉnh, huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị

có liên quan đến tình hình quản lý chi NSNN cấp huyện.[1,tr.6]

5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thứ nhất, thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn

Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát phỏng vấn cán bộ có liên quan đến quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Vĩnh Lộc và các xã, thị trấn

và các đơn vị có liên quan Nội dung phiếu phỏng vấn làm rõ hai vấn đề:

1) Đánh giá về mức độ quan trọng và thực tế đạt được hiện nay trong nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm các nội dung về: công tác lập dự toán chi NSNN; chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện; công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện; công tác quyết toán chi NSNN cấp huyện

2) Đánh giá đánh giá về mức độ quan trọng và thực tế đạt được của các biện pháp

mà huyện Vĩnh Lộc đã sử dụng để quản lý chi NSNN cấp huyện như: mức độ đầy đủ, đồng bộ, tính khả thi và kịp thời của các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN cấp huyện; công tác tổ chức bộ máy về các quy định quản lý chi NSNN cấp huyện; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; cơ sở vật chất và các yếu tố khác như: cải cách thủ tục hành chính, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong thanh tra, kiểm tra, xử lý, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, thực hiện các quy định về công khai tài chính, công tác tuyên truyền, trách nhiệm trong quản lý chi NSNN, gắn với thực hành tiết kiệm, công tác phòng chống tham nhũng

Thứ hai, phương pháp chọn mẫu điều tra và địa bàn điều tra

Mẫu điều tra dự kiến là 100 phiếu, trong đó 20 phiếu cho cán bộ quản lý tài chính cấp tỉnh, 30 phiếu cán bộ quản lý tài chính cấp huyện và 50 phiếu cho cán bộ quản lý tài chính cấp xã trong huyện

Trang 12

6

5.3 Phương pháp xử lý tài liệu

Sau khi chỉnh lý phiếu điều tra sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS rút ra những kết luận cần thiết để phân tích đánh giá phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những giải pháp mà luận văn đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn có thể mang lại hiệu quả cao hơn cho quản lý chi NSNN tại huyện Vĩnh Lộc từ nay đến năm

2020

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài danh mục các chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, luận văn có kết cấu gồm

Trang 13

Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full

Ngày đăng: 28/06/2018, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w