- Mở tệp để đọc dữ liệu: reset; TỆP Tệp văn bản Tệp cấu trúc Tuần tự Trực tiếp Cách tổ chức dữ liệu Cách thức truy cập... Muốn đọc / ghi dữ liệu trong một tệp, sau khi gắn biến tệp v
Trang 1Chương 5 TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP Bài 14-15-16: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
A – NỘI DUNG BÀI HỌC
I VAI TRÒ CỦA KIỂU TỆP
Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài không bị mất khi tắt nguồn điện
Lượng dự liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa
iI PHÂN LOẠI TỆP
Xét theo cách tổ chức dữ liệu, phân tệp thành 2 loại:
Tệp văn bản:
- Dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII
- Dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng
- Các dữ liệu dạng văn bản được lưu trữ dưới dạng file văn bản
Ví dụ: trang báo, giáo án, bìa sách,…
Tệp có cấu trúc:
- Các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- Dữ liệu tệp cấu trúc gồm: dữ liệu ảnh, âm thanh, …
- Tệp nhị phân là trường hợp riêng của tệp có cấu trúc
Xét theo cách thức truy cập, phân tệp thành 2 loại:
Truy cập tuần tự: truy cập dữ liệu bằng cách bắt đầu từ đầu tệp đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu
trước nó
Truy cập trực tiếp: tham chiếu trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
iiI CÁC THAO TÁC PHÂN LOẠI TỆP
1 Khai báo: Var <tên biến tệp> : text;
VD: var TepA, TepB : text;
2 Thao tác với tệp:
a Gắn tên tệp: assign(<biến tệp>, <tên tệp>);
VD:
- Gắn tệp DULIEU.DAT cho biến tệp TepA: assign (TepA, ‘DULIEU.DAT’);
- Gắn tệp DL.DAT trên thư mục gốc của đĩa C cho biến tệp tep2: assign (TepB, ‘C:\DL.DAT);
b Mở tệp
- Mở tệp để ghi dữ liệu: rewrite(<tên biến tệp>);
Ví dụ: rewrite(TepB);
+ Nếu như trên ổ C:\ chưa có DL.DAT, thì tệp sẽ được tạo rỗng
+ Nếu đã có thì nội dung cũ bị xóa để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
- Mở tệp để đọc dữ liệu: reset(<tên biến tệp>);
TỆP
Tệp văn bản Tệp cấu trúc Tuần tự Trực tiếp
Cách tổ chức dữ liệu Cách thức truy cập
Trang 2Ví dụ: để đọc dữ liệu từ tệp DULIEU.DAT, ta có thể mở tệp bằng thủ tục: reset(TepA);
c Đọc/ghi tệp văn bản
- Đọc tệp văn bản: read(<tên biến tệp>,<danh sách tên biến>);
Hoặc: readln(<tên biến tệp>,<danh sách tên biến>);
VD: câu lệnh read(TepA,n); để đọc giá trị n từ TepA
- Ghi tệp văn bản: write (<tên biến tệp>,<danh sách tên biến>);
Hoặc: writeln(<tên biến tệp>,<danh sách tên biến>);
Ví dụ: với t:=5;câu lệnh sau sẽ ghi vào TepB nội dung t=5
writeln(TepB,'t =',t);
d Đóng tệp: close(<tên biến tệp>);
VD: câu lệnh close(TepB) dùng để đóng TepB
e Các hàm chuẩn thường dùng
- eof(<biến tệp>): trả về giá trị TRUE nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp
- eoln(<biến tệp>): trả về giá trị TRUE nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng
3 Tổng kết các thao tác với tệp
B – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1 Dữ liệu kiểu tệp
A được lưu trữ trên ROM B được lưu trữ trên RAM
C chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng D được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài
Câu 2 Dữ liệu kiểu tệp
A sẽ bị mất hết khi tắt máy B sẽ bị mất hết khi tắt điện đột ngột
C không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện D cả A, B, C đều sai
Câu 3 Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A Các kiểu dữ liệu đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong (RAM)
B Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhớ trong
C Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở bộ nhờ ngoài (đĩa mềm, đĩa cứng, CD, thiết bị nhớ Flash)
D Các dữ liệu trong máy tính đều bị mất đi khi tắt nguồn điện
Câu 4 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
B Tệp chứa dữ liệu được tổ chức theo một cách thức nhất định gọi là tệp có cấu trúc
C Tệp văn bản không thuộc loại tệp có cấu trúc
D Tệp văn bản gồm các kí tự theo mã ASCII được phân chia thành một hay nhiều dòng
Gắn tên tệp
Đóng tệp
Mở tệp để ghi Mở tệp để đọc
Ghi dữ liệu vào tệp Đọc dữ liệu từ tệp
Trang 3Câu 5 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Có thể truy cập trực tiếp tệp văn bản
B Tệp có cấu trúc có thể truy cập trực tiếp
C Tệp có cấu trúc có thể truy cập tuần tự
D Truy cập trực tiếp là cách truy cập cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí (thường là số hiệu) của dữ liệu đó
Câu 6 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Số lượng phần tử của tệp là cố định
B Kích thước tệp có thể rất lớn
C Dữ liệu một tệp được lưu trữ trên đĩa thành một vùng dữ liệu liên tục
D Tệp lưu trữ lâu dài trên đĩa, không thể xóa tệp trên đĩa
Câu 7 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Tệp nhị phân thuộc loại tệp có cấu trúc
B Các dòng trong tệp văn bản có độ dài bằng nhau
C Có thể hiểu nội dung các tệp văn bản khi hiển thị nó trên màn hình trong phần mềm soạn thảo văn bản
D Không thể hiểu nội dung các tệp có cấu trúc khi hiển thị nó trên màn hình trong phần mềm soạn thảo văn bản
Câu 8 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Trong lập trình, muốn thao tác trên tệp dữ liệu phải thao tác gián tiếp qua biến tệp
B Biến tệp là biến kiểu xâu
C Trong Pascal, biến tệp văn bản có kiểu text
D Trong chương trình, tên tệp có thể là biến xâu hoặc hằng xâu
Câu 9 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Muốn đọc / ghi dữ liệu trong một tệp, sau khi gắn biến tệp với tên tệp cần phải thực hiện thao tác mở tệp đó;
B Trong lệnh mở tệp, cần khai báo tên tệp để xác định đúng vị trí tệp trên đĩa
C Trong lệnh gán tên tệp với biến tệp, cần khai báo tên tệp để xác định đúng vị trí tệp trên đĩa
D Sau khi mở tệp, con trỏ tệp ở vị trí đầu tệp
Câu 10 Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A Sau khi đọc xong tệp, không đóng tệp cũng không gây ảnh hưởng gì cho việc quản lí tệp
B Một tệp văn bản đang mở và con trỏ tệp không ở phần tử đầu tiên, muốn làm việc với phần
tử đầu tiên của tệp cần đóng tệp và mở lại
C Khi mở lại tệp, nếu không thay đổi biến tệp thì không cần gán lại biến tệp với tên tệp
D Khi ghi xong dữ liệu vào tệp, cần đóng tệp
Câu 11 Cách thức truy cập tệp văn bản là
A Truy cập tuần tự B Truy cập ngẫu nhiên
C Truy cập trực tiếp D Vừa truy cập tuần tự vừa truy cập trực tiếp
Câu 12 Số lượng phần tử trong tệp
A Không được lớn hơn 128
B Không được lớn hơn 255
C Phải được khai báo trước
D Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa
Câu 13 Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ tệp:
A Mở tệp Gán tên tệp với biến tệp Đọc dữ liệu từ tệp Đóng tệp
B Mở tệp Đọc dữ liệu từ tệp Gán tên tệp với biến tệp Đóng tệp
C Gán tên tệp với biến tệp Mở tệp Đọc dữ liệu từ tệp Đóng tệp
D Gán tên tệp với biến tệp Đọc dữ liệu từ tệp Mở tệp Đóng tệp
Trang 4Câu 14 Hãy chọn các thao tác ghi trên tệp văn bản chứa dữ liệu là:
A Thông báo mở tệp để đọc Đọc dữ liệu trong tệp Đóng tệp Gán biến tệp với tên tệp
B Thông báo mở tệp để đọc Đọc dữ liệu trong tệp Gán biến tệp với tên tệp => Đóng tệp
C Gán biến tệp với tên tệp Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới => Ghi dữ liệu mới => Đóng tệp
D Gán biến tệp với tên tệp Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới Đọc dữ liệu trong tệp
Đóng tệp
Câu 15 Hãy chọn các thao tác đọc trên tệp văn bản chứa dữ liệu là:
A Gán biến tệp với tên tệp Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới Ghi dữ liệu mới Đóng tệp
B Gán biến tệp với tên tệp Thông báo mở tệp để đọc Đọc dữ liệu trong tệp Đóng tệp
C Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới Gán biến tệp với tên tệp Ghi dữ liệu mới Đóng tệp
D Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới Ghi dữ liệu mới Gán biến tệp với tên tệp Đóng tệp
Câu 16 Hãy chọn thứ tự các thao tác trong Pascal để ghi tiếp dữ liệu vào cuối tệp có cấu trúc đã tồn tại
trên đĩa:
A Mở tệp để ghi Gán tên tệp với biến tệp Thao tác để di chuyển con trỏ tệp đến cuối tệp
Ghi dữ liệu vào tệp Đóng tệp
B Gán tên tệp với biến tệp Mở tệp để ghi Thao tác để di chuyển con trỏ tệp đến cuối tệp
Ghi dữ liệu vào tệp Đóng tệp
C Gán tên tệp với biến tệp Thao tác để di chuyển con trỏ tệp đến cuối tệp Mở tệp để ghi
Ghi dữ liệu vào tệp Đóng tệp
D Mở tệp để ghi Gán tên tệp với biến tệp Ghi dữ liệu vào tệp Thao tác để di chuyển con trỏ tệp đến cuối tệp Đóng tệp
Câu 17 Trong PASCAL để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp
A Var <tên tệp>: Text; B Var <tên biến tệp>: Text;
C Var <tên tệp>: String; D Var <tên biến tệp>: String;
Câu 18 Trong PASCAL, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết
A Var f1 f2: Text; B Var f1 ; f2: Text;
C Var f1, f2: Text; D Var f1: f2: Text;
Câu 19 Để thao tác với tệp
A Ta có thể gán tên tệp cho tên biến tệp, hoặc sử dụng trực tiếp tên tệp cũng được
B Ta nhất thiết phải gán tên tệp cho tên biến tệp
C Ta nên sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình
D Ta nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình
Câu 20 Để gán tên tệp cho tên biến tệp ta sử dụng câu lệnh
A <tên biến tệp>:= <tên tệp>;
B <tên tệp>:= <tên biến tệp>;
C Assign(<tên biến tệp>,<tên tệp>);
D Assign(<tên tệp>,<tên biến tệp>);
Câu 21 Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh
C Assign(‘KQ.TXT’,f1); D Assign(f1,‘KQ.TXT’);
Câu 22 Trong PASCAL mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục
A Reset(<tên tệp>); B Reset(<tên biến tệp>);
C Rewrite(<tên tệp>); D Rewrite(<tên biến tệp>);
Trang 5Câu 23 Trong PASCAL mở tệp để ghi kết quả ta phải sử dụng thủ tục
A Reset(<tên tệp>); B Reset(<tên biến tệp>);
C Rewrite(<tên tệp>); D Rewrite(<tên biến tệp>);
Câu 24 Vị trí của con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset
C Nằm ở giữa tệp D Nằm ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào
Câu 25 Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục
A Read(<tên tệp>,<danh sách biến>);
B Read(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
C Write(<tên tệp>,<danh sách biến>);
D Write(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
Câu 26 Để ghi kết quả vào tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục
A Read(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
B Read(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>);
C Write(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
D Write(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>);
Câu 27 Nếu hàm eof(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
A Đầu dòng B Đầu tệp C Cuối dòng D Cuối tệp
Câu 28 Nếu hàm eoln(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
A Đầu dòng B Đầu tệp C Cuối dòng D Cuối tệp
Câu 29 Trong Pascal để đóng tệp ta dùng thủ tục
A Close(<tên biến tệp>); B Close(<tên tệp>);
C Stop(<tên biến tệp>); D Stop(<tên tệp>);
Câu 30 Var <tên biến tệp>: Text ; có ý nghĩa gì?
A Thủ tục gán tên tệp cho tên biến tệp B Thủ tục mở tên để đọc dữ liệu
C Khai báo biến tệp D Thủ tục đóng tệp
Câu 31 Assign(<tên biến tệp>,<tên tệp) ; có ý nghĩa gì?
A Thủ tục gán tên tệp cho tên biến tệp B Thủ tục mở tên để đọc dữ liệu
C Khai báo biến tệp D Thủ tục đóng tệp
Câu 32 Reset(<tên biến tệp>) ; có ý nghĩa gì?
A Thủ tục gán tên tệp cho tên biến tệp B Thủ tục mở tên để đọc dữ liệu
C Khai báo biến tệp D Thủ tục đóng tệp
Câu 33 Close(<tên biến tệp>) ; có ý nghĩa gì?
A Thủ tục gán tên tệp cho tên biến tệp B Thủ tục mở tên để đọc dữ liệu
C Khai báo biến tệp D Thủ tục đóng tệp
Câu 34 Rewrite(<tên biến tệp>) ; có ý nghĩa gì?
A thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu B thủ tục đọc dữ liệu từ tệp
C thủ tục ghi dữ liệu vào tệp D thủ tục đóng tệp
Câu 35 read(<tên biến tệp>,<danh sách biến>) ; có ý nghĩa gì?
A thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu B thủ tục đọc dữ liệu từ tệp
C thủ tục ghi dữ liệu vào tệp D thủ tục đóng tệp
Câu 36 write(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>) ; có ý nghĩa gì?
A thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu B thủ tục đọc dữ liệu từ tệp
C thủ tục ghi dữ liệu vào tệp D thủ tục đóng tệp
Câu 37 Hãy chọn phương án ghép đúng Tệp văn bản
Trang 6A cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
B Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu
đó
C là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
D là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
Câu 38 Hãy chọn phương án ghép đúng Tệp có cấu trúc
A cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
B Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu
đó
C là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
D là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
Câu 39 Hãy chọn phương án ghép đúng Tệp truy cập tuần tự
A cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
B Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu
đó
C là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
D là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
Câu 40 Hãy chọn phương án ghép đúng Tệp truy cập trực tiếp
A cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
B cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu
đó
C là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
BẢNG ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Trang 7TRƯỜNG THPT DĨ AN
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2016-2017 MÔN THI: TIN HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên học sinh: Số báo danh: Mã đề 210 Câu 1 Xâu là kiểu dữ liệu:
A Kiểu có cấu trúc B Kiểu chuẩn C Liệt kê D Kiểu vô hướng
Câu 2 Cho xâu str:= ‘Tin học lop 11’ Tham chiếu tới phần tử thứ 7 của xâu ta có:
A str[7] có giá trị là ‘c’ B str[7] có giá trị là ‘o’
C str(7) có giá trị là ‘t’ D str(7) có giá trị là ‘o’
Câu 3 Trong NNLT, tệp nhị phân thuộc loại tệp nào?
A Tệp truy cập trực tiếp B Tệp văn bản
C Tệp có cấu trúc D Tệp truy cập tuần tự
Câu 4 Trong khai báo Var HoTen: string; thì độ dài lớn nhất của xâu ngầm định là
Câu 5 Hàm Upcase(ch) cho kết quả là
A Biếu Ch thành chữ thường B Chữ cái in hoa tương ứng với Ch
C Xâu Ch toàn chữ thường D Xâu Ch gồm toàn chữ in hoa
Câu 6 Vị trí của con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset
A nằm ở đâu tệp; B nằm ở cuối tệp;
C nằm ở giữa tệp; D nằm ngẫu nhiên bất kỳ vị trí nào;
Câu 7 Trong Pascal, để khai báo tệp văn bản ta sử dụng cú pháp:
A Var <tên tệp>: text; B Var <tên biến tệp>: text;
C Var <tên tệp>: String; D Var <tên biên tập>: String;
Câu 8 Hãy chọn phương án ghép đúng của tệp văn bản:
A Là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
B Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
C Là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
D Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
Câu 9 Trong Pascal để đóng tệp ta dùng thủ tục:
A Close (<biến tệp>); B Stop (<tên tệp>);
C Close (<tên tệp>); D Stop (<biến tệp>);
Câu 10 Hàm length(st) có chức năng:
A Trả về chiều dài các kí tự trống
B Trả về độ dài thực sự của xâu st
C Trả về độ dài của xâu st sau khi đã bỏ kí tự trắng
D Trả về độ dài tối đa của xâu st
Câu 11 Trong Pascal, mở tệp để đọc dữ liệu ta sử dụng thủ tục:
A Reset (<tên tệp); B Reset (<biến tệp>);
C Rewrite (<tên tệp>); D Rewrite (<biên tập>);
Trang 8Câu 12 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A Xâu A lớn hơn xâu B nếu kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang phải trong xâu
A có mã ASCII lớn hơn
B Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A nhỏ hơn B.
C Hai xâu bằng nhau nếu chúng giống nhau hoàn toàn
D Xâu A lớn hơn xâu B nếu độ dài xâu A lớn hơn độ dài xâu B
Câu 13 Thủ tục Delete(st, Vt, n) thực hiện:
A Xóa các kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí n đến vị trí vt
B Xóa n kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt
C Xóa và kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí n
D Xóa các kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt đến vị trí n
Câu 14 Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ tệp:
A Mở tệp Gắn tên tệp với biến tệp Đọc dữ liệu từ tệp Đóng tệp
B Mở tệp Đọc dữ liệu từ tệp Gắn tên tệp với biến tệp Đóng tệp
C Gắn tên tệp với biến tệp Mở tệp Đọc dữ liệu từ tệp Đóng tệp
D Gắn tên tệp với biến tệp Đọc dữ liệu từ tệp Mở tệp Đóng tệp
Câu 15 Thao tác nào sau đây không phải là một trong những thao tác khi làm việc với tệp?
C Khai báo biến tệp D Đóng tệp
Câu 16 Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục nào sau:
A Write(<biến tệp><danh sách kết quả>); B Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
C Read(<tên tệp>,<danh sách biến>); D Write(<tên tệp><danh sách kết quả>);
Câu 17 Xâu là kiểu dữ liệu có độ dài tối đa là
Câu 18 Phát biểu nào sau đây là sai?
A Chương trình Pascal không làm việc trực tiếp với tệp mà chỉ làm việc với biến tệp
B Nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình
C Sau khi kết thúc chương trình, dữ liệu trong biến tệp sẽ lưu vào tệp
D Để thao tác với tệp, cần phải gắn tên tệp vào biến tệp
Câu 19 Dữ liệu kiểu xâu có các phép toán nào?
A Phép gán và phép nội B Phép so sánh và phép nối
C Phép gán, phép nối và phép so sánh D Phép toán so sánh và phép gán
Câu 20 Thủ tục Insert(stl,st2,vt) thực hiện:
A Chèn xâu st2 vào xâu st1 bắt đầu ở vị trí vt
B Chèn xâu st2 vào xâu st1 bắt đầu ở vị trí cuối xâu
C Chèn xâu st1 vào xâu st2 bắt đầu ở vị trí đầu xâu
D Chèn xâu st1 vào xâu st2 bắt đầu ở vị trí vt
Câu 21 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A Thao tác nhập và xuất đối với dữ liệu kiểu xâu giống như nhập hay xuất giá trị của biến kiểu
dữ liệu chuẩn
B Có thể tham chiếu đến từng phần tử trong xâu
C Xâu không có kí tự nào được gọi là xâu rỗng
D Xâu có chiều dài không được vượt quá 256
Trang 9Câu 22 Hàm Pos(stl,st2) có chức năng:
A Vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu st1 trong xâu st2 Nếu xâu st1 không có mặt trong xâu st2
thì hàm báo lỗi
B Vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu st1 trong xâu st2 Nếu xâu st1 không có mặt trong xâu st2
thì hàm trả về kết quả là 0
C Vị trí xuất hiện của xâu st2 trong xâu st1
D Vị trí xuất hiện của xâu st1 trong xâu st2
Câu 23 Cho xâu S= ‘ABBA’ Xâu S nhỏ hơn xâu nào trong các xâu dưới đây?
Câu 24 Trong NNLT Pascal, tệp văn bản được soạn thảo trong Microsoft Word là loại tệp gì?
A Tệp có cấu trúc B Tập truy cập tuần tự
C Tệp truy cập trực tiếp D Tệp văn bản
Câu 25 Trong NNLT Pascal, xâu không có kí tự nào là
Câu 26 Dữ liệu kiểu tệp có đặc điểm nào sau đây?
A Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, bị mất khi tắt nguồn điện nhưng lượng dữ liệu có thể lưu trữ rất lớn
B Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và lượng dữ liệu lưu trữ rất nhỏ
C Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, không bị mất khi tắt nguồn điện và lượng dữ liệu có thể lưu trữ rất lớn
D Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và bị mất khi tắt nguồn điện
Câu 27 Để gắn tên tệp cho tên biến tệp ta sử dụng câu lệnh:
A Assign(<tên tệp><biến tệp>); B <biến tệp>:=<tên tệp>;
C <tên tệp>=<tên biến tệp>; D Assign(<biến tệp>,<tên tệp>);
Câu 28 Khi tiến hành mở tệp để ghi, nếu tệp đã tồn tại thì:
A Dữ liệu mới sẽ được ghi vào tiếp sau nội dung cũ
B Báo lỗi vì trùng tên tệp
C Tệp sẽ được tạo mới với nội dung rỗng
D Nội dung cũ bị xóa để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
Câu 29 Nếu hàm EOF(<tên biến tệp>); cho giá trị là TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:
A Cuối dòng; B Cuối tệp; C Đầu tệp; D Đầu dòng;
Câu 30 Để khai báo biến kiểu xâu trực tiếp ta sử dụng cú pháp nào?
A Var <tên biến>= String[độ dài lớn nhất của xâu];
B Var <tên biến>: <tên kiêu>;
C Var <tên biến> <tên kiểu>;
D Var <tên biến>: String[độ dài lớn nhất của xâu];
Câu 31 Để ghi kết quả vào tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục nào sau:
A Read(<tên tệp>,<danh sách biến>); B Write(<tên tệp><danh sách kết quả>);
C Read(<biến tệp>,<danh sách biến>); D Write(<biến tệp>,<danh sách kết quả>);
Câu 32 Khai báo nào sau đây là sai?
A Type xau = string; Var strl,str2: xau; B Var str: string;
C Var str: string[1 30] ; D Var str: string[255] ;
Trang 10Câu 33 Số lượng phần tử trong tệp:
A Không được lớn hơn 128
B Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc dung lượng ổ đĩa
C Không được lớn hơn 255
D Phải được khai báo trước
Câu 34 Trong NNLT Pascal, xâu kí tự là
A Mảng các kí tự
B Tập hợp các chữ cái và chữ số trong bảng chữ cái tiếng Anh
C Dãy các kí tự trong bảng mã ASCII
D Tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh
Câu 35 Trong các khai báo sau, khai báo nào đúng?
A Var ten = string[30]; B Var ho = string (20);
C Var diachi: string (100); D Var hoten: string[27];
Câu 36 Hai thao tác cơ bản đối với tệp là gì?
A Khai báo, đọc dữ liệu B Gắn tên tệp, khai báo
C Đọc/ghi dữ liệu D Khai báo, ghi dữ liệu
Câu 37 Cách khai báo biến xâu stt nào sau đây là đúng?
A Var strl: string[100]; B Var str=string[100];
C Var str: string; D Cả 3 câu đều đúng
Câu 38 Trong các phép toán sau, phép nào trả về giá trị đúng?
A ‘cba’ < ‘abc’ B ‘abcdh’ > ‘abcdef’
C ‘abc’ = ‘ABC’ D ‘ccb’ < ‘abcdef’
Câu 39 Trong Pascal, mở tệp để ghi dữ liệu ta sử dụng thủ tục:
A Rewrite (<biến tệp>); B Rewrite (<tên tệp>);
C Reset (<biến tệp>); D Reset (<tên tệp>);
Câu 40 Cho xâu str:= ‘’ Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Xâu stt có độ dài 1 B Xâu str là xâu rỗng
C Xâu str chứa ký tự khoảng trắng D Câu A và C đúng
-HẾT -