Yêu cầu Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe nó đảm nhiệm chức năng an toàn chủ động nên nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau Có hiệu quả phanh cao nhất trong mọi trường hợp mà
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương 1 Tổng quan hệ thống phanh 3
Chương 2 Kết cấu các chi tiết hệ thống phanh trên xe Hyundai County18 2.1 Giới thiệu hệ thống phanh trên xe Hyundai County 18
2.2.Cơ cấu phanh xe Hyundai County 20
A Cơ cấu phanh trước ( phanh đĩa )……….……… 20
B Cơ cấu phanh sau 23
2.3 Dẫn động phanh, kết cấu phần tử chính 26
2.3.1 Xylanh chính 26
2.3.2 Bầu trợ lực chân không……… 29
2.3.3 Cơ cấu phanh dừng………32
2.3.4 Cơ cấu bàn đạp phanh………33
2.4 Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh ABS………34
Chương 3 Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh 37
3.1 Thông số đầu vào cơ cấu phanh 37
3.2 Nội dung kiểm nghiệm 38
3.2.1 Gia tốc chậm dần khi phanh 38
3.2.2 Thời gian phanh 39
3.2.3 Qũy đường phanh 40
3.2.4 Lực phanh riêng 41
3.3.Kết quả kiểm nghiệm cơ cấu phanh sau xe Hyundai County 42
Chương 4 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh……… …53
4.1 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân biện pháp khắc phục………… 53
4.2 Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh……… ………58
Trang 2KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 3MỞ ĐẦU
Ô tô ngày nay là phương tiện vận tải không thể thiếu trong trong sự phát triểncủa nền kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục Hàng năm trên thế giới vẫn xảy ra rấtnhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về vật chất lẫn tinh thần Mộttrong những nguyên nhân quan trọng để xảy ra tai nạn của ô tô là hệ thống phanh.Đối với ô tô,hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất, bởi vì nóđảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở tốc độ cao,cho phép lái xe điều chỉnhđược tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, nhờ vậy mànâng cao được năng suất vận chuyển Khi ô tô chuyển động trên đường hiện tượngtrượt bánh xe là một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm làm bánh xe bị bó cứng,mất tính ổn định khi điều khiển xe, làm mài mòn lốp, đồng thời ảnh hưởng đến côngsuất của động cơ tiêu hao nhiên liệu vô ích, bánh xe thì mất khả năng tiếp nhận lựcphanh gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển
Với mong muốn được tìm hiểu, góp sức giải quyết các vấn đề trên, em được
giao đề tài “Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe Hyundai county”.
Nội dung của đồ án bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống phanh
- Chương 2: Kết cấu các chi tiết hệ thống phanh xe Hyundai County
- Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Hyundai County
- Chương 4: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thoogs phanh xe Hyundai CountyTrong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp cùng với sự cố gắng của bản thân và sự
hướng dẫn tận tình của thầy: Dương Quang Minh,… cùng các thầy giáo trong khoa
Cơ khí ô tô Trường ĐH CN GTVT, em đã thực hiện xong đồ án tốt nghiệp này Tuynhiên do trình độ thực tế còn thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của cácthầy giáo và sự góp ý của các bạn để bản thân em tiếp tục hoàn thiện kiến thức
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH 1.3 Công dụng, phân loại, yêu cầu
Công dụng
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đênmột tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái Giữ cho máy kéo dừng ởngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe.Đối với ô tô máy kéo hệ thống phanh rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ô tôchuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểmnhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển Tăng được tính động lưc
Yêu cầu
Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của xe nó đảm nhiệm chức năng
an toàn chủ động nên nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau
Có hiệu quả phanh cao nhất trong mọi trường hợp mà bánh xe không bịtrượt
- Hoạt động êm dịu , không giật để đảm bảo êm dịu khi phanh
- Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ hoạt động cho người lái xe
- Có độ nhạy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm
- Đảm bảo phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo nguyên tắc sửdụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ
- Không có hiện tượng rung giật, tự xiết,phải thoát nhiệt tốt , có hệ số ma sátcao và ổn định Giữ được tỉ lệ giữa lực đạp phanh và lực sinh ra ở cơ cấuphanh
- Có độ tin cậy, độ bền, tuổi thọ cao, giá thành rẻ
Phân loại
+ Tuỳ theo cách bố trí có thể chia hệ thống phanh thành: Phanh ở bánh
xe, phanh ở truyền lực
+ Theo kết cấu của cơ cấu phanh:
-Phanh Guốc
Trang 5-Phanh đĩa :
+ Theo phương thức dẫn động: Dẫn động cơ khí, dẫn động thuỷ lực, dẫn động khínén, dẫn động điện, dẫn động hỗn hợp
+ Trong hệ thống phanh, người ta thường chia ra làm hai phần:
+ Cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp làm giảm tốc độ góc của bánh xe hoặc trục cácđăng truyền lực
+ Dẫn động phanh có tác dụng truyền lực từ bàn đạp (bộ phận sinh lực phanh) đến cơcấu phanh và tăng lực phanh cho người lái
+ Một hư hỏng của hệ thống phanh có thể gây nguy hiểm nên điều đặc biệt quantrong là các chi tiết của hệ thống phanh phải được tháo, kiểm tra, điều chỉnh, lắpmột cách cẩn thận và chính xác
1.4 Kết cấu hệ thống phanh
1.4.1 Cơ cấu phanh
a) Cơ cầu phanh đĩa:
Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa gồm các bộ phận chính :
- Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe
- Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xy lanh bánh xe
- Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được dẫnđộng bởi các pittông của xy lanh bánh xe
Có hai loại cơ cấu phanh đĩa: loại giá đỡ cố định và loại giá đỡ di động:
Trang 6* Loại giá đỡ cố định:
Khi phanh, áp suất chất lỏng tác động lên các piston trong các xy lanh côngtác và đẩy các má phanh ép vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh
* Loại giá đỡ di động
Ở loại này giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên một
số chốt bắt cố định với dầm cầu Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xylanh bánh xe với một pittông tì vào một má phanh Má phanh ở phía đối diện được
gá trực tiếp trên giá đỡ
b).Cơ cấu phanh guốc- Phanh tang trống:
* Nguyên lí hoạt động:
Trong trường hợp dẫn động bằng thuỷ lực, khi phanh áp suất chất lỏng trongxylanh công tác tác dụng lên piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thựchiện quá trình phanh
*)Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục:
Cơ cấu phanh đối xứng qua trục (có nghĩa gồm hai guốc phanh bố trí đối xứngqua đường trục thẳng đứng) được thể hiện trên hình Cấu tạo chung của cơ cấu
Trang 7phanh loại này là hai chốt cố định có bố trí bạc lệch tâm để điều chỉnh khe hở giữa
má phanh và trống phanh ở phía dưới, khe hở phía trên được điều chỉnh bằng bằngcam lệch tâm
Hình 1.3 Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục
1.Má phanh; 2 Guốc phanh; 3 Lò xo; 4 Phớt làm kín; 5 Trống phanh; 6 chốt; 7 Xecmang; 8 Piston; 9 Phớt chắn dầu; 10 Lò xo; 11 Xilanh; 12 Phớt chắn bụi;
13 Lò xo; 14 Đinh tán; 15 Tấm đệm; 16 Chốt phanh; 17 Bạc lêch tâm; 18 Bulong; 19 Van xả khí; 20 Tấm chắn bụi;
Ở hình (hình 1.3) trống phanh quay ngược chiều kim đồng hồ và guốc phanhbên trái là guốc xiết, guốc bên phải là guốc nhả Vì vậy má phanh bên guốc xiếtdài hơn bên guốc nhả với mục đích để hai má phanh có sự hao mòn như nhau trongquá trình sử dụng do má xiết chịu áp suất lớn hơn
*)Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm:
Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể hiện trên hình Sự đối xứng qua tâm
ở đây được thể hiện trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc phanh, hai xi lanhbánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng đối xứng với nhau quatâm
Trang 8Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng cóbạc lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh Mộtphía của pittông luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh Khe hở phía trêngiữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự động điều chỉnh khe
hở lắp trong pittông của xi lanh bánh xe Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâmthường có dẫn động bằng thủy lực và được bố trí ở cầu trước của ôtô du lịch hoặcôtô tải nhỏ
*)Cơ cấu phanh guốc loại bơi:
Cơ cấu phanh guốc loại bơi có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay
cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt
Hình 1.5 Cơ cấu phanh guốc loại
bơi
Trang 9Cơ cấu phanh guốc loại bơi có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay
cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt (hình b)
Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn (hình a); loạihai mặt tựa tác dụng kép (hình b)
– Loại hai mặt tựa tác dụng đơn:
Ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên mặt tựa di trượt trên phần vỏ
xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của pittông Cơ cấu phanh loại nàythường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ
– Loại hai mặt tựa tác dụng kép:
Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pittông và cả hai đầu của mỗi guốcđều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông Cơ cấu phanh loại này được sửdụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ
*)Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa:
Cơ cấu phanh guốc tự cường hóa có nghĩa là khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứnhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai
– Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn:
Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng đơn có hai đầu của hai guốc phanhđược liên kết với nhau qua hai mặt tựa di trượt của một cơ cấu điều chỉnh di động.Hai đầu còn lại của hai guốc phanh thì một được tựa vào mặt tựa di trượt trên vỏ xilanh bánh xe còn một thì tựa vào mặt tựa di trượt của pittông xi lanh bánh xe Cơcấu điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh của cả hai
Hình 1.6 Cơ cấu phanh guốc loại tự cuờng hoá
Trang 10guốc phanh Cơ cấu phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô
du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình
– Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép:
Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép có hai đầu của hai guốc phanhđược tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông trong một xi lanh bánh xe Cơ cấuphanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đếntrung bình
*) Cơ cấu phanh dừng (phanh tay)
Phanh dừng được dùng để dừng (đỗ xe) trên đường dốc hoặc đường bằng.Nói chung hệ thống phanh này được sử dụng trong trường hợp ôtô đứng yên, không
di chuyển trên các loại đường khác nhau
Về cấu tạo phanh đỗ cũng có hai bộ phận chính đó là cơ cấu phanh và dẫnđộng phanh:
– Cơ cấu phanh có thể bố trí kết hợp với cơ cấu phanh của các bánh xe phíasau hoặc bố trí trên trục ra của hộp số;
– Dẫn động phanh của hệ thống phanh dừng hầu hết là dẫn động cơ khíđược bố trí và hoạt động độc lập với dẫn động phanh chính và được điềukhiển bằng tay, vì vậy còn gọi là phanh tay
Trang 11CHƯƠNG 2 KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT HỆ THỐNG PHANH XE HYUNDAI COUNTY 2.1 Giới thiệu chung về xe Hyundai County.
Xe Hyundai County là dòng xe chở khách cỡ vừa được thiết kế bởi hãng Hyundai,được nhập khẩu vào Việt nam từ những năm 2000 Hình dáng ngoài xe HyundaiCounty (Hình 1.1) được tạo hình bên ngoài bằng các đường vát mềm mại Phần đầu
xe được thiết kế vát, giảm sức cản gió và giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn Kính lái
cỡ lớn loại an toàn đổ dốc dần về phía sau, cột A được thiết kế khéo léo giúp tầmquan sát của tài xế luôn được đảm bảo Các kích thước cơ bản của xe HyundaiCounty được thể hiện trên hình 1.2
Đèn chiếu sáng cỡ lớn trên xe vát đều sang hai bên, kiểu gương phản xạ toàn cảnh(MFR) giúp phần đầu xe tạo thị giác hiện đại đúng chất Hàn Quốc Chính giữa làlưới tản nhiệt cỡ lớn, ngay phía sau là két làm mát và khối động cơ của xe
Các trang thiết bị chính bên ngoài xe Hyundai County như các cụm đèn, gươngchiếu hậu xem Bảng 1.1
Hình 1.1 Hình dáng ngoài xe Hyundai County
Trang 12Hình 1.2 Kích thước bao xe Hyundai County.
1.2 Đặc tính kĩ thuật xe Hyundai County.
Các thông số chung
Kích thước tổng thể, mm 7.080 x 2.060 x 2.740
Chiều rộng cơ sở (trước/sau), mm 1705/1495
Chiếu dài đầu xe, mm 1190
Chiếu dài đuôi xe, mm 1805
Khoảng sáng gầm xe, mm 176
Bán kính quay vòng nhỏ nhất, m 5,4
Trọng lượng toàn tải, kG 6190
Dung tích bình nhiên liệu, lít 95
Trang 13Thông số kỹ thuật Hyundai County 29 chỗ
thanh xoắn ổn địnhPhanh (trước/sau)
Dẫn động thủy lực có trợ lực chânkhông, có thể được trang bị ABS
Cơ cấu phanh kiểu tang trống
Trang thiết bị chính
a) Ngoại thất
Cụm đèn trước Đèn chiếu gần Halogen phản xạ đa chiều
Đèn chiếu xa Halogen phản xạ đa chiềuTích hợp đèn báo rẽ Có
Trang 14Thông số kỹ thuật Hyundai County 29 chỗ
Gương chiếu
hậu ngoài
Chức năng điềuchỉnh điện
Có
Tích hợp đèn báo rẽ CóGạt mưa gián đoạn Điều chỉnh thời gian
Hệ thống điều hòa 1 dàn lạnh, tự động, cửa gió đến từng
hành khách công suất 10000 Kcal
Hệ thống âm thanh Đầu đĩa DVD có khả năng đọc thẻ nhớ
SD,MMC và USBĐèn trần đọc sách, cửa gió điều hòa Từng hành khách
Trang 15Chi tiết Đặc điểm kĩ thuật
Ống xy lanh bánh xe Đường kính trong 31.75 mm
Trống phanh Đường kính trong 320 mm
Bố phanh xe Chiều dài x Chiều
rộng(mm)
85 x 10 (chuẩn), 110 x 11 (ở
xe HD72,78)
- Phanh bánh trước(loại đĩa).
chân khôngKích thước lỗ khoan Đường kính trong
Ống xy lanh phanh xe Đường kính trong 28.57 mm
Trang 16Trống phanh Đường kính trong 320 mm
Bố phanh xe Chiều dài x Chiều
hợp với điện
Buồng phanh xả Đường kính hiệu lực của màn 76.2 mm
N(kg)
Sức căng lò xo 90~110 (9.18~11.22)Lực căng của thanh 142.1 (14.5): Áp suất
chân không - 400mmHgKhi hoạt Sức căng lò xo 125~153 (12.78~15.62)
Trang 17động(kg) Lực căng của thanh 103 (10.5): Áp suất chân
không- 400mmHgCách thông gió nạp Ngoại trừ D4AE, D4AF
Bao gồm D4DA, D4DB, D4DC, D4AL, D4DD
- Phanh tay
đẩy
Cần phanh Hành trình bình thông 7~8 tiếng kêu “click” (20 kgf)
Kích thước phanh (Đường kính trong
tang trống x chiều rộnglớp lót x chiều dài lớplót)
180 x 35 x 5 (Với hộp số loại:M2S5, M3S5)
190 x 45 x 4 (Với hộp số lọai:M035S5, D4D, D4DB,D4DD)
- Đặc điểm kĩ thuật của phanh ABS
ABSCM (Môđun điều khiển ABS)
Tiêu thụ điện năng
Khi không hoạt động 12W hay thấp hơn
Tầm nhiệt hoạt động -40 ~ 65 OC
Bộ điều khiển
Trang 18Tầm nhiệt hoạt động -40 ~ 120OC
Rơ- le mơ tơ
2.2.Giới thiệu hệ thống phanh xe Hyundai County.
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống hết sức quan trọng góp phầnquyết định đến tính an toàn giao thông, cũng như tính kinh tế, trong việc vận chuyểnđặc biệt là để đảm bảo an toàn giao thông, Theo thống kê của một số quốc gia Châu
á thì trong tai nạn giao thông đường bộ thì nguyên nhân do hư hỏng, trục trặc ở hệthống phanh chiếm từ 40 – 45 % Không những gây thiệt hại lớn về người mà còngây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và công dân, vì vậy ngày 29/05/1995 Chínhphủ ban hành nghị định 36 CP về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trật tự antoàn giao thông đô thị, cũng chính vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càngđược cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càngnghiêm ngặt và chặt chẽ hơn Hệ thống phanh trên ô tô có chức năng giảm tốc độchuyển động của xe tới vận tốc nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe ở một vị trí nhấtđịnh
Hệ thống phanh trên xe Hyundai County bao gồm 3 hệ phanh: Hệ phanh chính(phanh chân), hệ phanh dừng (phanh tay) và phanh bổ trợ (phanh bằng động cơ)
Hệ phanh chân dẫn động bằng thuỷ lực loại hai dòng có trợ lực chân không, mộtdòng dẫn động cầu trước, một dòng dẫn động cầu sau, cơ cấu phanh các cầu kiểutang trống Trên xe được trang bị hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS (Anti-lockBrake System)
Hệ phanh tay có dẫn động cơ khí kiểu cáp, cơ cấu phanh guốc đặt ở trục truyền cácđăng ra cầu sau sau hộp số chính
Trang 19Hệ phanh bổ trợ điều khiển bằng điện, sử dụng nguồn chân không và cơ cấu chấphành là cánh gió ở ống xả động cơ.
Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãngđường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm;
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động củaôtô;
- Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiểnkhông lớn;
- Dẫn động phanh có độ nhạy cao;
- Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ để sửdụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh ở những cường độ khác nhau;
- Không có hiện tượng tự xiết khi phanh;
- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt;
- Có hệ số ma sát giữa trống phanh và má phanh cao và ổn định trong điều kiện
sử dụng;
- Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe;
- Có khả năng phanh ôtô khi đứng trong thời gian dài
+ Bố trí chung hệ thống phanh trên khung xe hyundai county
Trang 201 Bình chân không 2 Ống dẫn khí nén 3 Bầu trợ lực chân không 4 Xilanhphanh chính 5 Bình chứa dầu 6 Phanh trước 7 Bình chia dầu 8 Bộ điềukhiên ABS 9 Van LPS 10 Phanh sau
2.2.Cơ cấu phanh xe Hyundai County
A Cơ cấu phanh trước ( phanh đĩa )
Cơ cấu phanh trước trên xe Hyudai County là phanh đĩa với bộ trợ lực thủy lực kếthợp với chân không
Cấu tạo cơ cấu cơ cấu phanh xe Hyudai County thể hiện trên hình 1.7
Hình 1.7 Cơ cấu phanh trước xe Hyudai County.
Trang 211.Bulông dẫn hướng ; 2.Bulông hãm ; 3.ống lót ; 4.Giá đỡ ; 5,6.Chụp cao su ; 7.Vòng hãm ; 8 Cúp pen ; 9.pittông ; 10.Vòng làm kín pittông ; 11.Đường ống phanh ; 12.Càng phanh ; 13.Má phanh ; 14.Xương má ; 15.Vỏ trong ; 16.Kẹp lò xo
; 17.Vỏ ngoài ; 18.Đĩa phanh ; 19.Mayo bánh xe
Các chi tiết chính của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa bao gồm: Đĩa phanh, máphanh, càng phanh, pit tông cơ cấu phanh đĩa, cúp pen
Đĩa phanh :dạng đặc được bắt chặt với moayơ bánh xe bằng bu lông Đĩaphanh trước xe Hyundai County là tấm thép tròn có đường kính 304 mm và chiềudày là 30mm
Má phanh : của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa có dạng tấm phẳng hình chữ nhật
Nó được cấu tạo bởi một xương phanh bằng một tấm thép có chiều dày khoảng
2 mm và một tấm má phanh bằng vật liệu ma sát có chiều dày khoảng 8 mm Máphanh và xương má được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt và có các ngàmgiữ cố định
Pit tông phanh không tác dụng trực tiếp vào xương của má phanh mà tác dụngqua 2 lớp vỏ kim loại có tác dụng chống ồn Các má phanh được gá lên kẹp lò xoqua đó liên kết với giá đỡ Cụm càng phanh ăn khớp trượt với tấm sinh lực bằngmột chốt
Khi ấn bàn đạp phanh, áp suất dầu sinh ra trong xi lanh phanh chính đượccung cấp tới các xilanh phanh đĩa, và áp suất tăng dần sẽ làm pit tông chuyển đông
ép má phanh
Càng phanh : là nơi để bố trí các pit tông, các má phanh và một số chi tiếtkhác của cơ cấu phanh, nó cũng tham gia vào quá trình phanh xe khi người lái tácdụng bàn đạp phanh
Pit tông: cơ cấu phanh đĩa trên xe có đường kính 53.9mm
Cúp pen có tác dụng ngăn không cho dầu trong xy lanh thoát ra ngoài, đồngthời có tác dụng tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh do tác
Trang 22dụng đàn hồi của cúp pen.Cúp pen được làm bằng vật liệu cao su đặc biệt nên cóthể làm việc trong môi trường dầu phanh mà không bị trương nở.
Nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh đĩa:
Khi phanh người lái tác dụng lên bàn đạp phanh qua thanh đẩy tác dụng lênpit tông ở xi lanh phanh chính ép dầu đến đường ống và đến xi lanh công tác Dầu
có áp suất cao sẽ tác dụng lên pit tông ở xi lanh bánh xe, đẩy má phanh bên phảidịch chuyển sang trái Đồng thời dầu cũng tác động vào thành của xi lanh bánh xequa đó kéo má phanh bên trái dịch chuyển về phía bên phải, hai má phanh đồngthời ép vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh bánh xe Sơ đồ nguyên lí dẫn động
cơ cấu phanh đĩa được thể hiện trên hình 1.8
Hình 1.8 Sơ đồ nguyên lí làm việc của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa.
1- Đĩa phanh ; 2- Má phanh; 3- Pit tông ; 4-Đường ống dầu; 5- Bình chứa dầu; 6 – Bàn đạp phanh; 7- Lò xo hồi vị bàn đạp phanh; 8- Piton xi lanh phanh chính; 9- Xi lanh phanh chính; 10- Giá đỡ
Trang 23B Cơ cấu phanh sau
Các chi tiết chính của phanh sau xe được thể hiện trên hình 1.9
Hình 1.9 Các chi tiết của cơ cấu phanh sau xe Hyundai County.
Hình 2.0 Mô phỏng lắp ráp chi tiết
Trang 241 Dầu phanh; 2 Guốc phanh; 3 Chốt xoay (hoặc cơ cấu tăng phanh); 4 Má phanh; 5 Lò xo hồi vị; 6 Xylanh phanh bánh xe (xylanh con); 7 Cơ cấu tăng phanh; 8 Vít xả gió (xả air); 9 Tang trống; 10.11 Chốt và lò xo giữ guốc phanh;
12 Tuy ô dầu phanh
-Khe hở giữa guốc phanh và tang phanh là 0,3mm
-Ở cơ cấu phanh sau trên xe Hyundai County thì với việc bố trí xi lanh bánh xenhư trên, khi các bánh xe sau chuyển động, một bên guốc phanh sẽ là guốc xiết,một bên guốc phanh sẽ là guốc nhả, theo tính toán thì khi phanh, với cơ cấu phanhnày thì 2/3 lực phanh là do guốc xiết sinh ra, 1/3 lực phanh do guốc nhả sinh ra Cácchi tiết chính của cơ cấu phanh guốc gồm: Tang phanh, guốc phanh, xi lanh bánh xe
và các kết cấu đặc biệt
Tang phanh trên xe Hyundai County là chi tiết quay cùng với bánh xe, có đường kínhtrong là 180mm, chịu lực ép của guốc phanh cùng má phanh từ trong ra nên tangphanh được đúc bằng thép hợp kim (có thành phần Ni, Mô líp đen, đồng) nên nó có
độ cứng vững lớn, chịu được nhiệt độ cao
- Bộ điều hòa lực phanh trên xe Hyundai County.
Đối với hệ thống phanh nói chung và hệ thống phanh trên xe Hyundai County cólắp bộ điều hòa lưc phanh hai thông số nói riêng, bốn thành phần quan trọng nhất
Trang 25chính là dẫn động phanh , cơ cấu phanh, trợ lực phanh và bộ điều hòa lực phanh Ởtrên ta đã phân tích dẫn động phanh, cơ cấu phanh, trợ lực phanh.
Hình 2.1 Bộ điều hòa lực phanh
1- Cụm van điều hòa lực phanh (LSP); 2- Xả khí ; 3- Giá đỡ; 4- Thân van; 5- Lòxo; 6- Dẫn hướng lò xo; 7- Đai ốc điều chỉnh; 8- Cần xoay; 9- Thanh nối
*Kết cấu của bộ điều hoà lực phanh.
Sơ đồ bố trí chung và cấu tạo của bộ điều hoà hai thông số trên hệ thống phanhdầu được mô tả trên hình (Hình 2.2)
Từ xi lanh chính hai dòng loại "tăng đem" một dòng dẫn động trực tiếp ra các xilanh bánh xe cầu trước còn một dòng dẫn động qua bộ điều hoà tới các xi lanh bánh
xe cầu sau
Trang 26Hình 2.2 Sơ đồ cẩu tạo của bộ điều h òa hai thông số hệ thống phanh dầu.
1 - Thanh đàn hồi truyền tín hiệu tải trọng; 2, 6 - Đầu nối; 3 - Pittông bộ điều hoà;
4 - Nắp; 5 - ống chặn; 7 - Phớt làm kín; 8 - Bạc đỡ chặn; 9 - Lò xo; 10 - Phớt làm kín; 11 - Thân bộ điều hoà; 12 - Xi lanh bánh xe sau; 13 - Bàn đạp phanh; 14 - Xi lanh chính; 15 - Xi lanh bánh xe trước.
Bộ điều hoà bao gồm thân 11 trong đó có lắp pit tông 3 với các lò xo, bạc đỡchặn, phớt làm kín và được đậy bởi nắp 4 Trên thân bộ điều hoà có hai lỗ tương ứngvới hai cửa vào và ra của bộ điều hoà Pit tông 3 được lò xo 9 luôn ép sát lên phíatrên tạo đường lưu thông dầu từ cửa vào sang cửa ra Ngoài ra pit tông 3 còn chịumột lực do thanh đàn hồi 1 tác dụng lên Lực này tuỳ thuộc vào mức tải của ôtô.Thân bộ điều hoà được lắp cố định trên khung hoặc sàn ôtô, còn một đầu của thanhđàn hồi 1 được lắp trên dầm cầu sau ôtô Khi mức tải thay đổi có nghĩa là độ võngtĩnh của hệ thống treo sau thay đổi do đó thanh đàn hồi 1 sẽ thay đổi lực tác dụnglên pittông 3
2.3 Dẫn động phanh, kết cấu phần tử chính
2.3.1 Xy lanh phanh chính.
Trang 27Dẫn động phanh chân xe Hyundai County là kiểu dẫn động thuỷ lực hai dòng chéo
có trợ lực chân không xi lanh chính kép dạng nối tiếp Bầu trợ lực bố trí trước xilanh chính
Xi lanh phanh chính được sử dụng để tạo áp suất truyền đến các xi lanh bánh
xe biến thành lực đẩy tác động lên các má phanh ép vào đĩa phanh thực hiện quátrình phanh bánh xe
Xi lanh phanh chính trong dẫn động phanh xe Hyundai County là loại xi lanhchính kép hai pit tông, được lắp đặt nối tiếp với bầu trợ lực phanh mỗi pit tôngđiều chỉnh một dòng phanh Các chi tiết chính của cụm xi lanh phanh chính xemhình
Trang 28Hình 2.4 Cấu tạo chi tiết xilanh chính
Nguyên lí làm việc của xi lanh phanh chính:
Ở trạng thái chưa làm việc cả hai pittông 10c, 10d đều nằm ở vị trí tận cùngphía bên phải, lúc này các lỗ bù dầu và nạp dầu của cả hai pit tông đều thông vớicác khoang trước và khoang sau của mỗi pit tông
Khi đạp phanh, trước hết pit tông 10c dịch chuyển sang trái khi qua lỗ bù dầuthì áp suất dầu ở khoang phía trước của pit tông 10c sẽ tăng lên để cùng lò xo hồi vị9a tác dụng lên pit tông 10d cùng dịch chuyển sang trái Khi pit tông 10d đi qua lỗ
bù dầu thì khoang phía trước của pit tông 10d cũng được làm kín nên áp suất bắtđầu tăng
Từ hai cửa ra của xi lanh chính, dầu được dẫn động đến các xi lanh bánh xe.Sau khi đã khắc phục được các khe hở thì áp suất dầu trong hệ thống bắt đầu tăng
để tạo lực phanh trên các cơ cấu phanh
Khi nhả bàn đạp phanh dưới tác dụng của các lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, ởbàn đạp phanh và các lò xo hồi vị pit tông trong xi lanh chính các pit tông 10c, 10d
Trang 29được đẩy trả về vị trí ban đầu Dầu từ xi lanh bánh xe được hồi vị về xi lanh chính,kết thúc quá trình phanh.
2.3.2 Bầu trợ lực chân không.
Bầu trợ lực chân không : giúp cho việc điều khiển phanh chân được nhẹnhàng, qua đó giúp cho người lái có thể làm việc lâu dài và dễ chịu hơn khi điềukhiển xe
Hình 2.5 Cấu tạo bầu trợ lực chân không.
1- Đầu nối ; 2- Kẹp ; 3- Ống dẫn ; 4- Bầu trợ lực
Bộ trợ lực chân không là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân khôngcủa động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một áp lực mạnh(tăng lực) tỉ lệ thuậnvới lực ấn của bần đạp để điều khiển phanh Bộ trợ lực phanh sử dụng chân khôngđược tạo ra trong đường ống nạp
Nguyên lý làm việc của trợ lực phanh xe Hyudai County gồm 5 trạng thái:Khi không tác động phanh, trạng thái đạp phanh, trạng thái giữ phanh, trạng thái trợlực tối đa và khi không có chân không
Trang 30Hình 2.6 Bầu trợ lực chân không.
1- Buồng áp suất không đổi ; 2- Pittông và màng bầu trợ lực ; 3- Đĩa phản ứng; 4- Vỏ van ; 5- Cần đẩy ; 6,9- Vòng hãm ; 7- Buồng áp suất thay đổi; 8- Xy lanh chính ; 10- Thanh đẩy; 11- Vỏ bầu trợ lực
* Nguyên lí hoạt động :
- Khi không tác động phanh:
Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo hồi vị của vankhông khí kéo về bên phải Van điều chỉnh bị lò xo van điều chỉnh đẩy sang trái.Điều này làm cho van không khí tiếp xúc với van điều chỉnh Do đó, không khí bênngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi
Trang 31Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh,tạo ra một lỗ thông giữa lỗ A và lỗ B Vì luôn luôn có chân không trong buồng ápsuất không đổi nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi.
- Khi đạp phanh:
Khi đạp bàn đạp chân phanh cần điều khiển van đẩy van không khí làm nódịch chuyển sang bên trái Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịchchuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không Chuyển động nàybịt kín lối thông giữa lô A và lỗ B
Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái nó càng rời xa van điềuchỉnh, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ B(Saukhi qua lưới lọc không khí) Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi vàbuồng áp suất biến đổi làm cho pit tông dịch chuyển về bên trái, làm cho đĩa phảnlực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng trợ lực phanh
- Trạng thái giữ phanh: Nếu đạp bàn đạp phanh nửa chừng, cần điều khiểnvan và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng pit tông vẫn tiếp tục di chuyểnsang bên trái do độ chênh áp suất Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếpxúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pit tông Vì van điều khiểndịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bịchặn không vào được buồng áp suất biến đổi, nên áp suất trong buồng áp suất biếnđổi vẫn ổn định Do đó, có một độ chênh áp không thay đổi và buồng áp suất biếnđổi Vì vậy pit tông ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này
- Trợ lực tối đa: Nếu đạp bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịchchuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đỏi được nạp đầykhông khí từ bên ngoài, và độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi vàbuồng áp suất thay đổi là lớn nhát Điều này tạo ra tác dụng cường hóa lớn nhất lênpit tông Sau đó dù có thêm lực tác động lên bàn đap phanh, tác dụng cường hóa
Trang 32lên pit tông vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác động lên cần đẩy bộ trợ lực vàtruyền đến xilanh chính.
- Khi không có chân không:
Nếu vì lí do nào đó mà chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh sẽkhông có sự chênh lẹch áp suất giữa buồng áp suất không đổ và buồng áp suất thayđổi(vì cả hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài) Khi bộ trợ lực phanh ở vịtrí ngắt pit tông được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải Tuy nhiên khi bàn đạp bànđạp phanh , cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi
và cần đẩy bộ trợ lực Điều này làm cho pit tông của xi lanh chính tác động lựcphanh lên phanh Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thânvan Do đó, pit tông cũng thắng lực lò xo màng ngăn và dịch chuyển về bên trái
Do đó các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác độngvào bộ trợ lực phanh Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc nên sẽ cảmthấy bàn đạp phanh nặng
2.3.3 Cơ cấu phanh dừng
.
Trang 33Hình 2.7 Cơ cấu phanh dừng 1- Pít tông; 2- Cốc tỳ ; 3- Vít điều chỉnh; 4- Cuppen dầu
Phanh ta được lắp đặt sau hộp số là loại dãn trong tác động lên trục đẩy.Nó điềukhiển sự quay của trục các-đăng để làn việc như một phanh tay.Sự điều khiển nàythông qua một sợi dây để khiển trục đẩy
Khi cần phanh ở vị trí tài xế được lôi,cần cam sẽ được kích hoạt thông qua cáp dây
và phương quay của cam sẽ làm cho guốc phanh phải dãn ra và bị ép ào trốngphanh,Khi nhả cần ra thì trục trở về vị trí ban đầu và lực phanhsex bị nhả ra do lò
xo hoàn lực guốc phanh
2.3.4 Cơ cấu bàn đạp phanh
Hình 2.7a cơ cấu bàn đạp phanh:
1.công tắc đèn dừng; 2 Cáp kết nối ly hợp; 3.lò xo hồi vị ly hợp; 4 Chốt chẻ;
5 Chốt kẹp chữ u; 6 Kẹp chữ u; 7.8 đai ốc; 9 Bu long