1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh tuyên quang ( Luận văn thạc sĩ)

90 374 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,98 MB
File đính kèm Luận văn Full.rar (1 MB)

Nội dung

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh tuyên quang ( Luận văn thạc sĩ)Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh tuyên quang ( Luận văn thạc sĩ)Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh tuyên quang ( Luận văn thạc sĩ)Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh tuyên quang ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀN THỊ BÍCH DUYÊN

CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bàn Thị Bích Duyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 7

1.1 Những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 7 1.2 Pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 17

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 43

2.1 Tổng quan thực trạng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở tỉnh Tuyên Quang 44 2.2 Đánh giá thực trạng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của hai cấp Tòa án tại tỉnh Tuyên Quang 57

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 69

3.1 Triển khai thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 69 3.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và thư ký Tòa án ở tỉnh Tuyên Quang 71 3.3 Các giải pháp khác 73

KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Số liệu thụ lý sơ thẩm vụ án hình sự của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang 45 Bảng 2.2: Số liệu ra quyết định sơ thẩm giải quyết vụ án hình sự của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang 49 Bảng 2.3: Số liệu quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang được VKS chấp nhận và không chấp nhận 50 Bảng 2.4 Số liệu căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung của hai cấp tỉnh Tuyên Quang 51 Bảng 2.5 Số liệu quyết định tạm đình chỉ của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang

bị kháng nghị 53 Bảng 2.6: Số liệu quyết định đình chỉ của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang bị VKS kháng nghị 54 Bảng 2.7: Số liệu quyết định đưa vụ án ra xét xử của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang 55 Bảng 2.8: Số liệu ra quyết định sơ thẩm giải quyết vụ án hình sự của hai cấp TAND tỉnh Tuyên Quang 58

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 20

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự Bất cứ một công việc gì đểu có sự thành công đều cần phải được chuẩn bị, công việc xét xử cũng không ngoại lệ Nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị xét xử những năm gần đây Tòa

án nhân dân các cấp đã chú trọng đến khâu chuẩn bị xét xử nhằm đảm bảo việc xét

xử được hiệu quả, đảm bảo công bằng, dân chủ, xét xử đúng người, đúng tội và bảo

vệ tối cao quyền con người

Chức năng xét xử của Tòa án là đảm bảo pháp lý quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân Để xét xử được hiệu quả thì cần phải có giải đoạn chuẩn bị xét xử Trong đó, giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2015 đã có những điểm mới được bổ sung rõ ràng và chi tiết hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Tuy nhiên, một vài quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn một số bất cập, hạn chế nhất định chưa được sửa đổi liên quan đến hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cụ thể: Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hay bản chất của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cần được hiểu như thế nào cũng chưa có khái niệm thống nhất

Hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn góp phần bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự, mà nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: Chỉ những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và khách quan theo đúng pháp luật với mục đích không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội

Bên cạnh đó, trên thực tế Tòa án cấp sơ thẩm ở tỉnh Tuyên Quang còn những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gây ảnh hưởng đến chất lượng xét

Trang 8

2

xử vụ án, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Khi đề cập đến các vụ

án hình sự, quyết định của Tòa án bị sửa, hủy thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

là do một số người tiến hành tố tụng còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn và còn chủ quan trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nên dẫn đến tình trạng hủy, sửa án Như vậy, để tránh tình trạng sửa, hủy án thì những người tiến hành

tố tụng mà trong đó Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa là người chịu trách nhiệm chủ đạo phải có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao trong hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng và xét xử vụ án hình sự nói chung

Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thể hiện qua các Nghị quyết 08-NQ/ TW (năm 2002), và Nghị quyết số 49-NQ/TW (năm 2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020, hoạt động xét xử được coi là khâu trung tâm vì ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là nơi mà trên cơ sở các kết quả điều tra, truy tố và tranh tụng, Toà án nhân danh Nhà nước đưa ra phán xét một người có tội hay không có tội và áp dụng hình phạt đối với tội phạm Do vậy một phán xét chính xác, khách quan và đúng pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử, tranh tụng từ phía cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Chính vì vậy cần chú trọng đến khâu chuẩn bị xét xử nhằm đảm bảo đúng tội

và bảo vệ tối cao quyền con người

Từ thực trạng thực tiễn pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự nói chung đến thực tế hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang nên tác giả chọn đề tài "Chuẩn bị xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang" với mong muốn đề tài

khoa học sẽ đóng góp phần nào hoàn thiện quy định của pháp luật và giúp hạn chế được những vướng mắc khi áp dụng luật trong thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là vấn đề tương đối rộng và đã có những tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau Một số công trình nghiên cứu,

bài viết có liên quan đến chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm:

Lê Trần Hồng Hạnh (2016), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ

Trang 9

3

Luận văn đã nêu khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích được mục đích, ý nghĩa của hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nội dung của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2003 như thời hạn chuẩn bị xét xử; hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định đình chỉ và quyết định tạm đình chỉ vụ án;chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện những quy định của BLTTHS về chuẩn bị xét

xử vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những bất cập và đưa ra được một số giải nâng cao chất lượng chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trên cơ

sở những đặc điểm hoạt động này từ thực tiễn tỉnh Thái Bình [19]

Cao Văn Hiếu (2014), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố

tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ

Trong công trình nghiên cứu khoa học của mình, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề như: Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; Phân tích trình tự, thủ tục trong các hoạt động chuẩn

bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với mục đích: Xây dựng khái niệm, xác định, làm

rõ nội dung, tầm quan trọng và điều kiện áp dụng để đánh giá tổng hợp thế mạnh và hạn chế của chế định này trên phương diện lý luận về lập pháp tố tụng hình sự; Phân tích việc áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trong thực tiễn hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2003 từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng [21]

- Bùi Thị Hồng (2012), Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải

pháp, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội

Luận văn đã đưa ra khái niệm, phân tích đặc điểm cơ bản của hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích và đánh giá những quy định của BLTTHS năm 2003 đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 đối với hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự

Trang 10

4

Từ việc nghiên cứu và phân tích trên, luận văn đã nêu được một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự [26]

- Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự

về quyết định của Tòa án trong họat động chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Luật học số 7, Hà Nội

Bài viết đã phân tích làm rõ các căn cứ, điều kiện và thủ tục ra quyết định trả hồ

sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong chuản bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; chỉ

ra những điểm bất cập trong các quy định này và biện pháp khắc phục [43]

Ngoài ra còn một số các công trình khác có liên quan như: Dư Tuyết Lạnh

(2013), Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam từ thực tiễn thành phố Cần Thơ; Đinh Văn Quế (2011), "Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự."

Tạp chí Tòa án nhân dân (số 17/T9- 2011)", tr 16-18;- Vũ Gia Lâm (2011), "Hoàn

thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử" Tạp chí Tòa án nhân dân (số 21/T11- 2011), tr 1-7;

Các công trình khoa học và bài viết kể trên đều có giá trị to lớn về lý luận

và thực tiễn, nhưng mới chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất về chuẩn bị xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự mà chưa có công trình và bài viết nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về hoạt động này từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận, quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Tòa án hai cấp tại tỉnh Tuyên Quang, tác giả đề xuất những giải pháp bảo đảm thực hiện đúng chế định này trong

hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ,

- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Tuyên Quang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và pháp luật về xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự Do luận văn được thực hiện trong bối cảnh giao thoa giữa BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 nên tác giả phân tích những quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong BLTTHS năm 2003 làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng, có so sánh, đối chiếu với BLTTHS năm 2015;

Do BLTTHS năm 2015 mới chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 nên luận văn chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2003 về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017

5 Phương pháp luật và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Triết học Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn

đề cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Đây là công trình nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trang 12

6

ở tỉnh Tuyên Quang theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Luận văn góp phần làm sáng

tỏ hơn nữa vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Ý nghĩa thực tiễn: Xác định đúng những điều kiện cụ thể của từng trường hợp

áp dụng quy định của pháp luật đối với hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tuyên Quang Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp về việc đào tạo cán bộ, thêm mới và sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các điều luật ở khía cạnh lập pháp với mục đích giúp việc chỉ dẫn, áp dụng pháp luật trong thực tiễn ngày càng tốt hơn Luận văn còn có thể là nguồn tài liệu tham khảo đối với một số nhà nghiên cứu khoa học luật, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và áp dụng pháp luật, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, sinh viên, học viên cao học chuyên ngành tư pháp hình sự

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, trang phụ bìa, danh

mục các bảng biểu, mục lục, luận văn có bố cục gồm 03 chương, 7 tiết:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ

Trang 13

Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full

Ngày đăng: 26/06/2018, 10:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w