Giới thiệu nguồn gốc lợn lai F1, từ đó đưa ra cách chọn giống nuôi nái, bố trí chuồng trại, cách cho ăn uống; Cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái lai: chăm sóc lợn hậu bị, chăm sóc giai đoạn mang thai, chăm sóc giai đoạn đẻ và nuôi con và chăm sóc lợn con.
Trang 1KỸ THUẬT NUÔI LỢN NÁI LAI F1
Phan Văn Vầy
1 Lợn lai F 1 :
- Nguồn gốc: Là lợn được tạo ra giữa 2 giống
lợn nái Móng Cái và lợn đực ngoại giống Yorkshire
hoặc Landrace
- Ngoại hình: Lợn có tầm vóc trung bình, màu
lông trắng rải rác có bớt đen nhỏ trên mình và đốm đen
nhỏ ở vùng quanh 2 mắt Thân dài vừa phải, lưng hơi
võng, 4 chân chắc chắn
Ưu điểm: Số con đẻ ra nhiều, tỷ lệ nạc đạt 42
-46%
- Hướng sử dụng: Dùng làm nái nền cho lai với
đực giống ngoại để sản xuất lợn con nuôi thịt có 75%
máu ngoại, tỷ lệ nạc 45 - 48%
Lợn nái F1 (Móng cái x Yorkshire)
2 Cách chọn giống nuôi nái:
Chọn lần 1: Từ 2 - 3 tháng tuổi.
- Lợn có nguồn gốc rõ ràng; mẹ phàm ăn, tốt sữa
- Trọng lượng 10-12kg lúc 45-50 ngày tuổi
- Có 12 vú trở lên, cách đều, núm vú nổi rõ, không có vú kẹ.
- Mông nở, âm hộ xuôi không có dị tật
- Bốn chân chắc khoẻ, móng phát triển đều, không dị tật
Chọn lần 2: Trước khi đưa vào phối giống.
- Số vú và chất lượng vú đạt yêu cầu
- Chân và móng bình thường
- Âm hộ bình thường
Chu kỳ động dục đều Tuổi động dục lần đầu phù hợp với đặc điểm giống (5
-7 tháng tuổi khi phối giống khối lượng đạt 45 - -70kg)
3 Chuồng trại:
Nuôi nái phải nhốt cả mẹ lẫn con Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có ánh sáng buổi sáng chiếu vào.
- Nền chuồng cao 0,5m so với mặt đất, lát gạch hoặc láng xi măng, có độ nhám (không quá trơn), có độ nghiên từ trước ra sau
- Diện tích yêu cầu: 4 - 6 m2/nái và có ô vận động 8 - 9 m2/nái) Có máng ăn, máng uống riêng Ô úm lợn con 1,5 - 2 m2/đàn
Có thể xây dựng bằng vật liệu sẳn có ở địa phương nhưng phải đảm bảo mùa Đông ấm, mùa Hè mát
4 Cách cho ăn, uống:
Trọng lượng lợn Thức ăn tinh
(kg/ngày) Thức ăn xanh(kg/ngày) Số bữa ăn/ngày Lợn cái hậu bị:
Lợn nái chửa:
Trang 2-Nái chửa kỳ 2 (30 ngày) 1.4 - 1.7 3 - 4 2
Từ ngày thứ 4 trở đi (tuỳ
Thường xuyên cho uống nước đầy đủ
5 Cách chăm sóc nuôi dưỡng:
5.1 Giai đoạn lợn hậu bị :
- Cho lợn ăn cân đối, đủ chất đạm để lợn sớm thành thục và phát triển về tính
- Không để lợn quá mập gây nên chậm động dục (nân), khó phối giống
- Phát hiện động dục:
+ Lợn từ 6 - 7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục lần đầu Phối giống khi trọng lượng đạt trên 50 kg và đã động dục lần thứ 2
+ Thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày Lợn đứng nằm không yên, ăn ít đến
bỏ ăn Âm hộ sưng mọng màu đỏ hồng và có dịch nhờn chảy ra
- Thời điểm phối giống đạt kết quả cao:
+ Âm hộ giảm sưng, có nếp nhăn, màu tím bầm, dịch kéo dính như hồ nếp + Đè tay lên lưng lợn đứng yên, chân sau choải ra (lợn mê ì)
+ Phối giống vào cuối ngày thứ 2 và đầu ngày thứ 3 (2 lần)
5.2 Giai đoạn mang thai:
- Sau tách con (cai sữa) 5 - 7 ngày lợn động dục phối giống trở lại
- Lợn nái mang thai 114 - 115 ngày (3 tháng, ba tuần, ba ngày) Chia làm 2 giai đoạn: để chăm sóc nuôi dưỡng:
- Nái chửa kỳ II: 85 - 115 ngày Chú ý cho lợn ăn đầy đủ chất đạm, khoáng vì thai phát triển nhanh; nếu thiếu sẽ dẫn đến chết thai, lợn con đẻ ra yếu, ít sữa
- Không để lợn quá mập phì gây đẻ khó, sữa xấu
- Tắm chải, kích thích xoa bóp bầu vú, để người dễ tiếp xúc khi đỡ đẻ
- Cho lợn nái ăn theo đúng giờ quy định
Trước khi lợn đẻ 3 ngày giảm phần ăn dần, đến ngày đẻ cho ăn chỉ cho uống nước sạch, ăn rau xanh để lợn dễ đẻ và tránh sốt sữa
5.3 Giai đoạn lợn nái đẻ, nuôi con:
a Công tác chuẩn bị trước khi lợn đẻ:
Trước khi đẻ, lợn nái cần được lau rửa sạch đất hoặc phân bám dính Dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Vải màn hay giẻ sạch
+ Thùng gỗ hoặc thúng lót rơm, rạ mềm để đựng lợn con mới đẻ
+ Bếp than hay bóng đèn điện để sưởi ấm (đẻ mùa đông)
+ Chỉ, kéo, thuốc sát trùng và kìm bấm răng nanh
b Triệu chứng sắp đẻ:
Lợn sắp đẻ có biểu hiện:
- Đi lại khó khăn, bầu vú căng, vắt có sửa trắng
- Nái cắn ổ, ỉa đái liên tục phân táo bón, nước nhớn chảy ra từ âm hộ, lúc nước
ối vở là lợn con sắp được đẻ ra
Bình thường 10-15 phút là nái đẻ ra một con và sau 2-3 giờ là hết con
Trang 3Lợn đẻ thuận: Thì đầu và 2 chân trước hoặt hai chân sau và đuôi ra trước Sau đẻ từ 1 - 2 giờ là nhau ra
c Đở đẻ:
- Lợn con mới đẻ ra dùng giẻ lau sạch nhớt từ mũi, miệng và toàn thân
- Cắt rốn: dùng tay vuốt ngược cuốn rốn vào thành bụng, buộc chỉ cách thành bụng 3 cm, kéo cắt chừa lại khoảng 5 cm, sát trùng bằng cồn iốt
- Cắt răng nanh : Số lượng 8 cái (hàm trên 4, hàm dưới 4)
Lợn đẻ bọc phải xé bọc ngay, lợn con ngạt thì thổi hơi vào mũi, mồm làm hô hấp nhân tạo
5.4 Chăm sóc lợn con:
- Chích sắt cho lợn con: lúc 03 ngày: 2ml/con (chỉ cần chích 1 lần)
- Tập cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi sinh
- Chọn những con nhỏ cho bú những vú trước (nhiều sữa)
- Mùa đông phải được sưởi ấm (ô úm)
- Tập cho lợn con ăn khi đạt 15-20 ngày tuổi Nấu chín hoặc rang thức ăn tạo mùi thơm để lợn con liếm láp quen dần với thức ăn
- Không thay đổi thức ăn đột ngột Tăng lần ăn đồng thời giảm lần bú trong những ngày trước cai sữa Có ô tập ăn riêng
- Nếu thấy lợn con ăn mạnh thì tiến hành cai sữa (40 - 45 ngày tuổi)