1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bộ câu hỏi ôn thi môn kiến thức chung 2018

54 339 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 395 KB
File đính kèm Bộ câu hỏi ôn thi môn kiến thức.rar (64 KB)

Nội dung

Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn kiến thức chung dành cho các bạn chuẩn bị thi công chức, tổng hợp các kiến thức cơ bản liên quan đến việc thi môn kiến thức chung giúp cho các bạn nắm được cơ bản nội dung mình cần thi là gì

Trang 1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG

(Phục vụ thi công chức, viên chức)

Câu 1

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực thi công

vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) Anh (chị) hiểu thế nào là chất lượng thực thi công vụ Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì? Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào các yếu tố nào và hãy đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong thời gian tới?

Trả lời:

Nội dung I Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công vụ:

1 Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các công

chức ( người làm công cho nhà nước) nhằm đảo bảo cho xã hội vận hành có điều hoà, điềuchỉnh

2.Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liênquan

3 Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý, phục vụ đạt được

của một tổ chức hành chính nhà nước thông qua sự hài lòng của người dân, niềm tin của ngườidân, được xác định thông qua tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực

Nội dung II Để thực thi tốt công vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì:

Nghĩa vụ chung

1 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

2 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

3 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

4 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước

5 Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền

hạn được giao

6 Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ

chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơquan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước

7 Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ

quan, tổ chức, đơn vị

8 Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

9 Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp

Trang 2

luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết

định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưngkhông chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp củangười ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết địnhcủa mình

10 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1 Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt

động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

2 Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức

3 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phítrong cơ quan, tổ chức, đơn vị

4 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyềnquản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gâyphiền hà cho công dân

5 Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức

6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Nội dung III Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào 03 yếu tố:

Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản thân cán bộ,công chức, viên chức

Phụ thuộc vào công tác tổ chức, môi trường tổ chức Đó là sự phân công công việc, tínhchất công việc, môi trường làm việc, điều kiện làm việc của CBCCVC

Sự động viên, khuyến khích của người lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho CBCCVC từchế độ, chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến phát triển đối với CBCCVC

Nội dung IV Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ:

Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC Trước hết là đổi mới trong tuyển dụngCBCCVC Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnhtranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng vào công vụ.Những người tham gia tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào

can thiệp vào kết quả tuyển dụng

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng hiệu quả, thiết thực Có 4nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách:

1 Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch đào tạo

-Tổ chức đào tạo - Đánh giá đào tạo Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương phápđào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trên cơ sở nănglực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ

Trang 3

2 Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về

phương pháp đào tạo

3 Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CBCC ngang tầm, có đủ các điều kiện để

đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới

4 Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác ĐTBD

Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả Từng bước triển khai mỗi vị trí công việc phải có

mô tả công việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc.Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới đánh giá dựa trên kết quả thực thi công vụ Xácđịnh vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong phân công, sửdụng, đánh giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức,viên chức

Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ Thực hiện đổi mới công tác thi đuakhen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ

Câu 2

Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định

về đạo đức công vụ thành quy định của luật Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh (chị) cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định

sẽ không thể có Chính vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra các chuẩn mực đạo đứctrong nền công vụ của mình

Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách công chức, góp phần nâng cao hiệu quả côngtác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC, qua đó, niềm tin vào chế độ chính trị được củng

cố

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc của người cáchmạng, của cán bộ, công chức Xây dựng nhà nước pháp quyền càng phải chú trọng tới đạo đứccông chức Vì vậy, việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đểxác định rõ những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức phải tuân thủtrong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một việc hết sức cần thiết; đồng thời, còn địnhhướng phương thức ứng xử của công chức, công khai hoá những yêu cầu và đòi hỏi về chuẩnmực đạo đức và phương cách ứng xử mà công chức cần phải có để nhân dân giám sát

Trang 4

Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như quan liêu, lườibiếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém của bộ máy nhà nước

và nền công vụ

Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp

lý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi củatất cả cán bộ, công chức Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện, không minh bạch trong quá trìnhgiải quyết công vụ

Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn đang diễn ra nghiêm trọng,chưa được ngăn chặn triệt để

Công chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và giữ vững bảnchất chính trị của Nhà nước Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, công chứcphải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài năng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "có tài mà không cóđức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

Nội dung II Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định):

Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ cán bộ,công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ Đạo đức công vụ thể hiện trong cáchành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức Đạo đức công vụ cần có những quytắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ Đạo đứccông vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau:

Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” (Điều 15 của Luật cán bộ, công chức)

Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, công chức cũng phải có ý thức tiết kiệm,chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá nhân, xây dựng một lối sốnglành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản dị, khiêm tốn, có tình cảm, cởi mở, quan tâmđến mọi người, học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp

Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công chức làm việc trong các công

sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại,biến thành sâu mọt của dân

Về cần, làm việc phải đảm bảo thời gian quy định, không đến trễ, về sớm; làm khẩntrương, hoàn thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác…

Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân

Về liêm, không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân

Về chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh

Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần tráchnhiệm Khi được giao việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lựclượng ra làm đến nơi đến chốn, làm cho thành công Làm một cách cẩu thả, làm cho cóchuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi… là không có tinh thần trách nhiệm

Trang 5

Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng hay không Côngviệc nào cũng cần thiết Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở ngại cũngphải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ

Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ.

Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức Mỗi cán

bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuânthủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng làmột chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ, công chức phải phát huy

Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc

Người cán bộ, công chức phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ; phải học tậpsuốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc

Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.

Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ thì công việc mới hoànthành Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến, dè dặt, đối phó với nhau thìkhông thể hoàn thành được công việc được giao Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở đây không phải

là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấutranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và trong cuộc sống

Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong một hệthống chuẩn mực thống nhất

Đạo đức công vụ không phải tự thân mà có; mỗi cán bộ, công chức, viên chức nếu tíchcực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn nền công vụ sẽ cómột đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 3: Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 (được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ), một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính Bằng hiểu biết của mình, anh (chị)hãy nêu vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính đối với nhà nước và xã hội Cho ví dụ

Hay theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thựchiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giảiquyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức

II Vai trò của thủ tục hành chính

1 Vai trò chung

Trang 6

- Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân

- Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa

vụ của mình; đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện được chức năng quản lýnhà nước

2 Vai trò cụ thể

- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy định trong các quyết định hành chính đượcthực hiện một cách thuận lợi, thống nhất, làm cho tính nghiêm minh của pháp luật được nângcao

- Thủ tục hành chính góp phần xây dựng hiệu quả làm việc trong cơ quan, tổ chức; là

cơ sở để xác định trách nhiệm công việc được giao; đảm bảo công việc được tiến hành trôichảy, có sự kiểm soát

- Làm giảm sự phiền hà, cửa quyền, tùy tiện; giúp công việc được giải quyết nhanh hơn,góp phần chống tệ tham nhũng, sách nhiễu

III Ý nghĩa của thủ tục hành chính

- Thực hiện tốt thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của nền hành chính nhà nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và pháttriển; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Là “chiếc cầu nối” quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân, là cơ sở của mối quan

hệ nhà nước – công dân

- Góp phần hướng dẫn công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tổ chức đối với chính quyền

- Cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước ta trong giai đoạn hiện nay

IV Cho ví dụ để minh họa

Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của công chức được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Liên hệ thực tế tại cơ quan anh (chị) đang công tác hoặc địa phương nơi cư trú để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này

Trả lời:

1 Khái niệm chung về hoạt động công vụ

- Hoạt động công vụ là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theoquy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan (Điều 2, Luật Cán bộ,công chức năm 2008)

- Hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước do cán bộ, côngchức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhànước, phục vụ các lợi ích của Đảng, nhà nước, nhân dân và xã hội

Trang 7

2 Công khai trong thi hành công vụ

- Là việc cán bộ, công chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xácnhững thông tin chính thức có trong văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành(trừ những thông tin liên quan đến bí mật nhà nước) và phương thức thực hiện công vụ cho cácđối tượng có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo thẩm quyền vàquy định của pháp luật

- Nội dung, hình thức và phương pháp công khai phải thực hiện theo quy định của phápluật, theo quy chế của cơ quan và điều kiện cụ thể của từng đối tượng tiếp nhận thông tin

3 Minh bạch trong thi hành công vụ

Là sự rõ ràng, rành mạch; là việc cung cấp kịp thời cho công dân, tổ chức những thôngtin phù hợp dưới hình thức dễ hiểu, dễ thực hiện Làm tốt điều này sẽ nâng cao trách nhiệmcủa công chức khi thi hành công vụ; đồng thời giúp người dân và các tổ chức dự báo được kếtquả khi tiếp cận với hoạt động công vụ

4 Thực hiện đúng thẩm quyền

- Thẩm quyền là nhiệm vụ, quyền hạn của công chức khi thi hành công vụ

- Việc thực hiện đúng thẩm quyền là một yêu cầu bắt buộc, mang tính nguyên tắc màcông chức phải tuân thủ; đảm bảo cho hoạt động công vụ được thực hiện đúng quy định củapháp luật và đạt hiệu quả cao

5 Kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ

Là hoạt động xem xét, đánh giá của các chủ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động công vụđược thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao

II Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện nguyên tắc “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của công chức

1 Ý nghĩa, tác dụng của công khai trong thi hành công vụ:

- Đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động công vụ, là phương thức thực hiện quyền làmchủ của người dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát

- Là yếu tố để công chức thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; đồngthời là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát, phát hiện và đấu tranh với những hành vi saitrái của công chức, góp phần nâng cao hiệu quả nền công vụ

2 Ý nghĩa, tác dụng của minh bạch trong thi hành công vụ:

- Giúp xây dựng một nền hành chính trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả

- Đòi hỏi khi công chức tham gia thi hành công vụ phải đảm bảo công bằng, dân chủ,công khai các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật; tránh sự tùy tiện, vượt quáthẩm quyền

3 Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện đúng thầm quyền:

Giúp công chức sử dụng đúng các quyền được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụtheo quy định; tránh tình trạng chủ quan, dẫn đến vi phạm pháp luật

4 Ý nghĩa, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ:

Trang 8

- Đảm bảo cho công chức chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền, tránh sự lạm dụng quyền lực; làm cho công chức thực sự làcông bộc của dân

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nền công vụ; là biện pháp phòng ngừa, pháthiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của công chức

III Liên hệ thực tế (01 điểm)

- Đánh giá mặt đã làm được trong việc chấp hành nguyên tắc trên của công chức tại cơquan hoặc địa phương mà thí sinh đang công tác hoặc cư trú

- Nhận xét những mặt hạn chế trong việc chấp hành nguyên tắc

- Đề xuất một số giải pháp

Câu 5: Đạo đức công vụ là gì? Theo anh (chị), việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ có được xem là nghĩa vụ của công chức hay không? Vì sao? Liên hệ thực tiễn

Trả lời:

Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử

sự của cán bộ, công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trongphạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân

-Việc chấp hành quy định về đạo đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ đượcxem là nghĩa vụ của công chức

-Vấn đề đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ là nội dung quan tâm chungcủa tất cả các nhà nước Vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền công

vụ và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa giao tiếp của côngchức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ không thể có Chính vì vậy, với bản chất nhànước của dân, do dân, vì dân, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công

vụ đã được nhà nước ta cụ thể hóa thành những quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi công chứcphải nghiêm chỉnh chấp hành Cụ thể:

+ Điều 15 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ, công chức phải thựchiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”

+ Điều 16 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Trong giao tiếp ở công sở, cán

bộ công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩnmực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng,

vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hànhcông vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữgìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp”

+ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ, công chức phải gầngũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phảichuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc… Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khókhăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ”

Trang 9

+ Hiến pháp năm 2014 cũng đã khẳng định lại “Các cơ quan nhà nước, cán bộ viênchức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,lãngphí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”

-Liên hệ thực tiễn:

- Nêu vài nét về đặc điểm tình hình ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địaphương nơi cư trú có ảnh hưởng đến việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếpcủa công chức trong thi hành công vụ

- Nhận xét trong việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chứctrong thi hành công vụ ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địa phương nơi cư trú

- Đánh giá mặt chưa làm được trong việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giaotiếp của công chức trong thi hành công vụ ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địaphương nơi cư trú

Câu 6: Thủ tục hành chính là gì? Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của thủ tục hành chính nhà nước?

Trả lời:

1.Khái niệm: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều

kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thểliên quan đến cá nhân, tổ chức (Theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP)

2 TTHC có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục- là cơ sở pháp lý cho các cơ

quan nhà nước thực hiện chức năng của mình

Thủ tục hành chỉnh là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục Hệ thốngquy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự thực hiện thẩmquyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc nhà nước và thực hiện nghĩa

vụ hành chính đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân Đó cũng chính là các hệthống các nguyên tắc quản lý và điều hành bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các côngchức phải tuân theo trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình

Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quy phạm nội dungcủa luật pháp được thực hiện thuận lợi Thiếu thủ tục hành chính việc thực thi luật pháp sẽ gặpkhó khăn, thậm chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế Ví dụ: Nhà nước muốn thuthuế thì cần có thủ tục để người dân nộp thuế, còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần cóthủ tục để hướng dẫn người dân tham gia giao thông tuân theo,…

Hoạt đồng quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó, hành vi áp dụngpháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụ việc, lựa chọn quyphạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó Các hành vi áp dụng pháp luật nàyđược tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất định Như vậy nếu thiếu các thủ tục cầnthiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không đảm bảothực hiện Thủ tục hành chính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và

Trang 10

đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân vàcông chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước Dựavào các thủ tục hành chính các công việc hành chính sẽ được xử lý và đạt được những hiệuquả pháp luật đúng như dự định

Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước

Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước thì thủtục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng để giảiquyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trênxuống mà cũng có những trình tự thực hiện song hành

Nói như vậy có nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục lập pháp

và thủ tục tố tụng pháp

Thủ tục lập pháp là trình tự, cách xây dựng Hiến pháp và ban hành luật thuộc thẩmquyền của cơ quan lập pháp; thủ tục tố tục tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp liênquan đến những hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, định tội

Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp Tính đa dạng và phức tạp được biểu hiện như

sau:

+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong đóbao gồm cả công việc của nhà nước và công dân

+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định tươngđối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại đối tượng

+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ nền hành chính quản lý sang nềnhành chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính

+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ chức banhành, quản lý văn bản, giấy tờ

+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công việc nên phụthuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành

+ Trong các bối cảnh của quá trình hội nhập khu vự và quốc tế hiện nay, các thủ tụchành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của

luật hành chính, đòi hỏi phải thay đối nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tếcủa đời sống xã hội

Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành các quy địnhthủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với thực tế khách quan và tiến trình pháttriển kinh tế xã hội

Câu 7: Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm những tổ

chức nào? Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta là gì?

Trang 11

và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiệnđường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấpcủa giai cấp cầm quyền

Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chínhcủa quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, HộiNông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp phápkhác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhânViệt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thốngchính trị của mình Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau:

Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là các

tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp côngnhân Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thốngchính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết ở chỗ:

Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa

số nhân dân với thiểu số bóc lột

Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta Bản chất

đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợiích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Các quan điểm vànguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thốngchính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức

Trang 12

Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệthống chính trị Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đạibiểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và donhững thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợpquần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theoĐảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thốngchính trị ở nước ta

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung

dân chủ Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảocho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sứcmạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị

Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và

tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi

Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chínhtrị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thốngnhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Câu 8: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?

Trả lời: Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể

chân chính của quyền lực Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là công cụthực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổchức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưngcùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhândân

a Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thànhlợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng là một bộ phận của hệthống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị Vai trò lãnh đạocủa Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:

Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trươngphát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh,đường lối của Đảng

Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng Đườnglối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng phápluật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể Vì vậy, Đảng luôn quantâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nướcthực hiện các Nghị quyết của Đảng

Trang 13

Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảngviên của Đảng Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán

bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước

và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội

Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương, làmcông tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ

b Nhà nước:

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí

và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lýtoàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lốichính trị của Đảng Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ củanhân dân

Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị,hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân Quyền lực Nhà nước

là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước caonhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra,Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp).Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinhtế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan

hệ xã hội và hoạt động của công dân

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp Chính phủ là cơ quan chấphành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá,

xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịutrách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội Trên ý nghĩa đó, Chínhphủ được gọi là cơ quan hành pháp

Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra Đây là những cơquan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạmpháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác

Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nướctrước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Toà án là cơ quan duynhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa

có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật

Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng ngườiđúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và độc lậpthực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước Thực hiện các quyền

Trang 14

khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Việnkiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp.

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nângcao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa

c Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội

Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi cáctầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho lợi ích của nhân dân, thamgia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyềnlợi dân chủ của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sựnghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng caotrách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy côngcuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyềnnhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội vàHội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyếtnhững mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng,động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiệnnhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vàocông việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữaĐảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổimới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở

Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn Hệ thống chính trị ở cơ

sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã,phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, phường, thịtrấn… Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổchức của hệ thống chính trị ở nước ta

Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhândân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoànkết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinhtế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

Câu 9: Vì sao phải tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị?

Trả lời: Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng

kể: Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong

xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính

Trang 15

trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực;quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng đượcphát huy Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở nước ta còn bộc lộ nhiều nhược điểm: Năng lực

và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt độngcủa các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới Bộmáy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng,còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân Công tác tuyển chọn, bồidưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ Năng lực và phẩmchất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức,sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa cao

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnhđạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng Tình trạng tham nhũng, quan liêu,mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phépnước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phậntrong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, tránh nhiệm không rõ; nội dung vàphương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, baocấp Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở cònchắp vá

Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, cần tập trung giảiquyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc sau đây:

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị,

đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo củaĐảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân,sát với dân, được dân tin cậy

Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ

sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thựchiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền làm chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiệnquyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và kịp thời thay thế người không đủ tínnhiệm Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo phápluật

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực

hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biếtphát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tácđào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở

Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế, từng bước đổi mới kiện toàn hệthống chính trị là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách

Câu 10: Nội dung, phương hướng cơ bản nhằm đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị? Đoàn viên, thanh niên cần làm gì để xây dựng hệ thống chính trị?

Trả lời: Việc đổi mới hệ thống chính trị phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chủ

yếu là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Trang 16

1 Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung làm tốtnhững vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh

đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệmcủa các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần nâng cao nhận thức và có quan

niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Trước hết là việc đổi mới, việc ra Nghịquyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng,giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túcnguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyệnnâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên của Đảng

2 Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Để nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo xã hội, cần làm tốt một số vấn đề sau:

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền Nhà nước trong việc mở rộng vàthực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thểhoá phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

- Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, có cơcấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với tinh thầntrách nhiệm cao Hoạt động của cơ quan Nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lêntrên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sốngcủa nhân dân Giáo dục cán bộ, công chức Nhà nước xây dựng và thực hành phong cách

"Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dânhiểu, làm dân tin"

- Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quanliêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắcphục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt độngphá hoại gây rối

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạtcủa bộ máy Nhà nước

3 Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị-xã hội.

Những năm qua các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã pháthuy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đáp ứng yêu cầu của thời

kỳ phát triển mới, các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới toàn diện theo hướng sauđây:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp các tổ chức quần chúng

Trang 17

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúngnhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh về cơ sở.Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn vàchống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Tăng cường công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn hoạt động của các

tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, anninh, quốc phòng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

4 Đoàn viên, thanh niên cần làm gì để xây dựng hệ thống chính trị?

Thanh niên là lực lượng dự bị tin cậy, cánh tay đắc lực của Đảng và của hệ thống chínhtrị Vì vậy, thanh niên cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm, góp phần xây dựng hệ thống chínhtrị ngày càng vững mạnh Cụ thể:

- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nướcthật sự trong sạch, vững mạnh

- Thực hiện một cách có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước

- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, mạnh dạn đấu tranh vớinhững hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân

- Tích cực tham gia và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hăng hái đi đầu trong mọilĩnh vực học tập và công tác

- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào của các tổ chức chính trị– xã hội phát động; trực tiếp là xây dựng tổ chức Đoàn và phong trào của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh

Câu 11: Anh (chị) hãy nêu một số điểm mới của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 so với luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ?

Trả lời: Luật Tổ chức chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn

diện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 cho phù hợp với tinh thầnHiến pháp năm 2013

Ngày 19/6/2015 Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII với tỷ lệ phiếu tán thành là85,22% đã thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương (luật 2015) Luật này đã cụ thể hóacác quy định của Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, định hướng của Đảng về chínhquyền địa phương; đồng thời kế thừa những nội dung hợp lý và sửa đổi, bổ sung các bất cập,vướng mắc trong 12 năm thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm

2003 (gọi là Luật 2003) Luật gồm 8 chương và 143 điều, tăng 2 chương và 3 điều so với Luật

Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

Dưới đây là 10 điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

Thứ nhất, về đơn vị hành chính: Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định các

đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn và đơn

Trang 18

vị hành chính-kinh tế đặc biệt Như vậy, so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003,Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bổ sung thêm đơn vị hành chính: thành phố thuộcthành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Đây là quy địnhnhằm cụ thể hóa Điều 110 Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Điều 4 Luật Tổ

chức chính quyền địa phương quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vịhành chính gồm có HĐND và UBND Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyềnđịa phương ở tỉnh, huyện, xã Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ởthành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn

Như vậy, sau một thời gian dài thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địaphương đã quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính đềuphải có HĐND và UBND Ngoài ra, một trong những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chứcchính quyền địa phương so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đó là có sự phân biệtgiữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý,dân cư, kết cấu hạ tầng và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn

Thứ ba, về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương:

- Đối với HĐND: Luật quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tạo cơ

sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐNDcác cấp Về cơ cấu tổ chức của HĐND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy địnhHĐND thành phố trực thuộc trung ương được thành lập thêm Ban đô thị vì đây là những đô thịtập trung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn

đô thị thị xã, thành phố thuộc tỉnh Về số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh từ 95 đại biểu lên 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm,tính chất của các đô thị lớn này (Điều 39) Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện (số lượng

là 2) và Phó Chủ tịch HĐND cấp xã (số lượng là 1) hoạt động chuyên trách; Trưởng các Bancủa HĐND cấp tỉnh, huyện có thể hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng Ban HĐND cấp tỉnh,cấp huyện hoạt động chuyên trách; Trưởng, Phó Ban của HĐND cấp xã hoạt động kiêmnhiệm

- Đối với UBND: Về cơ cấu tổ chức của UBND, nếu như trước đây, theo quy định củaLuật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, không phải người đứng đầu của các cơ quan chuyênmôn của UBND nào cũng là ủy viên của UBND thì đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương

đã mở rộng cơ cấu tổ chức UBND theo đó tất cả người đứng đầu của các cơ quan chuyên môncủa UBND đều là ủy viên của UBND Đây là quy định nhằm phát huy trí tuệ tập thể của cácthành viên UBND, tăng cường hiệu lực giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp thôngqua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu

Về số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp được quy định theo phân loại đơn vị hànhchính, theo đó đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh) có không quá 05 Phó Chủ tịch, loại I có không quá 04 Phó Chủ tịch, loại II và loại III

có không quá 03 Phó Chủ tịch Đối với đơn vị hành chính cấp huyện loại I có không quá 03Phó Chủ tịch, loại II và loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch

Trang 19

- Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch, loại II và loạiIII có 01 Phó Chủ tịch Ngoài ra, Luật còn bổ sung Điều 124 quy định về việc điều động, cáchchức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cho phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chứcChính phủ.

Thứ tư, về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính:

Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định khi có trên 50% tổng số cử tri trên địa bànđồng ý với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì cơquan xây dựng đề án mới được hoàn thiện đề án, trình HĐND các cấp thông qua chủ trương.Luật còn bổ sung quy định về thẩm quyền đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính và giải quyếttranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính

Theo đó, Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liênquan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổitên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vịhành chính cấp huyện, cấp xã

Thứ năm, Về tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân là vấn

đề rất cụ thể, liên quan đến việc bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc chung của cả nước cũngnhư ở từng địa phương nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, cần phải được tiếp tục xemxét, cân nhắc kỹ thêm Do đó, để có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, luật quy định Quốc hộigiao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập Ban dân tộccủa Hội đồng nhân dân

Thứ sáu, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện có thể hoạt động

chuyên trách, Phó Trưởng Ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyêntrách Trưởng, Phó Ban của Hội đông nhân dân cấp xã hoạt động kiêm nhiệm Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (số lượng là 2) và Phó Chủ tịch Hội động nhân dân cấp

xã (số lượng là 1) hoạt động chuyên trách

Về các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, đây là quy định mới, gồm Ban pháp chế vàBan kinh tế - xã hội, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên khác của Ban của Hộiđồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm; Trưởng ban không nằm trong Thường trực Hội đồngnhân dân nên không dẫn đến tăng biên chế và bộ máy ở cấp xã Luật quy định Thường trựcHội đồng nhân dân phê chuẩn Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaTrưởng ban; Hội đồng nhân dân chỉ tiến hành bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban.Ban đô thị củaHội đồng nhân dân chỉ tổ chức ở thành phố trực thuộc trung ương vì đây là những đô thị tậptrung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn đôthị đơn lẻ khác là thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Thứ bảy, Cơ cấu Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các

Ban và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện gồmChủ tịch, hai Phó Chủ tịch và Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân

Luật cũng quy định rõ cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị vàhải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt

Trang 20

Thứ tám, về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân: Một điểm mới đáng chú ý khác là

luật đã bổ sung những điểm mới nhằm quy định chi tiết hơn về số lượng, cơ cấu thành viênUBND, nguyên tắc hoạt động của UBND; phiên họp UBND; phạm vi, trách nhiệm giải quyếtcông việc của các thành viên UBND Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND cónhững nội dung mới Trong đó, nổi bật là việc quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấptheo phân loại đơn vị hành chính

Cụ thể, đối với cấp tỉnh, thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có không quá 5 PhóChủ tịch UBND; các thành phố trực thuộc Trung ương còn lại và các tỉnh loại I có không quá

4 Phó Chủ tịch UBND; tỉnh loại II và loại III có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND

Đối với cấp huyện, loại I có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND; loại II và loại III cókhông quá 2 Phó Chủ tịch UBND

Đối với cấp xã, loại I có không quá 2 Phó Chủ tịch UBND, loại II và loại III có 1 PhóChủ tịch UBND

Theo quy định của Luật, thì cơ cấu Ủy ban nhân dân bao gồm người đứng đầu của các

cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân nhằm phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên Ủyban ban nhân dân, tăng cường hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhândân cùng cấp thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức

vụ do Hội đồng nhân dân bầu Thành phần của Ủy ban nhân dân các cấp gồm người đứng đầucác cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và quy định rõ 01 Ủy viên phụ trách quân sự và

01 Ủy viên phụ trách công an để phụ trách về các lĩnh vực hoạt động quan trọng này ở địaphương

Thứ chín, Phân định thẩm quyền giữa trung ương, địa phương và giữa các cấp chính

Cụ thể, có 6 nguyên tắc về phân định thẩm quyền gồm: Bảo đảm quản lý nhà nướcthống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảođảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia Phát huy quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm của chính quyền địa phương Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản

lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương cáccấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ Việc phân định thẩm quyềnphải phù hợp điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnhvực Công việc liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cùng cấp trở lên thì thuộc thẩmquyền giải quyết của chính quyền cấp trên, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác.Nguyên tắc cuối cùng là chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp

Về phân quyền, Luật quy định việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phươngphải được quy định trong các luật; chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong

Trang 21

việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền Về phân cấp, Luật quy định căn cứvào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể khác của địa phương,

cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địaphương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặcmột số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác Việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước thực hiện phân cấp

Về ủy quyền, Luật quy định trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nướccấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản do UBND cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác thựchiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèmtheo các điều kiện cụ thể

Thứ mười, Quy định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của chính quyền đô thị

Luật đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các đơn vị hànhchính theo hướng chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, giảm dần xuống cấp huyện đến cấp xã để tránhtình trạng dồn việc về cấp cơ sở mà không tính đến khả năng đáp ứng của từng cấp chínhquyền; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn tập trung thựchiện quản lý theo lãnh thổ; ở địa phương đô thị chú trọng thực hiện quản lý theo ngành, lĩnhvực

Luật quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương phải thựchiện như tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; quyết địnhnhững vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND trên các lĩnh vực nhằm thểhiện rõ sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất giữa hai thiết chế HĐND và UBND hợp thành chínhquyền địa phương

Đặc biệt, luật đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của chính quyền đô thị nhằmthể hiện sự khác biệt với chính quyền nông thôn Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương ở thành phố, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phương nhưđối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, xâydựng kết cấu hạ tầng đô thị, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô thị

Bên cạnh đó, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận và phường đãđược điều chỉnh cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý thống nhất, liên thông trong khu vực nộithành, nội thị tại các đô thị Cụ thể, ngoài việc thực hiện chức năng đại diện và giám sát theoquy định chung, tập trung thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ liên quan đến việc quyết định các vấn

đề ở địa phương gồm: thông qua ngân sách quận, phường theo quy định của Luật Ngân sáchnhà nước và bầu nhân sự của HĐND, UBND cùng cấp

Câu 12: Anh (chi) hãy phân tích tại sao Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức riêng cho chính quyền địa phương ở đô thị và nông thôn ?

Trả lời: Trước hết về Tổ chức chính quyền địa phương được Điều 111 Hiến pháp năm

2013 quy định:

Trang 22

1 Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam.

2 Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhândân (UBND) được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính

- kinh tế đặc biệt do luật định

Với quy định này, Hiến pháp đã công nhận sự khác nhau giữa chính quyền đô thị, nôngthôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bài viết này tập trung phân tích đặc điểm

và yêu cầu quản lý nhà nước ở đô thị và nông thôn và cũng trên cơ sở đó lý giải vì sao luật tổchức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức riêng cho chínhquyền địa phương ở đô thị và nông thôn

Theo quy định của luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Phân định cơ cấu tổ chức

và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các vùng, miền khác nhau LuậtTCCQĐP quy định rõ cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở nông thôn, ở đô thị, ở hảiđảo và vùng kinh - tế xã hội đặc biệt, trong đó đáng chú ý là thành lập ban đô thị của HĐND ởcác thành phố trực thuộc Trung ương, vì đây là những đô thị tập trung, quy mô lớn, mức độ đôthị hóa cao, có nhiều điểm đặc thù so với các địa bàn đô thị đơn lẻ khác

Luật cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các đơn vịhành chính theo hướng chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, giảm dần xuống ở cấp huyện đến cấp xã

để tránh tình trạng dồn việc về cơ sở mà không tính đến khả năng đáp ứng của từng cấp chínhquyền; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn tập trung thựchiện quản lý theo lãnh thổ, ở địa bàn đô thị chú trọng thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực

Luật TCCQĐP quy định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của chính quyền đô thị, thểhiện sự khác biệt với chính quyền nông thôn Ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phươngnói chung, chính quyền địa phương ở thành phố, thị xã còn quyết định các vấn đề quy hoạch,xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô thị Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền quận, phường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý thốngnhất, liên thông trong khu vực nội thành, nội thị

1 Trước hết nói về đặc điểm của đô thị và yêu cầu quản lý nhà nước ở đô thị

Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinhsống có mật độ rất cao, lực lượng sản xuất tập trung cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựckinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyênngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ,một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã,thị trấn

Đô thị có những đặc điểm sau đây: (i) Là nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hộiphát triển có tính liên thông, đồng bộ; (ii) Là nơi tập trung dân cư với mật độ rất cao[1], tốithiểu phải đạt một mức nhất định tùy vào các quy ước mang tính chủ quan mà Nhà nước đặtra; (iii) Là nơi lực lượng sản xuất phát triển và tập trung rất cao; (iv) Là nơi có nếp sống, vănhóa của thị dân gắn liền với đặc điểm sinh hoạt, giao tiếp rất đặc thù khác với nông thôn; (v)

Là nơi dễ tập trung, phát sinh các tệ nạn xã hội là thử thách đối với công tác quản lý; (vi) Cóđịa giới hành chính và điều kiện sinh sống của người dân khá chật hẹp so với địa bàn nôngthôn

Trang 23

Yêu cầu quản lý nhà nước ở đô thị cần đảm bảo:

- Tính thống nhất, đồng bộ và liên thông: vì đô thị có tính tập trung rất cao với các điềukiện sinh sống đa dạng và phức tạp nên quản lý nhà nước ở đô thị phải phù hợp với tính chấtnày cũng như phù hợp đặc thù về cơ sở hạ tầng đô thị Quản lý đô thị đòi hỏi tính thống nhất,đồng bộ, liên thông, tính quản trị đô thị, tính cân bằng, tính đa diện, nên đòi hỏi công tác quản

lý nhà nước ở đô thị phải đa chiều, xử lý trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Đô thị cànglớn, phạm vi khối lượng công việc giải quyết càng nhiều, xu hướng ngày càng tăng, nhịp độ,mức độ phức tạp của công việc càng cao, việc tuân thủ quy trình, quy chuẩn, quy hoạch, kếhoạch, pháp luật càng phải triệt để, chính xác, kịp thời Vì vậy, việc tổ chức bộ máy chínhquyền đô thị phải bảo đảm việc quản lý nhà nước tập trung, thống nhất, thông suốt, nhanhnhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao

- Chính quyền đô thị phải cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái, cung ứng các loại phúc lợi công cộng gắn với đặc điểm đô thị và đặc điểmcủa không gian đô thị Chính quyền đô thị phải quản lý hạ tầng kỹ thuật thống nhất về cấpthoát nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh môi trường,giao thông, thông tin liên lạc Đồng thời quản lý hạ tầng xã hội về nhà ở, dịch vụ, thương mại,giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khoẻ, văn hóa, thể dục thể thao, ăn uống,giải trí, nghỉ dưỡng, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, tội phạm, tệ nạn xã hội,

2 Đặc điểm của nông thôn và yêu cầu quản lý nhà nước ở nông thôn

Quy định của pháp luật hiện hành đưa ra định nghĩa nông thôn theo cách tương phảnvới đô thị[2]: nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã

Nông thôn có các đặc điểm sau:

- Dân cư ở nông thôn cư trú tập trung trong nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trongsản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định đượchình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán vàcác yếu tố khác

- Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự nhiên: nhà,vườn, ao, ruộng, thường gắn với những điều kiện địa lý có sẵn (thường chiếm từ 50% lao độngtrở lên), trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chếbiến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình

- Chính trị ở nông thôn: ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điềuhành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thânthuộc, tôn giáo… điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục lệ hay quy ước

- Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian, thông qua lễ, hội… để truyền nhữnggiá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất từ thế hệ này sangthế hệ khác Văn hoá nông thôn đã bảo tồn được những giá trị quý báu mang tính truyềnthống, nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển

Yêu cầu quản lý nhà nước ở nông thôn:

Vì nông thôn có những đặc thù khác với đô thị, quản lý nhà nước ở nông thôn trước hếtphải phù hợp với những điều kiện của nông thôn Đối với những khu vực nông thôn gắn với

Trang 24

đô thị, phát triển nông thôn phải kiểm soát được các tác động của quá trình đô thị hóa, hài hòa

và đồng bộ với phát triển đô thị Phát triển khu vực nông thôn phải mang tính chiến lược vớixuất phát điểm nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị Yêu cầu quản lý nhà nước ở nông thônphải đặt trong một bài toán tổng thể chung về phát triển đô thị

Một đặc điểm cơ bản của nông thôn là tính cộng đồng rất cao, do đó, mô hình quản lýnhà nước ở nông thôn phải có những khác biệt so với đô thị Những khác biệt này đặc biệtnhấn mạnh đến các khuôn khổ tự quản và tổ chức các cấp chính quyền Do trình độ dân tríthấp hơn so với khu vực đô thị, phong cách quản lý và cách thức giao tiếp cộng đồng cũngkhác nên các vấn đề quản lý mọi mặt kinh tế - xã hội phải được xử lý theo cách thức thể hiệntốt nhất ý chí của cộng đồng Áp dụng cơ chế quản lý hành chính trực tiếp và bỏ qua vai tròcủa cơ quan đại diện, dù trong điều kiện hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu, sẽ khôngphù hợp với địa bàn nông thôn và những đặc thù vốn có của nó

3 So sánh đặc điểm, yêu cầu quản lý giữa đô thị và nông thôn

Về vị trí, vai trò: đô thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học,công nghệ của một địa phương, vùng, miền, của cả nước, làm động lực cho sự phát triển đốivới địa phương, vùng, miền đó hoặc cả nước Còn ở nông thôn chưa phát triển về kinh tế, vănhóa, khoa học, công nghệ, phụ thuộc vào những khu vực đô thị lân cận

Về dân cư: đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao, gồm nhiều thành phầnsống đan xen có lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng nên việcquản lý dân cư đô thị có nhiều phức tạp Còn dân cư nông thôn gắn kết cộng đồng có quy mônhỏ theo làng, xã, thôn, xóm, bản, ấp, dòng họ có những hương ước và phong tục, tập quánriêng mang nhiều tính tự quản Đời sống cư dân nông thôn phụ thuộc vào nhau, gắn bó và ràngbuộc với cộng đồng, khác với cư dân đô thị vốn chỉ phụ thuộc vào việc làm và thu nhập củabản thân Nông thôn, vì vậy, phù hợp với cách quản lý theo kiểu tự quản, tự quyết định cácvấn đề quan trọng của địa phương

Về kinh tế - xã hội: ở khu vực nội thành, nội thị[3] kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp,

đa ngành, đa lĩnh vực, có tốc độ phát triển cao, là địa bàn hoạt động của các loại thị trường, lànơi hội tụ và trao đổi thông tin, là nơi dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội và các hiện tượng làm mất

ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Ở nông thôn chủ yếu là nông nghiệp và tiểuthủ công nghiệp, còn công nghiệp, thương mại, dịch vụ và thông tin chưa phát triển mạnh

Về cơ sở hạ tầng: Ở khu vực nội thành, nội thị có tính thống nhất, liên thông và phứctạp, tạo thành những mạng lưới, hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vàođịa giới hành chính, đòi hỏi quản lý tập trung, thống nhất theo ngành là chủ yếu Ở nông thôn

cơ sở hạ tầng còn đơn giản, chưa liên hoàn và chưa đồng bộ, đòi hỏi quản lý theo lãnh thổ làchủ yếu, không có chức năng làm trung tâm và tính tập trung cao như ở đô thị

Về địa giới hành chính: cơ sở hạ tầng ở đô thị là một chỉnh thể thống nhất nên việcphân chia địa giới hành chính trong khu vực nội thành, nội thị chỉ có ý nghĩa là khu vực hànhchính, mang tính chất quản lý hành chính là chủ yếu Ở nông thôn, việc phân chia địa giớihành chính gắn với các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm vi địa bàn lãnh thổ đó

Về quản lý: ở đô thị việc quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội, giaothông, điện, nước, nhà ở, xây dựng, môi trường là vấn đề bức xúc hàng ngày và đa dạng, phứctạp hơn nhiều so với quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực này ở nông thôn Khác với nông

Trang 25

thôn, mỗi đô thị là một chỉnh thể kinh tế - xã hội thống nhất, ràng buộc chặt chẽ và phụ thuộctrực tiếp vào nhau, không thể chia cắt, do đó bộ máy hành chính nhà nước ở đô thị phải mangtính tập trung, thống nhất, vận hành thông suốt, nhanh nhạy và không thể bị cắt khúc như ởnông thôn Vì vậy, việc phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền trong nội bộ đô thị(thành phố trực thuộc trung ương - quận - phường) hoặc tỉnh - thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) -phường không thể giống như phân cấp, phân quyền ở chính quyền nông thôn (tỉnh - huyện -xã) Trong nội bộ đô thị, cần áp dụng cơ chế uỷ quyền, tản quyền của chính quyền thành phố,thị xã cho các cơ quan quản lý hành chính cấp dưới (quận, phường) thực thi một số nhiệm vụquản lý hành chính cụ thể; tổ chức các cơ quan hành chính ở quận, phường như là “cánh taynối dài” của cơ quan hành chính thị xã, thành phố[4].

Về chức năng: chức năng chính của chính quyền ở địa bàn đô thị là tham gia phát triểncác dịch vụ đô thị, quản lý trật tự đô thị, bảo vệ môi trường, xây dựng khu phố văn hóa và nếpsống thị dân,… Còn chức năng chính của chính quyền ở địa bàn nông thôn là thực hiện cácchính sách và triển khai các biện pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề như nông nghiệp, nôngthôn, nông dân; xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống tình làng nghĩa xóm chăm lođời sống nông dân và cư dân ở nông thôn trên địa bàn khá rộng, địa giới hành chính phân địnhtương đối rõ ràng theo điều kiện tự nhiên Vì vậy, việc áp dụng mô hình tổ chức quản lý quậnnhư huyện, phường như xã là không phù hợp với đối tượng quản lý

Chính sự khác nhau như trên đòi hỏi tổ chức bộ máy chính quyền đô thị phải có đặc thùriêng để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công ở đô thị được thực hiệntập trung, thống nhất, nhanh nhạy, giảm thiểu các tầng nấc trung gian và thực sự có hiệu lực,hiệu quả

Chính vì những đặc điểm, điều kiện như trên, xuất phát từ hiệu quả trong quản lý nhànước của chính quyền địa phương mà luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức riêng cho chính quyền địa phương ở đô thị và nông thôn

Câu 13: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX có nêu

“ Tập trung tạo đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư”; anh (chị) hãy đánh giá về bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong 5 năm qua trong việc thực hiện các khâu đột phá trên; đồng thời anh (chị) cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao theo chức danh mà anh (chị) đăng ký dự tuyển ?

Trả lời:

Quảng Nam là một tỉnh được tái lập gần 20 năm, Với xuất phát điểm là một tỉnh đangcòn rất nghèo, cơ sở vật chất buổi đầu tái lập chưa có gì, đối tượng chính sách lớn nhất nước,1/3 số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, đời sống đại bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu,vùng xa, vùng cao…còn rất nhiều khó khăn Đứng trước thực trạng này, Đảng bộ và nhân dântỉnh Quảng nam đã đoàn kết, chung sức chung lòng, nổ lực phấn đấu giành được những thànhtựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực Đặc biệt trong 5 năm gần đây ( 2011- 2015),tình hình kinh tế xã hội đã có những chuyển biến tích cực Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khácao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh,sản xuất nông nghiệp giữ được ổn định, đã thu hút và triển khai một số dự án đầu tư có quy môlớn Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư phát triển tạo những tiền đề quan trọng chocông nghiệp hoá Thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm, đúng như tinh thần

Trang 26

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX đã nêu… “ Tập trung tạo đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư” đây là ba nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.được triển khai đồng bộ và đã đạt một

số kết quả quan trọng,cụ thể như:

Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ Đã tập trung rà soát điều chỉnh các quy hoạch,

tạo cơ sở pháp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ Ban hành chương trình thực hiệnNghị Quyết của Tỉnh ủy với 9 nhóm lĩnh vực quan trọng bao gồm: Giao thông, thủy lợi – nôngnghiệp, Giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế, điện, khoa học và công nghệ, các dự án Khu kinh

tế mở Chu Lai và các chương trình ODA

Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với các ngành, địa phương, tiếp tục chỉ đạo quyết liệtcông tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, tập trung chỉ đạo

xử lý những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng quốc lộ 1A vàđường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (đoạn qua tỉnh Quảng Nam); chỉ đạo đẩy nhanh công tácGPMB phục vụ thi công các cầu treo trên địa bàn tỉnh; làm việc với Công ty Cổ phần Hàngkhông Jestar Pacific Airlines về mở đường bay mới giữa thành phố Hồ Chí Minh - Chu Lai.Chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu, đơn vị thi công tậptrung nhân lực, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là tậptrung hoàn thành các công trình trọng điểm như: Cầu Cửa Đại, GPMB Cầu Giao Thủy, các dự

án du lịch ven biển Điện Bàn-Hội An, các dự án thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai và các tuyếnđường cứu nạn, cứu hộ…; tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công;thực hiện giải ngân, quyết toán, hoàn ứng các nguồn vốn xây dựng cơ bản đúng thời gian quyđịnh Nổi bật nhất trong quý I năm 2015 là nhiều công trình trọng điểm của 5 năm qua đượckhánh thành, đưa vào sử dụng nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Nam như: Tượng đài

mẹ Việt Nam anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Bảo tàng tỉnh, cầu Kỳ Phú 1&2, nhà kháchUBND tỉnh, Quảng trường 24/3, Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, cầu Ái Nghĩa, Đồngthời, khởi công một số công trình mới: Cầu Giao Thủy, dự án khu liên hợp Sợi – Nhuộm - Dệt– May tại khu công nghiệp Đông Quế Sơn, dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Tân,

hạ tầng khu công nghiệp Tam Thăng Đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới trongnhững năm qua đã trở thành phong trào sâu rộng trong đại bộ phận quần chúng nhân dân tỉnhQuảng Nam và đạt được những thành quả đáng kể Điều này chứng tỏ các cấp ủy Đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở các cấp, các ngành, các địa phương đã thật

sự chăm lo đến sự phát triển của địa phương nói chung và việc thực hiện 19 chỉ tiêu xây dựngnông thôn mới nói riêng Đây là chương trình đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựngnông thôn ngày càng hiện đại và vẫn giữ gìn dược bản sắc văn hóa của mình Tiếp tục đầu tư

để xây dựng hoàn thiện các hạng mục hạ tầng thiết yếu như hệ thống đường giao thông, kiên

cố hoá hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, nâng cấp hệ thống điện phục vụ sinh hoạt vàsản xuất cho nhân dân

Về phát triển nguồn nhân lực Đã phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch phát

triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 -2020 và nhiều Đề án như: Đào tạo cán

bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học; Đào tạo ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế;tuyển chọn đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và nhiềuchương trình, đề án liên quan khác nhằm mục tiêu tổng quát chung là phát triển nhân lực đảmbảo về số lượng, chất lượng, hướng tới một cơ cấu nhân lực hợp lý, tăng cường thu hút và đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung ứng cho các ngành kinh tế của tỉnh

Trang 27

Trên cơ sở thực hiện đồng bộ từ chăm sóc sức khỏe nhân dân; tuyên truyền giáo dục;phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn;đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất cho dạy và học Đã chuyển đổi 100% các trường mầmnon bán công sang công lập Huy động từ trên 92% đến 99,5% học sinh trong độ tuổi vào cáccấp học Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trung bình hàng năm trên 98%; tỷ lệ đỗ đại học, caođẳng theo nguyện vọng 1 từ 28,6% năm 2012 lên gần 33% năm 2013.

Từ năm 2011 đến nay, tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là 32.000lượt người về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ nănglãnh đạo quản lý, kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND, Tuyển chọn, đào tạo, bố trí 276cán bộ chủ chốt cấp xã Tập trung xây dựng và thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao; thu hút bác sỹ, bác sỹ nội trú; tư vấn du học Khai thác tốt các nguồn học bổngtrong và ngoài nước, đồng thời cử một số cán bộ tham gia bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn ởnước ngoài Đây là cơ sở ban đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.Đặc biệt năm 2011, đã triển khai thực hiện Đề án Tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt

xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016 (gọi tắt Đề án 500),vừa qua đã khai giảng khoá I, II, III với 350 học viên đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn đề ra Đây

là đề án quan trọng nhằm góp phần tạo nguồn cán bộ trẻ để quy hoạch, bổ sung vào các chứcdanh cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND) ở xã phường, thị trấn trong tỉnh, đồng thời đây cũng là nguồn quy hoạch cán bộ lãnhđạo các cấp trong các nhiệm kỳ đến của tỉnh và góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháthiện, tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trẻ phục vụ yêu cầu phát triển tỉnhQuảng Nam trong giai đoan mới

Về cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư Các quy hoạch liên quan đến cải thiện môi

trường đầu tư được rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời Điều chỉnh, bổ sung quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng vàcác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, cũng như quy hoạch tổng thể tại các huyện, thành phốtrong tỉnh Ban hành một số cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp; quy chế ưu đãi đầu tư về giày da, may mặc và mây tre lá Thực hiện đầy đủ, kịp thờichính sách của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp

Cùng với công tác quy hoạch và ban hành cơ chế chính sách, cải cách hành chính đượcxem là nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện môi trường đầu tư Nhiều chương trình và hoạt độngcải cách thủ tục hành chính được thực hiện nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư vàphát triển doanh nghiệp Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Công tác hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thựchiện các dự án du lịch ven biển; xây dựng cơ chế một cửa ở các huyện, thành phố và các sở,ban ngành, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, gặp gỡ doanh nghiệp háng tháng để tháo gỡ khókhăn Tất cả những việc làm này đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyếtcác thủ tục

Nhìn chung, trong gần 5 năm qua với những thuận lợi, cơ hội từ sự chuyển biến tíchcực của nền kinh tế trong nước và thế giới cùng với quyết tâm chính trị của các cấp, các ngànhnên đạt nhiều kết quả quan trọng Kinh tế giữ được tốc độ tăng trưởng khá so với mức bìnhquân của cả nước; môi trường đầu tư có nhiều cải thiện Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đờisống nhân dân từng bước được nâng lên An ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội ổn định

và giữ vững Công tác xây dựng đảng tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh trên cả ba mặt:

Ngày đăng: 24/06/2018, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w