Quản lý chất lượng học tập của học viên là một khâu quan trọng trongcông tác quản lý quá trình giáo dục đào tạo ở Nhà trường nhằm phát huy caonhất tính tự giác, chủ động, sáng tạo và tín
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN HOÀNG HẢI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN HOÀNG HẢI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2013
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
16
1.2 Nội dung quản lý chất lượng học tập của học viên
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn II
24
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC
TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
33
2.1 Thực trạng chất lượng học tập của học viên Trường Cán
bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
34
2.2 Đánh giá tình hình quản lý chất lượng học tập của học
viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn II
38
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
48
3.1 Những yêu cầu xây dựng biện pháp quản lý chất lượng
học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II
48
3.2 Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn II
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) xácđịnh: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triểnmạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sựphát triển nhanh và bền vững Bởi vậy, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài” Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tụckhẳng định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và tiếp tục con đường đổimới giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
Điều 2 Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, xácđịnh: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức tốt, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách
và phẩm chất năng lự công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trong điều kiện hiện nay, khi nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho giáo dục đào tạo nhữngyêu cầu mới ngày càng cao Giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ đào tạo một thế
hệ người lao động có phẩm chất đạo đức, có tri thức và kỹ năng chuyên mônnghề nghiệp Vấn đề cấp bách đòi hỏi giáo dục đào tạo phải giải quyết là nângcao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là chất lượng học tập của học viên Dovậy, việc nâng cao chất lượng học tập của học viên không chỉ là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường mà còn là mối quan tâm củatoàn xã hội
Trang 5Ngành giáo dục đã nỗ lực đổi mới một cách hệ thống và toàn diện đểnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Một trong những khâu đột phá để nângcao chất lượng đào tạo là quản lý trong đó quản lý chất lượng đào tạo là vấn đềtrọng tâm, nhiệm vụ then chốt của mọi nhà trường Do đó, việc nghiên cứu quản
lý chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng học tập của học viên nói riêngkhông những có ý nghĩa đối với nhà trường mà còn có ý nghĩa đóng góp vàonâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của đất nước Vấn đề nghiên cứu còn gópphần làm rõ hơn, cụ thể hóa lý luận về quản lý giáo dục đào tạo, quản lý chấtlượng học viên vào một trường chuyên bồi dưỡng cán bộ của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II là đơn vị
sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đượcthành lập năm 1982 Theo Quyết định số 406/TTg ngày 17/6/1996 của Thủtướng Chính phủ Nhiệm vụ của Trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn giao là: “Đào tạo, bồi dưỡng (đào tạo lại) và nghiên cứu khoa họcquản lý phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” Với mụctiêu là đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản củamột nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệvào công việc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiệnnay
Quản lý chất lượng học tập của học viên là một khâu quan trọng trongcông tác quản lý quá trình giáo dục đào tạo ở Nhà trường nhằm phát huy caonhất tính tự giác, chủ động, sáng tạo và tính hiệu quả trong học tập của học viên,dẫn dắt học viên có phương pháp học tập phù hợp và giành kết quả tối ưu Đồngthời, thu thập những thông tin phản hồi để giảng viên và các cấp quản lý củaNhà trường kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện quá trình dạy học, qua đó tiếp tụcnâng cao chất lượng đào tạo hiện nay
Trang 6Nhiều năm qua, hoạt động quản lý chất lượng học tập của học viên ởTrường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II đã thu đượcnhững thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhàtrường Tuy nhiên thực tế cho thấy, quản lý giáo dục, nhất là quản lý chất lượnghọc tập của học viên chưa được tập trung đúng mức, hiệu quả chưa cao.
Trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, quản lý chất lượng học tập ởTrường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II còn bộc lộ một
số hạn chế, thiếu sót Đó là: Nhận thức về công tác quản lý chất lượng học tậpcủa một số học viên, một số cán bộ quản lý các cấp và của một số giảng viênchưa thực sự đầy đủ; trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp quản lý cònyếu, nặng về quản lý hành chính, khô cứng, thiếu đồng bộ và khoa học; kế hoạchquản lý chất lượng học tập của học viên chưa khoa học hoặc quản lý không theo
kế hoạch do đó chưa phát huy được tính tổ chức, điều khiển, định hướng hoạtđộng học tập của học viên Một bộ phận học viên chưa nhận thức đúng về ýnghĩa, tầm quan trọng của chất lượng học tập do vậy chưa phát huy được tínhtích cực trong học tập, rèn luyện Nhiều học viên còn có thói quen ỷ lại trongsuốt quá trình học tập dẫn tới việc tiếp thu bài giảng thụ động, do vậy kết quảhọc tập của những học viên này thiếu về kiến thức, yếu về kỹ năng Hệ quả củacách học tập và quản lý chất lượng học tập như vậy đã dẫn đến một số học viênsau khi tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, chức tráchđược giao; trên cương vị người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chưa linh hoạt nhạy béngiải quyết, xử trí các tình huống
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo và quản
lý chất lượng học tập của học viên Những công trình này đã hệ thống hóa vàlàm rõ được một cách tương đối hệ thống những vấn đề về chất lượng, về quản
lý chất lượng học tập Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ mới chỉ đề cập
và làm rõ vấn đề quản lý chất lượng học tập của người học ở những trường,những lĩnh vực cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
Trang 7về quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn II
Điều đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải có những nghiên cứu thấu đáo
về quản lý chất lượng học tập của học viên Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn vấn
đề “Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II” làm đề tài nghiên cứu với
hy vọng đóng góp một phần vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằmnâng cao chất lượng học tập của học viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củatoàn xã hội, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của Nhà trường mà Đảng, Nhà nước vànhân dân giao cho
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sốngchính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia Chính
vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhàgiáo dục Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều bất cập, thấp sovới mục tiêu giáo dục với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội củađất nước Trong tương quan với khu vực và so với một số nước Châu Á và khuvực Đông Nam Á, chỉ số chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta cònthấp, chỉ xếp thứ 11/12 nước được xếp hạng Châu Á Vấn đề đó đặt ra cho việcquản lý chất lượng những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có những nghiên cứu thấuđáo về chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục, trong đó có chấtlượng và quản lý chất lượng học tập của học sinh
Trên thế giới, quản lý hoạt động học tập của học viên là một lĩnh vực thuhút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, có rất nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này
Trang 8Trong cuốn sách “Nền giáo dục cho thế kỷ 21, những triển vọng Châu Á
- Thái Bình Dương”, tác giả Raisa Roisinh cho rằng, đặc điểm của một xã hội
phát triển là một xã hội dựa vào tri thức, kiến thức là sức mạnh và giáo dục làtrung tâm của xã hội ấy Mục đích của giáo dục là đào tạo những con người hiếuhọc Họ vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục Dovậy, phải tăng cường quản lý chất lượng học của học viên
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng quản lý chất lượnghọc tập là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục
Ở nước ta, từ những năm 90 trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiêncứu về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động học tập và quản lý chất lượng học
tập của học viên Điển hình là công trình: “Giáo trình quản lý giáo dục và đào
tạo” của tập thể tác giả Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội;
“Một số khái niệm về quản lý giáo dục” của tác giả Đặng Quốc Bảo (1997);
“Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo
(1997); “Cơ sở của khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998);
“Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Trần Kiểm (2004); và “Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn” của
tác giả Đặng Bá Lãm (2005),
Đã có các đề tài khoa học nghiên cứu về chất lượng giáo dục đào tạo như
đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường trung học chuyên nghiệp Hà Nội” (2004, mã số 01X – 06/01 – 2002 - 2)
do tác giả Vũ Đình Cương làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiên cứu chất lượng đàotạo của 20 trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội để đề xuấtnhững giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường
Nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về chất lượnggiáo dục đào tạo, chất lượng học tập của học viên và những biện pháp quản lýchất lượng giáo dục đào tạo như Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả
Trang 9Vũ Thị Quỳnh Hoa về đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệutrưởng các trường tiểu học huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên” (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2012) đã chỉ ra vai trò của hiệu trưởng và những biện phápcủa hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc của nhà trường; Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn ThịThúy Nga về đề tài “Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
ở trường tiểu học thuộc thị xã Phú Thọ” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,2013) đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá kết quả học tập của họcviên và đề xuất các biện pháp quản lý việc đánh giá kết quả học tập môn TiếngViệt của học sinh tiểu học ở thị xã Phú Thọ
Trong lĩnh vực quân sự, cũng đã có những công trình nghiên cứu vềnâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quản lý giáo dục, quản lý học viên trongquá trình đào tạo; nhiều công trình khoa học có ý nghĩa thiết thực cho công tácquản lý học viên trong quá trình đào tạo, tiêu biểu như:
Nhóm các đề tài gồm: Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới” của tác giả Trần Xuân Trường (chủ nhiệm đề tài);
Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nâng cao chất lượng quản lý giáo
dục – đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới” của tác giả Vũ Quang Lộc (chủ nhiệm đề tài);
Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đại học ở Học
viện Chính trị quân sự hiện nay” của tác giả Trương Thành Trung (chủ nhiệm đề
tài);
Đề tài khoa học “Đánh giá đúng chất lượng học tập của học viên đào
tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” của tác giả Mai Văn Hoá.
Trang 10Các đề tài nêu trên đã tập trung làm rõ những khái niệm chất lượng, đánhgiá chất lượng học tập, tiêu chí đánh giá chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục
- đào tạo Làm rõ cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất hệ thống các biệnpháp nâng cao chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo
Các luận văn giáo dục học và quản lý giáo dục gồm: “Nâng cao chất
lượng quản lý học viên sau đại học ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đinh Văn Thanh Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận
và thực tiễn của quản lý học viên sau đại học, trên cơ sở đó đề xuất các biệnpháp nâng cao chất lượng quản lý học viên nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượngnghiên cứu học tập của học viên
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Xuân Điệp (2006)
“Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên ở Trường sĩ quan Đặc công” đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý chất lượng học tập
của học viên, đề xuất được những biện pháp quản lý chất lượng học tập của họ
Tóm lại, các công trình, các đề tài khoa học và các luận văn nêu trên đãluận giải ở nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý quá trình giáo dục đào tạo,quản lý chất lượng đào tạo, quản lý học viên và chất lượng học tập của học viênvới tư cách là chủ thể của quá trình giáo dục đào tạo Các công trình đều khẳngđịnh tầm quan trọng của quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, quản lý chất lượngcủa học viên Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thực tiễn của quản lýchất lượng giáo dục đào tạo và quản lý chất lượng học tập của học viên Quaviệc nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một
số nhận xét sau đây:
Một là, vấn đề học tập, quản lý hoạt động học tập, quản lý kết quả họctập và quản lý chất lượng học tập có tầm quan trọng đặc biệt, luôn là một trongnhững mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục Chính vì vậy, quản lý giáodục đào tạo nói chung và quản lý chất lượng học tập của học viên nói riêng đã
Trang 11được đề cập đến và được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử giáo dục ở các nướcphương Tây, phương Đông và ở cả nước ta.
Hai là, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu hoạtđộng học, những cơ sở khoa học của việc đánh giá các hoạt động học và đánh
giá kết quả của học viên Một số công trình đi vào cụ thể hóa các yêu cầu quản
lý hoạt động học, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập Các nhà khoahọc đã định lượng được kết quả học tập nhưng chưa có công trình nào nghiêncứu một cách sâu sắc, đầy đủ để định tính chất lượng học tập Cá biệt, còn có
công trình đồng nhất kết quả học tập của học viên với chất lượng học tập của
họ
Ba là, vấn đề quản lý chất lượng học tập của học viên tuy đã có nhữngcông trinh chuyên khảo, đề tài khoa học, luận văn nghiên cứu ở các khía cạnhkhác nhau, ở các lĩnh vực giáo dục đại học, giáo dục phổ thông, các nhà trườngquân sự nhưng rất ít những công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng học tậpcủa học viên là những giám đốc điều hành doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Bốn là, vấn đề chất lượng học tập của học viên được nhiều tác giả nghiêncứu chủ yếu ở góc độ lý luận, nhiều công trình mang tính kinh viện, chỉ đề cậpđến những vấn đề chung nhất, những khái niệm cơ bản Có rất ít những côngtrình quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn là làm thế nào đểquản lý tốt và nâng cao chất lượng học tập của học viên Do vậy, cần có nhữngcông trình nghiên cứu về vấn đề này đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng của họcviên nói riêng
Do đó, đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên
Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II” là một nội dung
mới, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tế quản lý chất lượng học tập của
Trang 12học viên ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chấtlượng học tập của học viên, đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng học tậpcủa học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II gópphần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng học tập của họcviên;
Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng học tập và thực trạngquản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn II;
Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học viên TrườngCán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II hiện nay
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:
Chất lượng giáo dục đào tạo ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn II
* Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II
Trang 135 Giả thuyết khoa học
Chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn II phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố,trong đó quản lý chất lượng học tập của học viên giữ vai trò rất quan trọng Nếucác chủ thể quản lý chất lượng học tập của học viên thực hiện một cách sángtạovà đồng bộ những vấn đề sau: tổ chức giáo dục, nâng cao nhận thức, tráchnhiệm cho cán bộ, giáo viên và học viên về quản lý chất lượng học tập; xâydựng và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng học tập của học viên; bồidưỡng năng lực cho các chủ thể quản lý, phát huy tính chủ động, tích cực tựquản lý chất lượng học tập của học viên; quản lý đầu tư và sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật dạy học của Nhà trường; tổchức kiểm tra, đánh giá thường xuyên chất lượng học tập của học viên thì việcquản lý chất lượng học tập của học viên sẽ đạt được kết quả tối ưu góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của
Trang 14duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng HồChí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, về giáo dục, quản lý chấtlượng giáo dục; dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp của khoa họcquản lý giáo dục, lý luận về chất lượng giáo và chất lượng học tập của học viêndục trong các nhà trường.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợpcác phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cụ thể là:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hoá, khái quát hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng về quản lý chất lượng giáo dục và quản
lý chất lượng học tập của học viên
Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp các số liệu,các báo cáo về chất lượng học tập và quản lý chất lượng học tập của Nhà trường
Nghiên cứu các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý
và quản lý giáo dục; các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học có liênquan đến đề tài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảokhoa học
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học đối với 48 cán bộ quản lý
giáo dục, giảng viên và học viên để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyênnhân và đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động học tập của họcviên
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong chỉ huy,
Trang 15quản lý của đội ngũ cán bộ; hoạt động dạy học của giảng viên; hoạt động họctập, rèn luyện và việc tự quản lý chất lượng học tập của học viên để rút ra nhữngkết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý,
giảng viên và học viên từ đó rút ra những kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu từ những vấn đề đã và đang
diễn ra nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm về quản lý chất lượng học tậpcủa học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý
về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong quá trình nghiên cứu đềtài
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán
học để xử lý, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra
7 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn nếu được nghiên cứu thành công sẽ góp phần phát triển và làmphong phú cơ sở lý luận về quản lý chất lượng học tập của học viên
Luận văn đóng góp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo,giáo viên, cán bộ quản lý và học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn II trong quản lý chất lượng giáo dục đào tạo và quản lý chấtlượng học tập của học viên
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo, giảngviên và học viên các nhà trường trong quản lý chất lượng học tập của học viêngóp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường
Trang 168 Cấu trúc của đề tài
Luận văn có kết cấu bao gồm: Phần mở đầu; 3 chương (7 tiết); Kết luận
và kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 17Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chất lượng học tập của học viên
Chất lượng là một khái niệm trừu tượng Dưới những giác độ khác nhau,chủ thể khác nhau, chất lượng được nhìn nhận, đánh giá khác nhau Cũng nhưkhái niệm “văn hoá”, khái niệm “chất lượng” thường mang nhiều tính cảm tínhhơn là lượng tính Tuy nhiên, khái niệm chất lượng, theo một số nhà khoa họcđược hiểu như sau:
Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩmđược làm ra một cách hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền Nó nổitiếng và tôn vinh cho người sở hữu nó
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sựviệc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác
Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc tạo nên bảnchất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO): “Chất lượng là sự phùhợp với những tuyên bố sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm
vi các chuẩn mực được chấp nhận công khai”
Một định nghĩa khác về chất lượng thể hiện rõ cách xác định và đánh giáchất lượng giáo dục: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” Có thể hiểu mụctiêu như mét cây chỉ số và việc đánh giá đối tượng ra sao phụ thuộc vào tỷ lệgiữa cây chỉ số và thực tế của hành vi
Trang 18Về chất lượng giáo dục, có nhiều cách hiểu khác nhau:
Chất lượng giáo dục là đạt tới sự tuyệt hảo: Thường dùng ở các trườngĐại học, không phổ biến ở các bậc học khác Khả năng vươn tới và đạt được tiêuchí đánh giá này là rất khó Nếu sử dụng tiêu chí này để đánh giá thì trường cóchất lượng sẽ rất ít và nếu có chỉ là những trường nổi tiếng, các trường khác sẽ
bị coi là kém chất lượng
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu luôn
đa dạng, phong phú và luôn biến đổi Chất lượng không chỉ đơn thuần là trình
độ học tập, rèn luyện trong nhà trường mà còn thể hiện bằng hiệu quả sử dụngnhững phẩm chất năng lực của học viên vào hoạt động thực tiễn Chất lượnggiáo dục không chỉ dừng lại ở kết quả giáo dục, đào tạo ở trong nhà trường màcòn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của học viên với yêu cầu xã hội.Chất lượng phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đó là: học sinh, sinh viên,gia đình học sinh - sinh viên, cơ sở sử dụng học viên,…
Chất lượng giáo dục được hiểu là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục: Mụctiêu giáo dục luôn đa dạng, phong phú, tổng quát chung cho từng cấp học, ngànhhọc, bậc học, thể hiện sự đòi hỏi của xã hội đối với con người, yếu tố cấuthành nguồn nhân lực mà giáo dục phải đào tạo Các mục tiêu này có tiêu chí cụthể, do vậy dễ đánh giá chất lượng
Như vậy, có thể coi chất lượng giáo dục chính là chất lượng con ngườiđược đào tạo thông qua các hoạt động giáo dục theo các mục đích đã xác định từtrước Đó chính là nhân cách con người được giáo dục Khi nói về chất lượng,các tác giả đều đề cập đến một điểm chung nhất đó là sự biến đổi rõ rệt về chấtlàm cho sự vật (sự việc) sau tốt hơn trước Theo quan điểm triết học, chất lượnghay sự biến đổi về chất là kết quả của quá trình tích luỹ về lượng tạo nên nhữngbước nhảy vọt về chất của sự vật, hiện tượng
Trang 19Chất lượng là một khái niệm đa chiều, hàm chứa nhiều yếu tố cả địnhlượng và định tính Tuy nhiên, quan niệm về chất lượng giáo dục ở nước ta chưađược hiểu một cách thống nhất, đầy đủ và đồng bộ Khái niệm chất lượng giáo
dục có lúc bị nhầm lẫn, đồng nghĩa chất lượng giáo dục với chất lượng thi cử.
Đáng tiếc cách hiểu này đang được nhiều người coi là chuẩn mực trong đánh giágiáo dục Một biểu hiện rất rõ: sự quan tâm chủ yếu của các nhà quản lý giáodục, từ các cấp quản lý hệ thống tới các cấp quản lý nhà trường, tập trung caonhất vào các kỳ thi để rồi lấy kết quả thi làm thước đo quan trọng nhất đối vớichất lượng một học viên Từ quan niệm đó, nên các yếu tố khác trong tổng thểcác yếu tố trực tiếp cấu thành chất lượng giáo dục đã bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏqua Bởi vậy, trong thực tế, những nơi có nhiều mặt yếu kém nhưng tỷ lệ thi đỗcao vẫn được xem là có chất lượng tốt Từ đây đã nảy sinh một hiện tượng phổbiến là từ giáo viên đến học viên, từ những người quản lý cấp cơ sở đến nhữngngười quản lý cấp trên đua nhau chạy theo tỷ lệ thi đỗ Số trường tỷ lệ thi đỗ tới95-100% không còn là hiện tượng cá biệt Và theo logic của cách hiểu trên, chấtlượng giáo dục như thế là tốt Chỉ đến khi học viên ra trường không hoàn thànhđược nhiêm vụ, chức trách được giao, thực trạng yếu kém mới bộc lộ
Từ các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm về chất lượng học tập
của học viên như sau: chất lượng học tập của học viên là tổng hợp các giá trị về
phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình học tập ở nhà trường.
Chất lượng học tập của học viên được thể hiện ở những vấn đề sau:
Một là, chất lượng học tập của học viên là tổng hòa của các yếu tố, cácphẩm chất, các kiến thức, các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp đượchình thành và phát triển trong quá trình học tập tại nhà trường Nói cách khác,chất lượng học tập của học viên chính là sự chuyển hóa các mục tiêu, yêu cầuđào tạo của nhà trường thành phẩm chất, năng lực của họ
Trang 20Hai là, chất lượng học tập của học viên biểu hiện ở mức độ nắm kiến thức
kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ phát triển tư duy độc lập, sángtạo và các giá trị phẩm chất, nhân cách như: chính trị, tư tưởng, đạo đức, vănhóa… được hình thành ở học viên trong quá trình học tập và sau khi học tập.Như vậy, chất lượng học tập của học viên chính là sự biến đổi về chất của bảnthân học viên là “giá trị gia tăng” mà học viên có được trong quá trình học tậptại trường
Ba là, chất lượng học tập của học viên còn được biểu hiện ở khả năng vàtrình độ vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệpchuyên môn vào xử lý các tình huống thực tiễn
Bốn là, chất lượng học tập của học viên biểu hiện ở đáp ứng đầy đủ cácchuẩn, mục tiêu đào tạo của nhà trường đặt ra và sự phù hợp của sản phẩm đàotạo (học viên) đối với nhu cầu của xã hội Theo quan niệm chất lượng giáo dụccủa các nhà nghiên cứu phương Tây thì đó chính là sự thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng
1.1.2 Khái niệm quản lý chất lượng học tập của học viên
Quản lý chất lượng là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các phươngpháp hoặc quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản phẩm
có đảm bảo được các thông số chất lượng theo yêu cầu, mục đích đã định sẵnkhông
Có nhiều chu trình quản lý chất lượng khác nhau, trong đó đáng chú ý là
đề xuất của tác giả U.E.Deming Theo tác giả, chu trình quản lý bao gồm cácbước: Kế hoạch, Tổ chức thực hiện, Kiểm tra, Tác động, tạo thành chu trìnhquản lý khép kín
Trang 21Trong đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện
có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo vàkhông ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng laođộng (từ khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình, đếncông tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo)
Quá trình phát triển của quản lý nói chung đi từ mô hình hành chính tậptrung (mọi chuyện được kiểm tra, kiểm soát) đến các hình thức phi tập trunghơn Quản lý chất lượng cũng phát triển cùng quá trình quản lý từ giai đoạn màtrọng tâm là kiểm soát chất lượng sang bảo đảm chất lượng và quản lý chấtlượng tổng thể
Trong giáo dục có ba mô hình quản lý chất lượng được các nhà quản lýgiáo dục quan tâm nhiều nhất là:
* Đầu vào: học viên, cán bộ trong trường, chương trình đào tạo, cơ sở vật
chất, quy chế, luật định, tài chính,…
* Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình, quản lý đào tạo…
* Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và
khả năng thích ứng của học viên
Trang 22* Đầu ra: kết quả tốt nghiệp, nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu
cầu kinh tế xã hội
* Hiệu quả: kết quả của đào tạo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội
Trong 3 mô hình trên, mô hình BS 5750/ISO 9000 còn xa lạ với giáo dục
do nguồn gốc xuất phát từ lĩnh vực sản xuất hàng hoá nên ngôn ngữ trong bộtiêu chuẩn này không phù hợp Mặc dù vậy, nó vẫn được xem là nền móng cho
Quản lý giáo dục (cấp vi mô): là “Hệ thống những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và cáclực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng vàhiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” Thực chất của hoạt động quản lýgiáo dục là nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành, phát triển và hoànthiện phẩm chất nhân cách của học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo
Như vậy, quản lý nhà trường là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các bộ phận, các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị
và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt mục tiêu đã xác định
Trang 23Để học viên thực hiện được những nhiệm vụ giáo dục, hoàn thành cóchất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục, một điều hết sức quan trọng và cótính quyết định, đó là nhà trường phải tổ chức một cách hết sức khoa học cáchoạt động giáo dục Trong đó, người được giáo dục (học viên) với tư cách chủthể, hoạt động tích cực dưới sự chỉ đạo của nhà giáo dục (giáo viên) Thông quahoạt động và bằng hoạt động học tập, nhân cách của người được giáo dục sẽhình thành và phát triển theo mục đích, mục tiêu giáo dục đã xác định Học tập
là một hoạt động, trong đó học viên tự giác, tích cực độc lập hoàn thành cácnhiệm vụ học tập đã được xác định Qua đó học viên với tư cách là chủ thể nhậnthức chiếm lĩnh được những tri thức hình thành và phát triển hoạt động trí tuệ
Quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II là một khâu quan trọng trong quy trình quản lýgiáo dục và quá trình giáo dục - đào tạo ở Nhà trường Vì vậy, quản lý chấtlượng học tập của học viên bao hàm đầy đủ các đặc trưng của quản lý xã hội,quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, đồng thời mang những nét đặc thù theoyêu cầu, quy chế giáo dục - đào tạo và quy định của Nhà trường Đó là một quátrình diễn ra những tác động nối tiếp nhau của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý
Từ những luận giải trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý chất lượng họctập của học viên như sau:
Quản lý chất lượng học tập của học viên là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tác động đến tập thể học viên và học viên bằng các phương pháp, quy trình phù hợp nhằm bảo đảm cho học viên lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và hoàn thiện phẩm chất nhân cách một cách tốt nhất đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường
Thực chất, quản lý chất lượng học tập của học viên là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế đảm bảo để học viên đạt được các tiêu
Trang 24chuẩn xác định.
Mục tiêu quản lý
Là những kết quả dự kiến sẽ đạt được do quá trình vận động của đốitượng quản lý dưới sự tác động của chủ thể quản lý; sự thống nhất trong nhậnthức tư tưởng và hành động của chủ thể và đối tượng quản lý
Mục tiêu quản lý chất lượng học tập của học viên ở Trường Cán bộ quản
lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II hiện nay là tạo những điều kiện thuậnlợi nhất để học viên phát huy tiềm năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo, tính tíchcực của các chủ thể quản lý; nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, nghiên cứukhoa học của học viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xâydựng môi trường sư phạm tiên tiến, hiệu quả ở Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II
Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý chất lượng giáo dục của học viên ở Trường Cán bộ quản
lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II là Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cơ quanchuyên môn về giáo dục đào tạo, các khoa giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vàhọc viên – những người vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể quản lý chấtlượng học tập của chính bản thân mình
Nhiệm vụ quán lý chất lượng học tập của học viên
Quản lý, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động thực hiện nội dung, chươngtrình, kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của học viên và tập thểhọc viên Trong đó, quản lý về chất lượng học tập, tự nghiên cứu, tự rèn luyện
để hình thành, phát triển nhân cách người cán bộ công chức viên chức, phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống và các mối quan hệ của học viên là cơ bản nhất
Trang 25Phương pháp quản lý chất lượng học tập của học viên
Phương pháp quản lý chất lượng học tập của học viên là toàn bộ nhữngcách thức, biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể đến khách thể quản lýbằng hệ thống công cụ, phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đãxác định
Hệ thống công cụ quản lý : phiếu điểm danh, phiếu đánh giá, họp ban cán
sự lớp vào cuối ngày đầu tuần ghi nhận phản ánh, bài tập nhóm, trình bày nhóm,
tự luận và trắc nghiệm
Qúa trình quản lý chất lượng học tập của học viên cần sử dụng đồng bộnhiều phương pháp quản lý, song tập trung vào ba phương pháp chủ yếu đó là:Phương pháp hành chính; phương pháp giáo dục, thuyết phục, nêu gương;phương pháp kích thích bằng vật chất, tinh thần
1.2 Nội dung quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
1.2.1 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng học tập của học viên
Kế hoạch quản lý chất lượng học tập của học viên do cơ quan chức năngcủa Nhà trường xây dựng dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Giámhiệu Nhà trường Kế hoạch là những văn bản mang tính pháp lý, là tiền đề, cơ sởcho các chủ thể trong quá trình quản lý chất lượng học tập của học viên Kếhoạch quản lý chất lượng học tập của học viên phải thể hiện được các nội dung
cơ bản sau:
Mục đích, phạm vi, nội dung quản lý chất lượng học tập của học viên.Chức trách, nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý
Trang 26Xác định các công việc phải thực hiện trong những khoảng thời gian nhấtđịnh.
Xác định các thông tin, các minh chứng cần thu thập để đánh giá, quản lýchất lượng học tập của học viên
Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động cho các hoạt động quản
lý chất lượng học tập của học viên
Thời gian biểu: chỉ rõ thời gian cụ thể, cần thiết để triển khai kế hoạch vàlịch trình thực hiện kế hoạch
1.2.2 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn II nhằm đào tạo những con người có:
- Kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp
- Kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp
- Kỹ năng tư duy chiến lược và tổ chức nhân sự
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong quản trị để tự tin điều hànhdoanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh,
- Có phẩm chất, trình độ năng lực và uy tín để đảm nhiệm chức năng lãnhđạo trong các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp
Chính những mục tiêu có tính chất chuyên biệt dành cho đối tượng làgiám đốc điều hành doanh nghiệp đã chi phối rất lớn đến quản lý chất lượng họctập của học viên Các chủ thể quản lý trong quá trình quản lý chất lượng học tập
Trang 27của học viên đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ và am hiểu sâu về chuyên môn.Nội dung quản lý chất lượng học tập của học viên không chỉ bó hẹp trong quản
lý sự lĩnh hội các tri thức, hình thành các kỹ năng mà cả sự phát triển của nhữngphẩm chất, nhân cách của họ
Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Ngày 2 tháng 4 năm 1982, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn) đã ký quyết định thành lập Phân hiệu I – TrườngQuản lý hợp tác xã Nông nghiệp Trung ương Trường đóng tại số 45 đườngĐinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận I, TP.Hồ Chí Minh, nay là TrườngCán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
Từ đó Trường đã trở thành nơi cung cấp các chương trình đào tạo và đàotạo cán bộ quản lý hợp tác xã, giáo viên của các trường đào tạo cán bộ quản lýhợp tác xã thuộc các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào Năm 1983, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp ra quyết định chuyển Phân hiệu I Trường quản lý hợp tác xãnông nghiệp Trung ương thành Trường quản lý hợp tác xã Trung ương II Đếnnăm 1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký quyết định chuyểnTrường quản lý hợp tác xã Trung ương II thành Trường Quản lý Nông nghiệpTrung ương II, nhiệm vụ của Trường được bổ sung không chỉ đào tạo, bồi dưỡngkhu vực kinh tế tập thể mà cả khu vực kinh tế quốc doanh của ngành
Năm1990 Nhà trường đã xây dựng và thí điểm mở chương trình đào tạogiám đốc doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước cho ngành ở phía Nam Chươngtrình được dành cho các đối tượng là các nhà quản lý trong các nông lâm trườngquốc doanh và các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp Họ được trưởngthành từ những sĩ quan quân đội hoặc được đào tạo từ các chuyên ngành khôngthuộc ngành kinh tế, quản lý, hoặc trở thành nhà quản lý qua hoạt động thực tiễnkhông qua đào tạo Khóa học được tổ chức thành công, đáp ứng nhu cầu của các
Trang 28doanh nghiệp Đây là chương trình đào tạo giám đốc điều hành doanh nghiệpđược xem là có đầu tiên ở Việt Nam.
Tiếp theo đó Nhà trường đã rút kinh nghiệm, sửa đổi chương trình phùhợp với nhu cầu của học viên lúc bấy giờ và từ đó mỗi năm mở được 1 lớp Đặcbiệt trong 6 năm gần đây, từ 2007 đến 2012 chương trình đào tạo được điềuchỉnh, cập nhật, bổ sung nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra cho cácdoanh nghiệp và đã mở được 15 lớp Cho đến nay (tháng 11/2012) đã mở đượctổng số là 32 lớp với trên 1.065 học viên, bao gồm các doanh nghiệp cao su, càphê, mía đường, dâu tằm, bông, doanh nghiệp xây dựng, thủy lợi, Tổng công tylương thực miền Nam, Binh đoàn 15, Binh đoàn 16
Sau khi tốt nghiệp phần lớn các học viên đều giữ vị trí quản lý chủ chốt
và đã đóng góp nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp
Sự phong phú của chương trình đào tạo cùng với phạm vi, địa bàn đàotạo đã có những tác động đến quản lý chất lượng học tập của học viên Chính vìvậy, các chủ thể quản lý trong quá trình quản lý phải hết sức linh hoạt, cụ thể,sâu sát đến từng chương trình, đến từng địa bàn để nắm thông tin, các minhchứng về chất lượng học tập của học viên
1.2.3 Quản lý hoạt động học tập của học viên
Học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn IIrất đa dạng và phong phú Họ là cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp; trưởng, phóphòng ban chức năng trong các doanh nghiệp; trưởng, phó các đơn vị trực thuộcdoanh nghiệp; cán bộ thuộc các phòng chức năng được qui hoạch bổ nhiệm vàochức vụ lãnh đạo
Như vậy, học viên đào tạo ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn II là những nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên viên đang làm việc ở
Trang 29các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp các cấp, từ Trung ương đến xã; ởcác doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm
cả các doanh nghiệp tư nhân, các trang trại) Họ là những cán bộ đương chức,
đa dạng về trình độ học vấn, tuổi tác, sắc tộc, nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn… Chính sự đa dạng này đòi hỏi các chủ thể quản lý phải có kinh nghiệm, phương pháp làm việc khoa học và cách ứng xử, giao tiếp để tiếp cận các họ viên một cách thuận lợi nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quản lý chất lượng học tập của họ.
Hoạt động học tập của học viên ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn II là những hành động học tập tự giác, tích cực để lĩnh hộikiến thức, phát triển trí tuệ, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ vàhình thành các phẩm chất, nhân cách của người cán bộ Hoạt động học tập củahọc viên có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạoNhà trường đã xác định
Quản lý hoạt động học của học viên, trước hết cần phải tổ chức tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên, xây dựng cho họ động cơ,
thái độ và trách nhiệm trong học tập Học viên phải có động cơ học tập đúng
đắn Họ phải xác định học là để trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghềnghiệp cho bản thân và hình thành phẩm chất nhân cách để đủ khả năng đảmnhiệm chức trách, nhiệm vụ và cương vị được giao
Hoạt động học tập của học viên có tính chất độc đáo về mục đích và kếtquả hoạt động, nó hướng vào làm thay đổi chính bản thân học viên Hoạt độnghọc tập của họ được điều khiển, chỉ đạo bởi các chủ thể quản lý theo mộtchương trình, nội dung, kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục củaNhà trường đề ra
Thời gian học tập của học viên trong quá trình đào tạo bao gồm thời gianlên lớp, chính khóa, ngoại khóa, tham quan, thực hành, nghiên cứu khoa học,
Trang 30tham gia các diễn đàn, hội thảo, tự học, thi và kiểm tra…
Trong quản lý hoạt động học của học viên cần chú ý quản lý nội dung,phương pháp học tập, quản lý nền nếp, chế độ học tập Đảm bảo cho học viênduy trì chặt chẽ việc học tập đúng kế hoạch, thường xuyên liên tục theo nề nếpkhoa học phù hợp với quy định của Nhà trường; quản lý chặt chẽ hoạt động tựhọc của học viên, giúp cho học viên phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ, sự năngđộng, sáng tạo, tích cực của học viên trong học tập chính khóa cũng như ngoạikhóa và tự học
1.2.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên
Kết quả học tập của học viên là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảochuyên môn và những phẩm chất, nhân cách được hình thành ở họ Kết quả họctập được đánh giá trong các kỳ thi và kiểm tra theo những tiêu chí xác định Tuykết quả học tập không đồng nhất với chất lượng học tập của học viên nhưng nóphản ánh một phần chất lượng học tập của họ Chính vì vậy, quá trình quản lýchất lượng học tập của học viên các chủ thể quản lý phải quản lý và tổ chứckiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên một cách chặt chẽ và khoa học
Căn cứ và chương trình dạy học đã ban hành, các cơ quan chức năng tổchức và theo dõi các hoạt động thi, kiểm tra thường xuyên, giữa và cuối kỳ.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên phải khách quan, công tâm, đánhgiá đúng từng học viên trong quá trình học tập của họ Đồng thời với việc đánhgiá kiến thức, cần quan tâm đánh giá kết quả hình thành, phát triển phẩm chất,nhân cách, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của mỗi học viên
1.2.5 Quản lý xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản, quy chế, quy định quản lý chất lượng học tập của học viên.
Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy trong công tác
Trang 31quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, là vấn đề có tính nguyên tắc quyết địnhđến chất lượng của công tác quản lý Các văn bản pháp quy như một công cụquản lý giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện một cách thống nhất các hoạtđộng quản lý, tránh được cách quản lý chung chung hoặc rơi vào công việc cụthể lúng túng, thiếu thống nhất trong tổ chức thực hiện quản lý.
Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý chất lượng học tậpcủa học viên là quá trình tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu các văn bản pháp quy
về công tác quản lý giáo dục do cơ quan cấp trên ban hành, căn cứ vào thực tiễngiáo dục đào tạo của Nhà trường để đề xuất, soạn thảo, ban hành hệ thống vănbản cụ thể, sát đối tượng học viên của Nhà trường
Để quản lý việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lýchất lượng học tập của học viên, các cơ quan chức năng của Nhà trường thammưu cho Ban Giám hiệu trong việc rà soát các văn bản đã ban hành, loại bỏnhững văn bản cũ, lạc hậu, xây dựng, hoàn thiện những văn bản mới Đồng thờitheo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy, kịpthời phát hiện những vấn đề nảy sinh, tham mưu, đề xuất các phương án giảiquyết cho Ban Giám hiệu Nhà trường
Trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lýchất lượng học tập của học viên cần phải dựa trên các cứ liệu khoa học và điềukiện thực tiễn của Nhà trường Các văn bản, quy chế, quy định phải chính xác,tường minh, đầy đủ, dễ hiểu và có tính khả thi
1.2.6 Quản lý môi trường học tập và điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của học viên.
Môi trường học tập có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với chất lượnghọc tập của học viên Để nâng cao chất lượng học tập của học viên, cần phải xâydựng một môi trường học tập và đảm bảo tối ưu các điều kiện học tập cho họ
Trang 32Quản lý, xây dựng môi trường học tập cần tập trung vào quản lý các hoạtđộng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong Nhà trường, trong tuyên truyền giáodục, khơi dậy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên, tạo nên bầukhông khí tâm lý lành mạnh, tinh thần hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau tronghọc tập Ban Giám hiệu cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng thiết chế,
cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi và điều kiện vật chất tinh thần
để đảm bảo khích lệ học viên tích cực vươn lên trong học tập
Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của học viên làquản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ chohoạt động học tập của học viên Nhà trường, một mặt cung ứng, đầu tư trangthiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học, mặt khác tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ,học viên khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, tác dụng của cơ sở vật chất,trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện có
*
Quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II là một khâu quan trọng trong quy trình quản lýgiáo dục đào tạo của Nhà trường Quản lý chất lượng học tập của học viên baohàm đầy đủ các đặc trưng của quản lý xã hội, quản lý Nhà trường, quản lý giáodục, đồng thời mang những nét đặc thù riêng của Trường Cán bộ quản lý Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn II
Chủ thể quản lý là các cấp uỷ đảng, các cơ quan chức năng, khoa giáoviên, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và bản thân các học viên.Trong đó, vai trò quan trọng, quyết định, chi phối trực tiếp là giảng viên, cán bộquản lý và học viên
Trang 33Nội dung quản lý chất lượng học tập của học viên rất phong phú từ khâuquản lý xây dựng thực hiện kế hoạch, quản lý hoạt động học tập; quản lý đánhgiá, kiểm tra; quản lý xây dựng các văn bản pháp quy đến việc quản lý môitrường và điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của học viên.
Tính đa dạng và phong phú của đối tượng cũng như chương trình đào tạo
đã đặt ra cho chủ thể quản lý những yêu cầu cao, đòi hỏi họ phải không ngừngnâng cao năng lực, kiến thức để quản lý một cách hiệu quả chất lượng học tậpcủa học viên
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN II
Để đánh giá thực trạng chất lượng học tập và thực trạng quản lý chấtlượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn II, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đánh giá, kết hợp traođổi trực tiếp với học viên (đối tượng đào tạo chủ yếu của nhà trường), với giáoviên, cán bộ quản lý của các cơ quan chức năng của Nhà trường Mục đích khảosát là thu thập những minh chứng về thực trạng quản lý chất lượng học tập củahọc viên
Trước khi khảo sát, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản: kế hoạch đàotạo, các quy chế về quản chất lượng của nhà trường, các báo cáo tổng kết nămhọc, phần đánh giá về quản lý chất lượng học tập của học viên Trao đổi, quansát các hoạt động của học viên để có nhận xét sơ bộ, từ đó thiết kế phiếu đánhgiá
Đối tượng khảo sát 48 người gồm học viên của 3 khóa đào tạo giám đốcdoanh nghiệp và cán bộ, giáo viên của Nhà trường
Sau khi xử lý kết quả Mẫu phiếu đánh giá, chúng tôi lại trao đổi trực tiếp với đối tượng, quan sát các hoạt động của công tác quản lý, tham dự hội nghị tổng kết năm học 2011-2012 của Nhà trường, tham khảo ý kiến phát biểu tham luận của các đại biểu và kết luận hội nghị của Hiệu trưởng nhằm chính xác hóa kết quả thu được từ phiếu đánh giá, kết quả thu được như sau:
Trang 352.1 Thực trang chất lượng học tập của học viên trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II được tổchức lại năm 1996, trên cơ sở sáp nhập Trường quản lý Nông nghiệp và Côngnghiệp thực phẩm (1982) và Phân hiệu của Trường Cán bộ quản lý Lâm nghiệp.Trải qua gần 30 năm phát triển, Trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồidưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị kinh doanh trongcác doanh nghiệp nông lâm nghiệp (bao gồm cả trang trại và hợp tác xã nôngnghiệp) Đồng thời, Trường cũng đã đạt nhiều thành tích trong việc nghiên cứukhoa học và triển khai các ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồidưỡng, tư vấn
Số lượng học viên được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm không ngừng tănglên Từ số lượng hàng trăm học viên được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm vàonhững năm đầu thành lập trường quản lý của Bộ, cho đến nay, mỗi năm Trường
đã đào tạo, bồi dưỡng được gần 10.000 lượt người, là cán bộ lãnh đạo, quản lý,công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sựnghiệp thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nhà quản trị kinhdoanh của các loại hình doanh nghiệp (kể cả trang trại và hợp tác xã) hoạt độngtrong nông nghiệp, nông thôn, cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn cáccấp
Trang 36Bảng 2.1: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức từ năm 2005 cho đến
2 2009
2 2010
2 2011
2 2012
54
64
100
2 Các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng thực thi công vụ, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ
8
31
14
10
9
805
1671
363
520
235
3 Các lớp bồi dưỡng kiến thức về
hội nhập kinh tế quốc tế
00
175
29
149
205
4 Đào tạo bồi dưỡng theo các
chuyên ngành đặc thù
4
11
Trang 372 2009
2 2010
2 2011
2 2012
51
523
267
406
498
5 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ các
2 4
2 5
2 6
923
2 704
7 13
1 139
1 038
(Nguồn: Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II năm 2012)
Nhà trường luôn giữ được chất lượng đào tạo Hàng năm học viên ratrường có tỉ lệ khá, giỏi cao Cá biệt như lớp Đào tạo Giám đốc doanh nghiệpkhóa 23, tỉ lệ học viên tốt nghiệp ra trường đạt loại giỏi 75% Không có khóanào không có học viên không đạt yêu cầu (bảng 2.2)
Trang 38Bảng 2.2: Kết quả tốt nghiệp của học viên
Xếp loại học viên (%) Giỏi Khá Trung bình Không đạt
Trang 39Đội ngũ giảng viên của Trường có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nghiêncứu khoa học, giảng dạy, tư vấn, hợp tác quốc tế, 68% giảng viên cơ hữu có học
vị từ thạc sĩ trở lên trong đó có 1 phó giáo sư, 9 tiến sĩ và 5 nghiên cứu sinh;
Trường có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là các chuyên gia, cán bộ quản
lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp, giảng viên các trường đại học và các việnnghiên cứu;
Trường có khả năng đào tạo cả 3 kỹ năng cho nhà quản trị: kỹ năngchuyên môn, kỹ năng nhân sự, giao tiếp, kỹ năng tư duy, tổ chức Đào tạo, bồidưỡng chuyên môn quản lý gắn với chuyên môn kỹ thuật
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong đào tạo, Nhà trườngcũng còn có những hạn chế, bất cập như chưa đảm bảo đồng đều chất lượng họctập của học viên Một số học viên đạt kết quả thấp, sự trưởng thành của họ chưa
rõ rệt, do vậy khi ra trường một số học viên chưa đảm nhiệm tốt nhiệm vụ,cương vị, chức trách được giao
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học chưa đượcđầu tư đúng mức, chưa tương xứng với nhiệm vụ đã ảnh hưởng đến chất lượnghọc tập của học viên và quản lý chất lượng học tập của họ
2.2 Đánh giá tình hình quản lý chất lượng học tập của học viên Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II
Một là, thực trạng về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý
chất lượng học tập của học viên.
Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kếhoạch quản lý chất lượng học tập của học viên Kế hoạch được phân ra 2 loạichính: kế hoạch 6 tháng và kế hoạch 1 năm Có kế hoạch cấp trường đến các cấpquản lý cụ thể Kế hoạch quản lý chất lượng học tập của học viên đã bao quát từ
Trang 40quản lý chất lượng học tập chính khóa đến ngoại khóa, chất lượng học tập trênlớp và chất lượng tự học.
Việc triển khai thực hiện kế hoạch được tiến hành một cách nề nếp và khoahọc Các chủ thể quản lý thực hiện kế hoạch một cách chủ động, nghiêm túc vàđạt được kế hoạch đặt ra Kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ, giáo viên vàhọc viên của Nhà trường đều khẳng định tầm quan trọng của tính kế hoạch trongquản lý chất lượng học tập của học viên
Qua khảo sát cho thấy, 91% ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý và họcviên cho rằng rất tốt, có 5% cho là tốt, chỉ có 4% ý kiến đánh giá ở mức độ chưatốt
Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượnghọc tập của học viên còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa đảm bảo tính khoa học,tiến độ thời gian chưa hợp lý, đặc biệt tính kế hoạch trong quản lý chất lượng tựhọc của học viên chưa cao Các cơ quan chức năng của Nhà trường chưa chỉ đạo
và kiểm tra một cách sát sao người học trong xây dựng và thực hiện kế hoạchhọc tập và kế hoạch tự quản lý chất lượng học tập Đa số học viên chưa xâydựng được kế hoạch học tập một cách khoa học, cá biệt có học viên chưa xâydựng được kế hoạch học tập, do vậy những học viên này thường hay tùy tiệntrong việc bố trí thời gian và thực hiện các tiến độ của quá trình học tập
Hai là, thực trạng tổ chức quản lý hoạt động học tập của học viên
Chương trình và nội dung đào tạo của Nhà trường quyết định đến hoạtđộng học tập của học viên Để nâng cao chât lượng học tập, một mặt phải xâydựng được chương trình, nội dung đào tạo một cách khoa học, bám sát thực tiễn,đáp ứng được nhu cầu của học viên và phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhàtrường Trên cơ sở chương trình, nội dung học tập, các chủ thể quản lý tổ chứcquản lý hoạt động học tập, quản lý chất lượng học tập của học viên Sự đánh giácủa học viên về chương trình, nội dung học tập đã phản ánh tính thiết thực của