1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện kim bảng tỉnh hà nam

104 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

- Trần Xuân Châu: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS kinh tế 2002, Học viện Chính trị quốc gia- Phạm Anh Tuấn: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông ngh

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Chử Văn Tuyên

HÀ NỘI 2013

Trang 3

10

1.1 Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp sau dồn điền đổi thửa.

10

1.2 Thực trạng sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở

huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

31

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNGNGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ỞHUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

50

2.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp ở Kim Bảng sau dồn điền đổi thửa

50

2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kim Bảng hiện nay

Trang 4

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định

nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề mang tính chiến lược cơ bản,

lâu dài trong hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách vĩ mô, các chươngtrình các dự án phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội

Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế côngnghiệp, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cùng quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá với những mục tiêu cótính đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội đòihỏi chúng ta phải nhanh chóng xác định phương thức huy động, quản lý và

sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu, trong đó đặc biệt là tài nguyên đất.Đây là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tăngcường sức mạnh an ninh, quốc phòng của đất nước Bởi vì, không phải chỉvới chúng ta hiện nay mà trong mọi thời đại, với mọi quốc gia dân tộc, đấtđai luôn luôn là nguồn tài nguyên và cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành tố cơ bản và quyết định nhất đến sự ổn định môi trường sống (cả môitrường tự nhiên và môi trường xã hội) của con người Thực tiễn đã chứngminh, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất luôn mang yếu tố lịch sử, kinh

tế, chính trị, xã hội sâu sắc Với nước ta hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn và người nông dân vẫn đang nảy sinh nhiều vấn đề mang tính thời

sự có liên quan trực tiếp tới đất đai, cần được quan tâm xem xét giải quyết

Hà Nam nằm ở phía nam Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh đất chật,người đông, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi) đangtrong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nhưng nhìn chungvẫn còn ở trình độ lạc hậu, năng suất lao động và tỷ trọng nông phẩm hànghoá thấp Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là diện tích đấtcanh tác bình quân đầu người không nhiều, lại bị phân chia thành nhiều

Trang 6

mảnh, thửa manh mún Điều đó gây ra không ít khó khăn trở ngại cho quátrình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn,hiện đại

Khắc phục tình trạng này, các địa phương trong tỉnh Hà Nam đã cơbản hoàn thành chủ trương “Dồn điền đổi thửa”, thực chất là chuyển đổiquyền sử dụng để tập trung ruộng đất thâm canh, chuyên canh cây trồng,vật nuôi cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Tuy nhiên, việc dồnđiền, đổi thửa chỉ là điều kiện cần, còn những điều kiện đủ để nâng caohiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, cần phải tiếp tục tổng kết thựctiễn, bổ sung lý luận để hoàn thiện các chính sách liên quan nông nghiệp,nông thôn và nông dân

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu

“Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điển đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế học chính trị.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, về đất và nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở các góc

độ tiếp cận, phạm vi khác nhau Có thể khái quát thành các nhóm công trìnhnghiên cứu sau:

* Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn

- Lại Ngọc Hải: Sự phát triển của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp

và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học quân sự (1991), Học

viện Chính trị - Quân sự (nay là Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng)

- Lê Minh Vụ: Phát triển kinh tế nông thôn hàng hoá và tác động của

nó đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang ở Việt Nam hiện nay, Luận

án PTS khoa học quân sự(1996), Học viện Chính trị -Quân sự (nay là Họcviện Chính trị- Bộ Quốc phòng)

Trang 7

- Trần Xuân Châu: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS kinh tế (2002), Học viện Chính trị quốc gia

- Phạm Anh Tuấn: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở Việt Nam, Luận án TS

kinh tế (2004), Học viện Chính trị - Quân sự (nay là Học viện Chính trị - BộQuốc phòng)

- Lê Thuỳ Hương: Về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, luận

văn thạc sĩ (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Lê Văn Điền: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương, Luận văn thạc sĩ (2012), Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập và luận giải một cách tương đối có

hệ thống vai trò của sản xuất nông nghiệp, người nông dân và kinh tế nôngthôn trong sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng- an ninh của đất nước Có đề tài đi sâu vào việc phân tích sựvân động, biến đổi sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn dưới góc độ quan

hệ sản xuất hoặc lực lượng sản xuất và có đề cập đến các chính sách vĩ môliên quan đến quyền sử dụng, quản lý đất nông nghiệp, tập trung ruộng đất;đào tạo phát triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng vốn, liên kết hợp táctrong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn Nhiều kiến nghị docác tác giả luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề xuất đã được nghiên cứu, sửdụng làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế-xã hội ởcác cấp, ngành, địa phương khác nhau

- Vũ Văn Phúc: Đổi mới hợp tác xã và nhu cầu hợp tác của người lao động hiện nay ở nông thôn Việt Nam Nxb Chính trị quốc gia, HN 2003.

- Chu Thị Hảo: Lý luận hợp tác xã, quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2003

- Phạm Thị Cần, Nguyễn Văn Kỷ, Vũ Văn Phúc: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị quốc gia, HN 2004.

Trang 8

- Nguyễn Như Hà: Hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, Nxb Lao động, Hà Nội 2005

- Nguyễn Thị Hồng Lâm: Hợp tác xã ở nước ta hiện nay, những vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội 2005

- Nguyễn Minh Tú: Phát triển kinh tế hợp tác xã ở nước ta, Tạp chí

Cộng sản, số 16(8-2004)

- Nguyễn Thị Mỹ Hương: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và phát triển số

4 - 2006

Các sách tham khảo, bài báo khoa học trên, đã đi sâu phân tích mô hình

tổ chức kinh tế nông nghiệp và sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới các chínhsách kinh tế, xã hội (trong đó đặc biệt là chính sách quản lý, sử dụng đất nôngnghiệp) nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sốngngười nông dân phát triển ổn định, bền vững Đồng thời tác giả của các côngtrình trên cũng chỉ ra được những tồn tại, yếu kém; những khó khăn trở ngạicủa nông nghiệp nước ta trong điều kiện mở cửa, hội nhập, phát triển kinh tếthị trường

* Nhóm công trình nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp và dồn

điền đổi thửa

- Nguyễn Sinh Cúc: Ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2008

- Trần Thị Minh Châu: Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, Tạp

chí Cộng sản, số 824/2011

- Lê Đình Hiếu: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách đồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp (2011), Trường Đại học Nông nghiệp 1

Hà Nội

Trang 9

- Lê Thị Thanh Xuân: Đánh giá tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kim Bảng – tỉnh Hả Nam,

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, chuyên ngành quản lý đất đai, Trường Đại họcNông nghiệp 1 Hà Nội

- PGS, TS Vũ Trọng Khải: Tích tụ ruộng đất nông nghiệp xét trên khía cạnh kinh tế, http://kinhtenongthon.com.vn/VandeSukien/2008/8/13095

Các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến vai trò đặc biệt quantrọng của đất đai; thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp (chủ yếu lànhững bất cập) ở một số địa phương cũng như trên phạm vi cả nước nóichung Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, sửdụng tài nguyên đất hiệu quả nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.Một số nội dung đề cập đến vấn đề giao đất, sử dụng đất, tranh chấp đấtđai nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả sửdụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở một huyện khu vực Đồngbằng sông Hồng, tiếp cậndưới góc độ kinh tế học chính trị

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp trong và sau quá trình “dồn điền đổi thửa” ở huyện Kim Bảngtỉnh Hà Nam Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng cơ bản và giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bànhuyện trong những năm tiếp theo

* Nhiệm vụ

Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách “Dồn điền đổithửa” và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

ở huyện Kim Bảng hiện nay

Khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trong phát triển sảnxuất nông nghiệp của nông dân Kim Bảng trong những năm qua

Trang 10

Đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa, góp phần phát triển kinh tế -

xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, xây dựng nông thôn mới ở huyệnKim Bảng, Hà Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổithửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến “Dồn điềnđổi thửa” và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửatrên địa bàn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trước, trong và sau quátrình dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (tập trung phântích hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mởcửa và hội nhập, biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực đến sản xuấtnông nghiệp) Tư liệu, số liệu minh họa, phân tích, so sánh, khảo sát thời gian từ năm 2003 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tếcủa Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng,những chủ trương, biện pháp của địa phương (huyện, xã) trong nhữngnăm gần đây về dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệpsau dồn điền đổi thửa

* Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế học chính trị,

đó là: kết hợp lô-gíc với lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…

và phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác trong nghiêncứu kinh tế chính trị để thực hiện đề tài

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm tư liệutham khảo về tập trung ruộng đất; sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sửdụng đất; thực trạng, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong phạm vi cấp huyện ở đồng bằngBắc bộ Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụnghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng; đồng thờicũng có thể dùng cho các cấp lãnh đạo huyện, xã tham khảo trong quátrình chỉ đạo, quản lý sản xuất nông nghiệp ở địa phương trong nhữngnăm tới

7 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung: 2 chương, (4 tiết);Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

1.1 Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

1.1.1 Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Trong kinh tế học chính trị mác-xít, C.Mác và V.I Lê-nin nghiên cứucác quan hệ kinh tế xã hội có liên quan dến vấn đề đất đai thông qua phạm trùđịa tô tư bản chủ nghĩa Xét về mặt kinh tế xã hội, phạm trù “địa tô” chỉ rõmối quan hệ ba giai cấp: địa chủ - tư bản kinh doanh nông nghiệp – côngnhân làm thuê trong nông nghiệp; tư bản kinh doanh nông nghiệp và chủruộng chia phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo

ra Xét về mặt kinh tế kỹ thuật, lý luận địa tô trong kinh tế học mác – xít chỉ

rõ những điều kiện hình thành các loại địa tô, nhất là địa tô chênh lệch TheoC.Mác, địa tô chênh lệch 1 gắn liền với những điều kiện thuận lợi tự nhiên(độ phì nhiêu của đất, gần thị trường tiêu thụ nông phẩm); địa tô chênh lệch 2gắn với điều kiện nhân tạo (đầu tư thâm canh do tiến bộ kỹ thuật) Lý luận địa

tô trong kinh tế học có thể được xem là là cơ sở để các nhà nước (kể cả nhànước tư sản) ban hành các chính sách về đất đai, đặc biệt là tích tụ ruộng đất

để phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn hiện đại

Vận dụng vào Việt Nam, những năm trước đổi mới, sự phát triển nôngnghiệp (nông nghiệp theo nghĩa hẹp) của cả nước nói chung, các tỉnh phíaBắc nói riêng được tiến hành theo mô hình các hợp tác xã Sau Chỉ thị 100-CT/TW: Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm laođộng và người lao động” trong các hợp tác xã nông nghiệp, ngày 13 tháng 1năm 1981(thường gọi là khoán 100) đã đem lại những sinh khí mới cho nềnnông nghiệp nước ta lúc đó Nhưng sau một thời gian thực hiện, “khoán 100”

Trang 13

bộc lộ một số vấn đề bất cập do chúng ta bắt đầu thực hiện đổi mới toàn diệnđất nước Để tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp phát triển, ngày 28 tháng 3 năm

1988, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương (khoá VI) đã ban hành Nghịquyết 10- NQ/TW: “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”(thường gọi

là khoán 10) Đến năm 1993, Quốc hội nước ta thông Luật đấi đai, trong đó

khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” [Điều 1, Chương 1] và xác định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi , chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền

sử đất Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật” [Điểm 2, Điều 3, Chương 1] Như vậy, cùng với

sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, nông nghiệp và nôngthôn nói riêng, Đảng và Nhà nước ta từng bước hoàn thiện các văn bản Luậtnhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân phát triển sản xuất, tăng thunhập, cải thiện và nâng cao đời sống, làm giàu cho mình và cho đất nước

Trên cơ sở Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các địaphương (tỉnh, huyện, xã) có chủ trương và người nông dân tiến hành chuyểnnhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm thực hiện tập trung ruộng đất,chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá lớn hiện đại

Đối với nước ta trước đây cũng như hiện nay, trong sản xuất nôngnghiệp và trong sự tồn tại của xã hội, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng:

“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá , xã hội, an ninh và quốc phòng” [Lời nói đầu - Luật đất đai 1993] Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông

nghiệp, tư liệu sản xuất đặc biệt này có đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhưmong muốn hay không, lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất lao động;

Trang 14

gia tăng số, chất lượng nông phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác giữ vaitrò quyết định Ở các nước phát triển, người ta đã tính toán được rằng, tronggiá trị gia tăng của những sản phẩm nông nghiệp, hàm lượng chất xám (thôngqua trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, sinh họchoá ) chiếm 70 - 80% Để ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học,công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, người ta phải tiến hành canh tác trênnhững cánh đồng có diện tích lớn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn héc-ta theohướng thâm canh và chuyên canh.

Hiện tại, do những yếu tố của lịch sử - xã hội chi phối, nhìn chung đấtnông nghiệp chưa được đầu tư khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả cao,còn lãng phí nhiều Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vàođiều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết hay nói cách khác, sản xuất nông nghiệpchứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, người dân có lúc, có nơi không thiết tha vớiruộng đất Khắc phục tình trạng trên, việc giao đất ổn định, lâu dài cho ngườinông dân là một giải pháp cơ bản, tạo động lực để người dân yên tâm đầu tưcác nguồn lực cho phát triển sản xuất

Chủ trương nhà nước giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và cho phép người sử dụng đất cócác quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế… đã qui định trongLuật Đất đai năm 1993 và cụ thể hóa trong Nghị định 64/CP ngày 7 tháng 9năm 1993 của Chính phủ đã thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng và Nhànước ta với phương trâm công bằng xã hội bằng cách chia đều ruộng đất tínhtrên một khẩu cho các gia đình Như vậy mỗi hộ nông dân đều có phần trênnhững mảnh ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa cũng như ruộng gần Hiệu quảcủa chính sách này đã có tác dụng lớn trong việc khai thác nguồn lực (laođộng sẵn có ở nông thôn), khuyến khích nông dân sản xuất, tăng cường anninh lương thực đặc biệt đối những vùng có bình quân ruộng đất trên đầungười thấp như vùng Đồng Bằng Sông Hồng; những chính sách này đã đem

Trang 15

lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước Từ một nước nhậpkhẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên

và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sảnnhư gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản Thu nhập và đời sống của người dânluôn được cải thiện Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở nông thôn.Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như trên cũng thể hiệnnhững hạn chế, nó gây nên tình trạng manh mún ruộng đất ở nông thôn, tạonên những khó khăn trong quy hoạch, quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồntài nguyên đất đai và gây nên những khó khăn trong quá trình Công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đó là ruộng đất manh mún, phântán, bờ vùng, bờ thửa nhiều đã tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung

Từ thực trạng chung về quản lý, sử dụng đất nông nghiêp thời gian qua

và yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đạiđòi hỏi các địa phương, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải xoá bỏ tìnhtrạng cát cứ, mở rộng diện tích đất canh tác thông qua tập trung ruộng đất.Với thực trạng quản lý, sử dụng ruộng đất ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nhưhiện nay, việc tập trung ruộng đất có thể được thực hiện bằng nhiều cách,

trong đó việc “dồn điền, đổi thửa” đang được người dân ở nhiều địa phương

thực hiện vì nó phù hợp với nhu cầu của chính người sử dụng đất và yêu cầuphát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn

Để góp phần hoàn thiện hơn khái niệm dồn điền đổi thửa dưới góc độ

kinh tế học, tác giả luận văn cho rằng, trước hết cần đề cập một cách khái

lược phạm trù đất nông nghiệ và, sản xuất nông nghiệp

Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp (năm 1991) “Đất là vật hìnhthành tự nhiên, gồm những tầng lớp liên quan nhau theo phát triển sinh học,được tạo thành do kết quả biến đổi các lớp mặt của thạch quyển vỏ Trái đất,dưới tác động của nước, không khí, sinh vật”

Trang 16

Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp,lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địabàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, anninh quốc phòng

Cũng theo Từ điển bách khoa nông nghiệp (năm 1991) “Nông nghiệp:tập hợp các mặt hoạt động của con người trong một môi trường khí hậu vàsinh học cụ thể, trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, nhằm tạo ranhững sản phẩm thực vật và động vật cần cho đời sống, đặc biệt là lươngthực, thực phẩm”

Cũng như công nghiệp, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quantrọng của nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện trước mắt cũng như trong quátrình công nghiệp hoá đất nước Ngành nông nghiệp có 2 nhiệm vụ lớn là trựctiếp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo tối đa nguyên liệu chocông nghiệp, tăng khối lượng nông sản cho xuất khẩu Ngành nông nghiệphoạt động chủ yếu trên địa bàn nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa rộng là tổ hợp các ngành gắn liền với các quátrình sinh học bao gồm cả nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi)lâm nghiệp (trồng và khai thác bảo vệ tài nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt

và nuôi trồng thủy sản), diêm nghiệp (làm muối) Thực tiễn cho thấy, trongmột thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ yếu củahầu hết các quốc gia Nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lươngthực, thực phẩm nuôi sống con người Nông nghiệp theo nghĩa rộng thườngđược sử dụng trong phân tích mối quan hệ với công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.Trong trồng trọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, câythực phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây dược liệu chăn nuôi

Trang 17

bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm Sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhucầu dinh dưỡng hằng ngày của con người, nguyên liệu cho công nghiệp vàmột phần quan trọng khác đáp ứng nhu cầu mặc, dược liệu để làm thuốc chữabệnh, sức kéo cho sản xuất và vận tải Nông nghiệp là một ngành kinh tếquan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện cách mạng khoa họccông nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp cũng phảiphát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại và tuân theo các quy luật của sảnxuất hàng hoá, cơ chế thị trường

Theo Luật đất đai năm 1993: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủyếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôitrồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi “Đất nôngnghiệp” và “đất phi nông nghiệp” là những thuật ngữ được dùng để phân biệtmục đích sử dụng đất khác nhau (Đất nông nghiệp: dùng để trồng trọt, chănnuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, làm muối Đất phi nông nghiệp: thànhphố, xây dựng sân bay bến cảng, khai thác hầm mỏ )

“Dồn điền, đổi thửa”

Hiện tại, việc dồn điền, đổi thửa đang được người nông dân nước ta nóichung, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng – kể cả thủ đô Hà Nội, rất quantâm và đang tiến hành thực hiện; một số địa phương đã cơ bản hoàn thành Đểđưa ra được một quan niệm đầy đủ, có sức thuyết phục cao về “dồn điền đổithửa” cần phải có thời gian, với sự tham gia của nhiều người tiếp tục nghiêncứu lý luận, tổng kết thực tiễn Việc dồn điền đổi thửa được chính quyền vàngười dân nhiều địa phương quan tâm vì thực trạng phân chia đất nôngnghiệp (giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân) còn nhiều bất cập,ruộng đất canh tác nhỏ lẻ, manh mún đang là lực cản lớn nhất cho quá trìnhphát triển một nền nông nghiệp lớn hiện đại

Theo quan niệm của một số nhà quản lý đất đai ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp, có thể được hiểu:

Trang 18

Sự phân chia manh mún về mặt ô, thửa trong đó một đơn vị sản xuất

(thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước to nhỏ khácnhau (có mảnh chỉ vài chục m2) diện tích của các mảnh ruộng này không đápứng được yêu cầu của sản xuất

Sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất,

số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và cácyếu tố sản xuất khác

Cả hai kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản

xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất làvấn đề cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp kém hiệu quả Ngoài ratình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạchsản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Vì thế mà người

ta luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này Tuy nhiên, tình trạng manh múnruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và cả ở nhiềuthời kỳ của lịch sử phát triển nền nông nghiệp Những nguyên nhân dẫn đếntình trạng này cũng rất đa dạng: Nó có thể là do đặc điểm về mặt phân bố địa

lí, do sức ép gia tăng dân số nhưng cũng có thể có nguyên nhân về mặt xãhội như tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc diểm tâm

lí của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sáchruộng đất, mục tiêu kinh tế xã hội hoặc sự quản lí lỏng lẻo kém hiệu quả củacông tác địa chính Muốn giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi phải xácđịnh rõ các nguyên nhân của vấn đề mang tính lịch sử xã hội và cũng rất nhạycảm này

Trước hết là ngày 27/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP

“Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổnđịnh lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” trong đó quy định: Hộ giađình, cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dàivào mục đích sản xuất nông nghiệp Toàn bộ đất nông nghiệp đang sử dụng

Trang 19

được giao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trừ đất giao cho các

tổ chức, đất dùng cho nhu cầu công ích của xã Đất nông nghiệp giao cho hộgia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp bao gồm: đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặtnước nuôi trồng thuỷ sản Các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đìnhtrước đây được hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh Đối với những loạiđất nông nghiệp không thể giao cho từng hộ gia đình, cá nhân thì cho tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.Trong quy định này còn nêu rõ: Nguyên tắc giao đất nông nghiệp, thời hạngiao đất, hạn mức giao đất nông nghiệp, đối tượng giao đất nông nghiệp, cáchgiao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết đất vượt hạnmức; đất dành cho nhu cầu công ích của xã hội, đất quốc phòng – an ninh;giao (hoặc chuyển đổi) quyền sử dụng đất có yếu tố người nước ngoài

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến nay, cảnước đã cơ bản hoàn thành việc giao ruộng đất cho hơn 11 triệu hộ nông dân

sử dụng đất nông nghiệp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nôngdân, đạt 91,74% về số hộ và 87,02% về diện tích đất nông nghiệp [5]Bộ Tài

nguyên và Môi trường (2005) - Báo cáo tình hình thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai] Kết quả đó

đã tác động tích cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển làm tăng tổngsản phẩm nông nghiệp, nhất là sản lượng lương thực trong những năm qua,góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của

cả nước và đổi mới nhanh chóng bộ mặt nông thôn

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình trạng manh múnruộng đất đã và đang bộc lộ những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sản xuấttrong nông nghiệp, làm cho chủ sử dụng đất không thể áp dụng khoa học tiến

bộ vào sản xuất nông nghiệp, cản trở sự nghiệp hiện đại hoá sản xuất nôngnghiệp ở nông thôn

Trang 20

Quá trình thực hiện nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, phầnlớn các địa phương kế thừa từ việc giao khoán ruộng đất của các hợp tác xã,tập đoàn sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 10 NQ-TƯ ngày 28 tháng 3năm 1988 của Bộ Chính trị, trong nông nghiệp gọi là “khoán 10” Ruộng đất

ở các địa phương hầu như được giữ nguyên như đã khoán cho các hộ (có điềuchỉnh nhưng không nhiều, ví dụ: rút của hộ thừa và bù cho hộ thiếu) Có một

số địa phương rũ ra chia lại với phương châm: “Rũ nhưng không rối”, nhưng

số địa phương làm được như vậy không nhiều, mặt khác chính quyền đã thừanhận và công bố thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất (hộ gia đình, cá nhân)

Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, quĩ đất 5% dành cho nhu cầu công ích củacác xã, hầu hết được chuyển từ quỹ đất vòng II của Hợp tác xã nông nghiệp.Hợp tác xã trước đây giao khoán cho các hộ có lao động, vốn, có khả năngthâm canh, với mức giao khoán cao hơn mức khoán bình quân khoảng 30%

để làm nghĩa vụ với Nhà nước và bù đắp cho quĩ đất cơ bản (quĩ đất vòng I,giao khoán cho nhân khẩu) Quỹ đất này thường giao khoán hoặc cho các hộđấu thầu, đồng thời quỹ đất không tập trung hầu hết là phân tán, xen kẽ trongđất giao ổn định của các hộ gia đình

Sự phân chia đất nông nghiệp ở các vùng, miền trong phạm vi cả nước(hoặc trong cùng một vùng, địa phương huyện, xã) rất khác nhau do yếu tố tựnhiên, xã hội và lịch sử (Bảng so sánh dưới)

Ở những vùng đất rộng người thưa hoặc trình đô phân công lao động xãhội và kinh tế hàng hoá phát triển thì sự manh mún ít, nghĩa là: bình quân sốthửa / hộ dân nhỏ; diện tích / thửa lớn làm cho diện tích đất canh tác / hộ lớn

Sự manh mún về phân chia đất nông nghiệp một mặt phản ánh trình độ

lạc hậu, mặt khác nó cản trở sự phát triển một nền nông nghiệp lớn hiện đại.

Trang 21

Sự manh mỳn ruộng đất canh tỏc ở cỏc vựng

(số thửa trờn hộ và diện tớch bỡnh quõn của thửa)

Vựng

Tổng số thửa Bỡnh quõn/ hộ

Diện tớch bỡnh quõn/ thửa

(m2) Trung bỡnh Cỏ biệt Đất lỳa Đất rau màu

1 Miền nỳi – trung du 10-20 150 150-300 100-150

7 Đồng bằng Sụng Cửu Long 3 10 3000-5000 500-1000

(Nguồn: Báo cáo thực trạng tình hình manh mún ruộng đất hiện nay và việc chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân ở một số địa phơng - Tổng cục địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trờng, 1997).

Sự phõn chia đất đai ở một số tỉnh vựng Đồng bằng sụng Hồng

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bỡnh

3,3

18,0 17,0 47,0 19,0

-37,0

24,0

9,5 6,8 11,0 9,0 5,7

8,2

8,0

20,0 20,0 10,0 10,0 10,0

14,0

5,0

700,0 - - 5868,0 1000,0

1265,0

4224,0

216,8 - - 228,0 288,0 - -

(Nguồn: Viện QH và TKNN, 2002)

Trang 22

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu dẫnđến tình trạng ruộng đất manh mún:

- Một là, chủ trương của nhà nước về giao đất trên cơ sở hiện trạng để

đảm bảo đoàn kết, ổn định nông thôn

Nguồn gốc sâu xa của tình trạng manh mún ruộng đất hiện nay là sự kếthừa kết quả phân chia ruộng đất ở các hợp tác xã cho các hộ nông dân khithực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá

VI, kết hợp với việc điều chỉnh lại theo Nghị định 64/CP: Hộ nhiều ruộng thìlấy ra cho hộ không có ruộng; hộ ít ruộng thì được chia bổ sung

Hai là, tư tưởng, tâm lý và trình độ nhận thức hạn chế của một bộ phận

không nhỏ nông dân đòi hỏi sự công bằng trong phân chia và giao ruộng đất

Trong quá trình giao ruộng đất và phân hạng đất, sự nguyên tắc cứngnhắc của chính quyền địa phương cùng với trình độ có hạn, người ta không cócách nào khác là tổ chức phân chia đều từng loại đất trên từng cánh đồng,từng loại đất tốt - xấu theo năng suất sản lượng hàng năm Do trình độ nhậnthức của nông dân còn hạn chế, đòi hỏi sự “công bằng” trong phân chia ruộngđất chỉ đơn giản là phải chia đều mọi người đều phải có ruộng tốt, xấu, có xa,

có gần Hình thức phân chia này cũng phần nào chịu ảnh hưởng bởi gánhnặng tâm lý lo ngại thiên tai xảy ra thì có thửa mất mùa nhưng có thửa còncho thu hoạch để đảm bảo đời sống ở mức tối thiểu, thường ngày

Như vậy, tình trạng manh mún đất đai đang cản trở quá trình phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hoá, tác động không thuận chiều đến sự nghiệpcông nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Vấn đề đó đặt rayêu cầu là cần phải xem xét, giải quyết một cách khẩn trương tình trạng đấtđai manh mún nhằm phát triển sản xuất, ổn định về xã hội, kinh tế và an ninhlương thực của từng hộ, từng địa phương và ở phạm vi huyện, tỉnh, quốc gia

Trang 23

Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng manh mún đất đai nếu được dồn đổi

sẽ tác động tích cực đến quá trình sản xuất nông phẩm, phát triển nông nghiệphàng hoá Điều đó được thể hiện trên những nội dung sau:

Một là, tăng diện tích đất canh tác nông nghiệp

Nguyên nhân làm giảm diện tích đất canh tác có nhiều, trong đó cónguyên nhân do đất manh mún nên phải đắp bờ ngăn giữa các mảnh, thửa quánhiều và một phần diện tích đất “đầu thừa đuôi thẹo”dư thừa khi giao chiatrong cùng một lô đất

Kết quả khảo sát lại diện tích đất nông nghiệp trong quá trình “dồnđiền, đổi thửa” tại Kim Bảng cho thấy: khi giao đất theo Nghị định 64/CPngày 27/9/1993, diện tích đất nông nghiệp có gần 13.492 ha, nhưng năm 2005khi thực hiện các Chỉ thị của Tỉnh uỷ và các Quyết định của UBND tỉnh về thíđiểm dồn điền, đổi thửa, thì đất nông nghiệp lên đến 13.909,85 ha, chênh lệch416,15 ha, tăng (3,8%) Một số huyện khác trong tỉnh cũng có tình trạngtương tự, như ở Lý Nhân, Thanh Liêm (Phụ lục 3)

Theo số liệu tổng hợp của nhiều địa phương khi tình trạng manh múnđất đai được khắc phục sẽ làm tăng diện tích đất canh tác trung bình từ 1,8 –4% Như vậy, nếu hoàn thành dồn điền, đổi thửa, khắc phục được tình trạngmanh mún đất canh tác, riêng tỉnh Hà Nam sẽ tăng thêm ít nhất 1200 ha đấtnông nghiệp

Hai là, làm tăng khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Ruộng đất nông nghiệp manh mún, phân tán không khuyến khích ngườilao động, hộ gia đình, người lao động đầu tư công sức, vốn, vật tư để thâmcanh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đặcbiệt là hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng.Qua khảo sát các địa phương hoàn thành dồn điền đổi thửa cho thấy, trongmột lô đất (thậm chí một cánh đồng) nếu có ít hộ sử dụng, khả năng vốn, trình

Trang 24

độ canh tác đồng đều, từ giống cây trồng, đầu tư phân bón, điều tiết nướctưới, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp canh tác cũng sẽ thuận lợi hơn Các

hộ gia đình cùng canh tác trên một cánh đồng sẽ hợp tác đầu tư áp dụng cáctiến bộ kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế tăng lên Do vậy năng suất cây trồng caohơn so với những cánh đồng được chia cắt thành nhiều mảnh, thửa với diệntích nhỏ

Ba là, tăng khả năng cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển nông phẩm

Chuyển từ lao động thủ công sang cơ giới sẽ làm giảm chi phí lao động,

hạ giá thành nông phẩm hàng hoá Để cơ giới hoá được phải có quy mô diệntích của thửa đất đủ lớn, mặc dù hiện nay có nhiều loại máy nhỏ, phù hợp vớiquy mô sản xuất của hộ gia đình Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, qua khảo sát tại một số xã hai bên bờ sông Hồng (thuộchuyện Khoái Châu, Hưng Yên; huyện Thanh Trì, Hà Nội), mỗi hộ có đến 12-

15 thửa, có thửa dài hàng cây số, thậm chí 2 km và chỉ gieo được 1-2 hàngngô Tình trạng này không chỉ có ở xã ngoài đê có điều kiện thuận lợi sảnxuất các loại rau màu, mà còn có ở hầu hết các xã bên trong hệ thống đê điều,chuyên canh cây lúa, nhưng diện tích thửa đất nhỏ, trung bình 288m2, nhỏnhất là 10 m2 (báo cáo dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc)

Do vậy đã làm cản trở quá trình đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuấtnông nghiệp Thực trạng đó cũng diễn ra ở Hà Nam nói chung, huyện KimBảng nói riêng

Tại đồng bằng sông Hồng bình quân 13 hộ/1 máy kéo, trong khi đó tạiĐồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ này là 6,2 hộ/1máy

Như vậy, xoá bỏ tình trạng manh mún ruộng đất không chỉ làm tăngnăng suất lao động trong nông nghiệp mà còn tác động tích cực đến sự phát

Trang 25

triển của ngành sản xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành trong nông nghiệp

và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Bốn là, việc quản lý đất đai (thông qua cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, hoàn thiện hồ sơ địa chính) thuận lợi hơn

Quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính gồm nhiều khâu, nhiều việc từ đođạc, giao đất ngoài thực địa, lập sổ mục kê, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, đăng ký và theo dõi biến động để cập nhật giúp cho công tác quản lý đấtđai được chặt chẽ Nếu số mảnh thửa ít, quy mô diện tích của từng thửa lớn, sốthửa của một hộ giảm, cán bộ địa chính không phải can vẽ bản đồ hoặc trích đo bổsung nhiều, thậm chí hạn chế những tiêu cực

Theo tính toán của nhiều địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, khi thực hiệnnghị định 64/CP, chỉ riêng đo đạc đã tăng 1,5 – 2 lần; nếu tính toàn bộ chi phí

từ khâu đo đạc đến hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất cho người sử dụng thì tăng từ 30-50% so với tổng chi phí thựchiện ở địa bàn đã dồn điền, đổi thửa (chỉ còn 1- 4 thửa/hộ)

Để đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất, nguyên tắc giao

đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân có xa, có gần, có tốt, có xấu nênruộng đất của mỗi hộ có nhiều thửa và nằm ở nhiều xứ đồng khác nhau.Ví dụkết quả khảo sát ở xã Nhật Tựu: có nông hộ được giao quyền sử dụng 21 thửađất nông nghiệp, phân bố ở 21 xứ đồng; xứ đồng xa nhất 1,5 km; nếu tínhtrung bình 1 tháng đi thăm đồng 4 lần thì trong một vụ phải đi mất 48 km(1,5km x 2 lượt đi & về x 4 lần/tháng x 4 tháng/vụ), chưa kể quãng đường từ thửa

nọ đến thửa kia nhỏ bé rất khó đi lại Như vậy, nếu dồn đổi lại chỉ còn 1-2thửa / hộ, thời gian để đi lại thăm đồng, chăm sóc mùa màng giảm xuống, hiệuquả kinh tế tăng do sản phẩm làm ra có giá thành thấp hơn Nếu sản phẩm làm

ra là hàng hoá thì sức cạnh tranh (về giá) mạnh hơn so với sản phẩm cùng loạiđược sản xuất trong điều kiện đất đai bị “băm chia” manh mún

Trang 26

Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung, ở Hà Nam trong

đó có huyện Kim Bảng nói riêng, về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hànghoá, đặc biệt như một số nông phẩm chủ yếu: bò, lợn, ngô, lạc, đậu…Quátrình sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung chủ yếu ở những vùng có quy

mô bình quân đất nông nghiệp lớn và có lợi thế cạnh tranh Về hàng hoánông sản có: lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, chè

ở các tỉnh miền núi phía Bắc… Các vùng khác như ĐBSH được coi là vùng

có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm nhưng trong điều kiện qui môđất nông nghiệp của từng nông hộ rất thấp, bình quân 0,05 ha/người, tìnhtrạng đất manh mún đã làm hạn chế khả năng sản xuất nông sản hàng hoá

Rõ ràng xó bỏ tình trạng manh mún đất nông nghiệp có tác động tíchcực đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thúc đẩy quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Chi phí sản xuất giảm, làmtăng diện tích đất canh tác đồng thời làm giảm đáng kể chi phí hoàn thiện hồ

sơ địa chính, tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về đất đai Chính vì lẽ

đó, ngay sau khi giao ruộng cho hộ nông dân, nhiều địa phương đã tự nguyện

“dồn điền, đổi thửa” để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tăng thunhập và cải thiện dời sống vật chất tinh thần của người nông dân

Quan niệm về dồn điền đổi thửa

Theo quan điểm của các nhà kinh tế nông nghiệp và quản lý đất đai,

Dồn điền đổi thửa xuất hiện trong quá trình phát triển của đất nước và do đòi

hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Tuỳ

vào từng địa phương có thể có các tên gọi khác nhau Có nơi gọi là Dồn đất đổi ruộng có nơi thì gọi là Dồn điền đổi thửa, nhưng chung quy lại, mục đích

chính của nó vẫn là sắp xếp lại ruộng đất, dồn đổi ruộng đất từ nhiều thửa nhỏthành những thửa lớn nhằm “Khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manhmún, tổ chức lại đồng ruộng; đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế hộ và trang trại,

Trang 27

củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông

nghiệp nông thôn” [Nghị định 64/CP ngày 7/9/1993 của Chính Phủ về “Ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”]

Trong phạm vi một đề tài luận văn cao học kinh tế, chúng tôi cho rằngcần thống nhất một số nội dung (năm vấn đề) có liên quan trực tiếp đến dồnđiền, đổi thửa, đó là:

Thứ nhất, phải khẳng định đây là một phạm trù kinh tế gắn liền với đất

đai mà các chủ thể (có quyền và nghĩa vụ) tham gia vào mối quan hệ này,trước hết là người nông dân (được giao quyền sử dụng đất) và nhà nước(thống nhất quản lý đất đai)

Thứ hai, việc dồn điền đổi thửa phải được tiến hành trên cơ sở đồng

thuận giữa các chủ thể sử dụng đất theo hướng tự nguyện, cùng có lợi

Thứ ba, thực chất của dồn điền đổi thửa là tập trung ruộng đất nhằm

tăng diện tích đất canh tác vào những hộ gia đình, những trang trại có nhucầu, khả năng canh tác với quy mô lớn, chủng loại sản phẩm có giá trị kinh tếcao theo “tín hiệu” của thị trường

Thứ tư, việc dồn điền đổi thửa được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Luật

đất đai, các Văn bản luật có liên quan và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xãhội của từng địa phương

Thứ năm, việc dồn điền đổi thửa phải hướng vào mục tiêu phát triển

nông nghiệp hàng hoá lớn, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh lươngthực và trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng caođời sống của người nông dân

Từ cách đặt vấn đề trên, có thể quan niệm:

Dồn điền, đổi thửa là tập trung, dồn dịch các mảnh, thửa ruộng nông nghiệp có diện tích nhỏ thành những mảnh, thửa ruộng có diện tích lớn hơn

Trang 28

thông qua việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các chủ thể có liên quan đến đất đai.

Dồn điền, đổi thửa - xét về ngữ nghĩa là khái niệm kép Theo lô-gíc

hình thức, dồn điền là tập trung, sát nhập hai hay nhiều thửa ruộng sẵn có thành một thửa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu người sử dụng đất Dồn điền có thể

được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng (mua lại) quyền sử dụng đất

của một hay nhiều người khác Đổi thửa là chuyển đổi quyền sử dụng các thửa đất khác nhau giữa người này với người khác nhằm giảm thiểu số mảnh, thửa ruộng hiện có Dồn điền, đổi thửa làm cho diện tích đất sử dụng của

những người tham gia đồn, đổi có thể tăng hay giảm, nhưng tổng diện tích đấtcanh tác không đổi trong khi số thửa mảnh giảm xuống

Như vậy dồn điền có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó

có đổi thửa Đổi thửa là trao đổi quyền sử dụng các thửa ruộng có vị trí khácnhau, diện tích khác nhau Đổi thửa có thể làm cho số thửa của mỗi hộ giảmxuống nhưng diện tích của mỗi thửa tăng lên; tổng diện tích đất canh tác trêntừng cánh đồng, của từng địa phương là không đổi

Trước thực trạng quản lý, khai thác sử dụng đất nông nghiệp còn nhiềubất cập và để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị

trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc dồn điền, đổi thửa đất nông

nghiệp ở nước ta hiện nay (nhất là các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ) là một chủtrương đúng, một việc làm cần thiết vì những lý do sau:

Trước hết, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ về diện tích

đất canh tác do việc giao đất lâu dài, theo tư tưởng bình quân, chia đều để hộnông dân nào cũng có phần đất ở tất cả các cánh đồng vốn do địa phương quản

lý khi thực hiện Luật đất đai 1993 và Nghị định 64/NĐ-CP, theo kiểu “có tốt,

có xấu; có gần, có xa ”

Mục đích cơ bản của dồn điền đổi thửa là tạo điều kiện tập trung ruộngđất để những người có khả năng (về tài chính, lao động, kinh nghiệm sản xuất,

Trang 29

quản lý kinh doanh ) và nhu cầu kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hoá lớn Muốn chủ trương dồn điền đổi thửa thực sự có ý nghĩa về kinh tế

- xã hội, việc cần quan tâm hàng đầu là hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền

đổi thửa.

Để thực hiện mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng lớn, trước hết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác Hiệuquả sử dụng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được xem xét theo nhiều tiêuchí, cả định tính và định lượng

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa

là sử dụng tối ưu diện tích đất nông nghiệp đã được đồn đổi để sản xuất ra

những nông phẩm với số lượng, chất lượng ngày càng cao Trong kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa là thay đổi phương thức canh tác, lựa chọn vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất gắn liền với tốc độ chu chuyển của vốnđầu tư vào đất; biểu hiện thông qua sản lượng, chất lượng nông phẩm, doanhthu và lợi nhuận của chủ thể sản xuất

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trước hết phải ứngdụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, tăng vòng quay sử dụngđất; lựa chọn vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổnhưỡng và nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Trong kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất được biểu hiệnthông qua việc các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp lựa chọn vật nuôicây trồng và phương thức canh tác theo hướng tối ưu hoá; gắn kết sản xuất vàlưu thông nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

Chủ thể trực tiếp thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhữngngười đang tiến hành sản xuất kinh doanh trên những diện tích đất được giao

Xuất phát từ tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp (tuân theonhững quy luật sinh học và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết)

Trang 30

chúng tôi cho rằng, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất được xác định trênbốn nội dung:

Thứ nhất, tăng số vòng quay sử dụng đất thông qua việc tăng vụ (rút

ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi) thực hiện xen canh, luâncanh cây trồng, vật nuôi

Sản xuất nông nghiệp - nhất là trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, khôngchỉ phụ thuộc vào diện tích đất canh tác hay mặt bằng hồ đầm, mà còn có thểđem lại sản lượng nông phẩm và doanh thu cao cho người sản xuất bằng cáchtăng hệ số, tăng số vòng quay sử dụng đất (giảm thời gian từ khi gieo trồngđến khi thu hoạch một loại cây trồng, vật nuôi) Tăng hệ số sử dụng đất cũng

có ý nghĩa như tăng diện tích đất canh tác

Thứ hai, sản xuất tăng trưởng thường xuyên, sản lượng nông phẩm

tăng, thu nhập của người sử dụng đất tăng

Tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp chính là tổng giá trị nôngphẩm tính bằng tiền - trên cùng một đơn vị diện tích, vụ sau cao hơn vụ trước;năm sau cao hơn năm trước Để có tăng trưởng thường xuyên, phải thực hiệnviệc chuyên canh đi cùng với thâm canh (đầu tư phát triển theo chiều sâu) câytrồng vật nuôi

Thứ ba, tăng doanh thu tăng, tăng lợi nhuận và thực hiện tái sản xuất

mở rộng (theo chiều sâu) trên diện tích đất đã, đang canh tác

Muốn có sự tăng trưởng cần tạo nhiều giá trị gia tăng cho nông phẩmhàng hoá thông qua việc lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tếcao, tìm kiếm thị trường có sức mua lớn, cung nhỏ hơn cầu )

Thứ tư, mức sinh lời trên vốn đầu tư, thu nhập bình quân tính bằng tiền

trên một diện tích canh tác (số tiền/ha/năm) Trong kinh tế hàng hoá và cơ chếthị trường, đây là chỉ tiêu hoàn toàn có thể định lượng được và là tiêu chíquan trọng nhất đánh giá hiệu quả sử dụng đất, kinh doanh nông nghiệp hànghoá

Trang 31

1.1.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa

Thực chất của dồn điền, đổi thửa là tập trung ruộng đất cho từng chủ

thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp (nông hộ, trang trại) Mục đích của dồnđiền đổi thửa là tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật để thực hiện thâm canh, chuyên canh vật nuôi cây trồng, tăngnăng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong kinh tế thịtrường, đó là điều kiện cần để nâng cao sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận chongười sản xuất kinh doanh nông nghiệp Vì vậy, việc dồn điền đổi thửa vànâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đầu thửa của cả nước nói chung,từng địa phương (tỉnh, huyện) nói riêng, là cần thiết như nhau

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp, với nền văn minh lúa nước xuất hiện rất sớm và hiện tại vẫn là mộtnước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá Theo số liệu thống

kê gần nhất, hiện nay có 70% dân số và 65% lực lượng lao động xã hội sống

và làm việc trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp, nhưng diện tích đất canhtác bình quân đầu người vào loại thấp của thế giới Không những diện tích đâtcanh tác bình quân đầu người thấp mà còn bị phân chia nhỏ lẻ Nước ta hiện

có 14,5 triệu nông hộ, đất nông nghiệp được chi thành 70 triệu mảnh, thửa vớinhững diện tích khác nhau Thửa rộng (cánh đồng mẫu lớn) có thể lên đếnhàng chục thậm chí hàng trăm héc- ta, nhưng cũng có mảnh được chia đềucho các hộ với diện tích vài chục m2 Vì vậy, việc dồn điền, đổi thửa là yêucầu có tính cấp thiết cả về mặt kinh tế và xã hội Điều đó thể hiện trên nhữngnội dung sau

Thứ nhất, trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đất đai là đối tượng

lao động không thể thiếu để con người có thể khai thác, tạo ra sản phẩm, tạogiá trị mới tăng thêm và thu lợi nhuận Nhưng đấy mới là điều kiện cần vàđiều kiện nói chung, còn điều kiện đủ để sản xuất nông nghiệp đem lại kết

Trang 32

quả như mong muốn là lao động, vốn, thị trường và cả những yếu tố về sốlượng, chất lượng đất (diện tích đất canh tác, độ phì nhiêu, khoảng cách đếnthị trường, trình độ thâm canh ) Với nước ta hiện nay (đặc biệt là các tỉnhthuộc vùng châu thổ sông Hồng, đất đai bị phân chia manh mún) việc dồnđiền, đổi thửa là giải pháp có tính khả thi về mặt kinh tế và sự phù hợp về mặt

xã hội để chuyển đổi chủ thể và mục đích sử dụng đất theo hướng sản xuấthàng hoá lớn, hiện đại

Thứ hai, đi cùng với quá trình CNH, HĐH nền kinh tế là quá trình đô thị

hoá Đô thị hóa là mở rộng không gian đô thị làm cho không gian nôngnghiệp, nông thôn thu hẹp tương ứng Đó là quá trình chuyển đổi một phầnđất sản xuất nông nghiệp, khu cư dân nông thôn thành các khu đô thị mới.Diện tích đất canh tác có xu hướng thu hẹp, trong khi nhu cầu đảm bảo anninh lương thực ngày càng cao, chỉ có dồn điền đổi thửa mới có điều kiện đưamáy móc, kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nôngphẩm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn hiện đại

Thứ ba, cách mạng khoa học công nghệ và quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, một bộphận nông dân sẽ “ly ruộng, bất ly hương”- từ bỏ sản xuất nông nghiệp nhưngkhông từ bỏ quê hương bản quán Họ có nhu cầu chuyển nhượng hoặc chuyểnđổi quyền sử dụng đất để chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi đó, một bộphận nông dân mong muốn gắn bó với nông nghiệp, có khả năng và nhu cầu

mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá Có cầu thì có cung và ngược lại, nên

việc dồn điền đổi thửa như là một nhu cầu tất yếu trong kinh tế hàng hoá và

cơ chế thị trường

Thứ tư, cạnh tranh kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay

cũng diễn ra rất quyết liệt Để có thể đứng được trong cơ chế thị trường và sảnxuất kinh doanh có lãi, người sản xuất (các trang trại , hộ gia đình) phải thựchiện tích luỹ tái sản xuất mở rộng trong đó có tích tụ, tập trung ruộng đất Việc

Trang 33

dồn điền, đổi thửa là cách thực hiện tích tụ, tập trung có tính kinh tế và tínhhiện thực nhất Chỉ có dồn điền, đổi thửa (trong điều kiện đất đai do nhà nướcthống nhất quản lý và giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân) mới tạo ranhững cánh đồng mẫu lớn, những vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng thâmcanh, chuyên canh; nền nông nghiệp nước ta mới khắc phục được tình trạngnhỏ lẻ, tự cấp, tự tức để chuyển sang sản hàng hoá lớn, hiện đại.

Thứ năm, xuất phát từ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền

đổi thửa ở Hà Nam cũng như ở huyện Kim Bảng hiện nay

Sau dồn điền đổi thửa, việc sử dụng đất ở Kim Bảng nói riêng, tỉnh HàNam nói chung, tuy đã có hiệu quả tốt hơn song cũng còn nhiều vấn đề cần tiếptục tổng kết thực tiễn, bổ sung hoàn thiện các chính sách có liên quan đến sảnxuất nông nghiệp Đặc biệt là xây dựng, phát huy tính năng động, tư duy sảnxuất hàng hoá và kinh tế thị trường cho các chủ thể tham gia sản xuất, kinhdoanh nông nghiệp Bên cạnh đó không thể không đề cập đến quan hệ sản xuấtmới trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay, khi các loại hình kinh tế hợp tácđang trong quá trình vận động trở về đúng với quy luật vốn có của nó

1.2 Thực trạng sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa ở huyện Kim Bảng

Nằm phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, Kim Bảng là huyện thuần nôngnhưng diện tích đất canh tác bình quân đầu người không nhiều, lại được phânchia thành rất nhiều mảnh, thửa khác nhau theo kiểu bình quân chủ nghĩa

Về vị trí địa kinh tế, xã hội

Kim Bảng cách Hà nội 60km; phía bắc giáp huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức(Hà Nội), phía tây giáp huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình), phía đông giáp huyệnDuy Tiên và thành phố Phủ Lý, phía Nam giáp huyện Thanh Liêm Các đơn

vị hành chính của huyện gồm 2 thị trấn (Quế, Ba Sao) 17 xã (Nguyễn Uý, Lê

Trang 34

Hồ, Đại Cương, Nhật Tựu, Hoàng Tây, Nhật Tân, Văn Xá, Kim Bình, ĐồngHoá, Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Khả Phong, Thuỵ Lôi, Ngọc Sơn, Thi Sơn, ThanhSơn, Liên Sơn)

Về hệ thống giao thông, thuỷ lợi: Có sông Đáy và sông Nhuệ; các quốc

lộ 21A, 21B, 38B; cùng hệ thống giao thông liên huyện, liên xã khá phát triển

do phong trào xây dựng điện - đường - trường - trạm theo phương châm nhànước và nhân dân cùng làm trước đây đem lại [Xem phô lôc 1 & 2]

Là huyện cách xa trung tâm công nghiệp lớn, nên tốc độ đô thị hoá ởKim Bảng không diễn ra nhanh chóng, rộng lớn như những huyện trên địabàn các thành phố lớn Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, tỷ lệ tăngdân số cao và mật độ dân số cũng tăng theo Tốc độ tăng dân số bình quângiai đoạn 2000 – 2005 là 1,68%/năm; giai đoạn 2005 – 2010 là 1,85%/năm.Dân số và lực lượng lao động phân bố tương đối đồng đều giữa các xã, thôn Năm 2008: GDP của huyện tăng 12,39% (chỉ tiêu đặt ra là 10,7%);GDP/người/năm là 4,3 triệuVND

Cơ cấu kinh tế: nông-lâm-thuỷ sản chiếm 39,21%, công nghiệp-xâydựng chiếm 33,49%, dịch vụchiếm 27,3%

Sản lượng lương thực có hạt: 39.852 tấn (thóc: 33.811 tấn, ngô: 6.041)năng suất lúa đạt bình quân 62tạ/ha Lực lượng lao động xã hội của huyện là29,6 nghìn người, chiếm 44,55% dân số, trong đó số lao động thường có việclàm là 28,3 nghìn người, chiếm 94,6% lực lượng lao động

Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 chuyển dịch theo hướng giảm tỷtrọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành thủ công nghiệp, côngnghiệp – xây dựng và dịch vụ Hiện tại, theo đánh giá chung của Huyện uỷ và

UBND huyện: Các lĩnh vực kinh tế xã hội đều có sự chuyển biến tích cực, nhất là lĩnh vực nông nghiêp, dịch vụ; đã tạo nên bức tranh mới với nhiều gam màu sáng cho một vùng quê lúa lâu đời, nhưng đang quá trình CNH, HĐH xây dựng nông thôn mới.

Trang 35

1.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nụng nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng trong thời gian qua

Kết quả đạt được trong dồn điền đổi thửa đó tạo tiền đề quan trọng

và thuận lợi cho cỏc trang trại, hộ nụng dõn đầu tư vốn, lao động mởrộng sản xuất nụng nghiệp trờn cơ sở nõng cao hiệu quả sử dụng diệntớch đất được quyền sử dụng

Cũng như cỏc huyện khỏc của tỉnh Hà Nam, Kim Bảng là một trong

những huyện vựng Đồng bằng Bắc Bộ cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổithửa đất nụng nghiệp Cơ sở phỏp lý cho việc dồn điền đổi thửa là những chủtrương, chớnh sỏch của Đảng và Nhà nước về đất đai đú là:

Luật Đất đai năm 1993 đó thừa nhận đất cú giỏ trị và Nhà nước xỏc địnhgiỏ cỏc loại đất để tớnh thuế đất, tớnh giỏ trị tài sản khi giao đất, bồi thườngthiệt hại về đất khi thu hồi đất, Chớnh phủ quy định khung giỏ cỏc loại đất đốivới từng vựng và theo thời gian Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chớnhphủ về quy định khung giỏ cỏc loại đất, Thụng tư liờn bộ số 94/TT-LB ngày14//11/1994 của Bộ Tài chớnh, Bộ xõy dựng, Bộ Tổng cục Địa chớnh, Ban vậtgiỏ Chớnh phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/NĐ-CP là cơ sở cho cáctỉnh và thành phố trực thuộc Trung ơng xây dựng bảng giá đất cho địa ph-

ơng mình Đến năm 1996 Chớnh phủ ra quyết định số 302/QĐ-TTg ngày13/5/1996 về việc điều chỉnh hệ số k trong khung giỏ ban hành theo Nghịđịnh sú 87/NĐ-CP Hệ số k được điều chỉnh từ 0.5 đến 0.8 lần mức giỏ trongbảng khung giỏ đất đụ thị Năm 1998 Chớnh phủ ban hành Nghị định số17/NĐ-CP quy định lại hệ số k điều chỉnh khung giỏ đất cộng, trừ 50% theokhung giỏ quy định tại Nghị định số 87/NĐ-CP

Việc ban hành khung giỏ và cỏc quy định về định giỏ đối với đất đai, cỏcchớnh sỏch đền bự thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở quan trọng để xỏclập sự vận động của cỏc quan hệ đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường

cú sự quản lý của Nhà nước Những chớnh sỏch tiến bộ đú đó gúp phần làm cho

Trang 36

đất đai trở lại tài sản quý giá, vai trò của đất đai trong sự phát triển kinh tế-xãhội được khôi phục và thực sự là một nguồn lực đặc biệt của nền kinh tế.

Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 qui định quỹ đất nông nghiệp giao cho

hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong đó có:đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản Các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trướcđây do hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh, đất trống đồi núi trọc, đấthoang hoá xác định để sản xuất nông nghiệp Còn Luật Đất đai năm 2003 đãxác định: Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nôngnghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặngcho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Đây chính là cơ sở pháp

lý để các địa phương trong huyện, các hộ gia đình thực hiện dồn điền đổi thửa– tích tụ ruộng đất, thực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn

Đánh giá kết quả dồn điền, đổi thửa của huyện Kim Bảng, có thể kháiquát trên 4 nội dung:

Trước hết, thường xuyên thông tin, tuyên truyền giáo dục cho các đối

tượng có liên quan, tạo được sự đồng thuận tương đối cao trong xã hội Đây làthành công lớn nhất vì đất đai liên quan trực tiếp, quyết định nhất đến việclàm thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn

Thứ hai, việc dồn điền đổi thửa được thực hiện trên cơ sở tự nguyện,

cùng có lợi nên không để xảy ra những vi phạm về luật pháp, mất ổn định vềkinh tế, trật tự an toàn xã hội Từ 2003 – 2012 Kim Bảng không để xảy ra cácđiểm nóng về đất đai, cơ bản không có tình trạng khiếu kiện đông người, kéodài, vượt cấp

Thứ ba, sản xuất tiếp tục được tiến hành theo đúng thời vụ, đúng kế

hoach Cơ cấu vật nuôi cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý; hiệuquả sử dụng đất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp tăng lên

Trang 37

Tuy tình trạng được mùa rớt giá, sản xuất theo phong trào vẫn còn diễn ra,nhưng nhìn chung người nông dân Kim Bảng những năm gần đây đã nhanh,nhạy hơn với tín hiệu (trước hết là giá cả) của thị trường

Thứ tư, các hoạt động kinh tế, xã hội có nhiều thuận lợi; sự quản lý,

điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu lực và hiệu quả hơn Người sản xuấtkinh doanh nông nghiệp có điều kiện thực hiện các nghĩa vụ đối với nhànước, địa phương và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn Kim Bảng làmột trong những huyện đi đầu của phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm

điện, đường, trường, trạm ở Hà Nam thời kỳ 2000 – 2010

Thành tựu và những hạn chế trong sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng

* Thành tựu

Một là, , ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho thâm canh vật nuôi, cây trồng;

hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hộ, từng trang trại tăng lên

Để thực hiện thâm canh và chuyên canh vật nuôi, cây trồng có hiệu quảcao, điều kiện cần là đất đai; điều kiện đủ là vốn tài chính, kinh nghiệm sảnxuất, quy mô thị trường nông phẩm, đặc biệt là nhận thức được tính chất đặcthù của sản xuất nông nghiệp (quy luật sinh trưởng, điều kiện thổ nhưỡng, khíhậu, mùa vụ của vật nuôi, cây trồng)

Trong nông nghiệp, quy mô và trình độ phát triển sản xuất không giốngnhư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ Sự gia tăng hiệu quả sản xuất nhờ

việc tăng quy mô chỉ giới hạn đến ngưỡng về đất đai, lao động, máy móc

Nếu vượt ngưỡng này, hiệu quả sản xuất lại giảm xuống Giá thành của mộtđơn vị nông phẩm không những không giảm mà có thể lại tăng lên, người ta

gọi đó là kinh tế phi quy mô Ngưỡng của các yếu tố sản xuất không chỉ phụ

thuộc nhiều vào đặc điểm của mỗi loại hình sản xuất kinh doanh: chăn nuôihay trồng trọt (bao gồm: chăn nuôi gia súc hay gia cầm; trồng lúa hay rau) màcòn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, khả năng ứng dụng kỹ thuật,

Trang 38

công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản, đặ biệt làdung lượng của thị trường.

Hiện tại, ở kuyện Kim bảng cũng như một số địa phương khác của tỉnh

Hà Nam, quá trình sản xuất - tiêu thụ nông sản thường gặp khó khăn ở khâutiêu thụ sản phẩm, còn diện tích đất canh tác đối với từng hộ hoặc trang trạiđược các chính sách chung của Nhà nước hỗ trợ và tạo nhiều thuận lợi hơn sovới trước đây

Chẳng hạn, về diện tích đất canh tác cho các loại hình trang trại và hộ giađình, theo Luật Đất đai năm 2003 (điều 70) hạn mức giao đất nông nghiệpđược mở rộng hơn, như chỉ tính chung mức đất nông nghiệp trồng cây hàngnăm là không quá 3 ha, không qui định chi tiết cho từng vùng Diện tích đấtnông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, cho thuê, thuêlại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền

sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không

tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp [Luật Đất đai (2003), Nxb Bản đồ,

Hà Nội]

Như vậy, hộ gia đình – nông hộ, gieo trồng cây hàng năm hiện naykhông bị giới hạn là 3 ha; tuỳ theo khả năng của chủ thể sản xuất kinh doanh,điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng; quy mô và sức mua của thị trườngnông phẩm mà diện tích đất sử dụng của từng hộ có thể tăng lên, kể cảnhững hộ mới được xác lập do chia tách, hoặc công dân đến tuổi lập gia đình

có nhu cầu sống không phụ thuộc về kinh tế với thế hệ trước

Năm 1993 khi thực hiện Quyết định 115 và năm 1995 khi thực hiệnQuyết định 990 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Hà (tỉnh Nam Hà cũ nay táchthành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định) về việc giao đất nông nghiệp ổn địnhlâu dài cho hộ nông dân, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bảng đã tiến hành đochia ruộng đất cho các hộ nông dân Năm 1996 thực hiện Quyết định924/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Kim Bảng đã chỉ đạo cho các

Trang 39

xã trong huyện thực hiện đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho các hộ nông dân Cho đến trước thời điểm thực hiện dồn điền đổi thửa,tổng số diện tích đất trồng lúa và đất rau màu của huyện là 7.382,02 ha vớitổng số thửa đất là 259.166 thửa, trong đó: 1275 hộ có từ 3 đến 5 thửa; 23.625

hộ có từ 6 đến 10 thửa; 3.389 hộ có từ 11 đến 15 thửa; 1058 hộ có trên 15thửa Bình quân chung của toàn huyện là là 8,24 thửa cho một hộ Hộ cónhiều nhất là 37 thửa (ở xã Lê Hồ), diện tích 1 thửa lớn nhất 1.265m2, diệntích 1 thửa nhỏ nhất là 14 m2 (ở các xã Lê Hồ, Nguyễn Uý, Tân Sơn…)

Tổng quỹ đất nông nghiệp còn lại sau giao chia là 1.099,2 ha bằng14,9% trong đó cá biệt có xã để quỹ đất sau giao, chia bằng 28% tổng quỹ đấtsản xuất nông nghiệp của xã

Thực trạng trên cho thấy, khi thực hiện việc chia, giao đất cho hộ nôngdân còn quá manh mún và phân tán, trên cùng một xứ đồng có hộ có đến vàimảnh, có hộ có thửa diện tích chỉ 14 m2; có hộ được giao gần 40 mảnh, thửaruộng Diện tích đất giao cho hộ nông dân quá manh mún không phát huyhiệu quả kinh tế trong sử dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, việcđầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất gặp khó, khăn hạn chế cho điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nên hiệu quả thấp Quỹ đất nông nghiệp còn lại sau khi chia manhmún, phân tán chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, nhiều địa phương chưaquản lý chặt chẽ quỹ đất này, có nơi thôn, xóm, đoàn thể, HTX quản lý vì vậyảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách xã

Đến thời điểm năm 2011, Kim Bảng có trên 130 cụm dân cư sống tập

trung theo hình thái thôn, xóm với 35621 hộ, tổng dân số (khu vực nông thôn)

là 140238 nhân khẩu, tổng diện tích đất ở là: 680,34 ha; đất nông nghiệp:13.909, 85 ha chiếm 74,70% diện tích tự nhiên Sau dồn điền đổi thửa, sản xuất nôngnghiệp theo mô hình trang trại của Kim Bảng (cũng như toàn tỉnh Hà Nam) đã giảmmạnh về số lượng

Trang 40

Số lượng trang trại của tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng từ 2006 đến 2011

(Nguån: Côc Thèng kª Hµ Nam, Niªn gi¸m thèng kª 2012)

Tuy giảm về số lượng nhưng diên tích đất gieo trồng hoặc nuôi trồng thuỷsản, chăn nuôi gia súc, gia cầm bình quân 1 trang trại tăng lên Cụ thể:

Năm 2011 toàn huyện còn 20 trang trại trong đó: 15 trang trại chăn nuôi, 3trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 2 trang trại trồng xen kẽ cây lâu năm và cây hàngnăm Diện tích đất của các trang trại chăn nuôi tăng bình quân 1,42 lần; trang trạinuôi trồng thuỷ sản tăng 1,82 lần; trồng cây hàng năm là 2 lần so với 2008 Sốnông hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm gần 6%, điều đó cũng có nghĩa diệntích đất canh tác của một số hộ có liên quan cũng sẽ tăng tương ứng

Số mảnh, thửa đất canh tác của từng hộ, trên từng cánh đồng cũng như ởtừng địa phương (thôn, xã) giảm, nhưng diện tích đất canh tác của từng thửa tănglên Đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân mở rộng việc cơ giới hoá cáckhâu: làm đất, thu hoạch và vận chuyển nông phẩm, vật tư sản xuất Năng suấtlao động tăng, giá thành giảm, lợi nhuận của người sản xuất tăng và có thêm điềukiện thực hiện tái sản xuất mở rộng, trong đó việc thâm canh, chuyên canh vậtnuôi, cây trồng được người nông dân quan tâm lựa chọn

Trước dồn điền đổi thửa, do ruộng đất manh mún nên dù muốn haykhông, người nông dân cũng phải đa canh (gieo trồng hoặc chăn nuôi nhiềuloại cây, con khác nhau, theo từng cánh đồng) Nay diện tích đất tập trungthành những thửa lớn hơn, người nông dân sẽ tiến hành chuyên canh (gieotrồng, chăn nuôi một loại cây trồng vật nuôi nào đó) phù hợp với điều kiện tựnhiên của đất đai, kinh nghiệm sản xuất và nhu cầu thị trường

Qua khảo sát thực tế ở một số xã (Đại Cương, Hoàng Tây, Nhật Tân, ,Kim Bình, Tân Sơn, Khả Phong ) cho thấy:tỉ lệ cơ giới hoá khâu làm đất đã

Ngày đăng: 21/06/2018, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Vụ Đăng ký và thống kê đất đai Báo cáo tình hình thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. HN, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo tình hình thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất
2. Phạm Thị Cần, Nguyễn Văn Kỷ, Vũ Văn Phúc: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nxb CTQG ST HN 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hợp táctrong nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb CTQG ST HN 2004
3. Trần Thị Minh Châu: Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản (số 824 – 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam
4. Trần Xuân Châu: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở ViệtNam hiện nay
5. Nguyễn Sinh Cúc: Ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Tạp chí Lý luận chính trị (số 9 – 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lươngthực quốc gia
7. Đảng bộ huyện Kim Bảng, NQ Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2010 - 2015 8. Đảng cộng sản Việt Nam: Chỉ thị 100/CT-TW: Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, Nxb Sự thật, HN (1981) Sách, tạp chí
Tiêu đề: NQ Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2010 - 2015"8. Đảng cộng sản Việt Nam: Chỉ thị 100/CT-TW: "Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Đảng cộng sản Việt Nam NQ10/NQ-TW: Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, Nxb Sự thật, HN (1988) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp
Nhà XB: Nxb Sự thật
10. Đảng cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H.N ( 1991) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb Sự thật
11. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb - CTQG, HN (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb - CTQG
12. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấphành Trung ương khoá IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, HN 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Lê Văn Điền: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở HảiDương
16. Lại Ngọc Hải: Sự phát triển của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học quân sự, Học viện Chính trị - Quân sự ( nay là Học viện Chính trị- Bộ Quốc phòng) (1991) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của quan hệ sản xuất trong nôngnghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong chặng đầu củathời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
17. Chu Thị Hảo: Lý luận hợp tác xã, quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận hợp tác xã, quá trình phát triển hợp tác xãnông nghiệp ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
18. Lê Đình Hiếu: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách đồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khithực hiện chính sách đồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Gia Bình- tỉnh BắcNinh
19. PGS, TS Vũ Trọng Khải: Tích tụ ruộng đất nông nghiệp xét trên khía cạnh kinh tế, http://kinhtenongthon.com.vn/VandeSukien/2008/8/13095 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích tụ ruộng đất nông nghiệp xét trênkhía cạnh kinh tế
20. Nguyễn Thị Hồng Lâm: Hợp tác xã ở nước ta hiện nay, những vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác xã ở nước ta hiện nay, những vấnđề đặt ra và phương hướng phát triển
Nhà XB: Nxb Lao động
22. Phạm Huy Quang: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Hà Nội (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình
23. Chu Hữu Qúy và Nguyễn Kế Tuấn (1998): “Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí cộng sản, (20), tr.19-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp và nông thôn”," Tạp chí cộng sản
Tác giả: Chu Hữu Qúy và Nguyễn Kế Tuấn
Năm: 1998
24. Lương Xuân Qúy: Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thônBắc bộ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w