Định tội danh các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh hải dương ( Luận văn thạc sĩ)Định tội danh các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh hải dương ( Luận văn thạc sĩ)Định tội danh các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh hải dương ( Luận văn thạc sĩ)Định tội danh các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh hải dương ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN THỊ THU THÚY
ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TỪ THỰC TIẾN TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
ĐOÀN THỊ THU THÚY
Trang 4MUC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY 7
1.1 Khái niệm và đặc điểm của định tội danh các tội phạm về ma túy 7
1.2 Phân loại và ý nghĩa của việc định tội danh các tội phạm về ma túy 9
1.3 Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh các tội phạm về ma túy 14
1.4 Các giai đoạn định tội danh các tội phạm về ma túy 25
1.5 Định tội danh các tội phạm về ma túy trong một số trường hợp đặc biệt 28
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 35
2.1 Khái quát tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2013 đến năm 2017 35
2.2 Kết quả đạt được trong định tội danh các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương 36
2.3 Hạn chế vướng mắc trong định tội danh các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc 42
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG CÁC TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 61
3.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan đến định tội danh các tội phạm về ma túy 61
3.2.Giải pháp khác đảm bảo định đúng tội danh đối với các tội phạm về ma túy 70
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Tình hình xét xử chung và các tội phạm về ma túy của Tòa án nhân dân hai
cấp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 05 năm (2013 - 2017) 36 Bảng 2 Tỷ lệ tình hình xét xử chung và tội phạm về ma túy của Tòa án nhân dân
hai cấp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 05 năm (2013 - 2017) 37 Bảng 3: Tình hình xét xử sơ thẩm các tội phạm về ma túy của Tòa án nhân dân hai
cấp tỉnh Hải Dương từ năm (2013 - 2017) 37 Bảng 4: Tội danh do các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đối vớicác vụ án về
ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2013-2017 39 Bảng 5: Số liệu về tình hình thụ lý, giải quyết sơ thẩmcác vụ án về ma túy của Tòa
án hai cấp tỉnh Hải Dương (2013-2017) 40 Bảng 6: Số liệu thống kê giải quyết phúc thẩm các vụ án về ma túy của Tòa án
tỉnh Hải Dương (2013-2017) 41
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tình cấp thiết của đề tài
Hiến pháp Việt Nam quy định:“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật ” Như vậy, một người trở thành “người có tội” nhất định phải có một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Để ra một bản
án công bằng và đúng pháp luật đòi hỏi việc định tội danh, quyết định hình phạtphải chính xác Định tội danh là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó Vì thế, định đúng tội danh không những để quyết định hình phạt đúng, mà còn phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt chính xác, qua đó bảo vệ các quyền của con người, của công dân Ngược lại, định tội danh sai sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như: không bảo đảm được tính công minh, tính có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, thậm chí xâm phạm danh dự và nhân phẩm, các quyền và tự do của công dân…, làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm
Các tội phạm về ma túy là một chế định tội phạm không có gì mới trong pháp luật hình sự của nước ta Tuy nhiên trên thực tế hiện nay tình hình loại tội phạm này đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng cũng như mức độ Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh các tội phạm về ma túy Bộ luật Hình sự quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, tuy vậy những quy định này chỉ nêu lên các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thực tế tội phạm xảy ra lại vô cùng phức tạp và đa dạng Có nhiều trường các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu
Trang 7Xuất phát từ những những đòi hỏi như vậy, học viên cho rằng, việc nghiên cứu tình hình định tội danh của một nhóm tội phạm cụ thể, trên một địa bàn từ đó khái quát những vấn đề có tính lý luận và đưa ra các kiến nghị khoa họcđối với vấn đề nghiên cứu, là một trong những hướng đã được nhiều nhà khoa học và thực tiễn áp dụng
Với những lý do trên, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Định tội danh
các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” là đề tài luận văn thạc sỹ
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc định tội danh các tội phạm về
ma túy đã được một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa học Có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc
sỹ, một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo
đã nghiên cứu về những vấn đề này Cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất - Hệ thống các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo liên quan đến vấn đề định tội danh các tội phạm về ma túy, có thể kể đến các công trình sau: 1) GS.TS Võ Khánh Vinh, Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013; 2) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chương I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003
và 2007; 3) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; 4) PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb Đại học
Trang 83
Quốc gia Hà Nội, 1999; 5) ThS Đoàn Tấn Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật Hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010; 6) PGS TS Lê Văn Đệ, Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2005 v.v
- Nhóm thứ hai - Hệ thống các luận văn, luận án tiến sĩ luật học: Luận án tiến sĩ của Phạm Minh Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật hình sự Việt Nam”, năm 2006; 2) Nguyễn Thanh Dung, Định tội danh các tội phạm về ma túy, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; 3) Phan Thị Hồng Thắng, Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
- Nhóm thứ ba - Hệ thống các bài viết, đề tài khoa học, hiện nay, trên Tạp chí Tòa án nhân dân và một số tạp chí khác cũng đăng nhưng chỉ mang tính chất đơn lẻ và phân tích các dấu hiệu pháp lý giữa các tội phạm, cũng như định tội danh đối với từng vụ án cụ thể, như: 1) Phan Anh Tuấn, Định tội danh trong trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2001; 2) Nguyễn Thị Hợp, Pháp luật về xác định tội danh
và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2011; năm bài viết về “Định tội danh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân các số 3, 4, 5, 8 và 11/1999
Các tài liệu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong định tội danh nói chung và định tội danh các tội phạm về ma túy nói riêng, nhưng mới chỉ khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động định tội danh và thực tiễn định tội danh; phân tích, đánh giá một số nhận định liên quan đến yếu tố định tội danh, đồng thời phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hoặc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy; v.v… Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề định tội danh các tội phạm về ma túy trên một địa bàn
cụ thể là địa bàn tỉnh Hải Dương
Trang 9đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về loại tội phạm này, giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục đích nghiên cứu của luận văn đề tài sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc định tội danh nói chung và định tội danh các tội phạm về ma túy nói riêng; phân tích, bình luận quy định của BLHS, BLTTHS các văn bản có liên quan để làm sáng tỏ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc định tội danh các tội phạm về ma túy
- Đánh giá thực tiễn định tội danh các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, những bất cập vướng mắc trong thực tiễn áp dụng BLHS và các văn bản có liên quan và chỉ ra các nguyên nhân của bất cập, vướng mắc này
- Từ phân tích, đánh giá các căn cứ trong việc định tội danh các tội phạm
về ma túy trên địa bàn, đưa ra các kiến nghị nâng cao chất lượng định tội danh đối với loại tội này
4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những cơ sở khoa học về định tội danh nói chung và định tội danh các tội phạm về ma túy nói riêng
Những quy định của pháp luật về định tội danh các tội phạm về ma túy cũng như các tội phạm khác
Trang 10Về cơ sở pháp lý: Luận văn nghiên cứu BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và những điểm mới của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn chủ yếu là những kiến thức của khoa học về định tội danh, kết hợp với những kiến thức khoa học của luật học, khoa học hình sự , được học viên lựa chọn làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu luận văn
Ngoài ra các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện nhà nước pháp quyền và pháp luận là những cơ sở lý luận đáng tin cậy để học viên lựa chọn làm phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là những kiến thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, lịch sử, phương pháp thống kê, khảo sát Từ thực tiễn, trao đổi chuyên gia, vụ việc điển hình đó, những vấn đề liên quan đến định tội danh đối với tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, đảm bảo đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực của những nội dung, vấn đề được trình bày trong luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu thành công luận văn là cơ sở cho việc bổ sung các quan điểm lý luận trong định tội danh, xác định rõ hơn các cơ sở khoa học trong định tội danh các tội phạm về ma túy ở nước ta hiện nay;
Chỉ ra những thành công và hạn chế về định tội danh trong thực tiễn xét xử đối với các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
Trang 116
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy trong các trường nghiệp vụ của ngành luật, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong học tập, nghiên cứu về định tội danh, về pháp luật hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình định tội danh các tội phạm về
ma túy ở nước ta hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận về định tội danh các tội phạm về ma túy
Chương 2: Thực trạng định tội danh các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2013 đến năm 2017
Chương 3: Giải pháp đảm bảo định đúng tội danh các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
Trang 127
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1.1 Khái niệm và đặc điểm của định tội danh các tội phạm về ma túy
1.1.1 Khái niệm định tội danh các tội phạm về ma túy
Tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có l i, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về ma túy Định tội danh tối với các tội phạm về ma túy có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm tiền đề cho việc giải quyết các nhiệm vụ khác của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự Nghiên cứu về định tội danh các tội phạm về ma túy trước hết cần làm rõ một số nội dung về mặt lý luận mà trước hết là khái niệm định tội danh
Định tội danh là một khái niệm của khoa học luật hình sự Việt Nam, nó không được quy định cụ thể trong luật thực định,Vì vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này:
Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh thì định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp
và thông qua các giai đoạn nhất định [47, tr.27]
Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm thì định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng
cứ tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân tích trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật [6, tr.33]
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full