"Từ nay đến năm 2010 phải xây dựng nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công cụ thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu trở thành một nước cơ khí hoá, hiện đại hoá với trang thiết bị máy móc hiện đạI, dân giàu, nước mạnh, an ninh vững chắc.. " Đó là mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH) mà Đảng ta đặt ra. Đặc biệt nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế hàng hoá, một mặt nâng cao đời sống người dân, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế .. mặt khác đảm bảo theo định hướng XHCN. Để đạt được những mục tiêu trên, hoàn thành quá trình CNH-HĐH đất nước là cả một và nhiệm vụ nặng nề. Vì vấn đề đặt ra ở đây là Việt nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thấp kém, ngân sách hạn hẹp.. thế nhưng việc chuyển từ công cụ thô sơ thành trang thiết bị, máy móc hiện đại cần phải có vốn, việc đầu tư từ kỷ thuật lạc hậu sang KH-CN hiện đại cũng cần có vốn, việc đầu tư phát triển cũng cần có vốn. Như vậy, để hoàn thành quá trình CNH-HĐH, để đạt được các mục tiêu trên cần có vốn, vốn là vấn đề hết sức cấp thiết. Vậy vốn từ đâu ra ?
MỤC LỤC - 1 - LỜI MỞ ĐẦU "Từ nay đến năm 2010 phải xây dựng nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công cụ thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu trở thành một nước cơ khí hoá, hiện đại hoá với trang thiết bị máy móc hiện đạI, dân giàu, nước mạnh, an ninh vững chắc " Đó là mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH) mà Đảng ta đặt ra. Đặc biệt nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế hàng hoá, một mặt nâng cao đời sống người dân, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế mặt khác đảm bảo theo định hướng XHCN. Để đạt được những mục tiêu trên, hoàn thành quá trình CNH-HĐH đất nước là cả một và nhiệm vụ nặng nề. Vì vấn đề đặt ra ở đây là Việt nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thấp kém, ngân sách hạn hẹp thế nhưng việc chuyển từ công cụ thô sơ thành trang thiết bị, máy móc hiện đại cần phải có vốn, việc đầu tư từ kỷ thuật lạc hậu sang KH-CN hiện đại cũng cần có vốn, việc đầu tư phát triển cũng cần có vốn. Như vậy, để hoàn thành quá trình CNH-HĐH, để đạt được các mục tiêu trên cần có vốn, vốn là vấn đề hết sức cấp thiết. Vậy vốn từ đâu ra ? Tại nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIIi đã chỉ rỏ "Để CNH-HĐH cần huy động nhiều nguồn vốn gắn với sự sử dụng có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn trong nước là quan trọng". Nguồn vốn nước ngoài là quan trọng nhưng lịch sử cho thấy không có một nước nào phát triển nhờ vào nguồn vốn nước ngoài. Do đó, phải huy động nguồn vốn trong nước là chủ yếu, phát huy nội lực, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rổi trong xã hội. - 2 - Ở Việt nam hiện nay đã hình thành hai kênh huy động vốn, đó là qua thị trường chứng khoán và qua hệ thống Ngân hàng. Song, thị trường chứng khoán ở Việt nam mới thành lập, còn mới mẻ và chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn (HĐV) lớn. Do vậy, HĐV qua hệ thống Ngân hàng là quan trọng và chủ yếu. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, thực hiện huy động nguồn vốn nhàn rổi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư và phát triển trong nước. Như vậy, làm thế nào để huy động được nguồn vốn tối đa, hiệu quả an toàn nhất , đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng là vấn đề nóng bỏng trong quá trình đổi mới hệ thống Ngân hàng đã đang và tiếp tục thực hiện. Trong bài viết này, em xin nghiên cứu chuyên đề "Ngân hàng với chức năng huy động vốn trong quá trình CNH-HĐH đất nước" Ngân hàng hàng đã huy động vốn như thế nào, dưới hình thức gì, vai trò của Ngân hàng trong hệ thống huy động vốn ? ở nước ta việc huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được những kết quả gì ? Những khó khăn cần giải quyết và biện pháp để khắc phục nhằm huy động vốn ngày càng có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của đất nước. Để việc được thuận lợi em chủ yếu phân tích chức năng HĐV vì thể hiện bản chất Ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn, lại chiếm số lượng và nguồn vốn huy động vốn. Bài viết của em còn có nhiều sai sót, mong cô giáo góp ý và bổ xung thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn! - 3 - CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CHỨC NĂNG HUY ĐỘNG VỐN I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG GẮN VỚI CHỨC NĂNG HUY ĐỘNG VỐN (HĐV) Ngân hàng hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dàI, bắt đầu từ những nghiêp vụ Ngân hàng sơ khai sau đó Ngân hàng ngày càng phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế hàng hoá Ngân hàng phát triển trở thành Ngân hàng hiện đại. Nguồn gốc Ngân hàng bắt nguồn từ những thợ kim hoàn, những thợ đúc vàng, họ chuyên làm công việc cất giử những vật quí giá, đồ trang sức, cất giử tiền, thanh toán hộ vho khách để hưởng một khoản thù lao nhất định. Nhưng sau đó họ phát hiện ra tính chất "vô danh" của đồng tiền và tất cả những người gửi tiền đều không rút tiền ra cùng một lúc, vì vậy luôn luôn có khoản tiền dư thừa có thể đem cho vay và lấy lải. Nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay bắt đầu được hình thành. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển,thúc đẩy Ngân hàng phát triển, sự cạnh tranh giửa các Ngân hàng càng tăng thì các tổ chức này thay bằng thu phí tiền gửi họ khuyến khích gửi tiền bằng cách không thu phí và hơn nửa Ngân hàng sẻ được trả một phần lợi tức gọi là lải suất tiền gửi. Cùng với quá trình phát triển các Ngân hàng thực hiện nhiều đa dạng hoá các hình thức HĐV, ứng dụng Kỉ thuật - Công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chức năng huy động vốn của Ngân hàng. Như vậy, Ngân hàng đã huy động nguồn vốn nhàn rổi trong xã hội, và dùng nguồn vốn huy động được để cho vay. - 4 - Ngân hàng trở thành cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, giữa người tiết kiệm và người đầu tư, giữa người đi vay và người cho vay. Kết luận: Ngân hàng là tổ chức tài chính, nhận tiền gưỉ và cho vay tiền. Vậy, chức năng huy động vốn của Ngân hàng thể hiện như thế nào ta sẻ đi phân tích sâu về vấn đề này II. LÝ LUẬN CƠ BẢN CHỨC NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng là con đẻ, là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá. Khi ra đời Ngân hàng lại thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Do đó, đối với hình thái kinh tế nào, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng là không thể thiếu được nó giử vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Do vậy muốn phát triển nền kinh tế thị trường thì đIều đầu tiên là phát triển hoạt động ngân hàng. Nếu coi cơ chế thị trường là cơ thể sống thì ngân hàng là huyết mạch của cơ thể sống đó. Lật lại lịch sử phát triển, chúng ta có thể thấy, sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng gắn với tư bản hoá tiền tệ, mà tiền thân của nó là tư bản cho vay nặng lải đã từng tồn tại trong thời kì phân rả của chế độ nguyên thuỷ. Sự phát triển mạnh của quan hệ hàng hóa-tiền tệ đã đòi hỏi khách quan sự ra đời của các tổ chức và họat động Ngân hàng . Lúc này tư bản tiền tệ nhàn rổi đã bắt đầu xuất hiện phục vụ tư bản công nghiệp với lải suất thấp. Như vậy, tư bản công nghiệp đã trả một phần lợi thu được cho người cho vay do việc sử dụng vốn vay vào sản xuất dưới hình thức lợi tức. Cơ - 5 - chế phân chia lợi tức và lợi nhuận lúc đàu kinh doanh là ngẩu nhiên, nhưng khi tư bản hoạt động và tư bản sở hửu được phân định rỏ ràng thì cơ chế phân chia được đIều chỉnh, một nhóm tư bản nhận lợi tức và bên kia nhận lợi nhuận. Sự phát triển trong quan hệ hàng-tiền trong công nghiệp tạo điều kiện cho phát triển Ngân hàng, tư bản trong thương nghiệp. Tư bản trong thương nghiệp là tiền thân của tư bản có khả năng đem lại lải xuất. Tuy buôn bán tiền tệ là chức năng chủ yếu, các chức năng khác của ngân hàng được bổ sung dầnvới sự phát triển của quan hệ hàng-tiền và của nền kinh tế hàng hoá. Theo Mác, các bộ phận cấu thành tư bản Ngân hàng bao gồm: vàng, giấy bạc và các chứng khoán. Đến lược mình ngân hàng lại phân thành vốn tự có và vốn đi vay. Chính vì lí do đó mà có thể kết luận rằng tiền gửi là yếu tố cấu thành nghiệp vụ tín dụng-ngân hàng. Các thành phần của nền tảng trên bao gồm: - Vốn nhàn rổi - Các loại quỉ được huy động - Thanh toán trung gian cho khách hàng trên tài khoản - Vốn tự có của ngân hàng Hoạt động huy động vốn từ tiền của công chúng là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động Ngân hàng, là tiêu thức để đánh giá và phân biệt Ngân hàngvới các tổ chức tài chính khác. Do đặc trưng này mà chức năng cơ bản của Ngân hàng là đi vay và cho vay. Vì thế vốn huy động chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn hoạt động của Ngân hàng. Như vậy vốn tự có của Ngân hàng sẻ ít hơn rất nhiều so với vốn huy động nhưng nó rất quan trọng. Ngân hàng ra đời thúc đẩy nền kinh tế phát triển, với chức năng huy động vốn, Ngân hàng thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối vốn, tiền tệ xã hội, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhất là trong nền cơ chế thị trường mọi hàng hoá đều được biểu thị - 6 - bằng giá cả thông qua tiền tệ. Vốn huy động và vốn cho vay của Ngân hàng cũng là một loại hàng hoá. Nó cũng được biểu hiện bằng tiền và giá cả trong quá trình sử dụng vốn. Giá cả đó chính là lải suát tiền vay mà Ngân hàng phải trả cho người cho vay và đòi lại ở người vay vốn từ Ngân hàng. Chúng ta biết rằng, việc phân chia lợi nhuận thành lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận công nghiệp và lải xuất là quá trình phân phối lại lợi nhuận xã hội đối với người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khái niệm " tiền đẻ ra tiền " được xem như là một qui luật. Chính vì vậy, nhờ qui luật này mà nó tác động vào những người có vốn nhàn rổi muốn có khoản thu tiền lớn hơn (thu nhập từ tiền nhàn rổi của mình) sẻ đem đàu tư trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng, để sau một khoảng thời gian nhất định thu dược một số lợi tức nào đó. Đây là cơ sở và nguồn gốc để các Ngân hàng thực hiện được các chức năng cơ bản của mình, đó là huy động vốn nhàn rổi từ các lớp dân cư và các tổ chức trong nền kinh tế. Qua đó Ngân hàng đã thực hiện được vai trò rất quan trọng của mình với tư cách là một trung gian tài chính, góp phần vào quá trình chu chuyển vốn nằm rải rác trong dân cư để trở thành khoản vốn lớn mà nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế đòi hỏi. Tính tất yếu của Ngân hàng trong vai trò trung gian tài chính được thể hiện theo chu kì khép kín: Huy động vốn- Trung gian tài chính-Sử dụng vốn. Trong đó Ngân hàng đóng vai trò chủ yếu trong mối quan hệ ràng buộc giữa người vay tiền, người gửi tiền và Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng còn có ý nghĩa quyết định việc kích thích tăng trưởng nguồn vốn huy động vào Ngân hàng thông qua giải quyết tốt mối quan hệ và quyền lợi của cả ba bên - 7 - III. NGÂN HÀNG -HUY ĐỘNG VỐN GẮN LIỀN VỚI VIỆC SỬ DỤNG VỐN ( CHỨC NĂNG TRUNG GIAN TÍN DỤNG ) Huy động vốn của Ngân hàng là nhằm mục đích cho vay hay nói cánh khác là sử dụng vốn. Thông qua việc huy động các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rổi trong nền kinh tế, Ngân hàng hình thành nên quỷ cho vay của nó rồi đem cho đối với nền kinh tế, bao gồm cả cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Với chức năng nàyNgân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. 1. Cơ sở hình thành chức năng Thứ nhất, do yêu cầu hoàn vốn trong xã hội, có chủ thể tạm thời nhàn vốn. Ví dụ: tiền dùng để mua nguyên vật liệu nhưng chưa mua, tiền trích khấu hao nhưng chưa sử dụng để mua sắm tài sản cố định, tiền lương chưa đến kì trả, Ngược lại có nhiều chủ thể lại cần có vốn để bổ sung cho sản xuất. Mâu thuẩn này cần được giải quyết để tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển vốn. Thứ hai, do nhu cầu tiết kiệm và đầu tư. Thứ ba, do hạn chế tín dụng trực tiếp, tức là rất khó để chủ thể thừa vốn gặp chủ thể thiếu vốn, hoặc nhu cầu vốn và khả năng cho vay vốn không gặp nhau, hay đòi hỏi phải có một sự tin tưởng lẩn nhau mà không có vật thế chấp nên rủi ro rất lớn - 8 - Người gửi tiền Người vay tiền Ngân h ngà Vì vậy, Ngân hàng đứng ra với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện chức năng huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối trung gian giửa người thừa vốn và người thiếu vốn. Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động gắn liền với nhau, thể hiện bản chất của Ngân hàng. Huy động vốn càng nhiều thì sử dụng vốn càng tốt, đáp ứng nhhuh cầu đàu tư và phát triển. Ngược lạI, sử dụng vốn có hiệu quả là là cơ sở để huy động vốn được thuận lợi. 2. Vai trò quan trọng của huy động vốn qua Ngân hàng 2.1. Góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, tạo những đIều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức xã hội Quá trình huy động vốn của Ngân hàng chính là quá trình tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong xã hội, sau đó cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, đầu tư và phát triển kinh tế. Như vậy, huy động vốn là kịp thời đã tiết kiệm thời gian, chi phí nguồn lực, đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, những người tiết kiệm thu thêm được một phần lải từ tiền gửi của mình, tức đồng tiền của họ từ chổ dư thừa đã có khả năng sinh lời. Ngược lạI, những người thiếu vốn thì có vốn kịp thời cho sản xuất, tăng lợi nhuận. 2.2. Huy động vốn làm gia tăng vốn trong nước, kích thích huy động vốn nước ngoài. Nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn huy động trong nước còn nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Trong đó vốn trong nước là yếu tố quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Vậy trò quyết định của nguồn vốn trong nước thể hiện: Thứ nhất, tạo tính chủ động trong quá trình huy động vốn, chi phí huy động vốn thấp, hiệu quả kinh tế đối với xã hội cao. - 9 - Thứ hai, tạo các đIều kiện thuậnlợi để hấp thụ và khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, hình thành và tạo lập sức mạnh hồi sinh cho nền kinh tế, hạn chế các tiêu cực phát sinh về kinh tế -xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại. Nhờ vậy tính độc lập tự chủ của đất nước được bảo đảm, tránh lệ thuộc nước ngoài do quan hệ vay mượn. Xét về bản chất, huy động vốn của các NHTM là trực tiếp làm cho qui mô tích luỹ trong nước ngày càng tăng chuyển tối đa nguồn vốn đang nhàn rổi thành nguồn vốn hữu ích có khả năng sinh lời. Còn huy động vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt trong đIều kiện kinh tế còn nghèo, thiếu vốn mà nhu cầu đầu tư pháp triển lại cao. Việc huy động vốn nước ngoài qua các NHTM mà tổ chức khác không có như: khả năng tính toán các điều kiện và lợi ích cho vay trả, khả năng quản lý có hiệu quả vốnvay và vai trò quản lý ngoại tệ để thực hiện chính sách ngoại hối của một quốc gia. 2.3. Huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động huy động vốn qua Ngân hàng góp phần kiềm chế và kiểm soát mức lạm phát thông qua việc đIều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưu thông, ổn định giá trị đồng tiền. Chẳng hạn: Ngân hàng luôn là nơi cung cấp một lượng vốn tín dụng lớn, đsản phẩm ứng các khoản chi têu và đầu tư của chính phủ cho các dự án về sản xuất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bù đắp những sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thông qua hình thức vay nợ giữa ngân sách với Ngân hàng. 2.4. Huy động vốn quyết định sự tồn tại của các Ngân hàng thương mại. - 10 -