Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập nhất mà cả thế giới quan tâm. Nó không chỉ như một bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng tất cả các siêu cường kinh tế mà nó còn là mối đe dọa nguy hiểm của sự phát triển kinh tế xã hội mọi quốc gia. Bởi lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Mà nguyên nhân sâu sa của lạm phát là do các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước. Và để khắc phục những hậu quả do lạm phát gây ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra một số các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát tiền tệ trong nước. Các nhà kinh tế, các doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới, để có thể nhạy bén trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Nội dung bài tiểu luận gồm: I. Lý thuyết: II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam: III. Các giải pháp kiềm chế lạm phát:
A. LỜI MỞ ĐẦU: Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập nhất mà cả thế giới quan tâm. Nó không chỉ như một bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng tất cả các siêu cường kinh tế mà nó còn là mối đe dọa nguy hiểm của sự phát triển kinh tế xã hội mọi quốc gia. Bởi lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Mà nguyên nhân sâu sa của lạm phát là do các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước. Và để khắc phục những hậu quả do lạm phát gây ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra một số các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát tiền tệ trong nước. Các nhà kinh tế, các doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới, để có thể nhạy bén trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Nội dung bài tiểu luận gồm: I. Lý thuyết: II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam: III. Các giải pháp kiềm chế lạm phát: Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, bài viết của em có thể còn nhiều điểm chưa chính xác mong các thầy cô giáo giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thuỳ Giao, người đã hướng dẫn em làm đề cương tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. 1 B. NỘI DUNG: I. Lý thuyết: 1. Khái niệm lạm phát: Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại là biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít, nhưng nói chung mọi thứ đều tăng giá. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều. Khi giá cả nói chung đều hạ xuống thì có nghĩa là lạm phát giảm, gọi tắt là giảm phát. 2. Các mức lạm phát: Người ta phân biệt có ba mức lạm phát khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. 2.1. Lạm phát vừa phải. Khi giá cả tăng chậm( dưới 10%/năm), còn gọi là lạm phát một con số ( từ 1% đến 9%/năm). Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu; lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh lệch nhau không đáng kể, tiền giữ được phần lớn giá trị của nó từ năm này qua năm khác( không bị mất giá). Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn. 2.2. Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 300% một năm. Trong khi đó, tiền tệ trong lưu tông ngày càng tăng lên và tăng lên với tốc độ nhanh, kéo theo giá cả không ngừng tăng lên nhưng tốc độ tăng giá nhanh hơn tốc độ tăng tiền( đồng tiền mất giá nhanh chóng ). 2 3 2.3. Siêu lạm phát : Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát rất lớn. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế có vẻ còn sống sót được( mặc dù không ổn định) thì trong siêu lạn phát, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết. Trong thời kỳ siêu lạm phát, tốc độ chu chuyển tiền tăng rất nhanh còn hàng thì không tăng lên, có tăng thì cũng rất ít. 3. Nguyên nhân và những tác động của lạm phát : 3.1 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát : Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song những nguyên nhân đó đều có tính chất chung đó là : - Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách Nhà nước như: chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước, phát hành tiền đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước quá mức, định mức cho vay và lãi suất thấp hơn mức lạm phát, chính sách thuế không hợp lý, không đảm bảo được các nguồn thu . - Ngân hàng phát ra những khoản vay mà không thu hồi về được vì nó không có hiệu quả. - Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên : Thiên tai, hoả hoạn, sản xuất bị tàn phá, không có hàng hoá nên sự phát triển của sản xuất không kịp với sự tăng lên của tiền tệ, dẫn tới thiếu hàng. Tuỳ theo các điều kiện cụ thể mà có thể có những cuộc lạm phát bắt nguồn từ một hoặc hai nguyên nhân. 3.2 Những tác động của lạm phát : Do có ba mức lạm phát khác nhau, nên tác động của mỗi loại đối với nền kinh tế cũng khác nhau. Loại lạm phát vừa phải( lạm phát một con số) không có tác động lớn đến nền kinh tế. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động lớn đến nền kinh tế ở hai mặt sau đây : 3.2.1 Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải : 4 Tác động này phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Những người lao động sống bằng tiền lương thực tế thì tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng. Những người có nhiều tài sản cố định có giá trị cao và những người mắc nợ ngân hàng với lãi suất cố định thì tự nhiên được hưởng lợi. Những người cho vay, có tài sản bằng những đồ cầm cố hoặc trái phiếu dài hạn đều ở trong tình thế bất lợi. Những người đi vay hoặc đi cầm cố, trước đây nhận tiền có giá trị , bây giờ đem tiền mất giá đến trả nợ và lấy lại tài sản đã cầm cố. Khi có giảm lạm phát không đoán trước được thì tác động này lại đảo ngược. Những người đi vay và đi cầm cố bị mất một phần tài sản của họ sang tay người cho vay và người nhận cầm cố. Trong thời kỳ lạm phát phi mã, để giảm bớt tác động phân phối lại của cải lạm phát đối với đông đảo quần chúng, các chính phủ thực hiện những chính sách như thả nổi tiền lương, thả nổi lãi suất, bù giá vào lương, tăng thêm trợ cấp theo chỉ số giá tiêu dùng. 3.2.2 Tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm: Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng liên tục, tổng cung tiền tệ tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ; lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, giá trị của tiền liên tục bị giảm, giá cả mọi thứ hàng hoá cao lên với mức độ không bằng nhau. Tăng nhanh nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất rồi mới đến các mặt hàng khác. Khi hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ có dịp phát triển mạnh làm cho giá cả càng hỗn loạn. Các chính phủ rất khó kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm. Những người bị lạm phát làm thiệt hại nhiều nhất là những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội. Lạm phát cao kéo dài làm cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc cầm chừng, một số bộ phận công nhân viên chức mất việc làm, đội quân thất nghiệp tăng lên. II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam: 5 Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao kéo dài với những ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỷ 80, được coi như là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý kinh tế thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan của thời kỳ chiến tranh. Mặc dù, lạm phát đã được kiềm chế ở mức một con số trong những năm 90, nhưng sự bất ổn của nó cùng với tình trạng giảm phát liên tục trong những năm gần đây đang đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà làm chính sách. Căn cứ vào mức độ, tính chất, nguyên nhân chủ yếu của lạm phát, có thể chia diễn biến lạm phát ở Việt Nam thành ba giai đoạn chủ yếu. 1. Giai đoạn 1976- 1980: Lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ này là lạm phát “ngầm”, nghĩa là tuy chỉ số giá cả ở thị trường có tổ chức tăng không nhiều bởi chính sách kiềm chế giá cả. Nhưng chỉ số này ở thị trường tự do lại tăng khá cao. Mặc dù vậy, mức giá cả chung tăng với tốc độ chậm do thời gian này ở khu vực thị trường có tổ chức chiếm tỷ trọng quyết định trong cung cấp hàng hoá cho xã hội và phù hợp với thói quen tiêu dùng hạn chế của công chúng trong thời gian chiến tranh. Hơn nữa, Việt Nam vẫn được hưởng chế độ viện chợ với hình thức hàng hoá từ các nước trong khối XHCN. Điều này làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ cung cấp hàng hoá. Tuy vậy, tình trạng phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách liên tục với số lượng ngày càng lớn nhằm bù lỗ, bù giá và thực hiện các dự án phát triển sau chiến tranh đã làm cho giá chung thời kỳ 76-80 tăng lên 2,62 lần trong khi giá trị tổng sản lượng thực tế tăng 5,8%, thu nhập quốc dân sản xuất tăng 1,5%. 2. Giai đoạn 80-88: Đây là thời kỳ lạm phát phi mã với chỉ số giá cả thường xuyên ở mức ba con số. Giá cả ở thị trường có tổ chức và thị trường tự do đều điều chỉnh giá của thị trường có tổ chức. Những ảnh hưởng của lạm phát bao trùm trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tiêu dùng, tài chính tín dụng, đời sống nhân dân và sự ổn định của chế độ chính trị. 6 Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ở thời kỳ này là do nhu cầu có khả năng thanh toán tăng lên vượt xa so với khả năng cung ứng hàng hoá của xã hội. Nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động kinh tế xã hội là nguồn vốn ngân sách mà thực chất là vốn phát hành được dùng cho các mục đích bù lỗ, bù giá, cấp phát tín dụng, bù giá hàng nhập khẩu… chủ yếu cho khu vực kinh tế quốc doanh. Trong thực tế, đây là khu vực kém hiệu quả, các khoản nộp ngân sách thường chỉ chiếm một phần ba đến một nửa so với số vốn nhận được từ ngân sách. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hầu như bất lực trong việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng vốn thông qua một hệ thống ngân hàng bao cấp. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng vốn bị hạn chế trong thời chiến giờ đây đã bắt đầu tăng lên gây áp lực đối với khối lượng hàng hoá vốn đã không dồi dào lại bị tích trữ lại bởi tâm lý lo sợ lạm phát của người tiêu dùng. Lạm phát còn xuất phát từ sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh do sử dụng lao động và phân bổ các nguồn lực xã hội không hợp lý, không tôn trọng yêu cầu hạch toán kinh tế dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm và suy giảm mức sản lượng thực tế. Lạm phát thời kỳ này tăng liên tục còn do cộng hưởng tác động của tâm lý trông đợi lạm phát của xã hội. Hành vi tự bảo hiểm của người tiêu dùng trước những biến động bất thường của lạm phát tạo nên tình trạng đẩy tiền ra lưu thông và tích trữ hàng hoá làm trầm trọng thêm sự mất cân đối tiền hàng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu sa của tất cả các vấn đề trên là do cơ chế quản lý quan liêu, mệnh lệnh dựa trên chế độ công hữu và Nhà nước nắm độc quyền trên tất cả các lĩnh vực. Cơ chế này tất yếu dẫn đến một nền kinh tế thiếu hiệu quả do không khuyến khích cạnh tranh, kìm hãm các năng lực sản xuất ngoài quốc doanh, chủ quan trong việc xây dựng cơ cấu nền kinh tế và sai lầm khi đưa ra các chính sách không phù hợp với sự vận động khách quan của thị trường. Mặt khác, lạm phát của Việt Nam còn xuất phát từ những ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài nhiều năm, chi phí quốc phòng và các khoản chi phúc lợi 7 giải quyết hậu quả chiến tranh làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng lạm phát. 3. Giai đoạn từ 1989 đến nay: Lạm phát được kiềm chế thành công từ năm 1989 và giảm tới mức một con số trong suốt thập kỷ 90. Nhưng tỷ lệ lạm phát biến động qua các năm và những biểu hiện của giảm phát gần đây đang gây nên sự bất ổn cho môi trường kinh tế. Sự biến động tỷ lệ lạm phát và các biến số vĩ mô. Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003. Các giải pháp đồng bộ áp dụng trong chiến dịch chống lạm phát vào cuối thập niên 80 đã đem lại một hiệu quả đáng kể; mức tăng giá bình quân năm 1989 là 2,5% so với 15% năm 1988. Trước hết, các biện pháp hạn chế sự tăng cầu quá mức đã được áp dụng đem lại kết quả tức thời, bao gồm: hạn chế chi tiêu ngân sách, khơi tăng nguồn thu, giảm bội chi, hạn chế và tiến tới ngừng phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách( từ năm 1992 ), chính sách tiền tệ khan hiếm bắt đầu được sử dụng để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Cùng với sự thay đổi trong quan niệm tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ, hệ thống ngân hàng đã Năm Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế(%) Tỷ lệ tăng doanh số (%) Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện 1995 10 12.7 9-10 9.5 19 22.6 1996 4.5 9.5 22.7 1997 7 3.6 9 24 26.1 1998 7-8 9.2 8.5-9 5.8 10 25.6 1999 10 0.1 5-6 4.8 16-17 39.28 2000 6 - 0.6 5.5-6 6.76 38 39 2001 5 0.8 7.5-8 6.8 23 25.5 2002 5 4.0 7.5 7.04 23 17.6 2003 5-6 3 7.5 7.2 15-20 20.4 8 được cải cách toàn diện theo hướng hiệu quả và chất lượng nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất cao được áp dụng. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, người gửi tiền tiết kiệm nhận được mức lãi suất dương, nó có tác dụng to lớn trong việc giảm tiêu dùng và giảm mức độ biến động giá thậm chí xuống tới mức âm trong các tháng 5, 6, 7 năm 1989. Bên cạnh các giải pháp nhằm làm giảm áp lực của tổng cầu, Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nhằm giảm chi phí, tăng năng suất lao động, và sử dụng công dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn lực xã hội. Từ năm 1988, nền kinh tế thực sự bước vào thời kỳ cải cách theo cơ cấu thị trường. Năng lực sản xuất của xã hội bắt đầu được khai thác và có điều kiện phát huy tiêu dùng thông qua chính sách phát triển kinh tế đa phần. Các chính sách giá cả, tài chính, tín dụng đã được xác định phần nào phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả. Sự thay đổi căn bản này đã thực sự mở rộng mức sản lượng tiềm năng của xã hội và tạo nên thời kỳ tăng trưởng vững chắc trong những năm sau. Việc hạn chế tình trạng đóng cửa nền kinh tế trong giai đoạn này cũng tạo điều kiện thu hút một lượng lớn hàng nhập khẩu tiểu ngạch, góp phần làm giảm nhẹ áp lực của lạm phát. Các giải pháp chiến lược nhằm tạo sự ổn định tiền tệ vững chắc vẫn tiếp tục hoàn thiện trong suốt thập kỷ 90. Tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ, kết hợp với điều chỉnh hợp lý tỷ giá ngoại tệ, cải cách chính sách tài khoá, chính sách thuế, thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để, . là cơ sở để duy trì lạm phát vừa phải trong nhiều năm. Mặc dù, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, nhưng dường như ngân hàng Nhà nước không chủ động trong việc kiểm soát chất lượng tiền cung ứng, do phải đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ cho các đối tượng chính sách, bù đắp tổn thất do thiên tai hạn hán, kênh tín dụng còn chưa hiệu quả, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng của thị trường tiền tệ khu vực hoặc do chính sách 9 tiền tệ chậm phát huy hiệu quả. Điều này làm cho mức cung tiền tệ tăng lên hoặc giảm xuống không dự kiến trước được, kéo theo sự biến động thất thường của tỷ lệ lạm phát, tạo nên tâm lý không ổn định cho các nhà đầu tư và người tiết kiệm thông qua những ảnh hưởng của lạm phát về phân phối và hiệu quả. Bắt đầu từ năm 1996, nền kinh tế có dấu hiệu của giảm phát; từ cuối quý I giá cả liên tục và chuyển sang âm từ 0,5% đến 0,7% trong 4 tháng tiếp theo 5, 6, 7, 8 năm 1996. Chỉ đến quý IV năm 1996, giá cả mới nhích lên chút ít do điều chỉnh mức tăng của tổng phương tiện thanh toán. Tình trạng tương tự xảy ra trong các năm 1997 và 1999. Như vậy, tỷ lệ lạm phát thấp ở mức một con số trong các năm 1996, 1997, 1999 không phải là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm mà chủ yếu do sức mua chung của xã hội giảm bởi thu nhập giảm. Lý do xuất phát từ mức sản xuất giảm thấp do không tiêu thụ được hàng, sức cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế thấp, hàng nội bị chèn ép bởi hàng ngoại. Đặc biệt, trong lình vực nông nghiệp thu nhập giảm nhanh mặc dù đã có chính sách trả nợ giá thu mua. Thu nhập giảm còn do thất nghiệp tăng lên, do thực hiện cổ phần hoá và sắp xếp các công ty liên doanh với nước ngoài . Vì hế, các giải pháp kích cầu có lẽ không hiệu quả, và nếu có cũng không kéo dài. Hiện tượng giảm phát này xuất phát từ chính các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng chu kỳ suy giảm toàn cầu, nên điều quan trọng là phải tìm được các giải pháp tác động vào sức sản xuất của xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng và khai thác thị trường tiêu thụ. Từ đó, mà tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập. Đến ngày 3/6/2004, chỉ số tăng giá trong 5 tháng vượt lên 6,3% là hiện tượng bất thường. Có sự tăng giá đó là do sự leo thang của giá cả vượt quá dự kiến. Đó là một vấn đề nóng bỏng, gây rất nhiều biến động phức tạp đến sản xuất, đời sống. Tuy nhiên, sự gia tăng cao của giá cả không bắt nguồn từ chính sách tiền tệ. Khi Nhà nước và chính phủ đề ra mục tiêu giá cả, lạm phát không 10