Hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối theo bộ luật dân sự 2015 ( Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối theo bộ luật dân sự 2015 ( Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối theo bộ luật dân sự 2015 ( Luận văn thạc sĩ)Hợp đồng dân sự vô hiệu do lừa dối theo bộ luật dân sự 2015 ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG HOÀI TRANG
HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỪA DỐI THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số : 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Ngô Huy Cương
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn là kết quả quá trình tìm tòi nghiên cứu!
Người cam đoan
Trương Hoài Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỪA DỐI5 1.1 Khái quát về hợp đồng và hợp đồng vô hiệu 5
1.2 Những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vô hiệu do lừa dối 23
Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỪA DỐI……….30
2.1 Tổng quan các quy định của BLDS về hợp đồng 31
2.2 Vấn đề áp dụng các quy định của BLDS 2015 đối với việc tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối 42
2.3 Bất cập và nguyên nhân của BLDS 2015 về hợp đồng vô hiệu do lừa dối 60
Chương 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỪA DỐI ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BLDS 2015 64
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện chế định hợp đồng vô hiệu do lừa dối được quy định trong BLDS 2015 64
3.2 Các định hướng hoàn thiện 66
3.3 Giải pháp 67
KẾT LUẬN………70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 4DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội luôn vận động, phát triển và thay đổi không ngừng, để tồn tại và phát triển con người phải thích ứng với đầy đủ sự thay đổi trên để phù hợp và thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của bản thân Các quan hệ xã hội chính là phương thức giúp con người khi tham gia sẽ đáp ứng mọi nhu cầu Khi tham gia các quan hệ xã hội việc các bên trao đổi, bày tỏ ý chí của mình và cùng thống nhất ý chí để đạt được mục đích đề ra được coi là Hợp đồng Hợp đồng là một phương tiện quan trọng để tạo lập nên đời sống của con người, giúp con người đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình thông qua việc trao đổi các tài sản, sản phẩm, dịch
vụ và các lợi ích vật chất khác Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển Ở Việt Nam, các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau Qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, chế định về hợp đồng dân sự ngày càng được xem
là một chế định cơ bản trong pháp luật dân sự, chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế định khác do vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường Các quy định về hợp đồng luôn luôn chiếm đa phần trong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư
Thực tế cho thấy, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu có vai trò quan trọng trong điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Mặt khác, những quy định này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với những quy định khác trong tổng thể nội dung BLDS năm 2005 Bởi vậy những nghiên cứu về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nhận thức
Trang 62
của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần làm sáng tỏ những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu trong các văn bản pháp luật trong từng thời kỳ Những nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác áp dụng, thực thi pháp luật cũng
như công tác phổ biến pháp luật Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Hợp đồng
dân sự vô hiệu do lừa dối theo Bộ luật dân sự 2015” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta đã quan tâm, nghiên cứu về hợp đồng vô hiệu chung và hợp đồng vô hiệu do lừa dối nói riêng
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như Luận án tiến sỹ luật học của các Tác giả :Lê Thị Bích Thọ: “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó”; Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”; Luận án thạc sỹ luật học của các tác giả: Nguyễn Phương Thúy, “Giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”; Phạm Ngọc Minh: “Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu”; Phạm Bá Đông: “Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện” Tuy nhiên, các công trình nói trên chỉ nghiên cứu chung về giao dịch dân sự; hợp đồng vô hiệu, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hoặc các trường hợp vô hiệu của hợp đồng mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về trường hợp cụ thể là Hợp đồng vô hiệu do lừa dối Đặc biệt kể từ ngày 01/01/2017 là ngày BLDS 2015 chính thức có hiệu lực với nhiều chế định được sửa đổi, bổ sung quan trọng thì chưa có một công trình nào nghiên cứu các vấn đề trên theo hướng tiếp cận của BLDS 2015 Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu về hợp đồng vô hiệu đã được công bố của giới khoa học pháp lý trong nước, Tác giả quyết tâm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Hợp đồng vô hiệu do lừa dối để có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất, góp phần áp dụng pháp luật được chính xác và hiệu quả
Trang 73
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý chế định hợp đồng vô hiệu nói chung và Hợp đồng vô hiệu do lừa dối nói riêng, qua đó làm rõ hậu quả pháp lý của Hợp đồng vô hiệu do lừa dối
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp luật về Hợp đồng dân sự do lừa dối thông qua các vụ án cụ thể
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại TAND góp phần nâng cao chất lượng, áp dụng thống nhất trong việc giải quyết các loại tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do lừa dối
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Phân tích và lý giải nhằm làm rõ Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu do lừa dối và các vấn đề có liên quan
- Nghiên cứu thực trạng quy định BLDS 2015 về hợp đồng vô hiệu do lừa dối, hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
- Thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng vô hiệu do lừa dối và đánh giá về hiệu quả của những quy định pháp luật hiện hành thông qua việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước
- Đề xuất định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử về hợp đồng vô hiệu do lừa dối Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn diện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam và đặc biệt là quy định của BLDS 2015 về nội dugn này từ đó tác giả có sự so sánh với luật nước ngoài về một số vấn đề nghiên cứu có liên quan
Trang 84
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và Pháp quyền Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường và thực tiễn áp dụng
Bên cạnh đó, Tác giả còn đặc biệt coi trọng sử dụng các phương pháp phân tích quy phạm; điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội, tổng hợp, hệ thống, điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, đánh giá để giải quyết các vấn đề của đề tài đặt ra
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được công bố, Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ quy định về hợp đồng vô hiệu do lừa dối một cách thống nhất và thực sự khoa học Luận văn có những điểm mới sau đây:
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên về chế định hợp đồng vô hiệu do lừa dối theo quy định của BLDS 2015
- Bổ sung vào cơ sở dữ liệu nghiên cứu về chế định hợp đồng vô hiệu
- Làm sáng tỏ vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hợp đồng
vô hiệu do lừa dối, góp phần giúp các cơ quan áp dụng pháp luật đặc biệt là Tòa
án, Viện Kiểm sát và nhân dân có cái nhìn một cách tổng quát và toàn diện chế định này
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu do lừa dối
Chương 2 Thực trạng các quy định của BLDS 2015 về hợp đồng vô hiệu
do lừa dối
Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện chế định hợp đồng vô hiệu do lừa dối được quy định trong BLDS 2015
Trang 95
Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỪA DỐI
1.1 Khái quát về hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
1.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của hợp đồng
1.1.1.1 Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng là loại giao dịch phổ biến nhất, thông dụng nhất nó phát sinh thường xuyên trong đời sống hàng ngày, trong các quan hệ, giao lưu, buôn bán của chúng ta hàng ngày và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các quan
hệ trong nền kinh tế thị trường hiện nay Hợp đồng là một hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các chủ thể để bảo đảm quá trình vận động của hàng hóa tiền tệ trong sự thống nhất rằng buộc chung, chính vì lẽ đó mà chế định hợp đồng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật các quốc gia
Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lập pháp tiếp cận khái niệm về hợp đồng dưới nhiều góc độ, khía cạnh pháp lý khác nhau Tuy nhiên có thể thấy được pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều khẳng định sự thỏa thuận là yếu tố cốt lõi của hợp đồng, Cụ thể:
Bộ luật dân sự Québec (Canada) 1994 đưa ra khái niệm: “Hợp đồng là một
sự thỏa thuận của các ý chí mà bởi nó một hoặc một số người tự ràng buộc mình với một hoặc một số người khác để thực hiện một cam kết” (Điều 1378)
Theo Bộ luật dân sự Pháp 1804: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó” (Điều 1101)
Bộ luật dân sự Liên bang Nga 1994 đưa ra khái niệm: “Hợp đồng được thừa nhận như một thỏa thuận được giao kết bởi hai hay nhiều người về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 420, khoản 1)
Bộ luật dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Hơp đồng trong luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ
Trang 106
dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, pháp nhân và các tổ chức khác” Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp
Ở Việt Nam, bắt đầu từ khái niệm khế ước được quy định tại Điều 644 đoạn
2 Bộ dân luật Bắc Kì 1931: “Khế ước là hợp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển hữu, tác động hay bất tác động” Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp đồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người với nhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc hay không được thực hiện một công việc nào đó Cho đến khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước là hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn Tiếp đến là khái niệm “hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng được xem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệu giao dịch Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực
đã được liệt kê một cách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991) Đây
là một khái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế
Trang 117
được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 Hợp đồng dân sự theo đó được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã được điều luật liệt kê Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng Hiện nay, chế định về hợp đồng được quy định tại mục 7, Chương XV, Phần thứ
ba của Bộ luật dân sự năm 2015 Theo đó, Điều 385 BLDS 2015 đưa ra khái niệm:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Đã có sự thay đổi tư duy lập pháp so với Điều 394 Bộ luật dân sự 1995 và Điều 388 BLDS 2005 khi quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Với định nghĩa này, dường như các nhà làm luật đã quá cẩn trọng khi sử
dụng thêm từ “dân sự” theo nghĩa rộng gắn vào phía trước thuật ngữ “Hợp đồng”
để chỉ tất cả các loại hợp đồng được điều chỉnh bởi luật tư Error! Reference source not found. Việc bổ sung từ “dân sự” dường như không cần thiết bởi chỉ riêng thuật ngữ “hợp đồng” đã bao hàm và thể hiện rõ nội dung BLDS 2015 đã loại bỏ
từ “dân sự” theo đó chỉ đưa ra khái niệm về hợp đồng, thiết nghĩ việc thay đổi này
là phù hợp và không ảnh hưởng đến bản chất nội hàm của hợp đồng Như vậy,
Hợp đồng theo BLDS 2015 được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
1.1.1.2 Bản chất của hợp đồng
Theo Điều 385 BLDS 2015 có thể thấy được bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với ít nhất hai bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Như vậy, hợp đồng là loại quan hệ pháp luật dân sự hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên tham gia trong quan hệ đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau; điều đó giúp chúng ta nhận định được hợp đồng
Trang 128
dân sự là một bộ phận cấu thành giao dịch dân sự hay nói cách khác hợp đồng dân
sự là một tập hợp con của giao dịch dân sự Tuy nhiên, một giao dịch dân sự có thể không phải là hợp đồng mà là một hành vi pháp lý đơn phương Ví dụ: Di chúc
là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể giao kết giao dịch (bên để lại di sản) nhưng tại thời điểm lập di chúc chưa thể hiện được ý chí của một bên còn lại trong giao dịch (bên được hưởng di sản), bên được hưởng di sản này có thể đồng ý hoặc không đồng ý đối với ý chí của người để lại di sản nên đây không thể là hợp đồng
mà là hành vi pháp lý đơn phương Mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận, tuy nhiên không phải bất kỳ sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng Error! Reference source not found. Chỉ những thỏa thuận được xác lập, thực hiện trên cơ sở đồng thuận, nhất trí đích thực, thống nhất ý chí của các bên phù hợp với nguyện vọng, mục đích giao kết hợp đồng của các bên mới được coi là hợp đồng Đây cũng chính là một trong những đặc điểm để phân biệt về giá trị pháp lý của nội dung hợp đồng so với quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định được hình thành dựa trên ý chí của nhà cầm quyền chứ không phải do ý chí của các bên tham gia quan hệ
Như vậy, về bản chất pháp lý của hợp đồng là việc tự do, tự nguyện, thỏa thuận và cam kết thực hiện thỏa thuận của các bên, tạo giá trị pháp lý ràng buộc các bên, buộc các bên phải thực hiện nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
1.1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng
Hợp đồng có các đặc điểm sau:
* Chủ thể của hợp đồng: Khái niệm hợp đồng trong BLDS 2015 đã xác
định đặc trưng chủ thể trong hợp đồng, theo đó hợp đồng phải gồm ít nhất hai chủ thể trở lên Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng dân sự có thể có hai hay nhiều chủ thể tham gia Chủ thể của hợp đồng có thể là một trong các chủ thể được quy định trong Phần thứ nhất của BLDS 2015, bên cạnh đó ngoài việc đáp ứng yêu cầu là chủ thể được quy định trong BLDS 2015 thì tùy từng chủ thể riêng biệt sẽ phải
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full