1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TỔNG QUAN về THỪA THIÊN HUẾ

15 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 37,55 KB

Nội dung

Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đã chứng minh vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay có mối quan hệ nguồn gốc với văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc đất

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ THỪA THIÊN HUẾ

1. Vị trí địa lý:

Thừa thiên Huế nằm giữa dải đất miền Trung, trên con đường di sản văn hóa Huế là vùng đất có lịnh sử lâu đời, những bằng chứng về khảo cổ cho thấy con người đã từng xuất hiện tại vùng đất này cách đây 4-5000 năm Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đã chứng minh vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay có mối quan hệ nguồn gốc với văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc đất nước Theo các

tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau

Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây Thừa Thiên -Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng101 km về phía Đông Nam, cách Nha Trang 612 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh1.050 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế

Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774

m, Động Truồi cao 1.154 m, Co A Nong cao 1.228 m, Bol Droui cao 1.438 m, Tro Linh cao 1.207 m, Hói cao 1.166 m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787 m, Bạch Mã cao 1.444 m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514 m, Động A Tây 919 m Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi, Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền

Tọa độ

Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa

lý như sau:

 Điểm cực Bắc: 16°44'30 vĩ Bắc và 107°23'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền

 Điểm cực Nam: 15°59'30 vĩ Bắc và 107°41'52 kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

 Điểm cực Tây: 16°22'45 vĩ Bắc và 107°00'56 kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới

 Điểm cực Đông: 16°13'18 vĩ Bắc và 108°12'57 kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

Giới hạn, diện tích

Trang 2

 Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài

56,66 km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km

 Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97 km

 Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km

 Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,52ha (theo niên giám thống kê năm 2010), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2–3 km

 Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

 Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở

 Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng

có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

 Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 Thừa Thiên Huế ở vào

vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta Thừa Thiên Huế cách

Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km

 Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18

*20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh

Khí hậu

Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Những tháng đầu năm có nắng ấm Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5 Các tháng 6, 7, 8 có gió

Trang 3

mạnh Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10 Tháng 11 thường có lụt Cuối năm mưa kéo dài Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh

Dân số

Thực hiện năm 2016 Ước tính năm 2017 Năm báo cáo

so với năm trước (%)

Đơn vị tính: Người

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Số lao động đang có việc làm trong nền

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Phân theo loại hình kinh tế

Trang 4

Ngoài nhà nước 502701 507391 100,93

Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 174644 173964 99,61

Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

2 Lược sử hình thành và phát triển

Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đã chứng minh vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay có mối quan hệ nguồn gốc với văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc đất nước Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau

Tương truyền vào thời kỳ hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế là một vùng đất thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại Đến đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất này thuộc Tượng Quận Năm 116 trước Công

nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận Năm 192, một lãnh tụ địa phương ở quận Nhật Nam là Khu Liên lãnh đạo nhân dân nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra một quốc gia được sử sách Trung Quốc chép là Lâm Ấp (Linyi) Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi từ Lâm Ấp thành Hoàn Vương và sau cùng là Champa, nhà nước Champa là một quốc gia độc lập nằm ở phía nam lãnh thổ cư trú của người Việt, vùng đất Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của vương quốc Champa

Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt giành được độc lập, vùng đất nay là tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thuộc về vương quốc Champa Năm

1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của Champa là châu Ô và châu Lý là quà sính lễ Nhà Trần đổi tên châu Ô và châu Lý thành châu Thuận và châu Hóa, chính thức trở thành các đơn vị hành chính của Đại Việt Châu Hóa thời Trần chính là địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay

Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa

Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân Thời nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi, vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức; địa danh hành Quảng Đức tồn tại trong vòng 20

Trang 5

năm (1802 – 1822) Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên Từ năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia cả nước thành

31 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên Tên này được duy trì cho đến năm 1975

Sau ngày đất nước thống nhất (30.4.1975), tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với tỉnh

Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên (năm 1976) Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa

Là vùng đất của truyền thống lịch sử, Thừa Thiên Huế cũng là quê hương của nhiều anh hùng, nhân vật nổi tiếng như:

– Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767): Quê ở làng An Hòa, nay thuộc phường Hương

Sơ, thành phố Huế Ông là một nhà kinh tế, quân sự, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ XVIII của xứ Đàng Trong Ông thực hiện chính sách mở mang đất đai, tổ chức cơ cấu hành chính phù hợp với tình hình mới, bài trừ tệ nạn trộm cướp, giúp đỡ và khuyến khích nhân dân mở đất, tích cực sản xuất, ổn định đời sống, giữ vững kỷ cương xã hội Ngoài

sự nghiệp chính trị, Nguyễn Cư Trinh còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị, về chữ Hán có Đạm Am thi tập; Hạo Nhiên đường văn tập và 10 bài họa Hà Tiên thập vịnh cảnh; về chữ Nôm có bài vè Sãi vãi và 12 bài thơ vịnh cảnh Quảng Ngãi

– Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873): Quê ở làng Ðường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, (nay là xã Phong Chương), huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Ông làm quan dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là đại thần của nhà Nguyễn, có nhiều công lao trong việc khai khẩn xứ Nam Kỳ và đánh thực dân Pháp xâm lược

– Tuy Lý Vương (1820 – 1897): Tên thật là Nguyễn Phúc Miên Trinh, danh sĩ lớn dưới thời Nguyễn, sinh tại kinh thành Huế, là con thứ 11 của vua Minh Mạng, em cùng cha khác mẹ với Tùng Thiện Vương (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) Ông từng làm quan to dưới triều Thành Thái, nhưng ông rất mê sáng tác thơ văn và để lại cho người đời sau nhiều tác phẩm văn học lớn: Vĩ Dạ hợp tập, Vĩ Dạ văn tập, Vĩ Dạ thi tập, Nam cầm khúc… Tài năng văn học của ông không chỉ được nhắc đến trong văn đàn Việt Nam, mà còn được lưu truyền rộng rãi ra bên ngoài Năm 1981, nhà xuất bản Gallin Mard (Paris) xuất bản tập thơ của các thi nhân 10 thế kỷ, trong đó có ông

– Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913): Quê ở xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc Trong sự nghiệp của

Trang 6

mình, ông được cử giữ nhiều chức vụ: Án sát tỉnh Hải Dương, Tán tương quân thứ Thái Nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn – Hưng – Tuyên, Tham tán, Hữu tham tri bộ Binh, Tuần phủ Sơn Tây, Tuần phủ, Hộ lý Tổng đốc Ninh – Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh – Thái – Lạng – Bằng, Hiệp đốc quân vụ đại thần, Thượng thư bộ Binh, Phụ chính đại thần, Điện tiền tướng quân, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại…

– Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967): Là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là “Vị tướng phong trào” Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh”

– Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967): Là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam Ông cùng học Đại học Y khoa Đông Dương với các bác sĩ nổi tiếng khác của Việt Nam như: Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng

Ngoài việc xây dựng các nhà thờ, nhà tưởng niệm, những năm gần đây, Thừa Thiên Huế còn tổ chức những lễ hội vào những ngày sinh và mất của các danh nhân, bao gồm các hoạt động như dâng hương, viếng mộ, tọa đàm, đọc tiểu sử,…

4 Di sản văn hóa

Là nơi hội tụ giao thoa các yếu tố văn hóa và kinh tế của nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh; của nền văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa sau này là văn hóa phương Tây, Thừa Thiên Huế là một vùng văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam

4.1 Văn hóa vật thể

a Di tích

– Quần thể di tích cố đô Huế: Tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô thị” UNESCO đã công nhận Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới với đánh giá: “Huế biểu trưng cho sự thể hiện nổi bật về uy quyền của một chế độ phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh của nó đầu thế kỷ XIX; Quần thể di tích cố đô Huế là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến Phương Đông”

Trang 7

Quần thể di tích cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành Huế Ba tòa thành lồng vào nhau nhưng được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ nam ra bắc Trong Quần thể di tích cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11.12.1993

– Cầu ngói Thanh Toàn: Cách thành phố Huế khoảng 8km về phía đông nam thuộc

xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), cầu dài

43 thước mộc (khoảng 18,75m), rộng 14 thước (khoảng 5,82m), hai bên thành cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi nghỉ tựa lưng Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men, chia làm 7 gian, gian giữa của cầu dành để thờ bà Trần Thị Đạo, người có công xây dựng cầu Qua nhiều lần trùng tu (vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971), kích thước và vật liệu xây cầu có thay đổi chút ít nhưng kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên

Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam, đã được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575/QĐ ngày 14.7.1990 của Bộ Văn hoá Thông tin

– Trung tâm văn hóa Huyền Trân: Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía tây, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, thành phố Huế) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế Đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trong đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước Việt Nam vào thời nhà Trần, thế kỷ XIII Theo sử liệu, công chúa Huyền Trân sinh năm Đinh Hợi (1287), ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu, là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay

– Làng cổ Phước Tích: Ngôi làng cổ này nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong

đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam Ngày xưa, để làm được ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời Thợ làm nhà không tính công, tính tháng Ngày xưa, làng Phước Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có mầu nâu đen Sự giàu sang, xây dựng lên được nhiều ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo, bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có những đình làng như: đình làng An Truyền, đình

và chùa Thủy Dương, đình Lại Thế, đình Dạ Lê, đình Mỹ Lợi, đình Phú Xuân, đình Thủ

Trang 8

Lễ, đình và miếu khai canh Thế Lại Thượng, đình Văn Xá, đình Cổ Lão và những di tích văn hóa Champa: Cồn Ràng, đền Trạch Phổ, miếu Xuân Hòa, thành Lồi, thành Hóa Châu, tháp đôi Liễu Cốc, tháp Linh Thái, tháp Phú Diên…

b Bảo tàng

– Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: Đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế (năm 1923), với tên gọi đầu tiên là Musée Khải Định Sau đó Bảo tàng này nhiều lần được đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (1947); Viện Bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày Cổ vật (1979), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (1995), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (2007)

Hiện vật trong bảo tàng được sưu tầm và tàng trữ từ năm 1913 (khi Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập), đến trước năm 1945, số lượng hiện vật có khoảng 10.000 đơn

vị, phần lớn là đồ ngự dụng, quan dụng, đồ dùng của triều đình, các tác phẩm mỹ thuật trong các cung điện… bằng nhiều chất liệu, vàng, bạc, ngọc, đồng, ngà, thủy tinh, vải, giấy… Ngoài ra, tại bảo tàng còn một kho lưu giữ hàng ngàn hiện vật do triều đình sản xuất tại chỗ, hoặc đặt làm, đặt mua; quà do các phái bộ ngoại giao biếu tặng Một kho lưu hơn 80 hiện vật Chàm được sưu tập tại châu Ô, châu Lý xưa và trong cuộc khai quật khảo

cổ tại Trà Kiệu (1927)

– Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Bảo tàng được thành lập vào ngày 16.9.1980 trên cơ sở những sự kiện đặc thù về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

và gia đình Người suốt gần 10 năm ở Huế Nội dung trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế góp phần làm sáng rõ những vấn đề gắn bó giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại Bên cạnh những nội dung mang tính đặc thù về thời niên thiếu còn có phần trưng bày tổng hợp các chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều hình ảnh, hiện vật phong phú đa dạng Ngoài việc tham quan nhà trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn tổ chức đón tiếp, hướng dẫn quý khách đến tham quan các di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

c Danh lam thắng cảnh

– Sông Hương: Sông Hương dài 30km, hợp nhất từ hai nguồn: Tả Trạch và Hữu Trạch Nguồn Tả Trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng tây bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và đến ngã ba Bằng Lãng (ngã ba Tuần) hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây, mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya Ði chơi bằng thuyền để được

Trang 9

ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách…

– Hồ Tịnh Tâm: Là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất Kinh thành, nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, Thành phố Huế Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, nhưng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX Cảnh đẹp của hồ đã tạo nguồn thi hứng

và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… Nổi bật hơn cả vẫn là bài Tịnh hồ hạ hứng, nằm trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp đất thần kinh của vua Thiệu Trị Đương thời, bài thơ này cùng với phong cảnh hồ Tịnh Tâm được vẽ vào tranh gương để treo ở các cung điện

– Núi Ngự Bình: Còn gọi là Bằng Sơn cao 104m, dáng cân đối uy nghi Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn Vương triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Huế Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế

– Núi Bạch Mã: Cách thành phố Huế 60km về phía nam, ở độ cao 1.450m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam Trên đỉnh núi hùng vĩ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Ðảo, Ðà Lạt… Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới Núi Bạch

Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm

– Núi Túy Vân: Núi Túy Vân nằm về phía đông bắc huyện Phú Lộc, tên cũ là Mỹ

Am Sơn, năm 1825 vua Minh Mạng đổi tên là Túy Hoa Sơn, năm 1841 vua Thiệu Trị đổi lại là Túy Vân Sơn có dựng bi ký thắng tích Trên đỉnh núi có ngôi cổ tự Chung quanh khu vực núi có thể tìm thấy một số di vật Champa và dấu vết của một ngôi tháp nổi tiếng của người Champa trên núi Linh Thái, một ngọn núi nằm phía đông núi Túy Vân

– Đồi Thiên An – hồ Thủy Tiên: Thiên An là địa danh gồm nhiều ngọn đồi trồng thông phía tây nam thành phố Huế, gần lăng vua Khải Ðịnh Trên đỉnh đồi có Tu viện Thiên An, chung quanh khu vực đồi có hồ Thủy Tiên và khu lăng mộ cổ Ba Vành, còn in dấu vết một nghi án xưa Khung cảnh bình yên, không gian trong lành, Thiên An và Thủy Tiên là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần khá thú vị Hiện nay khu vực này là trung tâm vui chơi giải trí của Thừa Thiên Huế

– Lăng cô: Bãi biển Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn quốc gia Bạch Mã 24km Ðây là một bãi biển có bờ biển thoải, cát

Trang 10

trắng, sóng vừa và lớn, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp (chỉ khoảng 0,7 – 0,8m), rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, và đã được xác định là một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã, đó là những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động – thực vật hoang dã, nuôi trồng thủy sản…

Thừa Thiên Huế còn có những danh lam thắng cảnh đẹp khác như: đồi Vọng Cảnh, bãi biển Thuận An, thác A Nô, suối Voi, suối Mơ, suối khoáng Thanh Tân…

4.2 Văn hóa phi vật thể

Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể, Thừa Thiên Huế còn có một nền văn hóa phi vật thể phong phú Các loại hình nghệ thuật (cung đình và dân gian), lễ hội, văn hóa ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán của Huế rất đa dạng, độc đáo và đặc sắc

a Phong tục tập quán

– Tục cưới hỏi: Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy… Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần

cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm “trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật”

– Tục ma chay:Phong tục ma chay của nhiều địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế tuy có nhiều nét khác nhau nhưng vẫn giống nhau ở những điểm cơ bản Khi có người qua đời, nếu chết ở đường xa, quan tài không đem vào nhà, mà làm tang ở ngã ba đường cái Nếu qua đời trong sự bình thường, quan tài thường được quàng ở nhà lớn Tùy theo địa vị trong gia đình quàng ở căn giữa, căn trên hay căn dưới Người ta truyền miệng cho nhau trong làng cùng biết “Nhất cận thân, nhì cận lân”, bà con lối xóm tập trung đông đúc, người làm rạp, người trang hoàng, người tẩm liệm Công việc rộn rịp trong ngày đầu Từ chết không ai được dùng đến, mà gọi là mất Người vừa mất được đặt trên cái giường quay đầu ra ngoài sân.- Thờ cúng thờ Phật, tổ tiên: Hầu hết gia đình người Huế đều đặt bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật ngay gian giữa nhà chính Bàn thờ Phật đặt ở phía trước, thờ Phật Thích Ca hoặc Bồ tát Quan Thế Âm Ngay sau đó là bàn thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất trong dòng họ nội Thông thường con trai trưởng là người có trọng trách chăm lo việc thờ phụng và thừa kế tài sản chính trong gia đình Người vợ có trách nhiệm mua sắm đồ cúng thật tươm tất Hàng năm, các đám giỗ diễn ra khá linh đình, bà con họ hàng đến dự khá đông đủ

– Tục cúng âm hồn: Sự kiện thất thủ kinh đô ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu

(5.7.1885) khiến Kinh thành Huế chìm trong bể máu Để tưởng nhớ những người vô tội

đã ngã xuống, người dân Huế đã tổ chức cúng tế hằng năm gọi là cúng Âm hồn Ngoài lễ

Ngày đăng: 17/06/2018, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w