1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết trình về thành phố đà lạt

11 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Thuyết minh trình tự các phần: Vị trí, khi hậu, tài nguyên du lịch 1.1 Lịch sử hình thànhThành phố Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893, thời điểm bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên.1.2 Vị trí địa lý Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Trang 1

1.1 Lịch sử hình thành

Thành phố Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893, thời điểm bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên Mặc dù vậy, trước thời kỳ này đã có nhiều nhà thám hiểm khác từng tới Lâm Viên, vùng đất vốn là nơi cư trú của những cư dân người Lạch Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm một địa điểm

để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh lính Pháp ở Đông Dương Nhận được thư riêng của Paul Doumer, Alexandre Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Lâm Viên, nơi có khí hậu tương tự như vùng ôn đới châu Âu Cuối tháng 3 năm 1899, đích thân Toàn quyền Paul Doumer cùng bác sĩ Yersin đã đến cao nguyên Lâm Viên để khảo sát và quyết định triển khai thực hiện dự định ban đầu

Dự án xây dựng thành phố bị gián đoạn vào năm 1902 khi Toàn quyền Paul Doumer trở

về Pháp, mang theo cả ý tưởng về một thành phố trên cao nguyên Phải hơn 10 năm sau, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nhiều người Pháp không thể trở về châu Âu trong những kỳ nghỉ, Đà Lạt mới lại được nhớ đến Từ giữa thập niên 1910, công cuộc kiến thiết thành phố thực sự bắt đầu và ranh giới của Đà Lạt cũng được xác định về mặt pháp lý khi Hội đồng nhiếp chính triều đình Huế thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt ngày 20 tháng 4 năm 1916 Trong vòng 30 năm, nhờ những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Ernest Hébrard và Jacques Lagisquet, một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, trường học, khách sạn đã hình thành Vào năm 1945, Đà Lạt đã là một đô thị hơn 25 ngàn dân, giữ vai trò một trung tâm giáo dục quan trọng và một thành phố du lịch hấp dẫn Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam, Đà Lạt được chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa quy hoạch phát triển tương đối quy mô, nhiều trường học, trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục xuất hiện Nhưng kể từ năm 1964, khi tình hình chính trị miền Nam Việt Nam không ổn định và cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt, Đà Lạt cũng chịu nhiều biến động và không còn phát triển như giai đoạn trước đó

Sau năm 1975, giống như nhiều đô thị khác thời kỳ đầu sau chiến tranh, Đà Lạt bước vào một giai đoạn khó khăn Nhưng từ cuối thập niên 1980, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thành phố du lịch Đà Lạt cũng dần hồi sinh, cơ sở hạ tầng đô thị tiếp tục được xây dựng, nâng cấp Năm 2009, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I, tiếp tục giữ vai trò một thành phố quan trọng của vùng Tây Nguyên

1.2 Vị trí địa lý

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của

Trang 2

toàn bộ cao nguyên Lang Biang Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:

 Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m)

 Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran

 Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m)

 Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc

Trang 3

 Địa hình: Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m Nơi cao nhất trong trung

tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri

Phương (1.398,2m)

Khí hậu: Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C

Chính thông Đà Lạt giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ Đà Lạt có hai mùa rõ rệt Mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá

Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%

Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn

1.3 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên:

Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thành phố Đà Lạt có độ cao trung bình 1.500 m so với mặt biển Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo tàng (1.532 m), nơi thấp

nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m)

3.1 Địa hình

Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi

đỉnh tròn, dốc thoải, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng

1.500 m

Bao quanh khu vực lòng chảo này là các dãy núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp

Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m) Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên

Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông

Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờn) Phía

Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng

Trang 4

vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m)

3.2 Địa chất

Các loại đất ở Đà Lạt thuộc 2 nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 - 1.500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 - 2.000m Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể Ngoài các dòng suối nhỏ như: Phước Thành, Đa Phú, Đạ Prenn, Suối Tía (Đạ Trea), dòng suối dài nhất ở Đà Lạt là suối Cam Ly, bắt nguồn từ núi You Boggey (1.642m), chảy qua hồ Than Thở, Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly Từ đây, suối chuyển dòng chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi về Nam, đổ vào sông Đa Dâng ở huyện Lâm Hà 3.3 Khí hậu

Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới Nhiệt độ trung bình 18-210C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 300C và thấp nhất không dưới 50C Đà Lạt có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa nắng đến tháng 11 đến giáp tháng 4 năm sau Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá

Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm, độ ẩm 82%

Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn

1.4 Dân số và quận huyện

Dân số thành phố Đà Lạt đến cuối năm 2016 là 223.135 người

Quận huyện

Đà lạt không chia các đơn vị hành chính thành huyện

Đà lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên 393,29 km

Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã.ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Nhiệm kì 2011-2016,

Trang 5

người giữ chức vụ Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ Ngọc Hiệp Thành ủy Đà Lạt có trụ sở tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 2

1.5.Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm :

Tài nguyên du lịch tự nhiên

MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH CÓ GIÁ TRỊ TỰ NHIÊN

Thác Prenn (Đèo Prenn, P 3, Thành phố Đà Lạt, T Lâm Đồng)

Trang 6

Thác Camly ( Du lịch sinh thái tại Hoàng Văn Thụ, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng )

Núi Lang Biang

Thác Voi

Trang 7

Hồ Than Thở

Thung Lũng Vàng

Trang 8

Đồi Trà Cầu Đất

Hồ Tuyền Lâm

Trang 9

Tài nguyên du lịch nhân văn

Đà Lạt còn là nơi sinh sống của các tộc người Lạch, Chil, Srê Mặc dù cuộc sống của các đồng bào dân tộc ít người này ngày nay đã và đang Việt hóa, nhưng trong cộng đồng vẫn còn tồn tại một số phong tục, lễ hội có thể xem là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng để thu hút du khách đến với Đà Lạt Về con người

Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc đã nhận xét rằng: Thật ra không có người

Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hòa khí chất của không chỉ các dân tộc bản xứ và ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu Trong bản thân người Đà Lạt luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người miền Bắc; nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung; vẻ thật thà, đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của người Âu Tây Ngoài đặc điểm chung của người Việt Nam, người Đà Lạt còn chịu ảnh hưởng sâu đậm những tinh hoa của nền văn hóa Pháp và chính điều này đã góp phần hình thành nên phong cách riêng

Trang 10

của con người Đà Lạt khó lẫn lộn với các nơi khác, đó là: hiền hòa, trầm mặc,

thanh lich, mến khách

Kiến trúc của Đà Lạt rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, đó là kiến trúc của

cư dân bản địa và kiến trúc của người Pháp Kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa là laoị hình nhà sàn và nhà rông rất thích hợp cho du khách quốc tế muốn tìm hiểu về nền văn hóa bản địa

Ngày đăng: 16/06/2018, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w