1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN

9 119 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 115 KB

Nội dung

1.Tên đề tài: VÀI BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH CÁCH DÙNG TỪ LÁY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP BỐN. 2.Đặt vấn đề: Văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thông ngay từ các lớp đầu bậc tiểu học. Tại sao cần cho học sinh tiểu học học văn miêu tả? Có thể có nhiều lý do: Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ ( ưa quan sát, thích nhận xét,…) góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, quan trọng nhất là đối với thiên nhiên. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, giữa ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên cà xã hội, để gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ. Văn miêu tả giúp học sinh dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho con người hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Trong đó, học sinh phải biết dùng ngôn ngữ để làm văn miêu tả. Đặc biệt, việc sử dụng kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy,…vào văn miêu tả là quan trọng và cần thiết. Trong đó từ láy là công cụ giúp bài văn miêu tả thêm sinh động, gợi tả, gợi cảm nhiều hơn. 3.Cơ sở lý luận: Từ láy là loại từ mang tính đặc sắc, nó có tính gợi tả tạo hình ảnh sinh động cho vấn đề được miêu tả. Trong văn miêu tả, từ láy giữ vai trò quan trọng, có tầng số xuất hiện cao vì chúng có ưu thế trong việc khắc hoạ hành động, hình dáng, màu sắc, đặc điểm, âm thanh của đối tượng được miêu tả. nếu sử dụng các từ láy gơi tả gợi cảm một cách linh hoạt, sáng tạo thì bài văn miêu tả sẽ trở nên hấp dẫn, gần gũi với người đọc người nghe. 4.Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế giảng dạy lớp Bốn nhiều năm, tôi nhận thấy số bài học sinh làm khá, có bố cục rõ ràng, chọn chi tiết miêu tả hợp lí, câu văn viết đúng ngữ pháp và biết sử dùng từ láy có tính chất gợi tả và linh hoạt còn ít. Bên cạnh đó, văn bản của các em còn bị hạn chế rất nhiều: từ việc nắm vững và vận dụng các kiểu bài miêu tả tới việc bố cục, hành văn; từ đặt câu tới lỗi chính tả. Đặc biệt, việc sử dụng từ láy trong văn miêu tả của học sinh còn nghèo nàn, tẻ nhạt, chưa có giá trị gợi tả, sáng tạo. Như chúng ta đã biết, phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động và ảnh hưởng đến chất lượng bài văn của học sinh nói chung và khả năng dùng từ của học sinh trong văn miêu tả nói riêng. Trong giảng dạy thể loại văn miêu tả, giáo viên chúng ta thường coi trọng lí thuyết, xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng. Việc dạy thường tiến hành theo các bước: luyện nói và viết thành văn bản, giáo viên đã đôi lúc quên đi việc luyện tập các kĩ năng bộ phận đặc trưng cho văn bản miêu tả như kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chi tiết… 1 Ở các tiết học văn, giáo viên vào nói nhiều rồi hướng dẫn làm bài, sau đó đưa ra bài văn mẫu cho học sinh tham khảo. Giáo viên chưa biết cách huy động vốn hiểu biết, khả năng sử dụng từ ngữ vào làm bài. Vì vậy văn các em thường rơi vào các trường hợp sau: + Lấy ý của một bài văn mẫu. + Phụ thuộc gần như máy móc vào dàn ý của SGK. + Cảm xúc trong bài làm lạc lỏng. + Bài làm nặng về liệt kê, lủng củng… Ví dụ: Một đoạn văn dùng từ láy chưa chính xác của một học sinh lớp Bốn: …Chiếc cặp của em có màu nâu tươi tốt. Lúc nào da cặp cũng mượt mà. Các cạnh cặp viền ni lông màu vàng vọt. Quai cặp được gắn ở phía trên có màu đen đúa pha đỏ thắm, gắn với hai chốt vuông mạ kền sáng sủa… …Bà tôi có dáng người khẳng khiu. Khuôn mặt bà tôi tom tóp. Da bà đen đúa. Đôi môi lúc nào cũng đỏ chon chót như hoa mào gà vì bà hay ăn trầu. Đôi mắt của bà đen lúc nào cũng nhấp nháy như vì sao. Đôi chân lênh kênh của bà giúp bà lúc nào đi lại cũng nhanh nhẹn… Trong các đoạn văn chứa rất nhiều từ láy nhưng tiếc thay cách dùng các từ trên xảy ra khá phổ biến trong học sinh lớp Bốn hiện nay. Từ thực tế sinh động trên, để việc giảng dạy văn miêu tả đạt kết quả cao nhất, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, chuyên san, học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm tôi đã đúc kết được vài cách dạy giúp tiết Tập làm văn miêu tả của tôi có hiệu quả hơn. 5.Nội dung nghiên cứu: Biện pháp 1: Làm giàu vốn từ láy cho học sinh: a) Giáo viên sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay và yêu cầu học sinh thống kê những từ láy có trong những đoạn văn đó. Ví dụ : Tìm những từ láy gợi tả trong những đoạn văn sau: “ Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.” (Bài Cây gạo – Vũ Tú Nam) “ Nhưng vườn chỉ đẹp, khi những cây cải già nở hoa vàng. Có không biết bao nhiêu là bướm trắng từ xứ mô tê nào rủ nhau đến chơi ở vườn cải. Chúng họp thành đàn, bay rập rờn trên từng cánh lá. Chỉ bay thôi mà không đậu. Những cánh trăng trắng phấp phới trên nền cải xanh điểm hoa vàng. Lại có thêm mưa xuân về sớm. Mưa không ra mưa mà trời đổ bụi mưa xuống. Trước gió hiu hiu, những bụi trắng bay loăng quăng vẩn vơ.” (Tô Hoài) 2 “ Chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông. Cái mõm nhòn nhọn không lúc nào ngưng hoạt động.Hết quay ngang quay ngửa lại nhai nhỏ nhẻ. Cái mũi chú đo đỏ, lúc nào cũng ướt, luôn luôn hít hít. Bộ ria mọc từ hai bên mép đâm ngang ra hai bên như cái cần ăng ten luôn ngọ nguậy bắt sóng.” ( Sách Chuyên đề bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt 4) Mục đích của kiểu bài này khômg chỉ là đơn thuần yêu cầu học sinh xác định từ láy trong đoạn văn mà qua đó giúp các em thấy được giá trị, tác dụng của các từ láy gợi tả gợi cảm trong đoạn văn miêu tả, sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả của các nhà văn. b)Giáo viên đưa ra một số bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các từ láy: Ví dụ1: tìm một số từ láy gợi tả gợi cảm để tả màu da, đôi mắt. giọng nói, tiếng cười: - Màu da: vàng vọt, hồng hào,… - Đôi mắt: tinh tường, hiền dịu,… - Giọng nói: ồm ồm, sang sảng,… - Tiếng cười: khúc khích, ha hả,… Ví dụ2: Sửa lại những từ dùng sai trong đoạn văn sau: - Dọc theo thân bút chì có khác dòng chữ đen đúa ánh nhũ vàng . Ruột bút máu đen,nằm giữa lớp gỗ xám xịt. Phía trên của cây bút chì có gắn một cục tẩy hình trụ màu hồng hào nhỏ xíu. Bao quanh tẩy là một miếng đồng mỏng vàng vọt. - Dáng mẹ đậm đà, nước da đen lay láy vì dãi nắng dầm mưa. Khuôn mặt mẹ bầu bầu phúc hậu. Dưới cặp lông mày thanh thản, đôi mắt của mẹ tôi mở thao láo. Đôi mắt ấy đối với tôi gần gũi và sáng sủa biết bao. c) Ngoài ra tôi còn có thể làm giàu vốn từ cho học sinh bằng cách: - Dạy tốt các tiết luyện từ và câu, đặc biệt là dạy kiểu bài: “ Mở rộng vốn từ” trong kiểu bài này, tôi luôn chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh. Ngoài những từ đã có trong sách giáo khoa, các em có thể tìm một số từ khác ngoài bài theo hiểu biết của mình về chủ đề đang học. Ví dụ1: Em hãy tìm thêm một số từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người, thể hiện nét đẹp trong tâm hồn con người, một số từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.( Luyện từ và câu lớp Bốn, bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp) Em hãy tìm thêm một số từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ, từ chỉ một cơ thể khoẻ mạnh (Luyện từ và câu lớp Bốn, bài Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ) -Tổ chức trò chơi tìm từ káy nhanh, đúng điền vào chỗ trống một đoạn văn, một đoạn thơ vui do giáo viên tự làm hoặc sưu tầm cũng là một hình thức làm giàu vốn từ và sử dụng vốn từ cho học sinh. 3 Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài Luyện tập về từ ghép từ láy, tôi cho các em lên bảng chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của 4 câu thơ vui do tôi đặt: ………………gà gáy đầu làng (Ó o) Mọi người ……… gọi nhau ra đồng(lục đục) Đó đây ánh lửa …… (bập bùng) Xóm thôn ……………… bản làng thêm vui.(nhộn nhịp) Ví dụ 3: Nhận xét các từ láy in nghiêng trong các câu dưới đây, từ nào diễn tả ý liên tục, lặp đi lặp lại của sự vật, từ nào nghĩa giảm nhẹ, từ nào nghĩa làm mạnh thêm: - Chiều chiều ra đứng ngỏ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều - Ngày trước còn thấy yêu yêu Ngày sau chửi mắng ra điều tốn cơm - Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắt ngang. Ví dụ 4: Em hãy tìm một số từ láy diễn tả kiểu đi, kiểu chạy: (lò dò, hối hả, vội vàng, khệnh khạng, chập chững, lon ton, lạch bạch, vội vã,…) Mục đích của kiểu bài này nhằm làm phong phú vốn từ của học sinh, đặc biệt là tập dùng từ láy có tính chất gợi tả tạo hình ảnh sinh động. Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả tìm từ láy thích hợp: Nhà văn Tô Hoài đã nói: “Một bài văn miêu tả tốt nhất không phải là một bài văn miêu tả với nhiều sự vật nhất mà phải biết miêu tả dẫn đến cảm xúc mãnh liệt, không phải là vấn đề đưa vào nhiều chi tiết mà là diễn đạt các chi tiết có góc cạnh, sinh động. Cường độ cảm xúc(gây được cho người đọc) nắm được chất lượng và trong sự chọn lọc điều mình muốn nói ra. Vì vậy, ta phải chọn các nét có tính chất tạo hình ảnh và khung cảnh. Các chi tiết này thu được qua sự quan sát nhạy bén, độc đáo. Chúng làm lộ ra những gì chân thực nhưng ít được chú ý, những gì người đọc nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”. (Tô Hoài-Một số kĩ năng viết văn của tôi) Chính vì lẽ đó, khi làm văn miêu tả, tôi luôn luôn tạo điều kiện cho các emđược đến tận nơi quan sát để miêu tả và đó là nguyên tắc khi dạy văn miêu tả. Trong quá trình miêu tả, tôi luôn luôn đặt câu hỏi gợi mở khéo léo để các em huy động vốn hiểu biết khả năng liên tưởng, cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát được tốt hơn. Đồng thời, tôi luôn luôn chú ý rèn luyện cho học sinh có được kĩ năng quan sát cần thiết, biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, những ấn tượng nổi bật để đưa vào bài văn. Ở lớp Bốn, khi tả tờ lịch, cái bàn học sinh có thể quan sát ngay tại chỗ. Nhưng tả bà, tả ông, tả em bé, tả buổi lễ kết nạp Đội thì phải sử dụng hồi ức, 4 phải huy động hiểu biết, nhận xét, cảm xúc…đã có trong quá khứ về đối tượng miêu tả để làm bài. Hồi ứ, tưởng tưọng là cách nhìn gián tiếp sự vật và hồi phục sự nhìn nhận bằng cách gợi nhớ. Bài miêu tả sẽ tốt khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh, nghĩa là sau khi các em đã hình dung câu hỏi gợi mở như: Mẹ em có dáng người như thế nào? Nên dùng từ ngữ nào để miêu tả cho sát thực? Dáng mẹ em có giống dáng cô giáo không? Dáng mẹ em có giống dáng mẹ bạn không? Vậy nên dùng từ ngữ nào để miêu tả cho phù hợp. Cứ như vậy, mặc dù hồi tưởng, các em có thể có đầy đủ các tư liệu chính xác về các sự vật cần miêu tả. Những chi tiết đó sẽ gây ấn tượng chính xác cho các em. Biện pháp 3: Rút kinh nghiệm nhiều năm, tôi nhậnthấy tiết trả bài viết là một tiết học hết sức cần thiết và quan trọng. Nó có tác dụng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc đến từng học sinh. Qua tiết hoc này, học sinh sẽ được củng cố các kiến thức về lý thuyết và được sửa chữa những lỗi mắc phải trong bài làm. Đặc biệt nó còn giúp học sinh việc sử dụng các từ ngữ gợi tả gợi cảm sao cho phù hợp khiến cho câu văn phong phú, sinh động. Do thực hiện tốt tiết này nên bài làm của học sinh lớp tôi ngày càng có nhiều tiến bộ. 6. Kết quả nghiên cứu: Tổng số học sinh: 34 em Biết dùng từ láyvào bài văn miêu tả Chưa biết dùng từ láy vào văn miêu tả Biết sử dụng từ láy vào bài văn phù hợp Chưa biết sử dụng từ láy vào bài văn SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi áp dụngphương pháp 12 35,3% 22 64,7% 10 29,4% 24 70,6% Sau khi áp dụng phương pháp 31 91,1% 3 8,9% 30 88,2% 4 11,8% 7. Kết luận: -Giáo viên phải biết coi trọng biện pháp: quan sát trong khi ra đề miêu tả. -Dẫn dắt và tìm biện pháp thích hợp để giúp học sinh sử dụng từ láy vào bài văn một cách phù hợp. -Làm giàu vốn từ cho học sinh bằng nhiều hình thức bài tập khác nhau trong tiết dạy Luyện từ và câu. -Chú ý phần luyện tập thực hành. -Không xem nhẹ tiết trả bài để rút kinh nghiệm bài làm. 8. Đề nghị: -Nhà trường quan tâm mua thêm sách tham khảo về môn Tiếng Việt cho học sinh mượn để các em có điều kiện học tập được những đoạn văn, bài văn hay. 5 -Phụ huynh cũng cần có sự đầu tư nhất định để con em mình được học tốt hơn ở các môn học nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. 6 9. Phụ lục: TRAU DỒI VỐN TỪ LÁY TRONG VĂN MIÊU TẢ CON VẬT. Hình dáng Lực lưỡng, vạm vỡ, xinh xắn, gầy gò,… Kích thước Nho nhỏ, tí ti, to tướng,…. Lông Mượt mà, tua tủa, lưa thưa, cong cong, mềm mềm,… Các bộ phận +Mặt: tươi tắn, nhăn nhó,… +Mắt: ti hí, thao láo, láo liêng, long lanh,… +Miệng: san sát, (đều) tăm tắp, +Cổ: cao cao, thon thon, ngăn ngắn,… +Thân hình: nặng nề, khẳng khiu, loắt choắt, 7 10. Tài liệu tham khảo: -Sách giáo viên lớp Bốn ( Chương trình thay sách) -Sách giáo khoa lớp Bốn ( Chương trình thay sách) -Hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt trong trường tiểu học(trang 116-Nhà xuất bản Giáo Dục) -Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học(Nhà xuất bản Giáo Dục) -Chuyên đề bồi dưỡng Văn-Tiếng Việt 4 (tập 2). 8 11. Mục lục: TT TÊN MỤC TRANG 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lý luận 1 4 Cơ sở thực tiễn 1 5 Nội dung nghiên cứu 2 6 Kết quả nghiên cứu 5 7 Kết luận 5 8 Đề nghị 5 9 Phụ lục 7 10 Tài liệu tham khảo 8 11 Mục lục 9 9

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dáng Lực lưỡng, vạm vỡ, xinh xắn, gầy gò,… Kích thướcNho nhỏ, tí ti, to tướng,…. - SKKN
Hình d áng Lực lưỡng, vạm vỡ, xinh xắn, gầy gò,… Kích thướcNho nhỏ, tí ti, to tướng,… (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w