1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

25 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 689 KB

Nội dung

Bảng 1: Địa bàn khảo sát doanh nghiệp Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng Đối tượng khảo sát: các DN hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc mọiloại hình

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

2 TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4

3 GIỚI THIỆU VỀ CUỘC KHẢO SÁT "ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NH CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" 5

4 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT 6

4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của các DN 6

4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh 8

4.3 Thực trạng nguồn vốn của DN 9

5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NH CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 11

5.1 Lãi suất cho vay của NH 12

5.2 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay của DN 14

5.2.1 Về phía DN 14

5.2.2 Về phía NH 15

5.3 Nhận định chung về khả năng tiếp cận vốn NH của DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 17

6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NH CỦA CÁC DN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .18 6.1 Một số giải pháp 18

6.1.1 Về phía DN 18

2

Trang 3

6.1.2 Về phía các NHTM 18

6.1.3 Về phía chính quyền địa phương 19

6.2 Một số khuyến nghị 20

6.2.1 Đối với Chính phủ 20

6.2.2 Đối với NHNN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC 23

3

Trang 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Kinh tế thế giới suy giảm rõ rệt và chưa hoàn toàn lấy lại đà tăng trưởngsau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thì khủng hoảng nợ công châu Âu lạitiếp tục phủ bóng đen lên nhiều nước Nằm trong hệ thống kinh tế toàn cầu,kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá nhiều với những diễn biến phức tạp vềlạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất… Khó khăn chung của nền kinh tế tác độngđến tất cả các thành phần kinh tế, và đối tượng chịu tác động mạnh nhất phải kểđến là các doanh nghiệp (DN) khi số lượng DN phá sản và đứng trên bờ vựcphá sản đang tăng lên rất nhanh(1) Trước bối cảnh này, vốn ngân hàng (NH) làmột trong những trợ lực quan trọng giúp các DN tăng sức đề kháng vượt quakhó khăn Nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận vốn NH, trong thời gian qua, ngân hàngnhà nước (NHNN) cũng đã có những động thái kiên quyết để hạ nhiệt lãi suất.Tuy nhiên, bên cạnh lãi suất, khả năng tiếp cận vốn NH của các DN còn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác và việc đánh giá khả năng tiếp cận vốn NH của các

DN để có những giải pháp phù hợp là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn khókhăn này

Nội dung của báo cáo này là đánh giá khả năng tiếp cận vốn NH của các

DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên cơ sở kết của cuộc khảo sát Qua đóbáo cáo đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đối với các bên có liên quannhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn NH của các DN trên địa bàn Đà Nẵng

2 TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG

Theo số liệu của Cục thống kê Đà Nẵng, đến ngày 31/12/2010 toàn thànhphố có 7.148 DN đang hoạt động Trong đó, các DN vừa và nhỏ đã chiếm gần95% tổng số DN DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm 97,9%; khu vực nhànước là 1,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1%

Cơ cấu DN phản ánh đúng cơ cấu kinh tế của thành phố khi số lượng các

DN hoạt động trong khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 70,7%; khu vực côngnghiệp và xây dựng chiếm 28,7%; khu vực nông lâm thủy sản chỉ chiếm 0,8%

Các DN trên địa bàn Đà Nẵng thu hút hơn 1/3 lực lượng lao động củathành phố vào làm việc và lực lượng này tăng dần qua các năm Cụ thể năm

2006 là 35%, năm 2007 và 2008 duy trì ở mức 38%, năm 2009 tăng lên 39%,năm 2010 tăng lên 44% Đóng góp cho GPD toàn thành phố chiếm tỷ trọng lớn

Trang 5

và cũng tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2006 là 60,67%; năm 2007 là61,92%; năm 2009 là 65,97% (2)

3 GIỚI THIỆU VỀ CUỘC KHẢO SÁT "ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NH CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG"

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tiến hành khảo sátcác DN trên địa bàn thành phố từ ngày 20/6/2012 đến ngày 10/7/2012 Số lượngphiếu khảo sát phát ra là 700 phiếu Số phiếu thu được thu được 295 phiếu Sốphiếu hợp lệ 255 phiếu (100% số phiếu hợp lệ có tỷ lệ trả lời từ 80% trở lên)

Địa bàn khảo sát được phân bổ đều cho các quận huyện của thành phố.Trong đó, tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu với 100 doanh nghiệp, chiếm39,2%

Bảng 1: Địa bàn khảo sát doanh nghiệp

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Đối tượng khảo sát: các DN hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc mọiloại hình và ngành nghề sản xuất kinh doanh (trừ các TCTD và bảo hiểm) Vềloại hình: chỉ có 4 DN nhà nước và 2 DN có vốn FDI được khảo sát, đa số thuộckhu vực kinh tế tư nhân với 247 DN – chiếm 97,6%

Về lĩnh vực kinh doanh: tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, dịch

vụ Có 65% DN được khảo sát hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;27,5% thuộc lĩnh vực cơ khí, xây dựng; 10,6% thuộc lĩnh vực CN nhẹ và hàngtiêu dùng; lĩnh vực khác chủ yếu là Giáo dục đào tạo

Biểu đồ 1: Lĩnh vực kinh doanh của các DN

2 ()

Khoa Tài chính ngân hàng – Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

5

Trang 6

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Về quy mô: xét về cả lao động lẫn nguồn vốn, các DN được khảo sát chủyếu là DN vừa và nhỏ 96,5% DN có số lao động dưới 300 người Trong đó, các

DN có số lao động dưới 30 người chiếm đến 64,3% 77% DN có nguồn vốndưới 10 tỷ và tập trung nhiều nhất ở phân đoạn 1 tỷ đến 5 tỷ với lệ trọng 35,5%

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

4 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của các DN

Mức tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước 6 tháng đầu năm 2012 sovới cùng kỳ năm 2011 có nhiều biến động không tốt: chỉ có hơn 32% DN cómức tiêu thụ tăng, 26% mức tiêu thụ không thay đổi trong khi có đến 41,4%mức tiêu thụ giảm

6

Biểu đồ 2: Số lao động trong các DN Biểu đồ 3: Nguồn vốn trong các DN

Trang 7

Mặc dù kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuấtkhẩu 6 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt kết quả khả quan Có 22/255 DN được khảosát có tham gia hoạt động xuất khẩu, chiếm 8,6% tổng số DN Trong đó, có72,7% DN có doanh số xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳnăm 2011; 9,1% không thay đổi và chỉ có chưa tới 18,1% giảm xuống Điều nàyđược lý giải bởi phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung vàcủa Đà Nẵng nói riêng là các mặt hàng thiết yếu, nên dù cho tình hình kinh tếthế giới ảm đạm, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này cũng không bị ảnh hưởngnhiều(3).

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Trong bối cảnh chung của sự suy thoái kinh tế, kết quả kinh doanh củacác DN trên địa bàn thành phố cũng đang đi xuống So với cùng kỳ năm 2011, 6tháng đầu năm 2012 số DN có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế giảmxuống chiếm một tỷ trọng đáng kể (44,7%) - trong đó, 19,8% DN có lợi nhuậngiảm chưa đến 20% và gần 24% DN có lợi nhuận giảm trên 20% Tỷ trọng DN

có lợi nhuận tăng chỉ chiếm 34,6% và lợi nhuận không thay đổi chiếm 27,6%

Trang 8

Biểu đồ 6: Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm

2012 so với cùng kỳ năm 2011

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng mức độ thuận lợi/khó khăn mà mỗi nhân tố mang lại đốivới hoạt động kinh doanh hiện tại của DN, qua khảo sát nhóm nghiên cứu thuđược kết quả như sau:

Bảng 2: Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất kinh doanh

Tỷ trọng DN đánh giá nhân tố này mang tính khó khăn (%)

2 Giá nguyên nhiên vật liệu/

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Trong 6 nhân tố đưa ra, giá nguyên nhiên vật liệu/giá vốn hàng hóa đầuvào được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của các DN Xếp thứ 2 và thứ 3 sau đó lần lượt là nhân tố vốn NH

4 ()

Thang đo mức độ quan trọng xếp theo thứ tự tăng dần từ 1 – 6 tương ứng với mức độ quan trọng giảm dần (thấp nhất là quan trọng nhất)

8

Trang 9

và thị trường kinh doanh Tuy nhiên, nhân tố được cho là quan trọng thứ 2 đốivới hoạt động sản xuất kinh doanh – vốn NH – cũng là nhân tố gây nhiều khókhăn nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp theo đó là nhân tố thị trườngkinh doanh và giá nguyên nhiên vật liệu/giá vốn hàng hóa đầu vào.

Như vậy, để hỗ trợ các DN trên địa bàn thành phố vượt qua khó khăn vàphát triển sản xuất kinh doanh, chính quyền cần tập trung giải quyết những vấn

đề liên quan đến 3 nhân tố được đánh giá là quan trọng và khó khăn nhất là: vốn

NH, giá nguyên nhiên vật liệu/giá vốn hàng hóa đầu vào, thị trường kinh doanh

bổ sung nguồn vốn kinh doanh Kết quả khảo sát cho thấy: trong tổng nguồnvốn của DN thì vốn vay NH có tỷ trọng xếp thứ 2 về độ lớn(5) - chỉ sau vốn chủ

sở hữu Đáng chú ý là trong 255 DN được khảo sát, có đến 77 DN (chiếm30,2% DN) đang có tỷ trọng vốn vay NH cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu Điềunày chứng tỏ các DN tại Đà Nẵng hiện có mức phụ thuộc khá cao vào vốn NH

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN,vốn NH được đánh giá là yếu tố gây nhiều khó khăn nhất cho các DN hiện nay

Áp lực lãi suất cao kéo dài của các khoản vay cũ lẫn khoản vay mới trong thờigian qua khiến các DN hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn

mà đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, vì khả năng tự đáp ứng nguồn vốn kinhdoanh của những DN này không cao Có đến phân nữa (46,7%) DN được hỏicho rằng khả năng tự đáp ứng nguồn vốn kinh doanh là rất kém/kém, 42,4% chorằng bình thường, còn lại chỉ có 11% cho rằng rất tốt/tốt

Biểu đồ 7: Đánh giá khả năng tự đáp ứng nguồn vốn kinh doanh của DN

5 ()

Xem phụ lục

9

Trang 10

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Một tỷ lệ lớn các DN được khảo sát (hơn 60%) đang thiếu vốn kinhdoanh, gần 40% DN đủ vốn hoặc dư vốn – trong đó chỉ có 3 DN dư vốn Đa sốcác DN thiếu vốn đều có nhu cầu vay thêm vốn, và mục đích vay vốn chủ yếu là

để đầu tư tái sản xuất kinh doanh – chiếm 76,2% tổng số DN muốn vay thêmvốn Những bất ổn của nền kinh tế khiến cho thị trường bị thu hẹp, việc tiêu thụsản phẩm gặp nhiều khó khăn, tồn kho tăng lên dẫn đến tốc độ luân chuyển vốnlưu động chậm lại, vì vậy nhiều DN trở nên thiếu vốn để tái đầu tư sản xuấtkinh doanh Mặt khác, việc ứ đọng vốn cũng khiến DN gặp khó khăn trong việcthanh toán các khoản nợ đến hạn Bởi vậy, số lượng DN muốn vay thêm vốn đểtrả nợ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ: 49% vay thêm vốn để trả nợ NH đếnhạn; gần 34% trả nợ cho người LĐ/nhà cung cấp

Bảng 3: Mục đích vay vốn của các DN

Số lượng DN

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN NH CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Các DN được khảo sát đánh giá khả năng tiếp cận vốn NH hiện nay từmức bình thường trở lên chỉ chiếm chưa tới 50%, trong khi hơn 50% còn lại cho

10

Trang 11

rằng khả năng tiếp cận vốn vay NH của mình thấp hoặc rất thấp (thấp: 39,2%;rất thấp: 11,2%) Tỷ lệ này cho thấy khả năng tiếp cận vốn NH của các DN trênđịa bàn Đà Nẵng hiện nay vẫn còn khá thấp.

Biểu đồ 9: Đánh giá khả năng tiếp cận vốn NH của các DN

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Hơn 70% DN được hỏi cho rằng khó khăn của các DN khi tiếp cận vốn

NH hiện nay chủ yếu xuất phát từ phía NH, 53% có khó khăn xuất phát từ bảnthân DN Riêng đối với 23% DN không gặp khó khăn khi tiếp cận vốn NH hiệnnay, 82% trong số đó có nguồn vốn từ 10 tỷ trở lên và 77% có lợi nhuận 6 thángđầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm 2011 Xét về cơ cấu nguồn vốn: 100%các DN này có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao hơn vốn vay NH, chứng tỏ các DN

có quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và ít phụ thuộc vào vốn NH có khả năngtiếp cận vốn NH cao hơn

Biểu đồ 10: Nguồn gốc khó khăn của các DN khi tiếp cận vốn NH

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Khó khăn xuất phát từ phía NH tập trung vào 2 lý do: NH đưa ra lãi suấtcao ngoài sức chịu đựng của DN (83,6%); thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp(33,3%); chi phí ngoài lãi suất cũng chiếm một số lượng tương đối 17,6%

11

Trang 12

Khó khăn xuất phát từ bản thân DN tập trung vào 3 lý do: DN không đủtài sản đảm bảo (gần 84%); DN có quy mô nhỏ (60,5%); DN đang chịu áp lực

từ nhiều khoản nợ đến hạn/quá hạn (hơn 45%)

Bảng 4: Khó khăn tiếp cận vốn vay NH của các DN hiện nay

DN

Tỷ trọng (%)

1 NH đưa ra lãi suất cao ngoài sức chịu đựng của DN 138 83,6

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Những khó khăn kể trên của DN khi tiếp cận vốn NH nhìn chung chỉxoay quanh 2 vấn đề chính là lãi suất cho vay của NH và khả năng đáp ứng cáctiêu chuẩn cho vay của DN Các phân tích dưới đây sẽ lần lượt đi làm rõ từngvấn đề

5.1 Lãi suất cho vay của NH

Lãi suất cao là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong việc tiếp cậnvốn NH của DN hiện nay Với mức phụ thuộc lớn vào nguồn vốn NH, việc lãisuất tăng cao trong suốt thời gian qua đã khiến nhiều DN đi đến giải thể vàngừng hoạt động Trước bối cảnh đó, NHNN đã có những động thái kiên quyết

hạ nhiệt lãi suất nhằm hỗ trợ các DN vượt qua giai đoạn khó khăn này(6) Tuy

6 ()

Chính sách hạ trần lãi suất huy động (từ 14% xuống còn 9%) qua các Thông tư 05, 08, 19, NHNN; Chính sách hỗ trợ lãi suất đầu ra các khoản vay ngắn hạn bằng đồng VN đối với một số lĩnh vực ưu tiên qua Thông tư 14/2012/TT-NHNN

20/2012/TT-12

Trang 13

nhiên, không nhiều DN đánh giá chính sách lãi suất hiện nay có tác động tốt/rấttốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (chưa tới 23% DN được khảo sát– chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn) Đa phần các DN cho rằng chính sách lãi suấthiện nay không làm tăng khả năng tiếp cận vốn NH của họ, chỉ 96/255 DN(tương ứng với 37,6%) có kết quả ngược lại.

Tính từ tháng 9/2011(7) đến tháng 7/2012, có gần 60% DN vay thêm vốn

NH Trong đó, so với thời gian trước tháng 9/2011 chỉ có 32,2% được tiếp cậnvốn NH với mức lãi suất giảm xuống, 43,2% có mức lãi suất không đổi, 24,7%vẫn phải vay vốn với mức lãi suất tăng lên

Biểu đồ 11: Tình hình lãi suất vay vốn NH của các DN từ tháng 9/2011 đến

tháng 7/2012

(Nguồn: số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT–XH Đà Nẵng)

Theo số liệu từ NHNN Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, từ tháng 9/2011đến nay, nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay bình quân bằng VND lẫn ngoại

tệ đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều giảm xuống Tuy nhiênmức giảm còn rất thấp (tính đến cuối tháng 6/2012 - giảm 3,34% cho VND,giảm 0,86% cho ngoại tệ) và lãi suất hiện tại vẫn là rất cao so với khả năng chitrả của các DN

7 ()

Tháng 9/2011 – NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT–NHNN bổ sung cho Thông tư 02/2011/TT–NHNN ngày 3/3/2011 quy định về trần lãi suất huy động, mở đầu cho một loạt các các quy định hạ trần lãi suất sau đó

13

Trang 14

Bảng 5: Diễn biến lãi suất cho vay bình quân của các NH trên địa bàn

(Nguồn: NHNN Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng)

Lãi suất hiện nay vẫn duy trì ở mức cao xuất phát từ hai nguyên nhân

chính:

+ Thứ nhất, do các NHTM mà đặc biệt là khối các NH ngoài quốc doanh

chưa thực sự chia sẽ khó khăn với DN Hơn 33% DN được khảo sát cùng đưa ra

ý kiến: nhiều NHTM vẫn cố tình vi phạm trần lãi suất huy động và cho vay vẫn

ở mức cao Khảo sát của khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường Đại học Kinh tế,

Đại học Đà Nẵng) thực hiện trong tháng 6/2012 giành cho các cán bộ NHTM

trên địa bàn Đà Nẵng (từ cấp Trưởng, Phó phòng hoặc vị trí tương đương trở

lên) cũng chỉ ra phản ứng thiếu tích cực của các NHTM đối với chính sách trần

lãi suất huy động như sau: chỉ có 6,3% cho rằng các NH sẽ chấp hành triệt để

chính sách trần lãi suất huy động; 25,8% cho rằng NH sẽ lách trần lãi suất huy

động; 66% cho rằng các NH nhỏ, có thanh khoản kém sẽ phải lách trần lãi suất

huy động và đó gần như một lựa chọn khó thay thế(8)

+ Thứ hai, do các DN nội lực suy giảm, không đáp ứng các tiêu chuẩn

cho vay của NH nên phải chấp nhận vay ở mức lãi suất cao Lý do này sẽ được

phân tích kỹ hơn trong phần tiếp theo

5.2 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay của DN

5.2.1 Về phía DN

Với đặc thù DN vừa và nhỏ chiếm đại đa số, khi đáp ứng tiêu chuẩn cho

vay của NH, các DN trên địa bàn thành phố gặp những khó khăn như sau:

+ Báo cáo tài chính thiếu minh bạch: Công tác hạch toán kế toán và báo

cáo tài chính của hầu hết các DNNVV thiếu độ tin cậy, không có hệ thống kế

toán theo tiêu chuẩn và không được kiểm toán Tình trạng thông tin không

chính xác gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định phương án kinh doanh để

xác định hạn mức vay vốn, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho các NH

thường xác định hạn mức tín dụng thấp hơn so với nhu cầu của DN

+ Tài sản đảm bảo thiếu hụt: Trong các tiêu chuẩn vay vốn NH hiện

nay, TSĐB là yếu tố khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn nhất (xem Bảng 6 –

8 ()

Báo cáo Đánh giá tác động của lãi suất và chính sách lãi suất đối với NHTM – Khoa Tài chính – Ngân hàng,

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

14

Ngày đăng: 15/06/2018, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w