1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH, THIẾT KẾ MẢNG XANH KHU PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

46 208 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Cây xanh không thể thiếu trong các khu đô thị nhưng cần phải chú trong việc bố trí cây xanh ngay từ ban đầu tạo nên một đô thị hiện đại và có tính thẩm mỹ cao.. Kết quả thu được: Cấu tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

**************

HUỲNH VĂN NHƠN

QUY HOẠCH, THIẾT KẾ MẢNG XANH KHU PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B,

THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

Trang 2

i

HUỲNH VĂN NHƠN

QUY HOẠCH, THIẾT KẾ MẢNG XANH KHU PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B,

THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: TS TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 08/2011

Trang 3

ii

MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING

AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY HO CHI MINH CITY

****************

HUYNH VAN NHON

SCHEMING, DESIGNING AND LANDSCAPE OF RESIDENCE FOR KHANG AN PLAZA, CHAU PHU B WARD, CHAU DOC TOWN, AN GIANG PROVINCE

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATION DISSERTATION

Instructors: TRAN VIET MY, Ph.D

Ho Chi Minh City July, 2011

Trang 4

iii

được ngày hôm nay

Xin chân thành cảm tạ và biết ơn:

- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

- Chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

- Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:

- Tiến sĩ Trần Viết Mỹ - bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ và cho nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này

- Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân thị xã Châu Đốc

Đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập và cung cấp một số tài liệu tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm tạ và biết ơn tất cả mọi người đã giúp tôi trong thời gian học tập và thực hiện luân văn

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011

Huỳnh Văn Nhơn

Trang 5

iv

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Quy hoạch, thiết kế mảng xanh khu phố thương mại Khang An, Phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang” tham gia vào việc phát triển mảng xanh ở một khu dân cư Đô thị , đặt biệt là các đô thị mới thì cần được phát triển cây xanh phù hợp nhằm tạo không gian đẹp Cây xanh không thể thiếu trong các khu đô thị nhưng cần phải chú trong việc bố trí cây xanh ngay từ ban đầu tạo nên một đô thị hiện đại và có tính thẩm mỹ cao Việc quy hoạch cây xanh cho các đô thị mới rất quan trọng nhưng hiện nay đa phần chỉ chú ý đến việc phát triển mảng xanh về số lượng, mà chưa quan tâm đến chất lượng và cấu trúc thẩm mỹ Mục tiêu đề tài là nghiên cứu phát triển mảng xanh cho các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại và có kiến trúc thẩm mỹ cao về không gian xanh, là yếu tố chuẩn mực cho quy hoạch xanh các khu đô thị mới sau này

Kết quả thu được:

Cấu trúc mảng xanh gồm 3 phần: cây đường phố, cây công viên, cây trồng trong các hộ dân cư

Thời gian nghiên cứu 20 /2/2011 đến ngày 20/6/ 2011

Địa điểm thực hiện đề tài: khu phố thương mại Khang An, Châu Phú B, Châu Đốc, An Giang

Trang 6

v

Essay “ Scheming, designing landscape to develop landscape of residence for Khang An Plaza, Chau Phu B Ward, Chau Doc town, An Giang province A new cities need to develop suitable vegetations to design a nice space Vegetations have

to be arranged to creat modern and aesthetic cites Nowadays, in new cities, they attach special importance to quantity but not quality and aesthetic of the vegetations Essay examines to develop landscape in new cities such as green space It’s a standard element of scheming of next cities

Trang 7

vi

MỤC LỤC

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MẢNG XANH ĐÔ THỊ 3

2.2 CHỨC NĂNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ 3

2.2.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị : 3

2.2.2 Cung cấp oxy và giãm tích lủy khí carbonic: 5

2.2.3 Giải quyết vấn đề kỹ thuật môi sinh: 5

2.2.4 Thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị: 7

2.2.5 Kinh tế - xã hội: 7

2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẢNG XANH ĐÔ THỊ CỦA VIỆT NAM: 8

2.4 HỆ THỐNG CÂY XANH, MẢNG XANH ĐÔ THỊ: 8

2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC: 11

2.5.1 Vị trí địa lý: 11

2.5.2: Hiện trạng chung khu vực: 12

2.5.2.1 Địa hình: 12

2.5.2.2 Mạng lưới giao thông: 12

2.5.2.3 Về điều kiện tự nhiên: 13

2.6 HIỆN TRẠNG KHU VỰC SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC KHI QUY HOẠCH: 14

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 MỤC TIÊU: 15

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 15

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 16

3.3.1 Phương pháp khảo sát / điều tra số liệu: 16

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích tổng hợp: 16

3.3.3 Phương pháp chuyên gia: 17

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

Trang 8

vii

4.2 TIỀM NĂNG QUỶ ĐẤT CÓ THỂ PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU

PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN 20

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN: 22

4.3.1 Giải pháp quy hoạch, đề xuất phát triển cây xanh: 22

4.3.1.1 Đề xuất trồng cây xanh đường phố: 22

4.3.1.2 Đề xuất cây trồng công viên, vườn hoa trong khu phố: 23

4.3.1.3 Đề xuất cây xanh trồng ở các căn hộ trong khu phố: 25

4.3.1.4 Đề xuất cây xanh trồng trong trường học 26

4.3.2 Đề xuất giải pháp kỹ thuật trồng cây xanh 26

4.3.2.1 Đào hố 26

4.3.2.2 Kỹ thuật trồng cây 27

4.3.3 Đề xuất giải pháp quản lý và chăm sóc cây xanh 28

4.3.3.1 Chăm sóc bảo quản cây đường phố 28

4.3.3.2 Chăm sóc và bảo dưởng mảng xanh công viên 29

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

5.1.KẾT LUẬN 31

5.2 KIẾN NGHỊ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ LỤC 34

Trang 9

KDC = Khu dân cư

KDLST = Khu du lịch sinh thái

TDTT = Thể dục thể thao

TX = Thị xã

TXCĐ = Thị xã Châu Đốc

ĐBSCL = Đồng bằng sông cửu long

CNH = Công nghiệp hóa

HDH = Hiện đại hóa

Trang 10

ix

BẢNG 2.1 Bản đồ hiện trạng quy hoạch khu phố thương mại Khang An Châu Đốc,

An Giang 12

BẢNG 4.1 Bảng đồ hiện trạng khu phố thương mại Khang An 18

BẢNG 4.2 Bố trí sử dụng đất phố thương mại Khang An 20

BẢNG 4.3 Đề xuất quy hoạch diện tích xanh phố thương mại Khang An 21

BẢNG 4.4 Đề xuất loài cây trồng đường phố khu phố thương mại Khang An 23

BẢNG 4.5 Đề xuất loài cây trồng trong công viên văn hóa, thể thao 24

BẢNG 4.6 Đề xuất loài cây trồng ở các căn hộ trong khu phố: 25

BẢNG 4.7 Đề xuất loài cây trồng ở trong trường học 26

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Toàn cảnh khu phố thương mại Khang An 14 Hình 4.1 Hiện trạng khu phố thương mại 19

Trang 12

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 1

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra trên toàn thế giới Việt Nam cũng nằm trong những nước đang phát triển năng động Với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện nay và trong tương lai đất nước ta đang thay đổi từng ngày Đi đôi với quá trình phát triển thì chất lượng môi trường ngày càng giảm xuống, vấn đề sức khỏe con người, nhu cầu thực tế về con người ngày càng được quan tâm

Phát triển bền vững là mưu cầu của các đô thị nói chung Môi trường đô thị là nội dung cơ bản của yêu cầu phát triển bền vững, lại đang là vấn đề phức tạp của rất nhiều thành phố hiện nay Trong những năm gần đây, dân số thành phố tăng quá nhanh kèm theo đó là nhu cầu của người dân phương tiện giao thông, y tế, chất thải công nghiệp … làm cho môi trường thành phố xuống cấp trầm trọng tạo nên sự ngột ngạt cho dân sinh Ngoài những biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, người dân thành phố cũng rất cần những không gian xanh

Thời gian gần đây, cùng với việc cải tạo đầu tư và xây dựng cơ sơ hạ tầng các đô thị đã rất quan tâm đến việc phát triển công viên, cây xanh nhằm

tô điểm cho đô thị thêm xanh sạch đẹp Các dự án đầu tư xây dựng phát triển mới đều phải dành một quỷ đất hợp lý dành cho phát triển công viên, cây xanh

Tiến hành nhiều dự án cải tạo mở rộng công viên hiện hữu và xây dựng mới các công viên cây xanh bằng cách tận dụng quỹ đất hợp lý từ các công

Trang 13

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 2

trình không mang lại hiệu quả thiết thực, đồng thời phát triển cây xanh đường phố đa dạng về chủng loại tạo cảnh quan đặc thù cho từng khu vực và từng tuyến đường, nhằm nâng cao chỉ tiêu đất cây xanh bình quân đầu người

Những công trình dự án nêu trên đều dựa trên lợi ích thiết thực của hệ thống cây xanh đô thị, giúp cải tạo khí hậu, hạn chế tiếng ồn ngăn chặn ô nhiễm không khí làm cho môi trường đô thị được cải thiện Ngoài ra, trong kiến trúc đô thị hệ thống cây xanh không thể thiếu, vì nó làm tăng giá trị thẩm

mỹ và góp phần nâng cao trình độ đô thị văn minh hiện đại hơn

Quy hoạch mảng xanh đô thị, vì thế là một nội dung quan trọng được sự quan tâm của các nhà chuyên môn, chính quyền Với lý do thiết thực đó, tác

giả đã chọn đề tài “QUY HOẠCH, THIẾT KẾ MẢNG XANH PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG” nhằm góp phần phục vụ cho công tác quy hoạch

mảng xanh đô thị tỉnh AN GIANG nói chung, và thị xã Châu Đốc nói riêng trong thời gian tới cải thiện môi trường sống và đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí cho người dân khu vực

Trang 14

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 3

Chương 2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 KHÁI NIỆM VỀ MẢNG XANH ĐÔ THỊ

Khái niệm về mảng xanh đô thị:

Mảng xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gổ trong phạm

vi những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng lớn, sầm uất nhất (Jorgensen, 1965 ) Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập hợp cây trồng ngoại đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên ) còn bao gồm hệ thống rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên, vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô ra ngoại thành

2.2 CHỨC NĂNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ

Theo Trần Viết Mỹ (2001), mảng xanh đô thị có vai trò như sau:

2.2.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị :

 Điều hòa nhiệt độ:

Vùng đô thị( nội thành ) có xu hướng nóng hơn ngoại ô xung quanh trung bình 0,5 – 1,5 độ C ( Federer, 1970 )hoặc 3 – 5 độ C ( moll, 1991) Điều này thuận lợi cho mùa đông nhưng bất lợi cho mùa hè Sự khác biệt chủ yếu

là do thiếu diện tích cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời và làm mát không khí xung quanh do quá trình bốc hơi nước Khi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển trái đất, một phần bị phản chiếu bởi mây che phủ, một phần bị phân tán và hấp thu bởi các phân tử có trong khí quyển, một phần bị hấp thu bởi các hạt dạng CO3 và CO2 và hơi nước, phần còn lại khoảng ½ xâm nhập vào trái đất Suốt trong các giờ ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thu bởi bề mặt đô thị như sắt,

Trang 15

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 4

thép, bê tông, kính …chúng hấp thu nhiệt nhưng mất nhiệt nhanh hơn thực vật

và đất Vì vậy, thường có sự khát biệt đáng kể giữa thực vật và không khí ngoài thảm thực vật xung quanh Lượng nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh và làm giãm độ ẩm tương đối Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi trường đô thị thông qua tác động chi phối bức xạ mặt trời Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán Ban đêm thảm cây xanh mất nhiệt chậm hơn tạo ra tấm màng chắn giữa nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ấm do đó nhiệt độ trong tán cây cao hơn nhiệt độ bên ngoài chổ trống

 Ngăn chặn gió và sự di chuyển không khí:

Sự di chuyển không khí hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuột sống con người tác động này có thể tích cực hay tiêu cực phụ thuột rất lớn vào

sự hiện hửu của cây xanh Cây xanh làm giãm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tỉnh trước và sau gió Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới cây xanh là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả Cây to cũng như cây bụi kiễm soát hiệu quả bởi

sự làm cản trở, làm chệch hướng và lọc gió Hiệu quả kiễm soát gió tùy thuộc vào mật độ kích thước loài, độ dày của lá mật độ lá và vị trí củ thể của cây xanh Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khát có thể làm thay đổi hướng gió xung quanh nhà Chặn gió thẳng góc hướng gió có thể làm giãm gió từ 2-5 lần chiều cao cây trước gió và 30-40 lần sau gió Tốc độ gió giãm tối đa tới 50% trong khoảng cách từ 10-20 lần chiều cao của cây cao nhất sau hàng cây Tuy nhiên cây càng cao thì chổ trống bên dưới càng nhiều do đó gia tăng ở phần thấp bằng cây bụi làm tăng hiệu quả chắn gió cho các khu công viên KCN, KCX, KDC và vành đai chắn gió ở các vùng gió bảo

 Tăng độ ẩm tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước:

Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió và làm thoát hơi nước, làm giãm sự bốc hơi và độ ẩm đất vào Mùa hè, trong rừng hay ở những nơi trồng nhiều cây xanh tập trung như CV, khu DLST, VTV …độ ẩm tương đối thường cao hơn bên ngoài khoảng trống 7-12% đôi khi lên đến

Trang 16

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 5

tuần hoàn nước, ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất Các loài cây lá kim thường ngăn chặn lượng mưa tốt hơn cây lá rộng Cây lá kim khi mà được trồng thành rừng thì cản được lượng mưa đến 40% lượng mưa,

và lượng nước này sẻ bốc hơi về bầu khí quyển, trong khi đó rừng lá rộng chỉ ngăn chặn được 20%, 80% còn lại xả xuống mặt đất Điều này có thể lý giải

là do cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước trên bề mặt nhiều hơn cây lá rộng, nên cây lá kim cần được trồng ở nơi dư thừa nước (Robinette, 1972 ) và cây lá rộng cần được trồng ở những nơi gia tăng lượng nước chống thấm đất Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi ẩm trong đất

2.2.2 Cung cấp oxy và giãm tích lủy khí carbonic:

Trong môi trường đô thị, tỉ lệ oxy luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc, lượng CO2 không ngừng tăng lên, phương tiện giao thông sinh hoạt của con người thải ra trong qua trình hô hấp, các nhà máy, và các sinh vật sống trên trái đất Mà duy nhất chỉ có cây xanh là máy chuyển đổi từ CO2 sang O2 trong quá trình quang hợp và hô hấp Một ha cây xanh trong 1 giờ hấp thu 8kg CO2 bằng số lượng của 200 người thải ra trong 1 giờ Một số cây xanh còn có tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm cho môi trường trong lành,

có lợi cho sức khỏe con người

2.2.3 Giải quyết vấn đề kỹ thuật môi sinh:

 Hạn chế tiếng ồn:

Tiềng ồn là một phần cuột sống đô thị, lá cành, thân của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn có tầng số cao hơn là tiếng ồn có tầng số thấp Các sóng âm thanh có được hấp thu một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày, mọng nước, và có cuốn lá vì các đặc trưng này cho phép mức độ co giản và rung động cao hơn Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành cây to và thân cây Nếu sử dụng tổ hợp các loại cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giãm đến 8-12dB Tuy nhiên không có sự khác biệt lớn giữa các loài cây trong tác dụng làm giãm âm thanh

Trang 17

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 6

Vị trí đai cây hết sức quan trọng Nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là gần nơi cần được bảo vệ Nhà ở đô thị có thể được chắn ồn tốt hơn nếu trồng một hàng cây bụi sau hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6m

 Hạn chế ô nhiểm không khí:

Lá của cây xanh hấp thụ NO2 và NO để lấy nitơ Cây thân gổ hấp thụ một phần SO2 trong không khí Thảm thực vật thân gổ làm giãm nồng độ CO trong không khí Cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 trong việc nitrogen hóa Thảm thực vật hấp thu và làm giãm nồng độ O3 trong không khí một cách nhanh chóng Đối với cây bụi trung bình một ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50-70 tấn /năm Cây xanh ( cành, thân, lá , chồi, hoa …) hứng các hạt ô nhiểm (bụi, tro, khói …) và sau đó rửa trôi bằng mưa Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiểm Ngoài cây xanh cũng tác dụng làm giảm ô nhiễm như, hơi khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ

 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất:

Cây xanh làm sự rửa trôi, và sói mòn đất do nước gây ra bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất qua hệ rể, gia tăng sự hấp thụ thông qua sự tích tụ chất hửu

 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu:

Thực vật, mảng xanh có thể dụng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng, hiệu quả trước hết phụ thuộc vào kích thước và mật độ cây xanh Thực vật có thể dùng ngăn lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày đêm cây xanh có thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho có tác dụng bảo vệ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng Ở những xa lộ cây xanh có thể sử dụng ngăn chặn ánh sáng trực tiếp buổi sáng và buổi chiều tàn Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chổ các cây xanh, cây bụi, xung quanh các sân, các cửa sổ và đường phố để bảo vệ tầm nhìn lái xe

Ánh sáng thứ cấp có thể được ngăn chặn bằng cách đặt chắn ngay khi nó chưa đến vật phản chiếu và đi đến mắt người

Trang 18

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 7

Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô thị qua việc hình thành các hàng rào giậu, đai cây …trên đường phố hoa viên, công viên Mức

độ và hiệu quả kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải đi theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ…phụ thuộc vào đặc tính của từng loài cây như chiều cao, tập tính phân cành, có gai hoặc không gai … cũng như mật độ trồng và cấu trúc tán cây …

2.2.4 Thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị:

Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Cây xanh có nhiều hình thức đa dạng và màu sắc phong phú do sự biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng

và phát triển của chiều cao thân lá cành màu sắc hoa Do đó kiến trúc cảnh quan trong đó có cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không gian Cây xanh chỉ có đẹp về dáng dấp hay màu sắc khi đứng độc lập trong một không gian nhất định , nhưng cũng có cây chỉ có giá trị trang trí tạo hình khi được phối kết thành nhóm, mảng xanh hay kết hợp với yếu tố tạo hình khác Việc bố trí độc lập hay phối kết nhiều nhóm cây còn tạo ra các chức năng khác của mảng xanh như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát giao thông, kiểm soát sự riêng tư …

Trang 19

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 8

Như vậy, cây xanh có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con người, nhất là cuộc sống của người dân trong đô thị nơi mà ô nhiễm cao và thiếu vắng cây xanh

2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẢNG XANH ĐÔ THỊ CỦA VIỆT NAM:

Lĩnh vực nghiên cứu cây xanh đô thị trên thế giới đã có từ năm 1618 Nhưng đối với Việt Nam thì chưa lâu và còn nhiều bất cập và các đề tài phần lớn tập trung ở hai khu đô thị lớn: tp Hồ Chí Minh và Hà Nội Năm 1994, ở

Tp HCM đã có các đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình tạo công nhân về chăm sóc và bảo quản cây xanh đô thị, bao gồm nhiều nội dung như về vai trò của cây xanh đô thị đối với con người, nâng cao kỹ thuật chăm soc và bảo

quản cây Một số đề tài tiêu biểu: Bảo tồn và phát triển mảng xanh TP HCM của Nguyễn Văn Tìm và cộng tác viên năm 1994, Quy hoạch phát triển mảng

xanh đô thị TP HCM đến năm 2010 của Lê Văn Khôi và các cộng tác viên

năm 1998, Cây xanh - Phát triển cây cảnh và quản lý trong môi trường đô thị năm 1997 của Chế Đình Lý; Cây xanh – Cây cảnh Sài Gòn – TP.HCM năm

1999 của Trần Hợp Cây cảnh – Hoa Việt Nam năm 2000 của Trần Hợp Cây

cỏ Việt Nam năm 1991- 1993 của Phạm Hoàng Hộ Quy hoạch cảnh quan đô thị năm 2005 của Trần Viết Mỹ …Đây là tài liệu rất hửu ích cho cán bộ quản

lý ngành công viên, công trình đô thị, sinh viên lâm nghiệp, cảnh quan …

2.4 HỆ THỐNG CÂY XANH, MẢNG XANH ĐÔ THỊ:

Có nhiều cách phân chia mảng xanh đô thị như dựa vào nguồn gốc, phân loại thực vật hay mục đích sử dụng Tuy nhiên, để bao quát và để hình dung hơn có thể phân chia mảng xanh đô thị theo chủ thể quản lý kết hợp mục đích

sử dụng

Trang 20

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 9

H Ệ THỐNG CÂY XANH MẢNG XANH

Trang 21

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 10

 Cây đường phố:

Cây đường phố bao gồm toàn bộ cây xanh được trồng trên các lề đường nội thành, thị trấn ngoại thành Mục đích không phải để lấy gỗ mà phục vụ các mặt khác đô thị như cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu, che bóng, tạo cảnh quan hài hòa với các công trình kiến trúc Cây đường phố còn bao gồm

cả cây trồng trên tiểu đảo, vòng xoay, băng két

 Mảng xanh công viên, khu du lịch sinh thái:

Mảng xanh công viên, khu du lịch sinh thái là toàn bộ diện tích xanh trong đó gồm cả hoa kiểng, thảm cỏ nhằm phục vụ các lợi ích công cộng của đời sống đô thị như du lịch, nghỉ ngơi giải trí, thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử

 Mảng xanh khuôn viên:

Mảng xanh khuôn viên bao gồm toàn bộ diện tích xanh được tạo nên bởi cây thân gổ, thảm cỏ, hoa kiểng trồng tập trung hoặc phân tán trong các công

sở, doanh trại, KCN, KCX, nhà vườn, chung cư, trường học, bệnh viện …

 Rừng tập trung:

Rừng tập trung là các diện tích rừng trồng tập trung phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và vườn thực vật, trong đó không có các công trình kiến trúc, xây dựng như các công viên, KDLST

 Vườn cây ăn trái đa niên:

Vườn cây ăn trái đa niên là diện tích trồng cây với mục đích lấy quả Do tính chất đa niên, bền vững nên cây ăn trái được xem là một thành phần của mảng xanh đô thị

 Cây công nghiệp dài ngày:

Cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu, điều giống như vườn cây

ăn trái, do tính chất đa niên bềnh vững nên các loại cây này cũng được xem là một bộ phận cấu thành của mảng xanh đô thị

 Cây trồng phân tán:

Trang 22

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 11

ngoại thành, nơi chưa có vỉa hè và ven kênh mương thủy lợi, kênh rạch …

2.5 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHỐ THƯƠNG MẠI KHANG AN, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC:

2.5.1 Vị trí địa lý:

Nằm gần trung tâm thị xã Châu Đốc tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, Nam giáp thành phố Cần Thơ, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp An Giang là một trong những trung tâm kinh tế- xã hội của Đồng bằng song Cửu Long nên việc phát triển phố thương mại An Khang sẽ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền nam Việt Nam Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 3 cửa khẩu kinh tế sầm uất là: Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - thị xã Tân Châu Từ vị trí này, thị xã Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Vương quốc Campuchia qua cả hai đường thuỷ, bộ nên việc xây dựng phố thương mại Khang An là khá quan trọng

Trang 23

SVTH: Huỳnh Văn Nhơn GVHD: TS Trần Viết Mỹ

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học 12

BẢNG 2.1 Bản đồ hiện trạng quy hoạch khu phố thương mại Khang An Châu Đốc, An Giang

(Nguồn UBNH Thị xã Châu Đốc)

2.5.2: Hiện trạng chung khu vực:

2.5.2.1 Địa hình:

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là phù sa trẻ bồi đắp bởi sông Mekong, rất ít đồi núi dọc theo biên giới Việt - Campuchia (vùng phù sa cổ từ An Giang tới Hà Tiên) Vùng gò cao ven sông Tiền & Hậu (cao 1 - 3m) Vùng giồng cát ven biển (cao 1 - 5m) Địa bàn khu vực xây dựng phố thương mại Khang An cũng không nằm ngoại lệ, có địa hình thấp và bằng phẳng

2.5.2.2 Mạng lưới giao thông:

Thị xã Châu Đốc có hơn 10 km quốc lộ 91 chạy ngang, thuận lợi trong giao lưu,buôn bán với các địa phương trong tỉnh và khu vực ĐBSCL Ngoài

Ngày đăng: 13/06/2018, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w