1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiet13-14- LĐ va sang...doc

9 276 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 12+13- Bài11: Lao động tự giác sáng tạo A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp HS hiểu được các hình thức lao động của con người, học tập là hình thức lao động nào? Hiểu được những biểu hiện của tự giác sáng tạo trong học tập, lao động. 2. Thái độ - Hình thành ở HS ý thức tự giác. - Không hài lòng với biện pháp đã thực hiện kết quả đã đạt được. - Luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập lao động. 3. Kĩ năng Biết cách rèn luyện kĩ năng lao động sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động. B. Phương pháp - Thảo luận nhóm. Phương pháp giải quyết vấn đề. Kích thích tư duy. Hoạt động cá nhân, phiếu học tập. Tổ chức trò chơi. C. Tư liệu phương tiện - SGK, SGV lớp 8.Giấy Ao, bút dạ. - Chuyện về người tốt việc tốt trong lao động.Tục ngữ, ca dao, thơ, danh ngôn nói về lao động. D. Hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ GV: Chiếu câu hỏi lên máy (Hoặc ghi vào bảng phụ, giấy khổ to). Câu hỏi: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? * Công việc nhà ỷ lại cho người giúp việc. * Bài tập đã có gia sư làm giúp. * Xe đạp hỏng thì có xe ôm đưa đến trường. * Vệ sinh lớp đã có các cô lao công. * Lau bảng đã có tổ trưởng, lớp trưởng. * Bố mẹ giàu có không cần lo lắng học tập. HS: Nhận xét. GV: Bổ sung, cho điểm. 3. Bài mới *Tiết 1: * Giới thiệu bài GV: Ghi lên bảng phụ Các câu tục ngữ sau:* Miệng nói tay làm. * Quen tay hay việc. * Trăm hay không bằng tay quen. ?1- Các câu tục ngữ trên nói về lĩnh vực gì? ?2- Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ trên. HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét. GV: Để hiểu rõ về lao dộng đối với HS THCS, chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của thầy trò Nội dung cần đạt HĐ1:Tìm hiểu về tình huốngvà truyện đọc của mục đặt vấn đề GV: Chia lớp thành 3 nhóm. HS thảo luận phần truyện đọc SGK trang 28. I. Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề (1) Truyện đọc Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Câu 1 (nhóm 1) Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước trong quá trình làm ngôi nhà cuôí cùng. HS: Nhóm 1 trình bày. HS: Cả lớp nhận xét, thảo luận. Câu 2 (nhóm 2) Hậu quả việc làm của ông. HS: Nhóm 2 trình bày. HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận. GV: Giải đáp, bổ sung ý kiến, chốt lại ý chính. Lưu ý: Sự bất ngờ là ông chủ đã tặng lại cho ông thợ mộc ngôi nhà chính do suy nghĩ bàn tay sai lầm của ông thợ mộc làm ra. Câu 3 (nhóm 3) Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó. HS: Nhóm 3 trình bày. HS: Các nhóm thảo luận. HS: Cử đại diện các nhóm trình bày. HS: Cả lớp tranh luận, nhận xét. GV: Giải đáp, bổ sung ý kiến, chốt lại ý chính của các nhóm. GV: Kết luận ý kiến 3 nhóm. Chuyển nội dung thảo luận GV: Giữ nguyên ba nhóm. HS: Tiếp tục thảo luận nội dung đặt vấn đề. GV: Giao nhiệm vụ 3 nhóm. HS: Cả lớp thảo luận 3 ý kiến trên. HS: Cử đại diện các nhóm trình bày. HS: Cả lớp tranh luận bày tỏ quan điểm. GV: Nhận xét, giải đáp. GV: Kết luận, ý các nhóm. Câu 1 (nhóm 1): ý kiến của các em trong lao động chỉ cần tự giác không cần sáng tạo. Câu 2 (nhóm 2): Nhiệm vụ của HS là học tập chứ không phải lao động nên không cần rèn luyện ý thức tự giác lao động. HS: Nhóm 2 trình bày. GV: Lưu ý giải thích: Học tập là lao động trí óc (nói rõ phần sau). Câu 3 (nhóm 3): HS cũng cần rèn luyện ý thức tự giác Nhóm 1 (câu 1) (*) Thái độ trước đây của người thợ mộc - Tận tuỵ - Tự giác - Nghiêm túc thực hiện qui trình kĩ thuật, kỉ luật - Thành quả lao động hoàn hảo, thái độ đó làm mọi người kính trọng. (*) Thái độ khi làm ngôi nhà cuối cùng - Không dành hết tâm trí cho công việc. - Tâm trạng mệt mỏi. - Không khéo léo, tinh xảo. - Sử dụng vật liệu cẩu thả. - Không đảm bảo qui trình kĩ thuật. Nhóm 2 (câu 2) Hậu quả việc làm của người thợ mộc: - Ông phải hổ thẹn. - Đó là ngôi nhà không hoàn hảo. Nhóm 3 (câu 3) Nguyên nhân: - Thiếu tự giác. - Không thường xuyên rèn luyện. - Không có kỉ luật lao động. - Không chú ý đến kĩ thuật. 2) Đặt vấn đề Nhóm 1 (câu 1) - Lao động tự giác là cần thiết là đủ. - Nhưng trong quá trình lao động cần phải sáng tạo thì kết quả lao động cao, có năng suất, chất lượng. Nhóm 2 (câu 2) - Học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần sự tự giác. - Rèn luyện tự giác trong học tập vì kết quả học tập cao là điều kiện để HS trở thành con ngoan, trò giỏi. Nhóm 3 (câu 3) - HS rèn luyện tự giác, sáng tạo trong lao động là đúng. - Tự giác, sáng tạo trong học tập cũng có Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== óc sáng tạo. HS: Nhóm 3 trình bày. GV: Tổng kết ý kiến của 3 nhóm. GV: Chuyển ý. HĐ 3: Thảo luận cả lớp về nội dung hình thức lao động của con người GV: Diễn giải: Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Đó là việc sử dụng dụng cụ tác động vào thiên nhiên làm ra của cải vật chất tinh thần phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của con người. GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp. Câu 1: Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển? HS: Suy nghĩ cá nhân. HS: Cả lớp trao đổi tranh luận. GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến kết luận. Câu 2: Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra? HS: Trả lời ý kiến cá nhân. GV: Hướng dẫn HS trả lời. GV: Nếu con người không lao động thì sau khi ăn hết phần của cải còn lại, con người sẽ không tồn tại. GV: Kết luận: Lao động làm cho con người xã hội phát triển không ngừng. Câu 3: Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức gì? HS: Suy nghĩ cá nhân. GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến. GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về các hình thức lao động đó. GV: Có thể lập bảng để giúp HS so sánh 2 hình thức lao động. HS: Trả lời ghi vào bảng. GV: Nhận xét, kết luận. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển thì người lao động biết kết hợp lao động chân tay với lao động trí óc. Để kết thúc tiết 1 GV đưa ra các câu hỏi sau: ?: Hãy tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về lao động trí óc lao động chân tay. Hoặc phê phán quan điểm sai lầm về lao động trí óc lao lợi ích như tự giác sáng tạo trong lao động. - Vì học tập là một hình thức của lao động. Ngoài học tập, HS phải lao động giúp gia đình, tham gia phát triển kinh tế gia đình. Lao động có kết quả thì có điều kiện để học tập tốt. Câu 1: - Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lí, tình cảm. - Con người phát triển về năng lực. - Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người. Câu 2: - Con người không có cái ăn. - Con người không có cái mặc. - Con người không có cái để ở. - Con người không có cái uống. - Con người không có cái để vui chới giải trí Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== động chân tay. - Cày sâu cuốc bẫm - Chân lấm tay bùn - Trăm hay không bằng tay quen - Mồm miệng đỡ chân tay - Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm - Vai u thịt bắp, mồ hôi dầu GV: Cho điểm HS có ý kiến tốt. GV: Cho HS làm bài tập, củng cố kiến thức. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: (Đánh dấu X vào ý kiến đúng) - Làm nghề quét rác không có gì là xấu  - Lao động chân tay không vinh quang  - Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang  - Muốn sang trọng phải là giới trí thức  HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân. GV: Giải thích vì sao đúng, sai. GV: Kết luận tiết 1. Qua phần học tiết 1 chúng ta rút ra được nội dung của lao động. Lao động là điều kiện phương tiện của sự phát triển của con người xã hội. Tồn tại 2 hình thức lao động trong xã hội. Chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động. * Tiết 2 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu 2 hình thức lao động cho 2 ví dụ minh hoạ. Câu 2: Giải thích câu tục ngữ sau: "Ai không làm việc thì không đáng ăn" 3. Bài mới Hoạt động của GV HS Nội dung cần đạt HĐ 4: Thảo luận nội dung bài học GV: Nhắc lại nội dung tiết 1 chuyển ý vào nội dung bài mới. GV: Chia lớp thành 3 nhóm (GV giữ lại nhóm cũ) HS: Cử đại diện, thư kí nhóm. GV: Giao câu hỏi cho các nhóm. (ghi câu hỏi lên bảng phụ, hoặc phát phiếu đến từng nhóm) Nhóm 1: Câu 1: Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Cho ví dụ trong học tâp. Câu 2: Tại sao phải lao động tự giác, sáng tạo? Nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập. Nhóm 1: II. Nội dung bài học (1) Thế nào là tự giác, sáng tạo trong lao động - Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Câu 1: Lao động tự giác: - Chủ động khi làm mọi việc. - Không đợi ai nhắc nhở. - Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực nào. Ví dụ: - Tự giác học bài, làm bài. - Đi học về nhà đúng giờ qui định. - Thực hiện đúng nội qui của lớp, trường đề ra. - Tự giác tham gia công việc giúp gia đình, lao động ở trường, địa phương. Lao động sáng tạo: - Suy nghĩ, cải tiến. - Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động. - Tiết kiệm, năng suất cao, chất lượng hiệu quả. Ví dụ: - Chịu khó suy nghĩ. - Cải tiến phương pháp học tập. - Trao đổi kinh nghiệm học hỏi. Câu 2: Tại sao phải tự giác sáng tạo + Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học kĩ thuật phát triển. + Nếu không tự giác, sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại. + HS chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước. + Không ngừng được hoàn thiện nhân cách. Hậu quả - Học tập không đạt kết quả cao. - Chán nản, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. - ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội. HS: Nhận xét, bổ sung, tranh luận ý kiến của nhóm 1. GV: Nhận xét, giải đáp, kết luận. GV: Cần giúp HS tự phát hiện. Tìm ví dụ, chứng minh, giải thích vì sao. HS: Cả lớp ghi bài. Nhóm 2: Câu 1: Nêu biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo. Câu 2: Mối quan hệ giữa lao động tự giác lao động sáng tạo. Nhóm 2: Câu 1: Biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo - Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động. - Nhiệt tình tham gia mọi công việc. - Suy nghĩ, cải tiến, đổi mới các phương pháp, trao đổi kinh nghiệm. - Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay. Câu 2: Mối quan hệ giữa lao động tự giác lao động sáng tạo - Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhất. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== - Chỉ có tự giác mới vui vẻ, tự tin có hiệu quả. Tự giác là điều kiện của sáng tạo. ý thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động, tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó trong học tập lao động. HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung, tranh luận. GV: (Chuyển ý): Nhấn mạnh tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi. Nhóm 3: Câu 1: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo. Liên hệ đến việc học tập của HS. Câu 2: HS chúng ta cần làm gì để rèn luyện đức tính tự giác sáng tạo trong học tập lao động? Vì sao? GV: Vì nội dung dài nên thời gian thảo luận các nhóm nhiều hơn lưu ý HS tất cả đều phải làm việc. HS: Các nhóm thảo luận. Thư kí ghi ý kiến thảo luận lên giấy khổ to. GV: Cho HS các nhóm lên trình bày. HS: Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm 3: Câu 1: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo - Không làm phiền người khác. - Được mọi người tôn trọng yêu quí. - Nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động học tập, lao động hoạt động xã hội. Liên hệ học tập: - Không làm phiền đến bố mẹ, gia đình. - Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi. - Kết quả học tập cao. - Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ mọi người. Câu 2: HS phải làm gì? - Có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. - Rèn luyện hàng ngày thường xuyên. HS: Cả lớp nhận xét, tranh luận ý kiến của nhóm 3. GV: Góp ý, giải đáp. HS: Ghi bài vào vở. GV: Nhắc nhở HS phải có thái độ nghiêm khắc, tránh lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ trong học tập lao động. (2) Lợi ích của lao động tự giác sáng tạo - Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục. - Hoàn thiện phát triển phẩm chất năng lực của cá nhân. - Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao. 3) HS làm gì? HS phải có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập lao động hàng ngày. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== GV: Cho HS đọc lại nội dung bài học nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài. GV: Chuyển ý. HĐ4: liên hệ rèn luyện kĩ năng GV: Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận. HS: Suy nghĩ phát biểu ý kiến cá nhân. Câu hỏi: 1) Thái độ lao động của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác sáng tạo? 2) Nêu biện pháp rèn luyện của cá nhân. 3) Nêu biểu hiện thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập lao động. GV: Yêu cầu HS trả lời. HS: Cả lớp góp ý, thảo luận. V: Cho HS lấy ví dụ cụ thể bằng cách cho HS tự liên hệ bản thân: - Có tự giác học tập không? - Có cần phải nhắc nhở thực hiện nề nếp ở lớp, trường không? - Có nhiệt tình tham gia các công tác của lớp? - Gặp bài khó có nản chí không? - Có bằng lòng với kết quả học tập đã đạt được? HS: Tự liên hệ rút ra bài học. GV: Nhận xét bổ sung ý kiến. HĐ6: Luyện tập bài tập SGK GV: Phát phiếu học tập cho HS (nửa số HS 1 câu hỏi). Câu 1: Bài tập 1(SGK) Câu 2: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về lao động. HS: Giải bài tập vào phiếu. Câu 1: Thái độ của chúng ta: - Biết coi trọng lao động trí óc lao động chân tay. - Lao động cần cù, khoa học, năng suất cao. - Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện. - Tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Câu 2: Biện pháp rèn luyện trong học tập. - Có kế hoạch rèn luyện cụ thể. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. - Rút kinh nghiệm: Phát huy những việc làm tốt, nghiêm túc khắc phục sai lầm. Đáp án: Bài 1 (SGK) Biểu hiện tự giác, sáng tạo Không tự giác, sáng tạo - Tự giác học tập, làm bài - Thực hiện nội qui của trường - Có kế hoạch rèn luyện - Có suy nghĩ cải tiến phương pháp - Nghiêm khắc sửa - Lối sống tự do cá nhân - Cẩu thả ngại khó - Buông thả, lười nhác suy nghĩ - Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình xã hội Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Động viên, cho điểm tốt HS có ý kiến hay. chữa sai trái Bài 2 (làm thêm) Tục ngữ: - Cày sâu cuốc bẫm - Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ - Chân lấm tay bùn - Làm ruộng ăn cơm nằm - Chăm tằm ăn cơm đứng Ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát com đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 4. Củng cố: GV: Tổ chức cho HS trò chơi: "Bịt mắt nhặt thẻ". GV: Để vào 1 cái lọ có nhiều thẻ có 2 màu: Đỏ đen. HS bịt mắt rút thẻ nếu rút thẻ màu nào thì cán sự sẽ đọc câu hỏi HS trả lời hoặc điền vào bảng phụ. Câu hỏi thẻ màu đỏ (10 thẻ) Liên hệ bản thân hành vi tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động công việc hằng ngày. Câu hỏi thẻ màu đen (10 thẻ) Liên hệ bản thân hành vi thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động công việc hằng ngày. Lưu ý mỗi HS trả lời bằng cách nêu ra 1 hành vi. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Kết luận toàn bài. Lao động là điều kiện phương tiện để con người tồn tại, phát triển. Vì vậy mọi người phải có ý thức lao động tự giác, sáng tạo. HS chúng ta cần phải biết rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi để trở thành người có ích trong gia đình xã hội. 5. Dặn dò - Làm bài tập về nhà (các bài tập còn lại SGK). - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lao động. - Câu chuyện về gương tự giác, sáng tạo trong lao động. - Đọc trước bài 12 tự trả lời những gợi ý SGK. E. Tư liệu tham khảo - "Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác". VonTe - Giáo sư Nguyễn Đình Tứ (1932 - 1996) Từ một kĩ sư thuỷ lợi, ông đã tự nghiên cứu, học tập để trở thành 1 nhà vật lí nổi tiếng, tham gia đóng góp xuất sắc cho nền khoa học trong nước Quốc tế. - Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Bách Ông là 1 danh y, 1 hiệu trưởng, 1 giám đốc, đại biểu Quốc hội, 1 nhân cách cao đẹp. Cả đời ông đã cống hiến một nền y học: "Cứu nhân độ thế". - Tục ngữ: Giá áo, túi cơm. Trần Thụy Phương Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 ==================================================== Trần Thụy Phương . miệng đỡ chân tay - Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm - Vai u thịt bắp, mồ hôi dầu GV: Cho điểm HS có ý kiến tốt. GV: Cho HS làm bài. tay không vinh quang  - Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang  - Muốn sang trọng phải là giới trí thức  HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân. GV: Giải thích

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câu 1: Nêu 2 hình thức lao động và cho 2 ví dụ minh hoạ. - Tiet13-14- LĐ va sang...doc
u 1: Nêu 2 hình thức lao động và cho 2 ví dụ minh hoạ (Trang 4)
(ghi câu hỏi lên bảng phụ, hoặc phát phiếu đến từng nhóm) - Tiet13-14- LĐ va sang...doc
ghi câu hỏi lên bảng phụ, hoặc phát phiếu đến từng nhóm) (Trang 4)
- "Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác". - Tiet13-14- LĐ va sang...doc
34 ;Những kẻ lười biếng bao giờ cũng là những kẻ tầm thường dù dưới hình thức này hay hình thức khác" (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w