Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi vì ba đặc thù chính là : + Ngành xây dựng có quy mô lớn nhất trong nước + Ngành cung cấp phần lớn các hàng hoá
Trang 1Chương 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
I KHÁI NIÊM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ
1 Khái ni ệm về thiết kế
Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như:
-Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình
-Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v
Quá trình thiết kế bao gồm:
-Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi); -Giai đoạn thiết kế chính thức;
-Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế)
2.Ý nghĩa của công tác thiết kế
Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu
-Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn
Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư XDCB Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
Trang 2II TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1.Những nguyên tắc thiết kế xây dựng
-Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư;
-Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng;
-Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mặt:
tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan;
-Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ các vấn đề chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể;
-Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan
hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế;
-Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng;
-Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất
2.Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 Luật xây dựng)
-Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
-Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a.Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
b.Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và bước thíêt kế bản vẽ thi công được
áp dụng đối với công trình qui định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c.Thiết kế ba bước bao gồm bước tiết kế cơ sở, bước tiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô phức tạp.
-Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên Các bước thiết kế tíêp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở thiết kế trước đã được phê duyệt
-Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài được quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng
Trang 3III NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ
1 Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ
Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm:
a.Phần thuyết minh
-Căn cứ để lập thiết kế sơ bộ
-Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi;
-Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;
-Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng
a.1 Thuyết minh thiết kế công nghệ
-Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;
-Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành
a.2 Thuyết minh thiết kế xây dựng
-Phương án kiến trúc phù hợp quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường ;
-Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình
kỹ thuật hạ tầng ;
-Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị chủ yếu của công trình
a.3 Phân tích kinh tế - kỹ thuật
-Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư;
-So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng
b.Phần bản vẽ
-Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
Trang 4-Bố trí tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng );
-Phương án kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của cơng trình; phối cảnh cơng trình; mơ hình (nếu cần thiết);
-Phương án xây dựng: gia cố nền, mĩng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, cơng trình
kỹ thuật hạ tầng ;
-Phương án bố trí dây chuyền cơng nghệ;
-Phương án bảo vê mơi trường, phịng chống cháy, nổ, an tồn vận hành
2 Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự tốn
Thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo đủ điều kiện lập tổng dự tốn, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi cơng
2.1 Phần thuyết minh (chi tiết hơn so với thiết kế sơ bộ)
a.Tổng quát
b.Điều kiện thiên nhiên và xã hội
c.Thuyết minh thiết kế cơng nghệ (Lựa chọn dây chuyền công nghệ; Tính toán
lựa chọn thiêt1 bị cho dây chuyền công nghệ đó; Chất lượng công trình, công nghệ thi công khai thác, sử dụng công trình; Tổ chức sản xuất, đào tạo cán bộ và công nhân vận hành)
d.Thuyết minh thiết kế xây dựng (Giải quyết tổng mặt bằng công trình, diện tích chiếm đất, diện tích sử dụng của công trình; Giải pháp về mặt bằng kiến trúc và kết cấu, nền móng; Hệ thống kỹ thuật hạ tầng : cấp điện, cấp nước, thoát nước mặt, thoát nước thải)
2.2 Bản vẽ (chi tiết hơn so với thiết kế sơ bộ)
* Bản vẽ hiện trạng công trình xây dựng
* Bản vẽ tổng mặt bằng công trình : bố trí các chi tiết hạng mục công trình
* Bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật cho công tác xây dựng : san nền, điện, nước
* Bản vẽ dây chuyền công nghệ : Vị trí các thiết bị chính
Trang 5* Bản vẽ kiến trúc : Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các hạng mục công trình.
* Bản vẽ bố trí trang thiết bị và các công trình phụ
* Bản vẽ kết cấu
* Bản vẽ trang trí nội thất
* Bản vẽ cấp điện cho chiếu sáng hoặc cho sản xuất
* Bản vẽ cấp và thoát nước
* Bản vẽ trang trí và trồng cây xanh
* Mô hình thu nhỏ của công trình
2.3 Phần tổng dự tốn
3 Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng - dư tốn
Thiết kế bản vẽ thi cơng là các tài liệu thể hiện trên bản vẽ được lập trên cơ sở thiết
kế kỹ thuật được duyệt, cơng nghệ và biện pháp thi cơng phù hợp với các yêu cầu đặt ra
Bản vẽ thi công thể hiện chi tiết về mặt bằng mặt cắt của các hạng mục công trình kèm theo vị trí, kích thước cấu kiện xây dựng, khối lượng công việc, vị trí và kích thước thiếi bị công nghệ được đặt vào công trình Nhu cầu về vật liệu chính kèm theo chất lượng và quy cách Nhu cầu về kỹ thuật an toàn trong thi công
Bản vẽ chi tiết cho từng bộ phận, các hạng mục công trình có kèm theo vị trí, kích thước, quy cách và yêu cầu cho người thi công phải thực hiện
IV CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ:
Để đảm bảo tính cĩ thể so sánh được của các phương án cần tuân theo những nguyên tắc sau:
-Các chỉ tiêu đưa ra so sánh cần cĩ đủ cơ sở khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất
-Khi so sánh phải chú ý nhân tố thời gian, nghĩa là phải quy dẫn các chi phí bỏ ra các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm tính tốn
1.Đối với cơng trình cơng nghiệp:
a Các chỉ tiêu về vốn đầu tư:
-Tổng vốn đầu tư
Trang 6K M
Trong đó:
V - tổng vốn đầu tư;
V XL - vốn đầu tư xây lắp;
V M - vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị;
V K – Chi phí cơ bản khác
v- suất vốn đầu tư;
Q- số lượng sản phẩm sản xuất ra.
-Cơ cấu vốn đầu tư:
100
* ) / ( V V
K = XL
100
* ) / ( V V
K = K-Các hệ số khác:
XD XD
SD SX
G
Trong đó:
G XD – giá trị dự toán của toàn bộ công trình;
F SX - phần diện tích dành cho sản xuất = DT dành cho máy móc+diện tích dành cho công nhân thao tác (kể cả hành lang dành cho giao thông ngang và cầu thang dành cho giao thông đứng)
F SD - diện tích dành cho sử dụng = DT dành cho sản xuất + DT dành cho kho + Dt
văn phòng;
F XD - được giới hạn bởi các mặt ngoài của tường bao che ở tầng trệt kể cả bậc thềm
và lối đi ra vào
D XD – khối tích xây dựng - tổng DT xây dựng * chiều cao tương ứng
b Các chỉ tiêu về mặt bằng và về hình khối:
100
* ) /
( V V
K = M
Trang 7Các chỉ tiêu này giúp xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế về mặt bằng và về hình khối.
và hành lang chung cho toàn nhà) và diện tích kết cấu.;
F chiếm đất - diện tích đất được phép xây dựng
Trang 8Chương 6
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG
INHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG
Xác định chi phí trong xây dựng có một số đặc điểm sau:
-Giá cả của sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt cao, phải xác định cho từng trường hợp theo đơn đặt hàng cụ thể
-Trong xây dựng giá dự toán công tác xây lắp đóng vai trò giá cả của sản phẩm của ngành xây dựng
-Giá xây dựng một công trình như vậy được hình thành trước khi công trình thực tế ra đời
Hiện nay sự hình thành giá cả xây dựng chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hay đàm phán khi chọn thầu hoặc chỉ định thầu giữa chủ đầu tư và chủ thầu xây dựng
IICHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
a.1.Căn cứ để xác định chi phí xây dựng công trình
Khi xây dựng chi phí xây dựng công trình phải tuân theo các hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, phải dựa vào các căn cứ sau:
a.Khối lượng công tác
b.Các là đơn giá bao gồm các loại đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp, đơn giá công trình, giá chuẩn tính cho một đơn vị diện tích xây dựng hay một đơn vị công suất
c.Giá mua các thiết bị , giá cước vận tải, xếp dở , bảo quản và bảo hiểm:: các chỉ tiêu này được xác định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại, Ban vật giá của Chính phủ,
Bộ tài chính
d.Định mức các loại chi phí tính theo tỷ lệ hay bảng gía gồm:
-Định mức chi phí chung dể xác định dự toán xây lắp, định mức khảo sát, giá thiết kế
Trang 9-Các quy định về lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng.
-Các loại thuế, quy định về thu nhập chịu thuế tính trước, bảo hiểm công trình
IIIPHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG
1.Định mức dự toán xây dựng cơ bản
a Khái niệm :
Định mức dự toán xây dựng cơ bản (gọi tắt là định mức dự toán, viết tắt là ĐMDT) là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định hao phí cần thiết về vật liệu, lao động, máy thi công
để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh như 1m3
tường gạch, l m3 bê tông, l m2 lát nền, l m2 trát tường từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kĩ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây lắp liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật)
Định mức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước
b Nội dung của định mức dự toán
-Để lập định mức dự toán cần phải dựa vào các căn cứ chủ yếu sau đây:
-Các định mức sản xuất (còn gọi là định mức thi công) về sử dụng vật liệu, lao động, máy thi công trong xây dựng cơ bản
-Các quy trình, quy phạm kỹ thuật về thiết kế và thi công
-Các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng phổ biến
-Tình hình tổ chức, lực lượng thi công, trang bị kỹ thuật công nghệ thi công của các đơn vị xây lắp
-Kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Ngành xây dựng
2.Đơn giá xây dựng cơ bản
a Khái niệm
Trang 10Đơn giá xây dựng cơ bản là chỉ tiêu kinh tế quy định những chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công) hay toàn bộ chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp cấu tạo lên thực thể công trình
Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng cơ bản công trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng) đều phải lập trên cơ
sở các định mức dự toán nói trên
Đối với các công trình quan trọng của Nhà nước, các công trình được phép lập đơn giá riêng và các công trình sử dụng kỹ thuận và biện pháp thi công mới, trong các công trình này có những loại công tác xây lắp chưa có trong hệ thống định mức dự toán hiện hành của Nhà nước, thì Chủ đầu tư cùng tổ chức tư vấn có chức năng xây dựng định mức cho những loại công tác xây lắp đó, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thoả thuận với Bộ Xây dựng để áp dụng
Ví dụ: Đơn giá lm3 tường 200 là bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền của:
- Vật liệu: gạch, vôi, xi măng, cát
- Nhân công: lương và phụ cấp lương của công nhân chính, phụ, trực tiếp xây dựng lên lm3 tường
- Máy thi công: Chi phí sử dụng máy: máy trộn vữa, máy vận chuyển vật liệu (nếu có)
Đơn giá xây dựng cơ bản được dùng để xác định dự toán công trình xây dựng, làm căn cứ để xác lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng và được sử đụng để đánh giá
về mặt kinh tế, tài chính các hồ sơ dự thầu Đồng thời đơn giá xây dựng cơ bản còn là các chỉ tiêu để các tổ chức tư vấn thiết kế, thi công so sánh lựa chọn các giải pháp thiết kế, phương pháp thi công và tổ chức thì công hợp lý cho quá trình thiết kế, xây dựng công trình
b Phân loại đơn giá xây dựng cơ bản
Đơn giá xây dựng cơ bản được phân chia thành:
-Đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết,
-Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp
Đơn giá xây dưng cơ bản chi tiết
Đơn giá chi tiết bao gồm những chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công)
để hoàn thành một dợn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt (lm3 bê tông, lm3 tường xây, lm2 cửa .) hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản chi tiết
Trang 11Đơn giá chi tiết được dùng để lập dự toán chi tiết các công trình, hạng mục công trình
ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (đối với công trình thực hiện thiết kế một bước) ở giai đoạn thực hiện đầu tư, làm cơ sở để các chủ đầu tư xác định mức giá mời thầu hoặc giá hợp đồng giao nhận thầu
Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp
Đơn giá xây dựng tổng hợp là đơn giá trong đó bao gồm những chi phí trực tiếp, chi phí chung, lãi và thuế tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết hoặc định mức dự toán tổng hợp
Đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp được sử dụng để lập tổng dự toán công trình xây dựng theo thiết kế kỹ thuật giai đoạn thực hiện đầu tư
Ví dụ:
-Toàn bộ chi phí trực tiếp (vật liêu, nhân công, máy thi công để hoàn thành lm 2 sàn,
lm2 xây dựng ) gọi là đơn giá tổng hợp không đầy đủ
-Toàn bộ chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí chung, lãi, thuế để hoàn chỉnh lm2 sàn, 1m2 xây dựng) gọi là đơn giá tổng hợp đầy đủ
c Nội dung chi phí trong đơn giá xây dựng cơ bản
Đơn giá chi tiết
Nội dung các chi phí trong đơn giá chi tiết là bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp (những chi phí có liên quan trực tiếp để tạo nên thực thể công trình)
Những chi phí trực tiếp bao gồm:
-Chi phí vật liệu: là chi phí các loại vật liệu chính, vật liệu phụ cấu kiện, bán thành phẩm, vật liệu luân chuyển, phụ tùng thay thế cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp
-Chi phí nhân công: là chi phí về tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp
có tính chất lương theo chế độ chính sách đã quy định đối với công nhân trực tiếp xây lắp (kể cả công nhân làm công tác vận chuyển trong nội bộ công trường) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp
-Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng ca máy hoạt động tại hiện trường
để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp
Trong chi phí ca máy bao gồm các chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu năng lượng, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cẩp có tính chất lương của công nhân điều khiển, phục vụ máy và các chi
Trang 12phí khác của máy như: chi phí vận chuyển máy tới công trường, chi phí làm đường tạm, lán tạm cho xe máy.
Đơn giá tổng hợp
-Trường hợp đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp không đầy đủ thì nội dung chi phí tính như trường hợp đơn giá chi tiết nhưng được tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp
-Đối với đơn giá xây dựng cơ bản tổng hợp đầy đủ thì ngoài nội dung chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy còn phải tính cả chi phí chung và lãi, thuế theo quy định
Đơn giá chi tiết (hay tổng hợp) phân theo thành phần chi phí: Vật liệu - Nhân công - Máy thi công và được lập thành bảng với các tiêu chí cụ thể và cấu tạo bảng như sau:
Mã hiệu Danh mục đơn giá Đơn vị tính Vật liệu Nhân công Máy thi công Đơn giá
NA.2120 Sản xuất
song sắt
IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN
Dự toán là tài liệu xác định toàn bộ vốn đầu tư cần thiết để xây dựng công trình, được lập trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật
1.YÙ nghóa của dự toán xây dựng cơ bản.
Dự toán xây dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng để thực hiện quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản bời vì:
-Cơ sở để thiết lập kế hoạch đầu tư ở các cấp, để lựa chọn tập dự án đầu tư (danh mục công trình xây dựng) hợp lý theo khả năng nguồn vốn đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản, phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo từng kỳ kế hoạch
-Cơ sở để chủ dầu tư và nhà thầu xác định giá trị hợp đồng và ký hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán khối lượng công tác hoàn thành
-Giúp các nhà thầu xác định được các chỉ tiêu kế hoạch như: khối lượng công tác, sản phẩm hàng hoá xây dựng, năng xuất lao động, liền lương, các nhu cầu vật tư lao dộng thiết bị thi công, giá thành, kế hoạch để thực hiện hạch toán kinh tế, phân tích đánh giá kết quả lao dộng sản xuất - kinh doanh của đơn vị xây lắp