Xác định các chỉ số đa dạng sinh học như chỉ số phong phú loài Magalef d, chỉ số ưu thế Simpson D, chỉ số đa dạng loài Shannon – Weiner H’, chỉ số tương đồng Pielou’s J’, chỉ số Caswell
Trang 1Viên Ngọc Nam, Nguyễn Công Vân và Bùi Thị Mai Phương, 2014 Đa dạng thực vật thân gỗ của các ô định vị ở Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận Tạp chí Rừng và Môi trường, số 6
Article · January 2014
CITATIONS
0
READS 462
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
The Sustainable Wetlands Adaptation and Mitigation Program (SWAMP) View project
Đề tài mã số SPD2016.01.09 View project
Vien Ngoc Nam
Nong Lam University
28PUBLICATIONS 516CITATIONS
SEE PROFILE
Trang 2TÓM TẮT
Nghiên cứu đa dạng thực vật trên 3 ô định vị
(1 ha/ ô) được xác định tọa độ trên ảnh vệ tinh, đã
xác định được 167 loài với 2.034 cá thể, trong đó
có 47 họ, 19 loài có trong sách đỏ Việt Nam (2007),
IUCN (2010), Nghị định số 32/CP của Chính phủ,
có 2 loài có chỉ số quan trọng (IV) lớn hơn 5% là
Dẻ (Lithocarpus dealbatus (Hookf) Rehd) và Thông
ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) Xác định các
chỉ số đa dạng sinh học như chỉ số phong phú
loài Magalef (d), chỉ số ưu thế Simpson (D), chỉ số
đa dạng loài Shannon – Weiner (H’), chỉ số tương
đồng Pielou’s (J’), chỉ số Caswell (V(N.D)) để tính
sự thay đổi tác động môi trường đến đa dạng,
chỉ số quan trọng (IV), chỉ số đa dạng sinh học
Beta (ß) Xem xét mức độ tương đồng giữa các ô
đo đếm qua sơ đồ nhánh Cluster và đồ thị MDS,
xác định khu vực các loài cần bảo tồn Sử dụng
chỉ số ß so sánh đa dạng sinh học giữa các ô định
vị và một số phần mềm như: Biomon 32, Google
Earth, Mapinfo hỗ trợ cho công tác theo dõi và
giám sát
Từ khóa: Chỉ số đa dạng sinh học, thực vật
thân gỗ, ô định vị, ô đo đếm, Vườn Quốc gia
Phước Bình
1 MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là đa dạng các dạng sống hiện đang tồn tại trên trái đất, bao gồm sự
đa dạng các dạng sống, vai trò sinh thái mà chúng thể hiện và đa dạng di truyền mà chúng có Hiện nay, ĐDSH đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu, tác động con người trong đó có thực vật thân
gỗ nên cần có biện pháp bảo tồn hiệu quả Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ như Viên Ngọc Nam (2011) đã điều tra
đa dạng thực vật vùng ven biển Bạc Liêu, Nguyễn Công Vân (2008) nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ ở các độ cao khác nhau của Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình Ở nước ta, tuy có nhiều
đề tài nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ nhưng ít đề tài đưa ra được phương pháp theo dõi lâu dài
Vì vậy, mục tiêu bài báo này: (1) Xác định các chỉ số đa dạng về thực vật thân gỗ, (2) đánh giá mức độ đa dạng thực vật thân gỗ ở các ô định
vị tại VQG Phước Bình, (3) đưa ra phương pháp quản lý và theo dõi lâu dài bằng việc kết hợp nhiều phần mềm, giúp cho việc theo dõi tính toán
dễ dàng hơn, mở rộng phạm vi sử dụng cho nhiều người dùng
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a Phương pháp
Ba ô định vị (ÔĐV) tại VQG Phước Bình
Viên Ngọc Nam 1 , Nguyễn Công Vân 2 Bùi Thị Mai Phương 1
Trang 3được xây dựng theo phương pháp của Francisco
Dallmeier (1992) với diện tích mỗi ô là 1 ha (100
x 100 m) Mỗi ô định vị xây dựng 25 ô đo đếm với
số theo sơ đồ sau:
Sử dụng máy định vị GPS xác định tọa độ 4
góc của từng ô định vị
Xác định vị trí từng cây, trong mỗi ô đo đếm
cây
Định danh các loài thực vật thân gỗ theo Cây
cỏ Việt Nam, tập I, II, III của Phạm Hoàng Hộ
(1993); Cây gỗ kinh tế của Trần Hợp (1993) Chụp
hình tiêu bản các loài cây có trong Sách đỏ Việt
Nam (2007), Sách đỏ thế giới (IUCN, 2010) và theo
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm
Sử dụng phần mềm Primer 6 để tính toán các
chỉ số đa dạng sinh học và phân bố các loài cần
bảo tồn, các chỉ số được dùng để tính toán và
phân tích:
Chỉ số phong phú loài Margalef (d): Chỉ số này
được sử dụng để xác định tính đa dạng (độ phong
phú) về loài; chỉ số ưu thế Simpson (D): với 0 ≤
D ≤ 1 , được dùng để đại diện cho loài ưu thế, D
càng nhỏ thì tính đa dạng sinh học càng cao; chỉ
số đa dạng loài Shannon – Weiner (H’): Thể hiện
sự đa dạng loài trong quần xã, chỉ số này tăng
khi có nhiều loài độc đáo hay độ giàu có của loài
lớn; chỉ số tương đồng Pielou’s (J’): Dùng để tính
toán mức độ đồng đều của các loài trong quần xã;
chỉ số Caswell dùng so sánh chỉ số Shannon thực
tế (H’) và lý thuyết E (H’) để tính sự thay đổi tác động môi trường đến đa dạng; chỉ số quan trọng
IV (Importance Value Index- IV) biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật, biểu thị toàn diện tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế Chỉ số IV của mỗi loài được tính bằng công thức sau đây:
Trong đó, các giá trị được tính như sau
Từ các kết quả tính toán, phân tích và so sánh các chỉ số ĐDSH, đánh giá mức độ đa dạng và phong phú của loài, mối quan hệ giữa các loài và các ô trong khu vực nghiên cứu Sử dụng chỉ số beta (ß) để so sánh sự khác nhau thành phần loài giữa các ô nghiên cứu, chỉ số ß thấp khi thành phần loài của các ô nghiên cứu có tính tương đồng cao và ngược lại Công thức tính chỉ số beta như sau:
ß = S/m (1 Trong đó: S là tổng số loài trong khu vực nghiên cứu; m: số loài trung bình trong từng khu vực
Lưu trữ thông tin các cây gỗ trên phần mềm Biomon 32 và Mapinfo Sử dụng phần mềm Map-info đưa vị trí các cây trong từng ô định vị lên Google Earth
a Phạm vi nghiên cứu
Ba ô định vị nằm ở Vườn Quốc gia Phước Bình, ÔĐV 1 nằm ở tiểu khu 24, ÔĐV 2 nằm ở tiều khu
18 và ÔĐV 3 nằm ở tiểu khu 17
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Đa dạng loài ở các ô định vị
Ô định vị 1:
Kết quả đã điều tra được 30 họ và 51 loài, họ có
số loài nhiều nhất là họ Dầu (Dipterocarpaceae) với 7 loài, họ có số cá thể nhiều nhất là họ Dẻ (Fa-gaceae) với 136 cá thể Số loài trung bình trong một ô đo đếm là 8,68 ± 1,15 loài, cao nhất là 14
Trang 4loài và thấp nhất là 4 loài.
Vẽ đồ thị loài và đo đếm của ODV1 cho thấy, độ giàu của loài tăng theo 25 ô đo đếm, thành phần loài trong các ô đo đếm tăng đều, từ ô đo đếm 25 số loài có xu hướng tiếp tục tăng thêm
Trong ô định vị 1 có 6 loài
có chỉ số quan trọng (IV) lớn hơn 5% là những loài ưu thế sinh thái, trong đó Dẻ là loài có chỉ số IV cao nhất, số liệu được ghi trong bảng 2 Đa bóp cổ tuy nhỏ hơn Thành ngạnh về tần số xuất hiện và mật độ tương đối nhưng lại có chỉ số IV cao hơn (Bảng 1)
Ô định vị 2:
Đã điều tra được 42 họ và
98 loài, họ có số loài nhiều nhất
là họ Re (Lauraceae) với 10 loài,
họ có số cá thể nhiều nhất là họ
Dẻ (Fagaceae) với 171 cá thể Số loài trung bình trong một ô đo đếm 12,28 ± 1,49, cao nhất là
22 loài và thấp nhất là 7 loài
Vẽ đồ thị số loài và ô đo đếm
ở ODV2 cho thấy, số loài trong ÔĐV 2 lớn hơn ÔĐV1, số loài tăng đến gần 100 loài Số loài tăng từ ô đo đếm 1 đến ô đo đếm 25 và từ ô đo đếm 25 số loài vẫn có xu hướng tăng Trong ô định vị 2 có 4 loài có chỉ số quan trọng (IV) lớn hơn 5% là những loài ưu thế sinh thái, trong đó Dẻ vẫn là loài có chỉ số IV cao nhất, số liệu được ghi trong (bảng 2)
Ô định vị 3:
Đã điều tra được 43 họ, 114 loài, họ có nhiều loài nhất là
họ Re (Lauraceae) với 9 loài,
họ Dầu (Dipterocarpaceae) và
họ Na (Annonaceae) có 8 loài
Họ có nhiều cá thể nhất vẫn
là họ Dẻ (255 cá thể) Số loài trung bình trong các ô đo đếm
Bảng 1 Chỉ số IV của các loài ưu thế ở ô định vị 1
Bảng 2 Chỉ số IV của các loài ưu thế ở ô định vị 2
Bảng 3 Chỉ số IV của các loài ưu thế ở ô định vị 3
Trang 5là 16,84 ± 1,18, nhiều nhất là 24 loài, thấp nhất
là 11 loài
Vẽ đồ thị số loài và đo đếm ODV3 cho thấy, độ
giàu loài trong ô định vị 3 lớn hơn ô định vị 1 và
2, số loài tăng từ ô đo đếm 1 đến ô đo đếm 25 và
từ ô đo đếm 25 số loài có xu hướng tăng
Trong ô định vị 3, có 2 loài có chỉ số IV lớn
hơn 5% là Dẻ và Thông ba lá trong đó Dẻ là loài
có chỉ số IV cao nhất, tần số xuất hiện nhiều nhất
và mật độ tương đối lớn nhất Thông ba lá là loài
có tiết diện ngang lớn nhất và chỉ số IV cao, mật
độ tương đối và tần số xuất hiện của Thông ba lá
thấp hơn Thừng mực nhưng IV của Thông ba lá
cao hơn, cho thấy không phải loài có tần số xuất
hiện và mật độ tương đối thấp là có chỉ số IV
thấp Số liệu được ghi trong bảng 3
2.Đa dạng quần xã ở các ô định vị
Ô định vị 1:
Phân tích sơ đồ MDS hình 1, mức tương đồng
40% có 7 nhóm, trong đó có 4 nhóm riêng lẻ Ở
mức tương đồng 60%, các nhóm đứng tách riêng
mỗi nhóm 1 ô, chỉ có 2 nhóm có các ô quan hệ với
nhau mỗi nhóm 3 ô
Chỉ số Margalef (d) có giá trị trung bình 2,69
± 0,34, giá trị lớn nhất 4,27 (ô 24) và nhỏ nhất
1,08 (ô 15)
Hình 1: Đồ thị MDS cấp quần xã ở ô định vị
Chỉ số Pielou (J’) có giá trị trung bình 0,88 ±
0,03, giá trị lớn nhất 0,98 (ô 24) và giá trị nhỏ
nhất 0,71 (ô 15)
Chỉ số Shannon – Weiner (H’) có giá trị trung
bình 1,86 ± 0,15, có giá trị lớn nhất 2,49 (ô 11)
và giá trị nhỏ nhất 0,99 (ô 15)
Qua đồ thị hình 5, chỉ số J’ và H’ tỉ lệ thuận với
nhau và tỉ lệ nghich với chỉ số D, khi J’ tăng thì H’
cũng tăng và ngược lại
Nhưng J’ và H’ tăng thì D giảm và ngược lại Điển hình như ô 24 có J’ và H’ là cao nhất nhưng
D lại thấp nhất, ô 15 thì ngược lại có J’ và H’ thấp nhất nhưng D lại cao nhất
Hình 2: Đồ thị so sánh chỉ số J’, H’ và D
Ô định vị 2:
Kết quả phân tích MDS hình 3, mức tương đồng 40% có 5 ô đo đếm đứng riêng rẻ nhau (ô 3,
4, 9, 15 và 23) là những ô cần được quan tâm Ở mức 60% các nhóm đều đứng riêng lẻ với nhau, riêng ô đo đếm 2 và 5 là chung 1 nhóm
Chỉ số Magalef (d) có giá trị trung bình 3,43 ± 0,36, giá trị lớn nhất là
Hình 3: Đồ thị MDS cấp quần xã ở ô định
5,63 (ô 13) và nhỏ nhất là 2,27 (ô 6)
Chỉ số Pielou (J’) có giá trị trung bình 0,88 ± 0,02, giá trị lớn nhất là 0,96 (ô 15 và ô 23) và nhỏ nhất là 0,81 (ô 8)
Chỉ số Shanon – Weiner (H’) có giá trị trung bình 2,19 ± 0,12, giá trị lớn nhất là 2,76 (ô 3) và nhỏ nhất là 1,67 (ô 6)
Chỉ số Simpson (D) có giá trị trung bình 0,12
Trang 6± 0,02, giá trị lớn nhất là 0,2 (ô 8 và ô 22) và nhỏ
nhất là 0,05 (ô 15 và ô 23)
Qua đồ thị hình 4, chỉ số Shannon H’ có sự
biến động mạnh cho thấy độ đa dạng sinh học
không đồng đều giữa các ô đo đếm, trong khi đó
chỉ số J’ thì tương đối đồng đều nhau qua các ô
chứng tỏa giữa các ô có sự phân bố đồng đều về
loài Tại ô đo đếm 21, chỉ số H’ và chỉ số J’ giảm
còn chỉ số D tăng, như vậy chỉ số J’ và H’ tỉ lệ
thuận với nhau và tỉ lệ nghịch với chỉ số D
Ô định vị 3:
Hình 4: Đồ thị so sánh chỉ số J’, H’ và D
Hình 5: Đồ thị MDS cấp quần xã ở ô định
Kết quả phân tích MDS trong hình 5, mức 40%
có 3 ô đo đếm đứng riêng lẻ là ô 7, ô 9 và ô 10
Lên mức 60% thì hầu hết mỗi ô đều đứng riêng
lẻ, chỉ có 2 ô là chung nhóm quần xã với nhau là
ô 22 và ô 21
Chỉ số Magalef (d) trung bình các ô là 4,42 ±
0,29, giá trị lớn nhất là 5,97 (ô 15) và nhỏ nhất
là 2,69 (ô 7)
Chỉ số Peilou (J’) có giá trị trung bình 0,88 ±
0,02, giá trị lớn nhất là 0,95 (ô 24) và nhỏ nhất
là 0,69 (ô 7)
Chỉ số Shanon – Weiner (H’) có giá trị trung bình 2,47 ± 0,10, giá trị lớn nhất là ô 15 (2,87)
và nhỏ nhất là ô 7 (1,65)
Chỉ số Simpson (D) có giá trị trung bình 0,10
± 0,02, giá trị lớn nhất là 0,32 (ô 7) và nhỏ nhất
là 0,04 (ô 24)
Qua đồ thị hình 6, cũng cho thấy chỉ số J’ và H’ tỉ lệ thuận với nhau và tỉ lệ nghịch với chỉ số
D, khi J’ tăng thì H’ cũng tăng và ngược lại điều này rõ nhất trong ô đo đếm 7 Chỉ số đa dạng H’ trong ÔĐV này bị biến động mạnh qua các ô đo đếm, nhưng chỉ số tương đồng J’ và chỉ số ưu thế
D gần như không bị biến động mạnh (trừ ô đo đếm 7)
Hình 6: Đồ thị so sánh chỉ số J’, H’ và D
So sánh đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu
Đa dạng loài: Vẽ sơ đồ nhánh các loài ở khu vực nghiên cứu, phân tích sơ đồ nhánh (Cluster) với 167 loài, vấn đề bảo tồn còn phụ thuộc vào kinh phí và những quy định khác nên nghiên cứu chỉ phân tích mức tương đồng 20%, có 3 nhóm loài đứng riêng lẻ là Trâm roi (Syzygium sa-marangense), Táu (Vatica subglabra) và Mít gấu (Artocarpus rigidus) Trâm roi chỉ xuất hiện ÔĐV
1, hai loài Táu và Mít gấu xuất hiện ở ÔĐV 3 Đây
là 3 loài có tần số xuất hiện thấp là 1 và số cá thể
là 2, riêng Táu có tần số xuất hiện là 1 Vì vậy, cần phải chú ý đến những loài này để làm tăng số lượng và đa dạng loài
Đa dạng quần xã: Vẽ sơ đồ nhánh các quần xã
ở 3 ô định vị, phân tích sơ đồ nhánh Cluster, mức tương đồng 20%, có 2 nhóm quần xã lớn, lên mức
Trang 740% có 10 nhóm quần xã riêng lẻ đó là: tại ÔĐV
1 có các ô đo đếm 3, 5, 25, 21; ÔĐV 2 có các ô
23, 13, 20, 3, 4; ÔĐV 3 chỉ quan tâm đến 1 ô đo
đếm là ô 7, những ô đo đếm này cần quan tâm
bảo tồn
So sánh chỉ số đa dạng sinh học:
Bảng 4 Chỉ số đa dạng sinh học của các ô định vị
Chỉ số phong phú Magalef (d) ở ÔĐV 3 cao
nhất (4,42) và thấp nhất là ô định vị 1 (2,69), vậy
ÔĐV 3 có số loài phong phú hơn
Chỉ số tương đồng Pielou (J’) ở cả 3 ô định
vị đều bằng nhau là 0,88, cho thấy cả 3 ô có sự
tương đồng như nhau
Chỉ số đa dạng Shannon (H’) cao nhất là ÔĐV
3 (2,47) và thấp nhất là ô định vị 1 (1,86), cho
thấy ÔĐV 3 có độ đa dạng cao hơn Chỉ số đa
dạng này tỉ lệ nghịch với chỉ số đa dạng Simspon
(D), như vậy ÔĐV 3 có chỉ số D thấp nhất (0,10),
ngược lại ÔĐV 1 có chỉ số D cao nhất (0,15) Chỉ
số D càng nhỏ thì tính đa dạng càng cao, như vậy
ÔĐV 3 có tính đa dạng sinh học cao nhất
Chỉ số Beta, ÔĐV 1 có chỉ số Beta cao nhất
(2,25); ÔĐV 2 có chỉ số Beta thấp hơn (0,69) và
ÔĐV 3 có chỉ số Beta thấp nhất (0,46), ÔĐV 3 có
độ đa dạng sinh học cao nhất tiếp theo là ÔĐV 2
và thấp nhất là ÔĐV 1, đồng thời dựa vào đường
cong K cũng khẳng định ÔĐV 3 có độ đa dạng
sinh học cao nhất
Quản lý đa dạng sinh học:
Phần mềm Primer 6 xác định các chỉ số đa
dạng sinh học và khu phân bố các loài cần bảo
tồn
Phần mềm Biomon 32 quản lý các thông tin
về thực vật thân gỗ tại 3 ô định vị, giúp xác định
chính xác vị trí loài cần bảo tồn trong ô định vị
Sau khi phần mềm Primer xác định khu phân
bố loài, tiếp theo sử dụng phần mềm Biomon xác
định chính xác vị trí cá thể trong từng ô đo đếm
Phần mềm này cũng lưu trữ thông tin của các
cá thể như: Đường kính, chiều cao,… giúp người
dùng truy cập, theo dõi lâugiúp xác định vị trí cây
Cẩm lai và các thông tin về nó
Hình 7: Phân bố các cây trong ô định vị 2
Phần mềm Mapinfo cũng tương tự như phần mềm Biomon nhưng trong phần mềm Map-info giúp lưu trữ tọa độ cây dưới dạng hệ qui chiếu, giúp đưa vị trí loài trên bản đồ hay ảnh vệ tinh,
Chuyển tọa độ các cây cá thể trong các ô định
vị ở trên phần mềm Mapinfo sang phần mềm Google Earth và sử dụng phần mềm này phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát được sinh động,
dễ ràng hơn
Kết hợp nhiều phần mềm phù hợp với nhiều người dùng ở các cấp độ khác nhau, phục vụ cho công tác theo dõi
Trang 825
4 KẾT LUẬN
1 Qua kết quả tính toán và phân tích số liệu
các ô định vị thuộc VQG Phước Bình đã thống kê
được 167 loài thực vật thân gỗ Trong đó có 14
loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài nằm
trong sách đỏ IUCN (2010) Xác định được loài
chiếm ưu thế, có tần số xuất hiện ở cả 3 ô định vị
với số cá thể nhiều nhất là Dẻ đồng thời xây dựng
công thức tổ thành ở các ô định vị
2 Bằng việc kết hợp sử dụng nhiều phần mềm
nghiên cứu đã xác định được các chỉ số đa dạng
sinh học, khu vực phân bố các loài cần bảo tồn
và thiết lập được vị trí tọa độ các ô đo đếm trong
phần mềm Mapinfo và Google Earth theo hệ tọa
độ UTM, Datum WGS – 84, xây dựng danh lục
thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu đồng thời
xây dựng cơ sở dữ liệu cho 3 ô định vị trên phần
mềm Biomon 32 dùng để giám sát theo dõi một
cách lâu dài
Nhằm phục vụ công tác theo dõi lâu dài được
chính xác và hiệu quả, VQG Phước Bình cần tiến
hành điều tra định kì các ô định vị, tiếp tục xây
dựng các thông tin trên phần mềm Mapinfo và
Google Earth để hỗ trợ cho công tác quản lý và
giám sát hiện nay và trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Axel, A.C., and B.A Maurer 2011 Lemurs
in a complex landscape: mapping species density
in subtropical dry forests of southwestern
Mad-agascar using data at multiple levels American
Journal of Primatology 73: 38-52.
2 Francisco Dallmeier,1992.”Long-term
monitoring ofbiological diversity intropical
for-est areas ”Methodsfor for-establishmentand inventoryof
permanentplots MAB DigestSeries,11.UNESCO
Paris 72pp
3 K R Clarke & R N Gorley, 2006 Primer v6:
User Manual/Tutorial Pp 76 – 88.
4 Magurran Anne E., 2004 Measuring
Bio-logical Diversity, Blackwell Science Ltd, USA, 260
pages
5 Viên Ngọc Nam, 2011 Điều tra thực vật vùng
ven biển tỉnh Bạc Liêu Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn số 05/2011, trang 86 – 92
6 Nguyễn Công Vân, 2008 Nghiên cứu đa dạng
sinh học thực vật thân gỗ ở các độ cao khác nhau thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận Luận Văn Thạc sĩ
khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 80 trang
Study on diversity of trees of permanent plots in the Phuoc Binh National Park, Ninh Thuan Province
Vien Ngoc Nam, Nguyen Cong Van, Bui Thi Mai Phuong
ABSTRACT
Three permanent plots (1 ha /plot) determined coordinates on satellite imagery, identified 167 species with 2.034 individuals, including 47 fam-ilies, 19 species in the Red Data Book of Vietnam (2007), IUCN ( 2010), Decree No 32/CP, 2 spe-cies have Importance Value Index (IV) is greater than 5%: Lithocarpus dealbatus (Hookf) Rehd and Pinus kesiya Royle ex Gordon Identifying biodi-versity index species are the Magalef index (d), the Simpson index (D), the Shannon - Weiner (H ‘) index, the Pielou’s (J ‘) index, the Caswell (V(N.D)) index to calculate the impact of changes
to various environments, IV index and the biodi-versity Beta (ß) index The similarity degrees of the quarats are considered by Cluster and MDS graphs, identifing areas of conserve species Us-ing ß index to compare biodiversity between per-manent plots and some software such as Biomon
32, Google Earth, MapInfo support for the moni-toring and supervision in future
Keywords: Biodiversity index, Trees,
Perma-nent plot, Quarat, Phuoc Binh National Park
Người phản biện: GS.TS Vương Văn Quỳnh Ngày nhận bài: Tháng 12/2013
Ngày phản biện thông qua: Tháng 12/2013 Ngày duyệt đăng: Tháng 1/2014