1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo mã mô ĐUN TH 44

4 762 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,01 KB

Nội dung

BÁO CÁO MÃ MÔ ĐUN TH 44 THỰC HÀNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC A.. Mục tiêu: * Về kiến thức: - Hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giáo dục

Trang 1

BÁO CÁO MÃ MÔ ĐUN TH 44 THỰC HÀNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ

MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm học này, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Xây

dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có nội dung xây dựng

cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp đã được đông đảo cán bộ giáo viên và học sinh hưởng ứng Muốn thực hiện tốt công tác này trước hết phải giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay là một việc làm bức thiết Trong những năm gần đây, càng ngày mỗi người chúng ta càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môi trường đang đè nặng lên chính mình Đó là hậu quả của những hành động thiếu hiểu biết của mỗi người nói riêng và của từng bộ phận trong cộng đồng nói chung Hơn lúc nào hết, mỗi người đều nhận thấy cần phải chấn chỉnh lại những hành động của chính mình, cần phải quan tâm chăm sóc cho môi trường xung quanh

ta - “Ngôi nhà” điều kiện cho sự tồn tại, phát triển cho chính chúng ta và các

thế hệ con cháu mai sau

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ TIẾP THU TRONG THỜI GIAN TỰ HỌC BỒI DƯỠNG

1 Mục tiêu:

* Về kiến thức:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học qua các môn học

- Nắm vững các bước xây dựng kế hoạch bài học, kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp

* Về kỹ năng:

- Biết xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học và thực hành dạy học tích hợp

- Biết lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch

- Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh

* Về thái độ:

- Tích cực, chủ động trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường

2 Môi trường là gì?

- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật

Trang 2

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

3 Thế nào là môi trường sống ?

- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài

nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học

- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội

* Môi trường tự nhiên

Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp

để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

* Môi trường xã hội

Là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác

Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: Bao gồm tất

cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người

* Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, …

4 Giáo dục bảo vệ môi trường:

* Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta

Giáo dục môi trường vào bậc tiểu học để bảo vệ trẻ, các em như một bộ phận nhỏ của môi trường trước sự xuống cấp của nó, đồng thời coi trẻ em là một lực lượng bảo vệ môi trường Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực

Trang 3

cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra

Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác Hoạt động giáo dục môi trường cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà quản lý giáo dục Mục tiêu của giáo dục cần được xem xét với chú trọng đến giáo dục môi trường nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh

5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường tại trường tiểu học:

- Các cấp quản lý giáo dục cần nhận thức được vai trò to lớn của việc bảo vệ môi trường để từ đó coi giáo dục môi trường là một bộ môn trong chương trình học của bậc tiểu học, đồng thời biên soạn sách, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn này Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh ở bậc tiểu học

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường trong các trường tiểu học Áp dụng các công trình khoa học, triển khai các dự án bảo vệ môi trường vào thực hiện tại các trường tiểu học

II KẾT QUẢ VẬN DỤNG

1 Khảo sát nhận thức của HS về BVMT

2 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho HS thông qua một số môn học cụ thể như: Khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức

Tôi luôn dành nhiều thời gian để nghiên cứu bài , soạn bài lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy thật phù hợp với nhu cầu lồng ghép cho từng môn học, từng bài học cụ thể

3 Tích hợp lồng ghép GDBVMT thông qua môn Tiếng Việt

Khi dạy môn Tiếng Việt, thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kế chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, tôi cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên Từ đó, tôi giáo dục cho các em lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh

4 Tích hợp lồng ghép BVMT thông qua môn Khoa học

Cung cấp cho Hs những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với con người Từ

đó, hình thành cho HS kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và BVMT một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường

III PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI

- Khi soạn giáo án , cần xem xét nghiên cứu và chọn lọc những nội dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng

- Tích hợp lồng ghép GDBVMT thông qua các môn học

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sắp xếp và đưa vào kế hoạch sinh hoạt từng tháng

C KẾT LUẬN

Trang 4

- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết,

kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái

- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết

và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề

- Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn

cư dân trên trái đất Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

- Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 11/06/2018, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w