1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogaea L.) TRIỂN VỌNG TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI VỤ XUÂN HÈ 2011

60 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 803,44 KB

Nội dung

Vì vậy, việc chọn ra giống đậu phộng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, thích ứng rộng, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và phát triển ngành dầu thực vật là vấn đề cấ

Trang 1

`BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogaea L.)

TRIỂN VỌNG TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Trang 2

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogaea L.) TRIỂN

VỌNG TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn:

1.PGS.TS Phan Thanh Kiếm 2.Ths Nguyễn Văn Chương

Tháng 7 năm 2011

Trang 3

Trong thời gian thực tập đã giúp em tích lũy thêm những kinh nghiệm, vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực nông nghiệp cho bản thân em Để em có thể làm được những điều đó chính là nhờ sự giúp

đỡ nhiệt tình của Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nông Nghiệp Hưng Lộc, và chú Nguyễn Văn Chương người đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm

Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Thanh Kiếm người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, giúp em hoàn thành tốt khoá luận này

Để có được những gì hôm nay thì em không thể quên được công ơn nuôi dưỡng cũng như những hy sinh khó nhọc của cha mẹ, gia đình và sự giúp đỡ nhiệt tình từ các bạn, anh chị Xin nhận từ em một lời chúc sức khoẻ và thành đạt

Đồng Nai, ngày 2 tháng 7 năm 2011 Trần Thị Thanh Loan

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “ So sánh một số giống đậu phộng (Arachis hypogaea L.) triển vọng tại

Trảng Bom, Đồng Nai vụ Xuân Hè 2011” được thực hiện tại Trung tâm Thực nghiệm

Nông nghiệp Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai từ tháng 3/2011-5/2011 nhằm xác định giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện canh tác của địa phuơng Thí nghiệm có 12 nghiệm thức là 12 giống đậu phộng: VD2-2-3, VD01-1, GV12, L9804, GV13, GV10, OMDP13, MD7, VD1, L9803-8, HL 25 và giống Giấy địa phương, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại

Kết quả thu được:

- Về thời gian sinh trưởng: Giống GV13 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (92 ngày), còn giống VD01-1, MD7 và giống Giấy là có thời gian sinh trưởng dài nhất (96 ngày)

- Về sinh trưởng: Giống VD1 là giống có chiều cao cây cao nhất (43,67 cm), thấp nhất là giống GV10 (36,0 cm) Số cành cấp 1 trên cây nhiều nhất là giống GV10 (4,87 cành), thấp nhất là giống L9803-8 (4,07 cành)

- Về sâu bệnh: Qua khảo sát thấy đa số các giống đều nhiễm 2 bệnh gỉ sắt và đốm đen từ cấp 2- cấp 4 Đối với bệnh gỉ sắt thì giống OMDP13, VD1 và giống Giấy

Trang 5

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Trang tựu i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vi

Danh sách các bảng vii

Danh sách các hình viii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu 1

1.2.1 Mục tiêu 1

1.2.2 Yêu cầu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử 3

2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 3

2.1.2 Phân loại 3

2.2 Đặc điểm thực vật 4

2.3 Nhu cầu sinh thái 4

2.3.1 Đất 4

2.3.2 Khí hậu 5

2.3.3 Ánh sáng 5

Trang 6

2.3.4 Nước 5

2.4 Một số kết quả nghiên cứu 5

2.4.1 Thế giới 5

2.4.2 Việt Nam 8

2.5 Tình hình sản xuất tại địa phương nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

3.2 Điều kiện thí nghiệm 13

3.2.1 Đất đai 13

3.2.2 Khí hậu thời tiết 13

3.3 Vật liệu nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp nghiên cứu 15

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 15

3.4.2 Quy trình kĩ thuật canh tác được áp dụng 16

3.4.2.1 Chuẩn bị đất và hạt giống 16

3.4.2.2 Khoảng cách gieo 17

3.4.2.3 Phân bón và cách bón 17

3.4.2.4 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 17

3.4.2.5 Thu hoạch 18

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 18

3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 18

3.4.3.2 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 19

3.4.3.3 Chỉ tiêu chất lượng 19

3.4.3.4 Sâu bệnh 19

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 20

Trang 7

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái 21

4.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 22

4.2.1 Thời gian sinh trưởng 22

4.2.2 Chiều cao cây và số cành cấp 1 của giống 23

4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống 24

4.3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 24

4.3.2 Năng suất 26

4.4 Tình hình sâu bệnh hại 28

4.5 Chỉ tiêu chất lượng: màu sắc và độ đều hạt 28

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Đề nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ LỤC 34

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Trang

2.1 Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới 2005-2008 6

2.2 Năng suất lạc một số nước trên thế giới giai đoạn 2005-2008 7

2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng trên thế giới 2004-2009 7

2.4 Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam 2005-2009 9

2.5 Tình hình sản xuất đậu phộng của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2008 11

3.1 Đặc điểm lý hoá tính của khu đất thí nghiệm 13

3.2 Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm 14

4.1 Dạng cây, tỷ lệ quả 1 hạt và quả 3 hạt của các giống 21

4.2 Thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng của các giống 22

4.3 Chiều cao cây và số cành cấp 1 23

4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 25

4.5 Tỷ lệ chắc, tỷ lệ hạt/quả 27

4.6 Năng suất của các giống 28

4.7 Tình hình bệnh gỉ sắt và bệnh đốm đen 29

4.8 Màu sắc và độ đồng đều hạt của các giống 30

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình Trang

Hình 1 Toàn cảnh thí nghiệm 34

Hình 2 Hạt giống GV10 34

Hình 3 Hạt giống Giấy (ĐC) 35

Hình 4 Hạt giống GV10 và giống Giấy (ĐC) 35

Hình 5 Hạt giống GV13 35

Hình 6 Hạt giống GV12 35

Hình 7 Hạt giống VD01-1 35

Hình 8 Hạt giống HL25 35

Hình 9 Hạt giống OMDP13 36

Hình 10 Hạt giống MD7 36

Hình 11 Hạt giống L9804 36

Hình 12 Hạt giống VD1 36

Hình 13 Hạt giống L9803-8 36

Hình14 Hạt giống VD2-2-3 36

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc từ Nam Mỹ Trên thế giới, đậu

phộng được trồng ở nhiều nước chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia, Myama và nhiều nước khác Ở Việt Nam đậu phộng được du nhập từ Trung Quốc Vùng trồng nhiều và cho năng suất cao nhất nước ta là Đông Nam Bộ

Hạt đậu phộng có hàm lượng chất béo chiếm 47-54%, protein chiếm 26%, được chế biến thành nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao Ngoài ra, đậu phộng còn phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu, làm xà phòng, dầu bôi trơn, dược phẩm, mỹ phẩm

Việc mở rộng diện tích trồng đậu phộng nhằm nâng cao năng suất, tăng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước, đồng thời góp phần cải tạo đất là một vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm Giống tốt là một trong những yếu

tố hàng đầu quyết định năng suất đậu phộng Hiện nay, ở nước ta chủ yếu sử dụng các giống địa phương đã trồng nhiều năm nên lẫn tạp, năng suất thấp Vì vậy, việc chọn ra giống đậu phộng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, thích ứng rộng, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và phát triển ngành dầu thực vật là vấn đề cấp thiết

Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, được sự đồng ý của Khoa Nông Học, trường

đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và thầy hướng dẫn, đề tài “So sánh một số giống

đậu phộng (Arachis hypogaea L.) triển vọng tại Trảng Bom, Đồng Nai vụ Xuân

Hè 2011” được tiến hành

1.2 Mục tiêu và yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu

Trang 12

Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu phộng qua việc làm thí nghiệm, từ đó, xác định giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện canh tác của địa

phuơng

1.2.2 Yêu cầu

- Theo dõi và thu thập các số liệu về sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu phẩm chất của các giống đậu phộng tham gia thí nghiệm

- Xử lý thông kê các số liệu thu thập, đánh giá các giống theo các chỉ tiêu theo dõi

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây đậu phộng

2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Đậu phộng có nguồn gốc ở phía Nam Bolivia và Tây Bắc Argentia, Nam Mỹ Đậu phộng được trồng ở phía Bắc Mêxico vào thời điểm người Tây Ban Nha bắt đầu khám phá Thế Giới Mới Và đậu phộng được đem về trồng tại Tây Ban Nha Từ đó, đậu phộng được các nhà buôn và các nhà thám hiểm mang đậu phộng đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và các vùng đảo Thái Bình Dương

Ở Việt Nam, lịch sử của cây đậu phộng chưa được xác định rõ ràng Sách “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn có mô tả, nhận xét nhiều loại cây trồng ở nước ta, nhưng cũng không đề cập đến cây đậu phộng Căn cứ vào tên “lạc” của đậu phộng có

thể xuất phát từ âm Hán “Lạc Hoa Sinh” thì đậu phộng Việt Nam có thể du nhập từ

Trung Quốc Mặt khác, từ thế kỉ XVI, XVII, các thuyền buôn phương Tây từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan đã đến nước ta nhưng không có tài liệu nào nói về du nhập đậu phộng do các thương nhân này

Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường khác nhau cây đậu phộng được đưa đi khắp nơi trên thế giới

2.1.2 Phân loại

- Tên khoa học: Arachis hypogaea L

- Thuộc họ đậu: Fabacecae

- Tên tiếng Anh: Groundnut

Hiện nay, theo thống kê trên thế giới, đậu phộng được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm đậu hoang dại: Thường có nguồn gốc ở Nam Mỹ

- Nhóm đậu phộng trồng: Nhóm này có số loài nhiều gấp 4 – 5 lần nhóm đậu

Trang 14

phộng hoang dại, được chia thành 2 nhóm nhỏ:

+ Nhóm thân thẳng đứng (Spanish/Valencia): đa số ở Châu Á

+Nhóm thân bò hoặc nửa bò (Virginia/Runner): ở Mỹ và Châu Phi

2.2 Đặc điểm thực vật

- Rễ: rễ cọc, đậu phộng được trồng bằng hạt, khi hạt nảy mầm phôi hạt mọc ra

rễ cái đâm xuống đất, từ rễ cái mọc ra rễ phụ , rễ con Rễ đậu phộng không có lông hút nên đậu phộng hấp thu các chất bằng cách thẫm thấu qua nhu mô vỏ rễ Đặc biệt, rễ đậu phộng có hệ thống nốt sần Nốt sần là kiểu cộng sinh giữa rễ cây đậu phộng và nòi Rhizobium vigna, đó là đặc điểm rất đặc biệt ở các cây họ đậu nói chung và đậu phộng nói riêng

- Lá đậu phộng có 2 loại lá: lá mầm và lá thật

+ Lá mầm (tử diệp) xuất hiện lúc đậu mới nảy mầm

+ Lá thật là lá kép, mọc cách, dạng hình lông chim Mỗi lá thật có khoảng 4 lá phụ (lá chét) Đậu phộng có khoảng 50-80 lá thật trên cây

- Hoa: hoa tự thụ cao 99-99,75% Hoa có 5 cánh, 5 đài Đặc biệt trong hoa, trong trái đậu phộng luôn sinh ra chất cản Chất cản này có vai trò hạn chế sự tự thụ phấn của hoa nở sau, khống chế sự phát triển và làm cho tỷ lệ đậu trái của các hoa này giảm

2.3 Nhu cầu sinh thái

2.3.1 Đất

Đất thích hợp cho đậu phộng sinh trưởng, phát triển tốt là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, cát pha hay thịt nhẹ Độ pH nước thích hợp cho canh tác đậu phộng là 5.7-6.2

Đất phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu

Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng

Trang 15

là 27-30oc, ra hoa kết trái, trái chín ở 24-27oc Như vậy, khi trồng đậu phộng nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí cần hơn 20oc

- Ẩm độ: ẩm độ thích hợp cho đậu phộng phát triển là 70-80%, vi khuẩn Rhizobium sẽ hoạt động kém nếu ẩm độ vượt quá 85% cho nên cần thoát nước trong các tháng đầu mùa mưa Độ ẩm không khí 70-75%, độ ẩm >80% sâu bệnh phát triển mạnh

2.3.3 Ánh sáng

Đậu phộng là cây C3 phản ánh rất mạnh với cường độ ánh sáng, trung hoà quang kỳ Đậu phộng không bị ảnh hưởng bởi độ dài ngày, nhưng nếu thời gian ngày dài hơn 14 giờ kết hợp với nhiệt độ đêm cao (> 300c ) sẽ ảnh hưởng mạnh ở thời kì làm hạt thân cành rất nhiều

2.3.4 Nước

Đậu phộng có khả năng chịu hạn nên thường được trồng ở những vùng khô hạn

Vì có đặc điểm riêng là rễ không có lông hút và quả hình thành dưới đất nên nước là yếu tố quan trọng.Giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên khoảng 65-70% độ ẩm tối đa Nếu thời tiết khô hạn phải tưới, đặc biệt vào 2 thời kỳ là khi ra hoa (7-8 lá) và thời kỳ làm quả Tưới phun hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều sau đó tháo cạn

2.4 Một số kết quả nghiên cứu

2.4.1 Thế giới

Hiện nay việc tuyển chọn các giống đậu phộng được thực hiện tại một số cơ sở

Trang 16

nghiên cứu như: Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn

(ICRISAT), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Quốc tế Nông

nghiệp Nhiệt đới (IITA), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR),

Mạng lưới Đậu đỗ và Ngũ cốc Châu Á (CLAN) và một số Viện, Trường Đại học ở

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan Cho đến nay đã có khá nhiều công

trình nghiên cứu về chọn giống đậu phộng nhưng nhìn chung vẫn tập trung chủ yếu

theo hướng: Chọn các giống có năng suất và hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng

ngắn, chín sớm, có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao (Ngô Thị Lam Giang, 2006)

Bảng 2 1: Sản lượng đậu phộng của một số nước trên thế giới 2005 - 2008

Trang 17

Bảng 2 2: Năng suất đậu phộng một số nước trên thế giới giai đoạn 2005 – 2008

Trang 18

xanh vi khuẩn và bệnh gỉ sắt; các giống Haihua1, Xuzhou 68-4, Hua 37 đã cho năng suất 6-8 tấn/ha trong điều kiện thâm canh, cá biệt các giống lai mới đã cho năng suất 8-10 tấn/ha đã góp phần tăng năng suất và sản lượng đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đậu phộng đứng đầu thế giới (Ngô Thị Lam Giang và cộng sự, 2006)

Tại Ấn Độ, ICRISAT cũng đã đưa ra được rất nhiều giống mới ứng dụng có kết quả tốt trong sản xuất, đặc biệt là tính thích nghi cho từng vùng sinh thái điển hình như: ICGV86014, ICGV86143, BSR1 (Sudhakae D et al, 1995); hai giống có thời gian sinh trưởng ngắn 101-109 ngày phù hợp cho vùng Gujarat là GG5 (Gujarat Groundnut 5: 27-5-1 x JL24) phóng thích năm 1996; GG6 (Gujarat Groundnut 6: CGC3 x FESR5-P6B1-B1) phóng thích năm 1999 (Bharodia P.S., 2000); giống thích hợp cho vùng Vidarbha/Maharashtra là AK159

Tại Mỹ có rất nhiều giống mới phát triển trong sản xuất, điển hình là một số giống như GK 7 (1984); Georgia Runner 1990; Marc1 (1990); VA C92 R (1992) Andru93 (1993) Georgia Green (1995); và gần đây có giống lạc C 99 R có hàm lượng axit oleic 57,2 %, axit linoleic 22,9 % với hàm lượng dầu 50 %; giống đậu phộng Florida MDR98, và giống UF81206 có tính kháng bệnh đốm lá muộn

(Cercosporidium personatum), bệnh thối thân hoặc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)

(Gorbet D.W el Shokes F.M, 2002) Hầu hết các giống đậu phộng đều được chọn tạo

từ các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Florida, Georgia, Carolina Virginia (Nguyễn Văn Chương, 2006)

Ở Hàn Quốc chương trình lai giống đậu phộng đã bắt đầu tại Trạm Thí Nghiệm Cây Trồng trong thập niên 1960 Năm 1969, đã lai tạo thành công giống Seodungtangkong, đưa vào sản xuất rộng rãi từ năm 1978 Năm 1982, đã tạo ra 12 giống mới, trong đó nổi bật là giống “Shinpung” được lai tạo từ giống Virginia và Spanish Việc phát triển các giống mới cùng với việc cải tiến tập quán canh tác đã làm tăng sản lượng đậu phộng nhân lên gấp 4 lần trong vòng 30 năm Hiện có khoảng 1600 nguồn gen đậu phộng đã được sưu tập và lưu trữ trong Ngân hàng gen của Ban Quản Trị Phát Triển Nông Thôn, đây sẽ là nguồn nguyên liệu rất quý cho công tác lai tạo các giống đậu phộng mới (Rae Kyeong Park, 1992)

Trang 19

2.4.2 Việt Nam

Công tác thu thập bảo quản, lưu giữ nguồn gen và chọn tạo giống đậu phộng ở Việt Nam được tiến hành từ nhiều năm trước đây chủ yếu bởi các Viện nghiên cứu, trường Đại học Về sau, khi có các chương trình hợp tác cụ thể với Viện Nghiên cứu Cây trồng Vavilop (1983), Viện Nghiên cứu Quốc tế Cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn ICRISAT (1987), và một số tổ chức nghiên cứu quốc tế khác như Ý, Pháp cùng với sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Việt Xô thuộc Viện Khoa học

Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thì công tác thu thâp, lưu giữ đánh giá quỹ gen mới bắt đầu đi vào nề nếp

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu phộng tại Việt Nam 2005-2009

Diện tích (ngàn ha) 269,9 246,7 254,4 255,3 249,2 Năng suất (tấn/ha) 1.80 1,87 2,0 2,07 2,10 Sản lượng (ngàn tấn) 485,5 462,5 510 530,2 525,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2010 Nguyên nhân làm tăng năng suất và sản lượng đậu phộng là nhờ có chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước, sự đầu tư từ nhiều cơ quan nghiên cứu về ứng dụng thành tựu về giống mới chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Trong giai đoạn 1984-1990 tập đoàn đậu phộng Việt Nam đã có 1.271 mẫu giống trong đó có 100 giống đậu phộng địa phương và 1.171 giống nhập nội từ 40 nước trên thế giới (Trần Đình Long, 1991)

Giai đoạn từ 1991-2000 Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Đậu đỗ đã nhập nội trên 1894 mẫu giống từ ICRISAT (Ngô Thế Dân và cộng sự, 2000); 250 giống nhập nội được nghiên cứu ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam;

433 mẫu giống thuộc 8 nhóm giống ngắn ngày, trung ngày, kháng bệnh lá, kháng bệnh mốc vàng, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, hàm luợng dầu cao đã được Viện Nghiên cứu Dầu Thực vật đánh giá (Ngô Thị Lam Giang, 1998)

Từ khi có chủ trương của nhà nước về việc phát triển cây có dầu ngắn ngày, cây đậu phộng được nhiều cơ quan quan tâm nghiên cứu và tạo ra nhiều giống mới Trong

Trang 20

thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI); Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (IOOP); Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS); Viện Di truyền Nông nghiệp; Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (CLLRI); Viện Nghiên cứu Ngô; Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội; Trường Đại học Nông Lâm Huế; Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (NLU)

Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu giống đậu phộng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã thu thập và nhập nội các nguồn gen phong phú từ nhiều nước trên thế giới, tiến hành khảo sát và bảo tồn, từ đó các chương trình lai tạo

và xử lý đột biến đã được triển khai ở các Viện, Trường Kết quả đã có 16 giống đậu phộng mới được công nhận giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao cho sản xuất đại trà, trong đó có 11 giống nhập nội, 3 giống được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, 2 giống được tạo ra nhờ tác nhân đột biến (Ngô Thị Lam Giang, 2006)

Từ năm 1991 tới nay, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã liên tục tiến hành các nghiên cứu chọn tạo giống đậu phộng thích hợp với điều kiện của vùng Đông Nam

Bộ và các tỉnh phía Nam, có năng suất cao và ổn định, hàm lượng dầu cao, cỡ hạt lớn, kháng bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất

Theo kết quả điều tra của Bộ NN&PTNT năm 2003, giống VD1 và VD2 được sản xuất đại trà với qui mô tương ứng 13.000 ha/năm và 5.000 ha/năm ở nhiều tỉnh phía Nam Các giống này có khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, phẩm chất tốt, tỷ

lệ nhân cao, màu vỏ hạt thích hợp cho xuất khẩu Tuy nhiên, việc cung cấp giống mới cho nông dân vẫn còn nhiều hạn chế vì chưa có hệ thống tổ chức sản xuất giống, một

số nông hộ phải giữ giống cho năm sau nên khó duy trì được tỷ lệ nảy mầm, diện tích nhân giống trong vụ Thu Đông không đủ để đáp ứng giống cho vụ Đông Xuân

Từ năm 2006-2008, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu kết hợp với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Youngnam (YARI) của Hàn Quốc đã thực hiện lai tạo 60 tổ hợp đậu phộng theo phương pháp lai đỉnh (Topcross) từ 10 giống mẹ được nhập từ Hàn Quốc và 6 giống bố sẵn có của Viện Kết quả bước đầu đã chọn lọc được 40 dòng lai triển vọng ở thế hệ F3, hiện nay đang tiếp tục khảo sát (Ngô Thị Lam Giang và cộng sự, 2008)

Trang 21

Từ năm 2008-2010, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu tiếp tục thực hiện lai

tạo 45 tổ hợp đậu phộng theo phương pháp lai đỉnh (Topcross) từ 9 giống mẹ được

tuyển chọn trong nước và 5 giống bố nhập nội từ ICRISAT (Ấn Độ) và YARI (Hàn

Quốc) Kết quả bước đầu đã chọn lọc được 60 dòng lai triển vọng ở thế hệ F2, hiện

nay đang tiếp tục khảo sát (Thái Nguyễn Quỳnh Thư và cộng sự, 2009 và 2010)

Theo Phạm Đồng Quảng (2005), từ 1975 đến nay đã có 24 giống đậu phộng đã

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và tạm thời,

trong đó có một số giống nổi bật là:

- Giống ngắn ngày: Chi Cô, JL24, L05, VD1, VD2, VD6, VD7, HL 25

- Giống cho vùng nước trời: V79, L12, L03

- Giống cho vùng thâm canh: LVT, L02, L04, L14, L06, MD7

- Giống có phẩm cấp hạt tốt phục vụ xuất khẩu: L08

- Giống kháng bệnh Héo xanh vi khuẩn: ICG 8666, MD7

- Giống kháng bệnh mốc vàng: BG 51, V79, BG 78

Đồng thời vẫn còn nhiều giống triển vọng đang khảo nghiệm diện rộng như

DT2 (Lê Tiến Dũng, 2002); GV3, GV6 (Trần Văn Sỹ, 2005); VD4 (Ngô Thị Lam

Giang, 2005) Tóm lại, trong thời gian qua công tác chọn lọc các giống đậu phộng đã

đạt nhiều thành tựu đáng kể

2.5 Tình hình sản suất tại địa phương nghiên cứu

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu phộng của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2008

(ngàn ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng (ngàn tấn)

Trang 22

Vùng Đông Nam Bộ, diện tích trồng đậu phộng khoảng 29,1 ngàn ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,…Trong đó, Đồng Nai là tỉnh sản xuất chủ yếu nhờ vào nước trời nhưng năng suất rất thấp 0,86-1,06 tấn/ha và chậm phát triển Từ nhu cầu đậu phộng để ăn tươi, chuyển qua làm nguyên liệu thức ăn gia súc và chế biến dầu thực vật, sản xuất đậu phộng tại tỉnh đòi hỏi cần phải có cơ cấu giống phù hợp để phát triển Người dân ở đây chủ yếu trồng bằng giống địa phương lẫn tạp lâu năm nên cần phải tìm ra giống tốt để đưa vào cho dân sản xuất

Sự phát triển cây trồng cạn, đặc biệt là cây đậu phộng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất chuyên canh lúa là một xu thế tất yếu để cân đối sản xuất nông nghiệp, cắt đứt nguồn lây lan của ký chủ, dịch rầy nâu, cải tạo lý hoá tính của đất, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại, đa dạng hoá cây trồng phục vụ một nền nông nghiệp bền vững

Thực tiễn sản xuất đòi hỏi cần phải có nhiều giống đậu phộng, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, kháng sâu bệnh phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương do đó công tác chọn ra các giống mới là hết sức cần thiết Vì vậy cần phải có nhiều nghiên cứu các giống đậu phộng để phục vụ cho sản xuất hiện nay, giúp người dân nâng cao đời sống, tăng thu nhập

Trang 23

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm: Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu thực

nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc

( Phòng thử nghiệm Đất – Phân bón – TĂCN, Viện KHKTNN Miền Nam.)

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy: Thành phần cơ giới là đất sét pha cát tương đối

thích hợp với trồng đậu phộng Tuy nhiên khi canh tác đậu phộng cần bón thêm vôi để

cung cấp thêm Ca cho thư đài đâm vào đất

Trang 24

3.2.2 Khí hậu thời tiết

Bảng 3.2: Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ (oC) Lượng mưa Độ ẩm Số ngày mưa

- Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động từ 26,6 oC đến 29,3 oC, tháng 5

có nhiệt độ cao nhất 29,3oC, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất 26,6oC

- Độ ẩm trung bình từ 71 – 77 %, tháng 5 có độ ẩm trung bình cao nhất 77 %,

tháng 3 có độ ẩm trung bình thấp nhất

- Lượng mưa của các tháng biến động từ 29,8 - 72,0 mm, lượng mưa cao nhất

vào tháng 5 (77 mm), thấp nhất không mưa vào tháng 2

- Số ngày mưa của các tháng biến động từ 3 – 11 ngày, vào tháng 5 là có số

ngàymưa nhiều nhất (11 ngày), tháng 2 ít nhất ( 0 ngày)

Nhận xét: So với điều kiện sinh thái của cây đậu phộng thì đậu phộng thích hợp

ở nhiệt độ 20 -30 0C, ẩm độ là 80 % Vì vậy, với điều kiện khí hậu từ tháng 2 – tháng 5

chưa thích hợp lắm cho sinh trưởng và phát triển của cây đậu phộng

Trang 25

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Thí nghiệm tiến hành gồm 12 giống đậu phộng:

1 VD2 – 2- 3 Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây Có Dầu

6 GV10 Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

7 OMDP 13 Viện KHKT Việt Nam chọn lọc

8 MD7 Trung Tâm Nghiên cứu TNNN Hưng lộc

12 Giấy (Đ/c) Địa phương Tây Ninh

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 12 nghiệm thức là 12 giống, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ

ngẫu nhiên (RCBD) đơn yếu tố, 3 lần lặp lại

Trang 26

Chiều biến thiên

Qui mô thí nghiệm:

- Diện tích ô thí nghiệm: 7,5m2 ((theo Quy phạm khảo nghiệm giống Lạc 10TCN 340: 2006 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12

tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Số ô thí nghiệm: 3 x 12 = 36 ô

- Diện tích thí nghiệm: 36 x 7,5 = 270 m2

3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng

3.4.2.1 Chuẩn bị đất và hạt giống

Trang 27

- Thu gom tàn dư thực vật, làm sạch cỏ dại

- Cày bừa đất kỹ, lên liếp rộng 1.5m, dài 5m

- Xử lý hạt bằng Rovral (3 g/1 kg hạt) trộn kỹ thuốc trong bọc nylon kín

+ Bón thúc lần 1: khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc từ 10 -12 ngày) 55 kg Ure + 75 kg KCl, kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc

+ Bón thúc lần 2: khi ra hoa rộ bón 150 kg vôi còn lại

Trang 28

- Tưới nước: Giữ độ ẩm đồng ruộng thường xuyên khoảng 65-70% độ ẩm tối

đa Nếu thời tiết khô hạn phải tưới, đặc biệt vào 2 thời kỳ quan trọng là khi ra hoa (7-8 lá) và thời kỳ làm quả Tưới phun hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều sau đó tháo cạn

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Phun Alvin, Daconil 1-1,5 lít/ha thời kỳ 50-60 ngày sau gieo để phòng bệnh đốm lá và gỉ sắt hoặc dùng thuốc gốc đồng, lưu huỳnh như: Benlate, Kumulus, Kauran, Bordeaux phun vào 20-25 ngày trước tu hoạch

+ Đối với sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn lá trừ bằng cách phun thuốc hoá học như: Sumicidine, Cypermetyl, Decis, Sherpa, luân canh với cây trồng khác, gieo tập trung, bón phân hợp lý, bắt sâu bằng tay

3.4.2.5 Thu hoạch

Khi cây có khoảng 80-85% số quả già (tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng, quả có gân điển hình của giống, mặt trong của vỏ quả chuyển màu đen và nhẵn,

vỏ lụa có màu đặc trưng) Thu riêng quả từng ô, phơi đạt độ ẩm hạt khoảng 10%

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Mỗi nghiệm thức chọn 10 cây/ ô Cây theo dõi được xác định khi cây có 6-7 lá thật, lấy 10 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng (theo Quy phạm khảo nghiệm giống Lạc 10TCN 340 : 2006, Ban hành kèm theo Quyết định số 1698

QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn)

3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín

- Ngày ra hoa (ngày): Khoảng 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở ở bất kỳ đốt nào trên thân chính

- Dạng cây: đứng, nửa đứng hay bò ngang

- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô

Trang 29

- Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành hữu hiệu (cành có quả) mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô

- Màu sắc vỏ hạt: Quan sát khi quả chín (hạt tươi)

3.4.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây thực thu trên ô: Đếm số cây thu hoạch thực tế mỗi ô

- Số quả/cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô

- Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô

- Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non chỉ lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm hạt khoảng 10%), cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu) để tính năng suất trên ô, sau đó qui ra năng suất tạ/ha

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Trọng lượng trung bình quả trên cây * số cây/ha

- Khối lượng 100 quả (g): Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt khoảng 10%

- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ 3 mẫu quả, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm khoảng 10%

- Tỷ lệ hạt/ quả (%): Tỷ lệ hạt/quả (%) = Kl hạt khô / kl quả khô của 100 quả mẫu

- Tỷ lệ quả 1 hạt (%): Số quả có 1 hạt trên tổng số quả của 10 cây mẫu/ô

- Tỷ lệ quả 3 hạt (%): Số quả có 3 hạt trên tổng số quả của 10 cây mẫu/ô

3.4.3.3 Chỉ tiêu chất lượng

- Độ đồng đều của hạt

3.4.3.4 Sâu bệnh

- Bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis): Điều tra, ước lượng diện tích lá bị bệnh của

10 cây mẫu trên ô Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm gốc chéo

- Bệnh đốm đen (Cercospora personatum): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo

phương pháp 5 điểm chéo gốc

Ngày đăng: 11/06/2018, 09:52

w