TÓM TẮT Tên sinh viên thực hiện: Trần Bùi Tuệ Thư Tên đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011 với cá
Trang 1
NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH CHẾT THÂN,
CÀNH SẦU RIÊNG
TRẦN BÙI TUỆ THƯ
Khóa luận được đệ trình đề hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ đã giúp con đạt kết quả ngày hôm nay, và những người thân yêu quý là nguồn động viên tinh thần bên con
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và ban chủ nhiệm khoa Nông học đã tạo điều kiện cho tôi học tập và trao dồi kiến thức
Ban Lãnh Đạo Viện, Bộ môn BVTV Viện Cây Ăn Quả Miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và nguồn kinh phí trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Quý thầy cô khoa Nông học, khoa Khoa học và các khoa khác đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em vốn kiến thức quý báu trong quá trình học tập
TS Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
ThS Đặng Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Các anh chị làm việc tại bộ nôn BVTV Viện Cây Ăn Quả Miền Nam đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trang 3Trần Bùi Tuệ Thư
TÓM TẮT
Tên sinh viên thực hiện: Trần Bùi Tuệ Thư
Tên đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng”
được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011 với các nội dung như sau:
Điều tra khảo sát, tình hình bệnh chết nhánh sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh
Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh
Một số thí nghiệm nghiên cứu đặc tính sinh học của các tác nhân gây bệnh
Với kết quả đạt được như sau:
Thực hiện điều tra tại 20 vườn của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang trong đó có 13 vườn xuất hiện triệu chứng bệnh chết thân, cành sầu riêng và mọt đục thân, cành sầu riêng
Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh xác định là Phytophthora sp và Fusarium
sp và loài mọt đục thân, cành sầu riêng là Xyleborus sp
Thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh ở các nghiệm thức chủng Phytophthora + Xyleborus; Phytophthora + Fusarium + Xyleborus cho chỉ số bệnh, chiều dài vết
bệnh cao nhất đồng thời biểu hiên triệu chứng giống với ngoài đồng
Nghiên cứu đặc tính sinh học của 2 nấm Phytophthora sp và Fusarium sp
Nấm Phytophthora sp phát triển được ở mức nhiệt độ từ 15 – 40 0C tốt nhất là
ở 35 0C, pH từ 4,5 – 7,5 tốt nhất là pH = 7,5
Nấm Fusarium sp phát triển được ở mức nhiệt độ từ 15 – 40 0C tốt nhất là ở 25
0C, pH từ 4,5 – 7,5 tốt nhất là pH = 6,0
Riêng nấm Fusarium sp.các loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phát triển là
Norshield 86,2 WP và Ridomil Gold 68 WP
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng vii
Danh sách các hình và đồ thị viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích yêu cầu 2
1.3 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.4 Giới hạn đề tài 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu chung về cây sầu riêng 4
2.1.1 Tình hình sản xuất 4
2.1.2 Nguồn gốc 4
2.1.3 Vị trí phân loại 4
2.1.4 Đặc điểm thực vật học 5
2.1.5 Điều kiện ngoại cảnh 6
2.1.6 Một số bệnh hại phổ biến 7
2.2 Giới thiệu chung về chi Phytophthora 8
2.2.1.Giới thiệu chung 8
2.2.2 Vị trí phân loại 8
2.2.3.Đặc điểm 8
2.2.4 Ký chủ 9
Trang 52.3 Giới thiệu chung về chi Fusarium 9
2.3.1 Giới thiệu chung 9
2.3.2 Vị trí phân loại 10
2.3.3 Đặc điểm 10
2.3.4 Ký chủ 11
2.4 Giới thiệu chung về chi Xyleborus 11
2.4.1 Giới thiệu chung 11
2.4.2 Vị trí phân loại 11
2.5 Một số thuốc sử dụng phòng trừ nấm trong phòng thí nghiệm 12
2.5.1 Aliette 80 WP 12
2.5.2 Funomyl 50 WP 12
2.5.3 Ridomil Gold 68 WP 12
2.5.4 Acti No Vate 1SP 13
2.5.5 Norshield 86,2 WG 13
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
3.2 Vật liệu nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Điều tra, khảo sát tình hình bệnh 15
3.3.2 Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh 16
3.3.3 Kiểm chứng tác nhân gây bệnh 18
3.3.4 Nghiện cứu các đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh 19
3.3.4.1 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Phytophthora sp 19
3.3.4.2 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Fusarium sp 20
3.3.4.3 Xác định khoảng pH thích hợp đối với Phytophthora sp 20
3.3.4.4 Xác định khoảng pH thích hợp đối với Fusarium sp 21
3.3.4.5 Đánh giá khả năng phòng trừ nấm Fusarium sp của các loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm 21
3.5.Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Điều tra, khảo sát tình hình bệnh 23
Trang 64.2 Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh 24
4.3 Thí nghiệm kiểm chứng 30
4.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh 34
4.4.1 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Phytophthora sp 34
4.4.2 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Fusarium sp 35
4.4.3 Xác định khoảng pH thích hợp đối với Phytophtora sp 36
4.4.4 Xác định khoảng pH thích hợp đối với Fusarium sp 37
4.4.5 Đánh giá khả năng phòng trừ nấm Fusarium sp của các loại thuốc hóa học và sinh học trong phòng thí nghiệm 39
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 40
5.2 Đề nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 1 45
PHỤ LỤC 2 48
PHỤ LỤC 3 51
PHỤ LỤC 4 70
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tình hình bệnh chết thân, cành sầu riêng 23
Bảng 4.2 Thành phần côn trùng, nhện gây hại phổ biến ở các vườn điều tra 24
Bảng 4.3 Tỷ lệ (%) các nấm phân lập từ mẫu bệnh 26
Bảng 4.4 Tỷ lệ (%) các nấm phân lập từ cá thề Xyleborus sp bị chết 26
Bảng 4.5 Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt đục thân cành sầu riêng 28
Bảng 4.6 Kích thước trung bình ở các gian đoạn phát triển của loài mọt đục thân, cành sầu riêng 29
Bảng 4.7 Kết quả chủng Koch trên giống chuồng bò 31
Bảng 4.8 Sự phát triển của Phytophthora sp ở các mức nhiệt độ khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm 34
Bảng 4.9 Sự phát triển của Fusarium sp ở các mức nhiệt độ khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm 35
Bảng 4.10 Sự phát triển của Phytophthora sp ở các mức pH khác nhau trong phòng thí nghiệm 36
Bảng 4.11 Sự phát triển của Fusarium sp ở các mức pH khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm 38
Bảng 4.12 Sự phát triển của Fusarium sp trong môi trường nhiễm độc thuốc hóa học và sinh học ở điều kiện phòng thí nghiệm 39
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Mọt đục thân, cành sầu riêng được nuôi với nguồn thức ăn nhân tạo 17
Hình 3.2: Các bước của thí nghiệm kiểm chứng 18
Hình 4.1: Một số đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp 25
Hình 4.2 : Một số đặc điểm hình thái của nấm Phytophthora sp 25
Hình 4.3: Một số đặc điểm hình thái của loài mọt Xyleborus sp 27
Hình 4.4: Triệu chứng gây hại của mọt đục thân, cành sầu riêng 29
Hình 4.5 Triệu chứng bệnh ở các nghiệm thức chủng Koch 33
Hình 4.6: Sự phát triển của nấm Phytophthora sp ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 72 giờ sau cấy 35
Hình 4.7: Sự phát triển của nấm Phytophthora sp ở các mức pH khác nhau tại thời điểm 96 giờ sau cấy 37
Hình 4.8: Sự phát triển của sợi nấm Fusarium sp ở các mức pH khác nhau tại thời điểm 144 giờ sau cấy 38
Đồ thị 1: Sự phát triển của nấm Phytophthora sp ở các mức nhiệt độ khác nhau 71
Đồ thị 2: Sự phát triển của nấm Fusarium sp ở các mức nhiệt độ khác nhau ….71
Đồ thị 3: Sự phát triển của nấm Fusarium sp ở các mức pH khác nhau 72
Đồ thị 4: Sự phát triển của nấm Phytophthora sp ở các mức pH khác nhau 72
Đồ thị 5: Sự phát triển của Fusarium sp trong môi trường nhiễm độc thuốc hóa học và sinh học 73
Trang 9Trong tất cả các loại cây ăn quả ở nước ta có lẽ cây sầu riêng là loại cây ăn quả đặc sản giàu dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã được quan tâm từ lâu Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ thực vật trên loại cây này đã và đang được các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và đặc biệt là nông dân canh tác sầu riêng quan tâm Theo Lim (1990) đã nghiên cứu và xác định các loại nấm đất gây hại sầu riêng ở Malaysia bao
gồm Phytophthora, Pythium, Sclerotium, chúng xuất hiện phổ biến và trong đó nấm
Phytophthora gây hại nặng nhất Cũng theo Lim và Sangchote (2003) cho rằng nấm Phytophthora palmivora là tác nhân gây bệnh thối rễ xì mũ thân bệnh hại quan trọng
nhất trên cây sầu riêng, bên cạnh đó bệnh thối rễ còn do Pythium vexans gây ra tuy
nhiên mức độ phổ biến và gây hại cũng thấp hơn Tsao (1983) nghiên cứu và nêu bậc
những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân lập và định lượng nấm Phytophthora được
phân lập từ nguồn đất gần gốc cây sầu riêng
Ở nước ta, trong những năm vừa qua cây sầu riêng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nhiễm nhiều bệnh hại quan trọng như bệnh xì mủ thân, bệnh cháy lá chết ngọn,
thối trái, v.v Trong đó, hiện tượng xì mũ thân do nấm Phytophthora palmivora gây ra
là bệnh hại quan trọng và gây thiệt hại nặng nhất, bên cạnh đó nấm Phytophthora
palmivora còn gây hại trên rễ và trên trái, ngoài ra một số nấm khác như - Pythium, Fusarium, Rhizoctonia cũng gây hại trên rễ sầu riêng (Huỳnh Văn Thành và Lê Ngọc
Bình, 2001) Theo H.V.Thanh, L.V.Binh và N.M.Chau, 2001 Phytophthora palmivora
Trang 10là tác nhân gây bệnh chính trên cây sầu riêng ở miền Nam Việt Nam Đặc biệt nấm
Rhizoctonia solani gây hiện tượng cháy lá và chết ngọn sầu riêng khá nặng ở vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (Phan Hồng Điệp và Nguyễn Văn Hòa, 2006)
Nhưng trong một hai năm gần đây, trên cây sầu riêng còn xuất hiện hiện tượng cây sầu riêng bị khô một phần thân, vỏ thân khô và có màu sáng hơn thân cây bình thường, phần gỗ bị hóa nâu, chạy chỉ màu nâu đen, ngay cả vỏ thân phía trong cũng bị nâu và làm cây chết nhanh chóng, đặc biệt là khi cây đang mang trái Phần vỏ thân và
gỗ thân nơi bị nhiễm bệnh thấy xuất hiện một loài mọt đục thành đường hầm nhỏ, đẻ trứng và nở thành giòi đục khoét bên trong
Đứng trước thực trạng như vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng” để góp phần tìm hiểu mối liên quan giữa
loài mọt đục thân, cành sầu riêng đối với bệnh và định hướng nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh về sau
Yêu cầu
Giám định tác nhân gây bệnh chết cây sầu riêng bằng phương pháp nuôi cấy,
phân lập, định danh
Kiểm chứng tác nhân gây bệnh trên cây sầu riêng
Xác định sự liên quan của mọt đục thân cành đến bệnh chết cây sầu riêng
Mô tả các đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của loài mọt đục
thân cành sầu riêng
Trang 111.3 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh chết cây trên cây sầu riêng là vấn đề rất nan giải, gây thiệt hại đáng kể vì
nó làm cây chết rất nhanh nên không có biện pháp phòng trừ hiệu quả Và triệu chứng của bệnh rất khó phát hiện do nằm ở phần gần mặt đất, và không khác biệt nhiều so với màu thân của các cây bình thường Đứng trước thực trạng bệnh hại ngày càng trầm trọng hơn, việc xác định đúng tác nhân gây bệnh và côn trùng liên quan đến bệnh giúp tìm ra giải pháp vừa hiệu quả vừa an toàn cho môi trường, giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững là hết sức thiết thực và cấp bách
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
Địa điểm thực hiện: đề tài được thực hiện điều tra và lấy mẫu ở 20 vườn sầu riêng thuộc 2 xã Tam Bình và xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang và được phân lập, nuôi cấy, tăng sinh khối, giám định, kiểm chứng tại phòng thí nghiệm bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Trang 12
Chương 2 TỒNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây sầu riêng
2.1.1 Tình hình sản xuất sầu riêng
Trên thế giới, các nước có trồng sầu riêng nhiều là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippine, Kampuchia, Myanmar (miền Nam), Srilanka, Nam
Ấn Độ Năm 2005 Thái Lan có diện tích 132.000 ha với sản lượng khoảng 640.000 tấn (Narong Chomchalow, Songpol Somsri và Prempree Na Songkhla, 2007)
Ở Việt Nam, diện tích trồng sầu riêng ở các tỉnh phía Nam nước ta tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua Năm 2000 diện tích khoảng 8.000 ha, tăng lên 11.800
ha với sản lượng khoảng 53.000 tấn vào năm 2002, đến năm 2005 diện tích đã lên tới 17.000 ha với sản lượng ở mức 87.000 tấn (Cục trồng trọt, 2006) Sản lượng sẽ tăng cao trong vài năm tới khi các cây đạt mức ổn định Các tỉnh có trồng sầu riêng nhiều là Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Daklak, Gia Lai.(Nguyễn Văn Kế, 2008)
2.1.2 Nguồn gốc
Sầu riêng có nguồn gốc từ quần đảo Malaysia, là loại quả nổi tiếng của vùng Đông Nam Á Cây sầu riêng ở trạng thái hoang dã được tìm thấy ở đảo Borneo và Sumatra (Nanthachau, 1994)
Trang 132.1.4 Đặc điểm thực vật học
1 Tán cây
Đã có những ghi nhận là tán cây sầu riêng trồng bằng hột có thể cao từ 20 đến
40 m, đường kính gốc to nhất là 1,2 m Trên thực tế cây ghép chỉ cao khoảng 10 – 20
m Khi còn nhỏ chúng có tán hình chóp, phân nhánh thấp, và có khá nhiều cành Khi lớn tán rộng trên 10 m, gỗ giòn, co rút khi khô
2 Rễ
Sầu riêng có rễ đuôi chuột đâm sâu, rễ bàn ít vì thế không nên chọn đất có tầng mặt mỏng, có lớp đá phía dưới hay lên liếp không đủ cao làm thời gian khai thác ngắn
Sự phân bố của đất phụ thuộc vào tính chất đất và mực thủy cấp Cây sầu riêng con khi
bị đứt rễ đuôi chuột sẽ mọc yếu vì thế cần cẩn thận khi bứng gốc
3 Lá
Lá đơn, bìa nhẵn, mọc cách, rũ xuống, dài; lá dài 12 - 20 cm, rộng 4 - 6 cm, mặt trên màu xanh sang, mặt dưới có lông mịn màu nâu óng ánh Lá cây thay đổi theo giống trồng, có giống lá nhỏ, ngắn như sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre, Ri6; có giống lá thuôn dài như sầu riêng khổ qua xanh, Monthong; cuống lá dài từ 1,5 - 3 cm, mập Mầm lá dẹp, khi lá non mới ra nó còn gấp làm 2 ở gân giữa, sau mới bung ra Thường cây cho từ 1 đến 3 kg ra lá/năm
4 Hoa, quả
Sầu riêng trồng bằng hột phải mất 6 - 7 năm mới ra hoa, cây ghép mau cho hoa hơn, chỉ mất 3 - 4 năm Hoa mọc trên các cành lớn và khỏe từng chùm 1 - 45 hoa (thông thường từ 20 - 30 hoa một) Mỗi cành có nhiều chùm hoa và mọc rải rác từ các cành mọc gần đất tới các cành gần ngọn Hoa lưỡng tính nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi
và côn trùng ăn về đêm
Cuối mùa mưa cây phân hóa mầm hoa, nuôi quả trong mùa nắng, cho thu hoạch
từ đầu mùa mưa cho đến giữa mùa mưa Thời gian ra hoa nuôi quả thay đổi theo giống trồng, điều kiện sinh thái và kỹ thuật chăm sóc Cũng có nhiều giống ra hoa thành nhiều đợt trong năm, trên cây có quả sắp thu hoạch, có quả non và có hoa Ở vùng nhiệt đới ẩm như ở Indonesia và Malaysia sầu riêng ra hoa 2 lần/ năm vào đầu tháng 3
và vào tháng 9 - 10 (Nakasone Pall, 1999)
Trang 14Nhiệt độ không khơi mào sự ra hoa mà là sự khô hạn Ở Thái sự ra hoa xảy ra vào tháng 3 sau mùa lạnh và khô Đối với giống Chanee cần một khoảng thời gian khô kéo dài liên tục từ 7 đến 14 ngày Sự sử dụng Paclobutrazol ở liều thấp sau khi cây ngừng sinh trưởng sẽ làm cây ra hoa
Hạt phấn nảy mầm khoảng từ 8% đến <20 %, có khi chỉ 3-5 % Chất nhờn ở bề mặt muốm (nhụy cái) có nồng độ 20 – 35 % sucrose, nếu mưa hay sương làm loãng nồng độ đường này, thí dụ chỉ còn 10 % sucrose thì tỷ lệ hạt phấn nảy mầm chỉ còn độ
1000 m như ở Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng) Ở Malaysia không quá 800 m, ở Philippine không quá 700 m và ở Ceylon không quá 600 m Sự sinh trưởng bị giới hạn khi nhiệt độ thấp hơn 22 0C và cao hơn 40 0C Ở vùng cao nguyên do nhiệt độ mát hơn ở đồng bằng nên cây ra hoa và cho thu hoạch thường trễ hơn Một cách tự nhiên ở Nam Bộ thường mùa ra hoa là từ 15/12 đến 15/1 và cho thu quả từ 30/4 trở đi, rộ là từ tháng 5 đến tháng 7 Vào những năm thời tiết bất thường, sầu riêng thường ra hoa và cho quả nhiều đợt
Lượng mưa thích hợp cho sầu riêng là từ 2000 đến 3000 mm và phân bố đều quanh năm Hễ mùa khô kéo dài trên 3 tháng thì phải tưới đậm, hoặc phải trồng trên đất phù sa có mực thủy cấp gần mặt đất và thủy triều đủ mạnh để chủ động để điều tiết mực thủy cấp trong vườn
Khi sầu riêng còn nhỏ là cây ưa bóng râm nên muốn cây mọc tốt cần che bớt nắng Sầu riêng cần che bớt từ 30 % đến 50 % ánh nắng trước khi chúng đạt độ cao 0,8
m Vật che nắng sẽ được giảm từ từ trong 12 tháng Trong thực hành ta thường trồng sầu riêng xen với chuối Lá chuối to, tiết ra hơi nước nhiều sẽ giúp sầu riêng mọc tốt
hơn Nhưng cẩn thận đối với những cây xen có bệnh gây ra do Phytophthora spp (vì
sầu riêng dễ bị bệnh xì mủ cũng do loại nấm này gây ra)
Trang 152 Đất đai
Sầu riêng là cây to, có rễ cọc đâm sâu nên cần tầng đất dày và thoát thủy tốt Chúng ưa đất ẩm nhưng không chịu được úng Sự thoát thủy kém trên các đất nặng
(nhiều sét) dễ dẫn đến bệnh thối rễ do Phytophthora gây ra Đất phù sa, đất thịt ven
sông thoát nước tốt rất thích hợp Đất đỏ có thành phần sét cao như đất đỏ ở Long Khánh, Daklak, Gia Lai cây mọc tốt nhưng cần tưới vào mùa khô Trên đất xám chúng mọc xấu hơn, nhờ biện pháp bón phân hữu cơ (nhất là phân gà) sẽ giúp cây mọc tốt hơn và chống chịu bệnh xì mủ tốt hơn Độ pH thích hợp từ 5.5 đến 6.5 Sầu riêng không chịu được đất nhiễm mặn và phèn
2.1.6 Một số bệnh hại phổ biến trên cây sầu riêng
Theo Sổ tay phòng trừ một số bệnh hại quan trọng trên cây ăn quả đặc sản tỉnh Bến Tre và Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999 trên sầu riêng có một số bệnh hại phổ biến sau.
Thối gốc xì mủ thân, chảy nhựa Do nấm Phytopthora palmivora
Cháy lá và chết ngọn Do nấm Rhizoctonia solani
vỏ cây mọt đục thân cành đào những đường hầm chằng chịt đôi khi đục cả vào phần
gỗ của cây làm cây không vận chuyển được chất dinh dưỡng lên nuôi lá, hoa, quả Nếu bệnh nặng có thể gây chết cành và toàn cây rất làm thiệt hại năng suất rất lớn
Trang 162.2 Giới thiệu sơ lược về chi Phytophthora
2.2.1 Giới thiệu chung
Theo Waterhouse, 1973 chi Phytophthora được biết đến với khoảng 40; theo
Webster (1980), Singh (1982) thì chi này chứa khoảng gần 70 loài đã được mô tả, hầu
hết các loài này đều gây hại cho cây trồng, Phytophthora còn được gọi là “vật phá hủy
cây trồng” chúng là một trong những vật gây bệnh phá hủy cây trồng lớn nhất ở vùng nhiệt đới và ôn đới, gây thiệt hại hằng năm đến hàng tỷ đôla
Theo tài liệu Quản lý bệnh Phytophthora cho rau quả Việt Nam của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam thì những đặc trưng tạo cho các loài Phytophthora phát triển thành
nguồn bệnh lớn ở vùng nhiệt đới:
Điều kiện môi trường thuận lợi bao gồm: lượng mưa lớn, độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp, cây ký chủ tồn tại quanh năm
Nguồn bệnh: có thể truyền qua nước hoặc không khí, chu kỳ sinh trưởng ngắn, hình thành bào tử hậu tồn tại bên ngoài môi trường, phổ ký chủ rộng,
Ký chủ: lâu năm, mô ký chủ tồn tại quanh năm, một loài Phytophthora có thể
gây bệnh cho nhiều cây khác nhau, cây ký chủ không có khả năng kháng bệnh,
Kỹ thuật canh tác không phù hợp
Giống: Phytophthora
2.2.3 Đặc điểm
Bao gồm cả 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính hình thành bào tử nang, bào tử
động và bào tử hậu; sinh sản hữu tính hình thành bào tử noãn
Có khả năng tồn lưu rất lâu trong đất ở dạng bào tử hậu
Trang 17Lan truyền do nước tưới, không khí, côn trùng, con người,
Có khả năng xâm nhiễm trực tiếp vào mô ký chủ
Biện pháp hóa học có thể không mang lại hiệu quả do loài này không phải là loài
Các loài Phytophthora được tìm thấy ở Việt Nam và ký chủ:
1951, P infestans gây hại trên cây họ cà (Roger, 1951)
1961, P botryosa gây hại trên cây cao su (Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh
Trung, 1999)
1996, P cactorum gây hại trên cây mận (Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999)
1998, P capsici gây hại trên cây hồ tiêu (Nguyễn Việt Trọng, 2002)
P nicotianae gây hại cây dứa (2001) và gây hại thuốc lá (1967) (Đặng Vũ Thị
Thanh và công sự, 1975)
P palmivora gây hại sầu riêng (2000), gây hại dừa và cacao (2002) và hại cao
su (1965) (Đặng Vũ Thị Thanh và công sự, 1975)
2.3 Giới thiệu sơ lược về chi Fusarium
2.3.1 Giới thiệu chung:
Loài Fusarium có sự phân bố rộng trong đất, chất nền hữu cơ từ những vùng đất lạnh giá ở Bắc Cực đến vùng sa mạc Sahara Fusarium phát triển trong đất trong mọi nhiệt độ, ở vùng nhiệt đới Fusarium là một trong những loài thường xuyên gây
hại cây trồng (C Booth, 1971)
Theo Bùi Xuân Đồng (1986), thì nấm bệnh phân bố rất rộng trên khắp thế giới,
Fusarium gây thiệt hại trên các loại cây trồng và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đặc
Trang 18biệt ở vùng Châu Phi, Châu Mỹ và các nước như Australia, Panama, Mỹ, Philippines, Đài Loan và các nước Đông Nam Á
Loài Fusarium được mô tả lần tiên bởi Link, 1809 và sau đó vào năm 1821
được nhà bác học Fries bổ sung thêm
2.3.2 Vị trí phân loại
Giới: Fungi Ngành: Ascomycota
Lớp: Sordariomycetes Bộ: Hypocreales Họ: Nectriaceae
Giống: Fusarium
(Nguồn http:/en.Wikipedia org/Wiki/fusarium)
2.3.3 Đặc điểm
Nấm chỉ có giai đoạn sinh sản vô tính mà không có giai đoạn sinh sản hữu tính,
có tế bào sinh bào tử trần
Fusarium đặc trưng bởi hệ sợi nấm gồm các sợi nấm có vách ngăn màu trắng
hoặc có một số màu khác nhưng thường có màu trắng
Fusarium có cành bào tử phân sinh, giá trần bào tử đơn độc hoặc tụ họp trong
các đệm giá hoặc thành đệm giá nhầy đơn hoặc phân nhánh, các tế bào sinh bào
tử trần là các thể bình đơn độc hoặc thành cụm trên đỉnh giá bào tử trần, đỉnh các nhánh của giá hoặc trực tiếp trên thân giá, trên các sợi nấm không phân hóa hình thái
Bào tử trần thường ẩm ướt tụ họp thành khối cầu ở đỉnh thể bình hoặc hình chuỗi Nấm có 2 dạng bào tử: bào tử trần lớn và bào tử trần nhỏ Bào tử trần lớn
có một đến nhiều vách ngăn hình lưỡi liềm có hoặc không có gót ở ngăn gốc Bào tử trần nhỏ không có hoặc có 1- 2 vách ngăn hình elip, hình trứng, hình trụ, hình gần cầu, thường không có màu hoặc có màu trắng nhạt Bào tử trần lớn là bào tử đặc trưng của nấm, một số loài không có bào tử trần nhỏ, có hoặc không
có bào tử áo Một số loài có thể có quả túi
Trang 192.3.4 Ký chủ
Fusarium có rất nhiều loài khác nhau nên khả năng kí chủ rất rộng trên nhiều
loại cây trồng khác nhau như: cây ăn quả, cây rau màu và một số cây trồng khác và có thể sống trong đất trong một thời gian dài trong xác bã thực vật dưới nhiều dạng khác nhau, bào tử nấm có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt một thời gian dài sau đó gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ phát triển và lây lan (Bùi Xuân Đồng, 1986)
Nấm gây hại nặng trên một số cây trồng đặc biệt là cây ăn quả như: chuối, xoài, nhãn, ổi, cam, quýt, đu đủ Ngoài ra một số dòng nấm gây bệnh cho người và động vật như: ung thư họng ở người, ung thư bán cầu não trên ngựa và chuột
2.4 Giới thiệu sơ lược về chi Xyleborus
2.4.1 Giới thiệu
Xyleborus phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt và khác biệt giữa các loài là
không rõ ràng
Xyleborus có kích thước nhỏ, hình trụ, màu sắc biến đổi từ màu nâu sang đến
màu đen, hiếm khi dài quá 6 – 8 mm Chúng ăn cả lớp vỏ cây và phần gỗ của cây
Thành trùng và ấu trùng ẩn nắp dưới lớp vỏ cây, sống bên trong cây tấn công có thể làm cây bị ngã ngang, làm chết cành nhánh và sau cùng làm chết cây Thành trùng đục những đường hầm đặc trưng cho từng loài và đẻ trứng trong đó, ấu trùng đục những đường hầm trong lớp vỏ cây và phụ thuộc vào từng loài khác nhau và phát triển thành nhộng trong các đường hầm này
Những loài Xyleborus ăn các loại nấm tồn tại trên phần gỗ ở các đường đục mà
chúng tạo nên Và cách thức gây hại nghiêm trọng chủ yếu của mọt đục thân cành là tạo nên các đường đục Hầu hết những con cái vừa ăn vừa trông chừng những con ấu trùng cho tới khi chúng đủ lớn để phát triển thành nhộng
2.4.2 Vị trí phân loại (Theo Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trang 202.5 Một số thuốc hóa học và sinh học sử dụng trong phòng thí nghiệm
2.5.1 Aliette 80 WP
Sản xuất: Công ty Bayer Việt Nam
Hoạt chất: Fosetyl Aluminium
Nhóm hóa học: Phosphonate
Tính chất: Nhóm độc III
LD50 qua miệng 5000 mg/kg, qua da > 2000 mg/kg
Thuốc trừ nấm nội hấp có khả năng lưu dẫn mạnh trong cây
Tác dụng: phòng trừ sương mai, phấn trắng hại dưa, rau, hành, tỏi, , thối nhũn hại thuốc lá, nứt thân xì mũ cây có múi, sầu riêng, chết nhanh hồ tiêu, thối rễ trên cây cảnh…
2.5.3 Ridomil Gold 68 WP
Sản xuất: Công ty Bayer Việt Nam
Hoạt chất: Metalaxyl 40 g/kg + Mancozeb 640 g/kg
Nhóm hóa học: Metalaxyl thuộc nhóm Alanine
Mancozeb thuộc nhóm Dithiocarbamate
Tính chất: Nhóm độc III
Thuốc trừ nấm nội hấp và tiếp xúc, có phổ tác dụng rộng
Tác dụng: phòng trừ sương mai, thán thư, đốm lá, thối quả, thối rễ hại cà chua, khoai tây, …; nứt thân, xì mủ hại cam quít, sầu riêng, …
Trang 212.5.4 Acti No Vate 1SP
Sản xuất: Công ty Hóa Nông Lúa Vàng
Hoạt chất: Streptomyces Lydicus
Tác dung: Đặc trị bệnh xì mủ trái xoài, thối cuống trái sầu riêng, thối trái nho do vi
khuẩn và nấm mốc xanh Botrytis gây ra, bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa hấu, bệnh
thối trái dâu tây; phòng trị bệnh thối rễ, thối thân, héo xanh cà chua; bệnh thối bẹ, vàng
lá, cháy bìa lá (bạc lá) trên lúa và nhiều bệnh hại trên nhiều cây trồng khác
2.5.5 Norshield 86,2 WG
Sản xuất: NORDOX Industrier AS
Đóng gói và phân phối: Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí
Hoạt chất: Cuprous oxide
Tính chất: thuốc trừ nấm và vi khuẩn
Tác dụng: Phòng trừ hiệu quả nhiều bệnh hại trên nhiều loài cây trồng
Trang 22Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện:
Thời gian thực hiện: đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
Địa điểm thực hiện: đề tài được thực hiện tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang và
phòng thí nghiệm bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ ngoài đồng
Túi nilon để thu mẫu thân, bút lông, dao để lấy mẫu thân
Phiếu điều tra theo mẫu đã chuẩn bị trước
Sổ ghi chép, máy chụp hình
Các thiết bị thông thường sử dụng trong phòng thí nghiệm
Tủ cấy, tủ sấy triệt trùng, nồi hấp triệt trùng, cân phân tích, máy đo pH, tủ điều chỉnh nhiệt độ, kính hiển vi, máy xay sinh tố, lò viba v.v
Nguyên vật liệu trong thí nghiệm
Đĩa petri, que cấy, đèn cồn, ống nghiệm, micro pipet, dụng cụ nuôi mọt
Các môi trường sử dụng trong nghiên cứu: PDA (200 g khoai tây đã gọt sạch
vỏ, 20 g đường Glucozơ, 15 g agar), PCA (20 g khoai tây gọt sạch vỏ, 20 g carrot gọt sạch vỏ, 15 g agar.)
Thuốc hóa học và sinh học phòng trừ bệnh cây như: Norshield 86,2 WP, Aliette
80 WP, Ridomil Gold 68 WP, Funomyl 50 WP, Acti No Vate 1SP, Vôi
Trang 233.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều tra khảo sát, tình hình bệnh chết nhánh sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Phương pháp điều tra
Điều tra được tiến hành trên 2 xã của huyện Cai Lậy tổng số hộ điều tra là 20
hộ điều tra theo mẫu phiếu đã được chuẩn bị sẵn (phụ lục 1), thực hiện điều tra theo
phương pháp của Teresa Mc Maugh (2005), Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung (1997) điều tra ngẫu nhiên 5 – 10 cây hoặc theo hình zic zac tùy điều kiện cụ thể, tại mỗi vườn tiến hành điều tra một lần
Các chỉ tiêu theo dõi: Mô tả, ghi nhận triệu chứng ngoài đồng của bệnh, tỉ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%)
Các công thức tính toán:
Tỉ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh trên vườn x 100
Tổng số cây điều tra trong vườn
(N: số cây điều tra trên vườn; na: số cây có cấp bệnh a (a ≥ 4))
Bảng phân cấp bệnh theo thang đánh giá của Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh
Trung , 1997 và Burgess và ctv , 2008
Cấp bệnh Triệu chứng
1 1 - 25% diện tích thân cây biểu hiện triệu chứng
2 >25 - ≤ 50% diện tích thân cây biểu hiện triệu chứng
3 >50 - ≤ 75% diện tích thân cây biểu hiện triệu chứng
4 > 75% diện tích thân cây biểu hiện triệu chứng
Phương pháp thu mẫu (thân, cành bệnh)
Mẫu bệnh được thu thập từ những cây bệnh, có triệu chứng điển hình, mẫu được chọn là những mẫu có 1 phần mô cây thể hiện triệu chứng nâu, tiếp xúc với phần
mô cây còn khỏe, mỗi cây bệnh lấy từ 3 - 4 mẫu, cho vào túi nylon, ghi địa chỉ, ký
hiệu rõ ràng của mẫu bệnh, chuyển về phòng lab và tiến hành phân lập ngay
Chỉ số bệnh (%) =
∑(n1 x 1)+(n2 x 2)+(n3 x 3)+(n4 x 4)
x 100
N x 4
Trang 243.3.2 Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng
Phương pháp phân lập
Mẫu bệnh sau khi được vận chuyển về phòng Lab tiến hành tách mọt đục thân, cành ra khỏi mẫu bệnh để thuận lợi cho tiến hành việc xử lý về sau Các mẫu phân lập được ký hiệu với dạng: A – B (A - mã số phiếu điều tra, B – cây được điều tra ở vườn)
Các bước tiến hành xử lý mẫu thân gỗ:
Gọt bỏ phần vỏ hoặc các mô thân bên ngoài trước khi khử trùng bề mặt
Rửa mẫu thân trong nước để loại bỏ đất bụi và các tạp chất khác
Khử trùng bề mặt thân bằng cách dùng giấy mềm nhúng cồn êtyl 70 % lau mặt thân bằng cách nhúng nhanh vào cồn êtyl 70 % trong 5 giây, rửa lại trong nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô trùng
Dùng dụng cụ khử trùng cắt những miếng cấy nhỏ (khoảng 2 × 2 mm) từ phần ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh, sau đó cấy lên môi trường nghèo dinh dưỡng như WA hoặc môi trường chọn lọc, đặt những miếng cấy gần mép đĩa
Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ phòng
Kiểm tra đĩa cấy hàng ngày, khi phát triển từ có sợi nấm phát triển từ những mẫu cấy, cấy truyền sang môi trường khác như PDA, PCA, để kích thích sự hình thành bào tử, giúp cho việc giám định tác nhân gây bệnh
Phương pháp giám định tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng
Quan sát sợi nấm, hạch nấm, bào tử …trên kính hiển vi hay kính hiển vi huỳnh quang theo phương pháp của Nguyễn Văn Tuất (1997) và bảng phân loại của Burgess
(1994) cho tác nhân là nấm Fusarium và bảng phân loại của Donalt và Olaf (2005) cho tác nhân là nấm Phytophthora, Pythium
Giám định lần cuối dùng mẫu cấy được làm thuần từ một bào tử nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của sợi nấm
Tiếp tục cấy chuyền vào các môi trường khác để tăng sinh khối nấm chuẩn bị cho các thí nghiệm kiểm chứng tiếp theo
Trang 25Các bước tiến hành nghiên cứu các đặc điểm của loài mọt đục thân, cành sầu riêng
Nuôi loài bọ cánh cứng trong các khay nhựa cung cấp thức ăn nhân tạo hằng ngày cho chúng, thức ăn nhân tạo là mía hoặc táo
Đặt các khay này ở nhiệt độ phòng
Mỗi khay nuôi khoảng từ 30 - 50 cá thể bọ cánh cứng và tiến hành quan sát các khay này mỗi ngày 2 lần
Các chỉ tiêu theo dõi:
Các đặc điểm hình thái và sinh học của các pha sinh trưởng như: thành trùng, trứng, ấu trùng và nhộng
Quan sát triệu chứng gây hại của thành trùng trên thức ăn nhân tạo
Hình 3.1: Mọt đục thân, cành sầu riêng được nuôi với nguồn thức ăn nhân tạo
A – Mọt sầu riêng nuôi với mía
B – Mọt sầu riêng nuôi với táo
Đối với những cá thể mọt đục thân, cành sầu riêng bị chết có thể tiến hành một trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Khử trùng thân bọ cánh cứng trong dung dịch nước cất vô trùng sau
đó làm khô các cá thể này với giấy thấm và cấy các cá thể này vào môi trường PDA có kháng sinh
Phương pháp 2: Thu 50 cá thể bọ cánh cứng đã chết vào 10 ml nước cất vô trùng sau
đó lắc đều bằng máy lắc Dùng pipep hút khoảng 20 µm dung dịch nước này cho vào các đĩa petri có môi trường PDA có kháng sinh đã chuẩn bị sẵn Đặt các đĩa này ở nhiệt độ phòng sau 2 - 3 ngày quan sát sự phát triển của nấm
Phương pháp giám định loài mọt đục thân cành sầu riêng
Quan sát đặc điểm hình thái bằng mắt thường và quan sát dưới kính lúp
B A
Trang 26Mô tả triệu chứng gây hại và ghi nhận ngay tại vườn bệnh
Nuôi chúng trong môi trường nhân tạo quan sát các đặc điểm sinh học của mọt
3.3.3 Kiểm chứng tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng
Vật liệu thí nghiệm: 21 cây sầu riêng giống Chuồng Bò 4 - 6 tháng tuổi
Phương pháp: thực hiện theo qui trình Koch
Hình 3.2: Các bước của thí nghiệm kiểm chứng
A - Chủng mọt đục thân, cành sầu riêng và nấm gây bệnh
B – Quấn bông thấm nước để giữ ẩm
C – Quấn giấy nhôm và buột chặt 2 đầu bằng nhựa
Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới, theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với
7 nghiệm thức và 3 LLL mỗi LLL là một cây
Tạo trên thân của mỗi cây 3 vết thương hình cửa sổ có cạnh khoảng 1.5 x 1.5 cm,
các vết thương này cách nhau 15 cm và sao cho miệng của cửa sổ cạnh nhau phải nằm
trên hai mặt song song nhau Lưu ý vết thương phải chạm vào phần gỗ bên trong của
thân cây sầu riêng
Trang 27Đối với Phytophthora sp và Fusarium sp ta cấy chuyền chuẩn bị sẵn sau đó cho
vào máy xay sinh tố xay ta dùng 8 ml nước cất vô trùng để xay 1 đĩa petri có chứa nấm
Phytophthora sp hoặc Fusarium sp
Đối với những nghiệm thức chủng mọt thì ta mở miệng của cửa sổ sau đó cho lần lượt 10 cá thể mọt
Nghiệm thức có chủng kết hợp giữa mọt và nấm dùng ống hút khoảng 5 ml dịch
của mỗi nấm cho vào bông thấm nước đã được hấp khử trùng và quấn đều xung quanh thân cây phía trên ô cửa sổ có mọt
Sau đó dùng giấy bạc quấn bên ngoài lớp bông thấm và dùng keo quấn chặt 2 đầu
để giữ ẩm, hạn chế sự xâm nhập của nước mưa vào bên trong đồng thời đảm bảo không cho những cá thể mọt thoát ra môi trường bên ngoài
Đối với những nghiệm thức chủng Phytophthora sp hoặc Fusarium sp hoặc cả 2
cũng làm tương tự
Riêng đối với thí nghiệm chủng mọt thấm bông với nước cất vô trùng và làm tương
tự các nghiệm thức còn lại
Chỉ tiêu theo dõi: mô tả triệu chứng vết bệnh, chiều dài vết bệnh (cm)
Thời gian theo dõi: 7, 14 ngày sau chủng
3.3.4 Nghiên cứu đặc tính sinh học của 2 loài Phytophthora sp và Fusarium sp 3.3.4.1 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Phytophthora sp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 7 LLL và với 8 nghiệm thức tương ứng với 7 mức nhiệt độ và 1 mức nhiệt độ phòng Các nghiệm thức được
mã hóa như sau:
Trang 28Sau thời gian từ 4- 8 giờ cấy khoanh nấm có đường kính 5 mm vào các đĩa môi trường và áp bề mặt nấm vào phần agar trong đĩa
Dùng thước kẻ 2 đường vuông góc ở mặt dưới đĩa petri
Đặt các đĩa petri này vào các điều kiện nhiệt độ nêu trên
Các chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (cm) ở các thời điểm
Thời gian theo dõi: 48 giờ, 96 giờ, 144 giờ, 192 giờ sau cấy
3.3.4.2 Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp đối với nấm Fusarium sp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 7 LLL và với 8 nghiệm thức tương ứng với 7 mức nhiệt độ và 1 mức nhiệt độ phòng Các nghiệm thức được
mã hóa như sau:
Đổ khoảng 10 ml môi trường PDA vào đĩa petri có đường kính 8 cm
Sau thời gian từ 4- 8 giờ cấy khoanh nấm có đường kính 5 mm vào các đĩa môi trường và áp bề mặt nấm vào phần agar trong đĩa
Dùng thước kẻ 2 đường vuông góc ở mặt dưới đĩa petri
Đặt các đĩa petri này vào các điều kiện nhiệt độ nêu trên
Các chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (cm) ở các thời điểm
Thời gian theo dõi: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ, 120 giờ sau cấy
3.3.4.3 Xác định khoảng pH thích hợp đối với Phytophtora sp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 7 LLL và với 7 nghiệm thức tương ứng với 7 mức pH Các nghiệm thức được mã hóa như sau:
NT 1: pH = 4,5
NT 2: pH = 5,0
Trang 29NT 4: pH = 6,0
NT 5: pH = 6,5
NT 6: pH = 7,0
NT 7: pH = 7,5
Đổ khoảng 10 ml môi trường PCA vào đĩa petri có đường kính 8 cm
Sau thời gian từ 4- 8 giờ cấy khoanh nấm có đường kính 5 mm vào các đĩa môi trường và áp bề mặt nấm vào phần agar trong đĩa
Dùng thước kẻ 2 đường vuông góc ở mặt dưới đĩa petri
Đặt các đĩa petri này vào các điều kiện nhiệt độ nêu trên
Các chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (cm) ở các thời điểm
Thời gian theo dõi: 48 giờ, 96 giờ, 144 giờ, 192 giờ sau cấy
3.3.4.4.Xác định khoảng pH thích hợp đối với Fusarium sp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 7 LLL và với 7 nghiệm thức tương ứng với 7 mức pH Các nghiệm thức được mã hóa như sau:
Đổ khoảng 10 ml môi trường PDA vào đĩa petri có đường kính 8 cm
Sau thời gian từ 4- 8 giờ cấy khoanh nấm có đường kính 5 mm vào các đĩa môi trường và áp bề mặt nấm vào phần agar trong đĩa
Dùng thước kẻ 2 đường vuông góc ở mặt dưới đĩa petri
Đặt các đĩa petri này vào các điều kiện nhiệt độ nêu trên
Các chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (cm) ở các thời điểm
Thời gian theo dõi: 48 giờ, 96 giờ, 144 giờ, 192 giờ sau cấy
3.3.4.5 Đánh giá khả năng phòng trừ nấm Fusarium sp của các loại thuốc hóa
học và sinh học trong phòng thí nghiệm
Trang 30Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 LLL và 7 nghiệm thức ứng với 6 loại thuốc và 1 nghiệm thức đối chứng không sử dụng thuốc.Các nghiệm thức được mã hóa như sau:
Bảng 3.1: Các thuốc hóa học và sinh học được sử dụng với liều lượng và nồng độ sau:
Tên thuốc Liều lượng Nồng độ Acti No Vate 1SP 0, 5 g / lít 500 ppm
Norshield 86, 2 WP 1,6 g / lít 1600 ppm Ridomil Gold 68 WP 5 g / lít 5000 ppm
Cho nước cất vô trùng vào efpendof sau đó cho thuốc vào và lắc đều đợi đến khi môi trường thấp hơn 60 0C cho thuốc vào môi trường, sau đó đổ ra các đĩa petri có đường kính 8cm
Sau thời gian từ 4- 8 giờ cấy khoanh nấm có đường kính 5 mm vào các đĩa môi trường và áp bề mặt nấm vào phần agar trong đĩa
Dùng thước kẻ vạch 2 đường vuông góc trên mặt đĩa
Các chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (cm) ở các thời điểm
Thời gian theo dõi: 48 giờ, 96 giờ, 144 giờ và 192 giờ sau cấy
3.3.5 Phương pháp thống kê số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được thống kê bằng phần mềm Excel sau đó được xử lý thống kê ANOVA 1.0 và trắc nghiệm LSD hoặc Ducan bằng phần mềm
Trang 31Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh chết nhánh sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang
Kết quả điều tra bệnh chết thân, cành sầu riêng tại huyện Cai Lậy được ghi nhận ở bảng 4.1 và 4.2
Bảng 4.1 Tình hình bệnh chết thân, cành sầu riêng
Địa bàn Diện tích các vườn điều tra (m2) Tỉ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%)
Kết quả bảng 4.1 cho thấy nếu xét trên địa bàn 2 xã thì xã Ngũ Hiệp có diện tích nhiễm bệnh cao hơn và tỉ lệ bệnh cũng cao hơn so với xã Tam Bình Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy ở Tam Bình lại có mức độ nhiễm bệnh lại cao hơn vì số lượng vườn điều tra còn hạn chế nên kết quả trên không thể phản ánh cụ thể tình hình của bệnh ở địa bàn điều tra
Trang 32Bảng 4.2 Thành phần côn trùng, nhện gây hại phổ biến ở các vườn điều tra
Tên côn trùng gây hại Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến ở các
vườn điều tra
Theo kết quả điều tra thành phần côn trùng gây hại phồ biến ở các vườn điều tra
ta nhận thấy 3 loài côn trùng gây hại phổ biến nhất ở vườn sầu riêng là xén tóc đục thân, cành, rầy phấn và mọt đục thân, cành Cũng theo kết quả ghi nhận được từ các vườn thì xén tóc đục thân, cành và rầy phấn thì có thể phòng trừ và thiệt hại kinh tế không quá lớn
Tuy nhiên, loài mọt hại thân cành rất khó nhận biết khi mới xuất hiện và cho đến bây giờ chưa tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả do cùng với sự xuất hiện của loài này còn có thể tìm được các tác nhân gây bệnh là nấm khác
Bên cạnh đó, triệu chứng của cây bị mọt đục thân cành tấn công lúc sáng sớm
có biểu hiện xì mũ nên nông dân dể dàng nhằm lẫn với bệnh xì mũ chảy nhựa do nấm
Phytophthora pamivora nên việc xác định biện pháp phòng trừ gặp nhiều khó khăn
4.2 Kết quả phân lập, giám định tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng
Từ 65 mẫu thu thập từ 13 vườn bệnh chúng tôi đã phân lập được 2 tác nhân gây bệnh
có đặc điểm của nấm Fusarium sp và Phytophthora sp dựa trên một số đặc điểm hình
thái như sau
Mẫu phân lập có đặc điểm của nấm Fusarium sp (Hình 4.1)
Hình thái tản nấm có biến động trên các môi trường khác nhau như PDA, PAC nhưng có đặc điểm là sợi nấm nấm màu trắng, có vách ngăn Bào tử trần có 2 dạng:
Trang 33bào tử lớn hình lưỡi liềm có một hoặc nhiều vách ngăn, bào tử nhỏ hình elip, hình trứng, hình cầu không có hoặc có 1 đến 2 vách ngăn.
Hình 4.1: Một số đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp
A – Khuẩn lạc Fusarium ở thời điểm 144 giờ
B - Bào tử hình elip có một vách ngăn và bào tử hình trứng không có vách ngăn
C – Khuẩn ty Fusarium sp
Mẫu phân lập có đặc điểm của nấm Phytophthora sp (Hình 4.2)
Hình thái tản nấm có biến động trên các môi trường khác nhau, nhưng có điểm chung là sợi nấm màu trắng, không có vách ngăn, sợi nấm phát triển sát môi trường, điểm giữa đĩa, nơi cấy, tơ nấm phát triển như bông gòn Có sự hình thành túi bào tử và bào tử noãn dạng tròn
Hình 4.2 : Một số đặc tính hình thái của nấm Phytophthora sp
A - Khuẩn lạc B - Túi bào tử
C - Noãn bào tử dạng tròn D - Sợi nấm
Tỷ lệ xuất hiện của nấm Fusarium sp và Phytophthora sp trên các mẩu phân
Trang 34Bảng 4.3 Tỷ lệ (%) các nấm phân lập từ mẫu bệnh
Ngũ Hiệp Tam Bình Ngũ Hiệp Tam Bình
Phytophthora sp 42 3 70 60,0
Phytophthora palmivora 32 3 53,3 60,0 Fusarium sp 25 2 41,7 40,0
Dựa vào số liệu bảng 4.3 thì nấm gây bệnh chết nhanh trên cây sầu riêng phân lập từ 65 mẫu thu thập ở thân và gốc sầu riêng ở địa bàn huyện Cai Lậy thì nấm
Phytophthora palmivora và Phytophthora sp hiện diện khá phổ biến
Tuy nhiên số lượng mẫu thu thập tương đối nhỏ so với diện tích gieo trồng sầu
riêng nên tính chính xác của kết quả điều tra không cao Đặc biệt là ở xã Tam Bình số lượng mẫu chỉ chiếm 5 trên 65 các mẫu điều tra khoảng 7,8 % số lượng mẫu điều tra
Bảng 4.4 Tỷ lệ (%) các nấm phân lập từ cá thề mọt đục thân, cành bị chết
Ngũ Hiệp Tam Bình Ngũ Hiệp Tam Bình
Phytophthora sp 19 1 31, 7 20,0
Phytophthora
Fusarium sp 46 3 76,6 60,0
Kết quả bảng 4.4 cho thấy nấm phát triển trên cơ thể mọt phổ biến nhất là
Fusarium sp tiếp đến là Phytophthora sp Tuy nhiên số mẫu thu thập còn hạn chế nên
không phản ánh đúng tỉ lệ xuất hiện của nấm gây của bệnh, đặc biệt là ở xã Tam Bình huyện Cai Lậy
Đặc điểm hình thái và sinh học của loài mọt đục thân, cành sầu riêng
Các đặc điểm này được trình bày ở hình 4.3 và các bảng 4.4, bảng 4.5
Trang 35
Hình 4.3: Một số đặc điểm hình thái của loài mọt đục thân, cành sầu riêng
A -Trứng B - Ấu trùng tuổi 1 C - Ấu trùng tuổi 2
F - Thành trùng E - Nhộng D - Ấu trùng tuổi 3 Quan sát đặc điểm hình thái và sinh học của mọt đục thân cành chúng tôi ghi nhận được một số đặc điểm ở bảng 4.5
Trang 36Bảng 4.5 Đặc điểm hình thái và sinh học của mọt đục thân cành sầu riêng
Giai đoạn quan sát Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng
Có hình trụ màu nâu đến nâu sậm ở con cái, màu đen ở con đực
Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ
Trên đầu có 2 râu ngắn, hình chùy, có 3 - 5 đốt Cặp mắt màu đen, miệng có 2 răng màu đen rất nhọn và bén
Trứng
Mới đẻ có hình bầu dục, màu trắng đục
Trứng được đẻ thành từng cụm 5 - 10 trứng trong đường đục ở lớp vỏ cây
Thời gian ủ trứng 5 - 7 ngày
Ấu trùng Không chân, màu trắng, có lông tơ bao phủ, hơi cong
Tuổi 1 Màu trắng trong, toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ và có 11 đốt,
đầu màu nâu đỏ, di chuyển chậm Tuổi 2 Màu trắng trong, di chuyển nhanh Tuổi 3 Màu trắng trong, di chuyển nhanh Nhộng Có màu trắng sữa, dạng trần, làm trong đường đục của thành
trùng
Trang 37Bảng 4.6 Kích thước trung bình ở các gian đoạn phát triển của loài mọt đục thân,
cành sầu riêng
(Ghi chú: Số lượng cá thể quan sát = 10)
Triệu chứng gây hại của mọt đục thân, cành sâu riêng
Triệu chứng gây hại của mọt đục thân, cành sâu riêng được thể hiện ở hình 4.4
và được chúng tôi ghi nhận trong quá trình điều tra như sau:
Thành trùng đục vào bên trong thân, cành cây, lỗ đục tròn, làm thành đường hầm thẳng trong gỗ và lớp vỏ ngoài của cây, đùn phân ra bên trong đường đục Quan sát bên ngoài ta thấy những lỗ đục li ti như mũi kim trên lớp vỏ ngoài của thân, buổi sáng có thể thấy thân cây chảy nhựa ở các lỗ đục li ti này Chúng gây hại rất nhanh và mang theo nấm cộng sinh nên gây thiệt hại kinh tế rất lớn do có thể làm chết cả cây trong thời gian ngắn Chúng thường phá hại mạnh nhất trong các tháng khô hạn
Hình 4.4: Triệu chứng gây hại của loài mọt đục thân, cành sầu riêng
A - Đường đục trong thân gỗ
B - Triệu chứng ở bên ngoài
Trang 38Từ những đặc điểm hình thái, sinh học nêu trên chúng tôi thu được kết quả loài mọt
đục thân cành sầu riêng là loài Xyleborus sp
4.3 Kiểm chứng tác nhân gây bệnh chết thân, cành sầu riêng
Kết quả ở bảng 4.6 vào thời điểm 7 NSXL các NT chủng Phy; Phy + Fu; Phy + Fu +
Xy đều thể hiện CSB và chiều dài vết bệnh khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so
với các NT còn lại Điều này có thể giải thích là do nấm Phytophthora sp có động bào
tử nên khi xâm nhập vào vết thương và hình thành triệu chứng bệnh nhanh hơn các NT còn lại
Tại thời điểm 14 NSXL các nghiệm thức Phy + Xy, Phy + Xy + Fu cho khác
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về CSB và chiều dài vết bệnh so với các nghiệm thức
còn lại điều này có thể do loài Xyleborus sp đã mang theo nấm trên đường đục của chúng làm cho các NT chủng Xyleborus có biểu hiện triệu chứng bệnh nặng hơn các
NT còn lại
Bên cạnh đó các NT chủng Fusarium sp tuy có CSB và chiều dài vết bệnh thấp
hơn so với các NT còn lại nhưng vẫn biểu hiện triệu chứng bệnh gần giống ngoài thực
nhất là ở NT chủng Phy + Fu + Xy biểu hiện triệu chứng gần như tương đồng với triệu chứng ngoài thức tế đồng thời trong cơ thể loài Xyleborus sp ta phân lập được đa số là
Fusarium sp
Tóm lại, bệnh chết thân, cành sầu riêng do tác nhân chính là do nấm
Phytophthora sp bên cạnh đó còn có nấm Fusarium sp Loài mọt Xyleborus sp là môi
giới truyền bệnh và làm cho cây có triệu chứng bệnh chết nhanh hơn do loài này phá hoại lớp vỏ cây làm nước và muối khoáng không dẫn truyền lên để nuôi các bộ phận phía trên được
Trang 39Hình 4.5 Triệu chứng bệnh ở các nghiệm thức chủng Koch ở thời điểm 14 NSXL
A – NT Phy + Fu B – NT Fu + Xy C – NT Phy
D – NT Fu E – NT Xy F – NT Phy + Fu + Xy
G – NT Phy + Xy