Bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng phức hợp do BT và cốt thép cùng cộng tác chịu lực. Bê tông là đá nhân tạo được chế tạo từ các vật liệu rời và chất kết dính. Đặt cốt thép vào vùng n
Trang 1PHẦN I : CÁC CẤU KIỆN CƠ BẢNChương I: KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Thực chất của BTCT:
1.1.1 Khái niệm chung:
Bêtông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bê tông và cốt thép cùng kết hợp chịu lực với nhau.Trong đó:
Bê tông (BT): Được chế tạo từ Xi măng + Cát + Đá răm (hoặc sỏi) Đặc điểm:
- Chịu nén tốt => Chức năng chủ yếu của BT trong kết cấu BTCT là chịu nén
- Chịu kéo kém.
Cốt thép (CT): Là một lượng thép được đặt hợp lý trong BT Đặc điểm:
- Chịu kéo rất tốt => Đặt vào vùng chịu kéo của cấu kiện
- Chịu nén rất tốt => Đặt trong các cấu kiện chịu nén (cột, thanh nén của dàn v.v ) và trong vùng nén của cấu kiện chịu uốn.
So sánh sự làm việc giữa hai dầm để nêu bật được tác dụng của việc đặt cốt théptrong dầm: Thí nghiệm trên hai dầm cùng kích thước, cùng chế tạo từ một loại BT
+ Có đặt cốt thép:
=> Lực kéo do cốt thép chịu, cốtthép cản trở sự phát triển của khe nứt.Đến khi P = P2 thì σb = Rb; σs= R
Trang 2
P2≈ 20P1
Nhận xét:
Nhờ có cốt thép mà khả năng làm việc của vật liệu được khai thác hết
(σ b= Rb; σ s= Rs) Từ đó khả năng chịu lực của dầm được tăng lên (P2 ≈ 20P1
).
1.1.2 Nguyên nhân để bê tông và cốt thép kết hợp làm việc tốt với nhau:
dính Lực dính có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với BTCT vì nhờ nó mà ứng lực có thể truyền từ BT sang CT và ngược lại Từ đó:
+ Cường độ của BT và CT được khai thác hết;+ Bề rộng khe nứt trong vùng kéo được hạn chế.
CT khỏi tác dụng ăn mòn của môi trường.
BT và cốt thép có hệ số giãn nở nhiệt gần bằng nhau (tb = 1,2x105/ độ;ts = (1 1,5)x105/ độ) Do đó khi t0 < 1000C => Trong cấu kiện xuất hiện ứng suất rất nhỏ, không phả hoại lực dính giữa BT và CT.
1.2 Phân loại:
1.2.1 Phân loại theo phương pháp thi công
BTCT toàn khối (BTCT đổ tại chỗ): Lắp đặt cốt thép; cốp pha và đổ BT tại vị trí thiết
kế của kết cấu.- Ưu điểm:
+ Độ cứng của kết cấu lớn; + Chịu lực động tốt.
- Nhược điểm:
+ Tốn ván khuôn, cây chống;
+ Thi công chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết.
BTCT lắp ghép: Phân kết cấu thành các cấu kiện để sản xuất tại nhà máy hoặc sân
bãi Sau đó vận chuyển đến công trường, dùng cần trục lắp ghép và nối các cấu kiệnthành kết cấu tại vị trí thiết kế.
- Ưu điểm:
+ Có khả năng công nhgiệp hoá cao;
+ Tăng năng suất lao động, rút ngắn được thới gian thi công; + Tiết kiệm ván khuôn, cây chống.
- Nhược diểm:
+ Độ cứng tổng thể của kết cấu kém;
+ Tốn kém trong công tác vận chuyển cẩu lắp; + Tốn kém vật tư liên kết.
BTCT nửa lắp ghép: Lắp ghép các cấu kiện được chế tạo chưa hoàn chỉnh Sau dó
đặt thêm cốt thép, ghép cốp pha và đổ BT phần còn lại và mối nối.- Ưu điểm:
Trang 3+ Độ cứng của kết cấu cao hơn so với kết cấu lắp ghép; + Giảm cốp pha cây chống.
- Nhược diểm:
+ Sản xuất, vận chuyển và lắp ghép phức tạp; + Tốn công xử lý mặt tiếp xúc giữa BT cũ và mới.
1.2.2 Phân loại theo trạng thái ứng suất khi chế tạo
BTCT thường: Khi chế tạo cấu kiện, ngoài nội ứng suất do co ngót và giãn nở nhiệt
trong cốt thép không có ứng suất.
Bê tông cốt thép ứng lực trước (BTCT ƯLT): Khi chế tạo, người ta căng cốt thép để
nén vùng kéo của cấu kiện(BT được ƯLT) nhằm khống chế sự xuất hiện và hạn chế bề rộng khe nứt.
1.3 Ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng
Trang 41.4.1 Giai đoạn phát minh mò mẫm
Lịch sử BTCT được bắt đầu vào cuối năm 1849 với sự kiện Lambot (Người Pháp)chế tạo một chiếc thuyền bằng lưới sắt được trát từ hai phía bằng vữa xi măng Sauđó một số nhà kỹ thuật đã sử dụng bê tông cốt sắt vào một số công trình nhỏ nhưchậu hoa, tấm lát, bể nước, sàn và cột.
Đặc điểm của giai đoạn này là đặt cốt sắt theo cảm tính vào giữa chiều cao tiết diện khu vực trục trung hoà.
-1.4.2 Giai đoạn nghiên cứu lý luận
- Sau 1880 ở Pháp, Đức bắt đầu nghiên cứu về cường độ BT, CT và lực dínhgiữa BT và CT Kỹ sư Koenen (Người Đức) là một trong những người đầu tiên kiếnnghị đặt cốt thép vào vùng BT chịu kéo và năm 1886 đã kiến nghị phương pháp tínhtoán cấu kiện BTCT
- Đầu thế kỷ 20, xây dựng được lý thuyết tính toán kết cấu BTCT theo ứng suấtcho phép:
1.4.3 Giai đoạn phát triển hiện tại
Ngày nay kết cấu BTCT đã chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành xây dựng cơ bản và đã đạt được những thành tựu lớn:
Trên thế giới
+ Vòm có nhịp L = 260m (Thuỵ Điển); + Mái nhà có nhịp L = 200m (Pháp); + Nhà 109 tầng, cao 442m (Mỹ); +Tháp Đôi cao 451,9m (Malaixia);
+ Tháp vô tuyến cao trên 500m (Liên Xô (cũ) và Canađa).v.v
Ở Việt Nam
+ Những công trình quy mô lớn như nhà máy thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình); nhà máy thuỷ điện YALY; ống khói nhà máy nhiệt diện Phả Lại cao200m đã được xây dựng và làm việc rất an toàn, hiệu quả;
+ Nhiều chung cư; nhà làm việc; khách sạn cao tầng đã được mọc lên ( khu đô thịmới Nam Long; Trung Hoà - Nhân Chính; Linh Đàm; Tháp Hà Nội v.v );
Trang 5+ BTCT ƯLT đã được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu và sàn không dầm (Cầu Phù Lỗ với nhịp 18m; cầu Thăng Long với nhịp 33m.v.v ).
BTCT đang là một loại vật liệu xây dựng chủ yếu của nước ta Bởi vậy nó cần được nghiên cứu từ lý thuyết cơ bản, lý thuyết tính toán thiết kế đến công nghệ thi công và cần được đầu tư kỹ thuật cho việc hiện đại hoá công tác chế tạo cấu kiện trong nhà máy cũng như thi công toàn khối tại hiện trường