Kế toán thuế xuất nhập khẩu

25 798 2
Kế toán thuế xuất nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán thuế xuất nhập khẩu

Mục lục 1 Lý luận chung về kế toán thuế xuất nhập khẩu 4 1.1 Tổng quan chung vế thuế xuất nhập khẩu .4 1.1.1 Bản chất và vai trò của thuế xuất nhập khẩu 4 1.1.2 1.1.2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế 7 1.1.3 Một số vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu .8 1.2 Kế toán thuế xuất nhập khẩu 10 1.2.1 Nhiệm vụ và nguyên tắc .10 1.2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu .10 1.2.3 Chứng từ hạch toán thuế xuất nhập khẩu 12 1.3.Ảnh hưởng của kế toán xuất nhập khẩu tới báo cáo tài chính 16 2 Nhận xét và kiến nghị 21 3 Tài liệu tham khảo 25 1 1 LỜI NÓI ĐẦU Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế và chính trị. Là thành viên của WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng, hợp lý hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng kinh doanh, dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, và thuế xuất nhập khẩu được coi như một công cụ để quản lý hoạt động này có hiệu quả. Nhà nước sử dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu như một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế , bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hơn nữa thuế xuất nhập khẩu còn góp phần tăng ngân sách nhà nước. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế mở, các khái niệm: cửa khẩu, biên giới quốc gia, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài,…cần được hiểu theo nghĩa rộng bởi xuất hiện các hình thức kinh tế như khu chế xuất, khu kinh tế mở,…được hình thành và hoạt động với quy chế đặc thù, được hưởng lợi các ưu đãi riêng. Nội dung chính của đề tài bao gồm: 1. Tổng quan chung về thuế xuất nhập khẩu 2. Kế toán thuế xuất nhập khẩu 3. Nhận xét và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Mai Anh đã đóng góp những ý kiến quý báu và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình làm đề 2 2 án. Tuy vậy, do năng lực có hạn nên có nhiều chỗ sai sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! 3 3 NỘI DUNG 1 Lý luận chung về kế toán thuế xuất nhập khẩu 1.1 Tổng quan chung vế thuế xuất nhập khẩu 1.1.1 Bản chất và vai trò của thuế xuất nhập khẩu 1.1.1.1 Bản chất của thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế xuất khẩuthuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩuthuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, thuế xuất khẩuthuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế xuất nhập khẩu được thu bởi các chính quyền địa phương, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra,tính thuế và thu thuế. Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia. Đây là công cụ quan trọng trong việc kiếm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Các quốc gia ngoài công cụ thuế quan, còn có thể sử dụng hàng rào phi thuế quan( như hạn ngạch nhập khẩu,tài trợọ xuất khẩu,thu chênh lệch giá nhập khẩu,dùng bảng giá tối thiểu để áp giá hàng nhập khẩu…) để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một khi đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì về nguyên tắc hàng rào phi thuế quan phải được thực hiện để loại bỏ. Trong tiến trình hội nhập, đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc ràng buộc về thuế nhập khẩu và phải xác lập lộ trình để thực hiện các cam kết đó. 4 4 Vậy thực chất thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kế cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan. 1.1.1.2 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách.Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩuxuất khẩu( thuế nhập khẩuthuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước phát triển, hay sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Mục đích của áp dụng thuế xuất nhập khẩu nhằm: • Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước. • Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hay bảo vệ môi trường sinh thái • Thúc đẩy sản xuất nội địa • Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước • Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu • Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước • Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế Do thuế xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nên nhà nước phải có chính sách phù hợp để quản lý đối với loại thuế này. Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có 5 5 ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của liên minh thuế quan có ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước liên minh, trong khi đó nó lại tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa các nước ngoài liên minh. Do đó, Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. 6 6 1.1.2 1.1.2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước • Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Một số hàng hóa sau đây không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới việt nam, hàng hóa vận chuyển theo quy định của chính phủ • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại • Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác • Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu Đối tượng nộp thuế: là tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu • Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu • Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hay nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Vệt Nam 7 7 • 1.1.3 Một số vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu 1.1.3.1 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là số đơn vị của một loại tiền tệ quốc gia này cần để có được một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Hay đó là giá mà đồng tiền trong nước được trả để mua một số lượng tiền tệ nào đó của nước khác. Trong trao đổi mậu dịch về hàng hóa, dịch vụ và cổ phiếu từ nước ngoài ,có sự khác biệt căn bản trong thanh toán; đó là thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế.Trong mậu dịch nội địa, chỉ dùng một loại tiền tệ, trong khi mậu dịch quốc tế lại dùng tới hai hay nhiều loại tiền tệ. Do vậy tỷ giá hối đoái và sự thay đổi của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái có tác dụng hai mặt: một mặt, nó có thể ảnh hưởng tích cực đến xuất nhập khẩu, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng xấu đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà nướcthiết phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho hợp lý để có thể vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất –kinh doanh ,tăng cường nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Để có thể điều tiết được tỷ giá hối đoái, ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Sự hình thành tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan , nhưng nhìn chung có ba yếu tố tác động đến tỷ giá là: Thứ nhất: cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động cua tỷ giá hối đoái.Cung cầu ngoại tệ lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế.Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn tới khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu 8 8 cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao Thứ hai: Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước, nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống Thứ ba: mức chênh lệch lạm phát, nước nào có mức độ chênh lệch lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với nước còn lại Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Dựa trên tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hóa của một nước theo tiền tệ của nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng tiền trong nước mất giá, sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của dịch vụ, hàng hóa của nước đó sẽ giảm đi trên thị trường nước ngoài.Trong khi đó giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên trên thị trường nội địa, vì thế một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu . Điều đó có nghĩa là tỷ giá hối đoái tăng thì thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu và ngược lại 1.1.3.2 Các yếu tố kinh tế-chính trị Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng, 9 9 nhiệm vụ của minh. Do vậy những biến động về chính sách kinh tế- chính trị ảnh hưởng không nhỏ tới thuế suất nhập khẩu. Nếu mặt hàng nào đó mà được khuyến khích xuất nhập khẩu thì sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn, ngược lại những mặt hàng nào mà không khuyến khích xuất nhập khẩu thì nhà nước sẽ áp một mức thuế suất rất cao. Mặt khác, sự ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật cũng là nhứng yếu tố tác động tới thuế suất nhập khẩu. 1.2 Kế toán thuế xuất nhập khẩu 1.2.1 Nhiệm vụ và nguyên tắc Doanh nghiệp kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp trên cơ sở các thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Việc khai đầy đủ, chính xác số thuế phải nộp cho nhà nước theo luật định là nghĩa vụ của nhà nước Thực hiện việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế cho nhà nước. Mọi thắc mắc, khiếu nại (nếu có) về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo luật hiện hành. Không được viện vào bất kỳ lý do nào để trì hoãn việc nộp thuế cho nhà nước Kế toán phải mở sổ theo dõi số thuế xuất nhập khẩu phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp. Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán 1.2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu Đối với hàng hóa áp dụng theo tỷ lệ phần trăm thì căn cứ tính thuế: • Thứ nhất: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ hải quan làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu • Thứ hai: trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa. Tỷ giá xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình 10 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan