trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội[19]; - Nguyễn Quốc Hùng 2014, Tội phạm trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ TÂM
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ TÂM
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 838.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn cuả mình
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 6
1.1 Khái niệm và các thông số tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 61.2 Khái niệm, phân loại, nguyên nhân, phương pháp xác định tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 131.3 Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 25
Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 30
2.1 Thực trạng phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 302.2 Thực trạng phần ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 54
Chương 3 DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 57
3.1 Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 573.2 Giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 59
KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.từ năm 2013 đến năm 2017
31
Bảng 2.2 Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội phạm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam so với tình hình tội phạm cả nước từ năm 2013 đến năm 2017
32
Bảng 2.3 Cơ số tội phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
33
Bảng 2.4 Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam
33
Bảng 2.5 Mức độ tội danh xảy ra của tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017 so với số tội danh của Bộ luật Hình sự
34
Bảng 2.6 Tỉ lệ giữa số bị cáo và số vụ phạm tội đã xét xử từ năm
2013 đến năm 2017
35
Bảng 2.7 Mức độ nhóm tội xâm phạm sở hữu của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
36
Bảng 2.8 Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
37
Bảng 2.9 Mức độ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.11 Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của
công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
40
Trang 7Bảng 2.12 Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
40
Bảng 2.13 Nhóm tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2013 đến năm 2017
41
Bảng 2.14 Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành
chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm
2017
41
Bảng 2.15 Mức độ nhóm tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2013 đến năm 2017
42
Bảng 2.16 Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
42
Bảng 2.17 Mức độ tội danh xảy ra nhiều nhất của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.21 Cơ cấu theo địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
48
Bảng 2.22 Cơ cấu theo loại hình phạt áp dụng của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
49
Bảng 2.23 Cơ cấu theo độ tuổi của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
50
Bảng 2.24 Tỉ lệ vụ án khởi tố và vụ án xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2013 đến năm 2017
55
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là tỉnh duyên hải Trung Trung bộ, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của cả nước và là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế năng động của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Diện tích tự nhiên 10.407,47km2 Địa hình
đa dạng phân thành 03 vùng rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi; được phân bố
thấp dần từ Tây sang Đông và một phần diện tích đảo Dân số khoảng 1,5 triệu
người, với 27 dân tộc sinh sống Tỉnh có 142 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào và 125 km bờ biển; có trục Quốc lộ 1A, 07 tuyến Quốc lộ khác và tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận; có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai và nhiều tuyến sông phục vụ hoạt động vận tải Toàn tỉnh có 18 huyện, thị xã, thành phố; trên 4.200 doanh nghiệp các loại (trong đó, có 2.500 doanh nghiệp trong 35 Cụm công nghiệp
và 08 Khu công nghiệp đang hoạt động)
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam có bước phát triển vượt bậc trở thành tỉnh khá trong khu vực duyên hải miền Trung Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Công tác đối ngoại được đẩy mạnh Môi trường đầu tư được cải thiện; thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; mỗi năm thu hút trên 03 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú (trong đó, có gần 02 triệu lượt khách nước ngoài)
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường đã
và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự của tỉnh Mặc dù chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đã rất quan tâm tới công tác phòng, chống tội phạm, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn
xã hội được kiểm soát; tội phạm sử dụng vũ khí nóng gây án không xảy ra, không
để hình thành các đường dây tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”
trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, một số loại tội phạm vẫn chưa thực sự được kiềm chế hiệu quả như: Trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và xuất hiện một số loại tội phạm mới: Tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm mua bán người, Tội phạm
về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện ma túy có chiều
Trang 9hướng gia tăng qua từng năm Hoạt động khai thác, vận chuyển lâm khoáng sản trái phép xảy ra ở nhiều địa phương; các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường còn phổ biến Tai nạn giao thông, cháy, nổ vẫn còn xảy ra ở mức cao, gây thiệt hại lớn về người và tài sản Vì vậy, cần phải nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm có hiệu quả trên cơ sở khoa học
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sỹ Luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
* Tình hình nghiên cứu đề tài về lý luận
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa học sau đây đã được tham khảo:
- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, năm 2012 [35];
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS Võ Khánh Vinh, trường Đại học
- “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện
Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, năm 2000 [45];
- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS.TS
Phạm Văn Tỉnh, Nxb Công an nhân dân, năm 2007 [30];
- Giáo trình “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của
Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an
ấn hành năm 2013
* Tình hình nghiên cứu đề tài về thực tiễn
Về tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn, các công trình khoa học sau đây đã được tham khảo
- Nguyễn Văn Nhật (2013), Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
Trang 10trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội[19];
- Nguyễn Quốc Hùng (2014), Tội phạm trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học
viện Khoa học xã hội[15];
- Phan Văn Dũng (2015), Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện
Khoa học xã hội[12];
- Nguyễn Thị Mỹ Lệ (2015), Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội[16];
- Trần Nhất Chi (2013), Các tội phạm xâm phạm sở hữu do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội [8];
Các công trình, đề tài nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như tình hình, nguyên nhân, điều kiện và những giải pháp để phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017, luận văn đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm
Hai là, phân tích thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2013 đến năm 2017 qua các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố
Trang 11tụng cấp tỉnh, đặc biệt là của Tòa án nhân dân và các bản án hình sự sơ thẩm xét xử các tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Ba là, dự báo tình hình tội phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương pháp lựa chọn điển hình và một số phương pháp khác
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu hệ thống lý luận về tình hình tội phạm, sử dụng lý luận
đó để khảo sát thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về tình hình tội phạm, về sự áp dụng lý luận này vào nghiên cứu thực tế, làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu sau này
Trang 126.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cũng như có giá trị tham khảo cho các địa bàn tương tự khác
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Lý luận về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Chương 2 Thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ
năm 2013 đến năm 2017
Chương 3 Dự báo và giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới
Trang 13Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1 Khái niệm và các thông số tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.1.1 Khái niệm tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Khái niệm “tình hình tội phạm” (hay tình trạng tội phạm) là khái niệm cơ bản đầu tiên của khoa học tội phạm học Đó là một thuật ngữ khoa học nhưng đồng thời cũng là một thuật ngữ thường được dùng trong ngôn ngữ thông dụng, ngôn ngữ đời thường Đối với các ngành khoa học pháp lý như hình sự, tố tụng hình sự, điều tra hình sự, khái niệm “tội phạm” là khái niệm cơ bản, cơ sở Các khoa học đó nghiên cứu sự kiện, hành vi phạm tội đơn nhất đã thực hiện, đánh giá chúng theo những tiêu chuẩn pháp lý hình sự Tương tự, trong khoa học tội phạm, tình hình tội phạm
là khái niệm cơ bản, cơ sở đầu tiên [45, tr 56] Đấu tranh với tội phạm dưới góc độ Tội phạm học không phải chỉ dựa trên quan điểm xem tội phạm là những hành vi riêng lẻ - đơn nhất, mà phải nhìn nhận tội phạm trong tổng thể của nó, trong mối
quan hệ của nó với “toàn bộ xã hội”, tức là với tư cách là một chỉnh thể của một
hiện tượng xã hội tiêu cực, phát sinh và phát triển do những nguyên nhân và điều
kiện xã hội nhất định, vận động theo những quy luật riêng và sẽ bị “tiêu vong”
thông qua sự biến đổi của xã hội [47, tr 57]
Nói cách khác, Tội phạm học không tìm ra đâu là hành vi được quy định là tội phạm, các chế tài áp dụng mà tội phạm học thực chất là tìm ra bản chất của nó là gì; có quan hệ như thế nào với các quá trình, hiện tượng xã hội khác; nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm; biện pháp để ngăn chặn tội phạm, kiềm chế, hạn chế tội phạm phát sinh Đây là hướng tiếp cận khoa học, biện chứng Một mặt đi tìm và giải quyết các nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm trong lòng xã hội, thu hẹp, hạn chế, loại
bỏ những nguyên nhân điều kiện làm phát sinh mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực làm cho xã hội phát triển ổn định, bền vững Mặt khác tìm cách kiềm chế, hạn chế không để tội phạm xảy ra và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, nguy hiểm của tội phạm, giúp cho mọi cá nhân, tổ chức không trở thành người phạm tội tiềm tàng hay nạn
Trang 14nhân tiềm tàng của tội phạm.Và trong chừng mực đó thì đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học chính là tình hình tội phạm
Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm tình hình tội phạm: Giáo sư Nguyễn Khánh Vinh quan điểm: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [47, tr 61]
Tác giả Dương Tuyết Miên trong cuốn “Tội phạm học đại cương” cho rằng:
“Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong khoảng thời gian nhất định” [18, tr 171]
Theo quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh thì “Tình hình tội phạm là một hiện tượng tâm, sinh lý xã hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự,
có tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm có cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian cụ thể nhất định) [29, tr 107]
Có thể thấy rằng, các quan điểm trên đều phản ánh đầy đủ bản chất của tình hình tội phạm Tuy nhiên, tác giả đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh bời vì quan điểm này một mặt vừa nêu lên được bản chất của hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội đang diễn ra trong xã hội, mặt khác bao hàm được nội dung phản ánh của hiện tượng tội phạm là một tổng thể hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cấu thành tổng thể đó, mối liên hệ của các yếu tố trong tổng thể, mối liên hệ của tổng thể đó với bên ngoài là các quá trình, hiện tượng xã hội khác
Từ những phân tích trên, có thể khái quát: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý hình sự tiêu cực mang tính lịch sử và tính giai cấp, thể hiện động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm cụ thể trong một khoảng thời gian và một phạm vi không gian nhất định
Như đã phân tích ở trên, tình hình tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nguy hiểm lớn nhất cho xã hội Nó là hiện tượng tiêu cực lớn nhất bởi lẽ nó gây ra thiệt hại cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các giá trị vật chất và tinh thần
Trang 15mà xã hội đã có được Hậu quả - những tác hại về mọi mặt do tình hình tội phạm gây
ra là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được của khái niệm tình hình tội phạm Tức là nó được coi như là một mặt tất yếu của hiện tượng đó, chứ không phải là một sự kiện riêng biệt và cũng không chỉ đơn thuần là tổng cộng các thiệt hại do từng tội phạm cụ thể gây ra Đồng thời, cần phải nhân thức được rằng, tình hình tội phạm không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên, là tổng số toán học các tội phạm thực hiện trong
xã hội, mà là một tổng thể thống nhất biện chứng, là hệ thống các tội phạm cụ thể cấu thành niên hiện tượng đó và của các các dấu hiệu, đặc tính của hiện tượng Do đó, nếu của sự thay đổi của dấu hiệu, đặc điểm nào đó thì tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của các dấu hiệu, đặc điểm khác và của hiện tượng nói chung Không thể nói tình hình tội phạm chung chung mà phải nói tình hình tội phạm trong một địa bàn và ở một khoảng thời gian nhất định Điều đó thể hiện dấu hiệu về khoảng không gian và về thời gian của tình hình tội phạm.Tình hình tội phạm với tính cách là một hiện tượng xã hội tồn tại trong một xã hội nhất định và ở một thời gian nhất định [29, tr 110]
Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tổng thể tình hình tội phạm
là một quan hệ giữa cái chung và cái riêng, trong đó tình hình tội phạm ở Quảng Nam vừa phù hợp, thống nhất với những lý luận về tình hình tội phạm nói chung nhưng cũng có những đặc điểm, thông số riêng mang đặc trưng của một địa bàn cụ thể
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là một hiện tượng xã hội pháp lý hình sự tiêu cực, phản ánh toàn bộ thực trạng (mức độ), động thái (diễn biến), cơ cấu và tính chất tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.2 Các thông số của tình hình tội phạm hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.1.2.1 Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm
Có thể hiểu thực trạng tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm đó trên địa bàn Quảng Nam trong một khoảng thời gian nhất định Khi xác định số lượng các tội phạm đã được thực hiện cần phải tính tổng cộng các số lượng sau: (1) số lượng các tội phạm và những người bị Tòa án xét xử và tuyên bản án buộc tội; (2) số lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh được sự tham gia của bị can trong các tội phạm
đã thực hiện; (3) các số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện (các tội
Trang 16phạm tiềm ẩn); (4) hệ số của tình hình tội phạm; (5) mức độ của tình hình tội phạm tái phạm Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc xác định và đưa số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện vào số lượng chung về tình hình tội phạm là công việc rất khó khăn, bởi vì các tội phạm đó không được đăng ký ở thống kê hình sự Chính vì lẽ đó, thực trạng (mức độ) của THTP thường được khảo sát trên các phương diện như mức độ tổng quan, mức độ nhóm [19, tr 14]
- Mức độ tổng quan: được xác định bằng tổng số vụ án và tổng số bị cáo đã
được đưa ra xét xử trong một địa bàn (đơn vị hành chính lãnh thổ) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính trong một năm) Mức độ tổng quan được thể hiện qua chỉ số tội phạm và cơ số hành vi phạm tội [29, tr 27]
Chỉ số tội phạm được tính bằng tổng số vụ phạm tội trên 10.000 dân trong một năm Cơ số hành vi phạm tội được tính bằng số hành vi phạm tội (số bị cáo) trên 10.000 dân trong một năm Căn cứ vào các chỉ số, bằng thực tiễn nghiên cứu người ta phân chia thành các mức độ nào là bình thường, mức độ nào là nguy hiểm, đáng báo động Bằng cách đối chiếu với chỉ số của THTP mà ta nghiên cứu với các mức độ
để đánh giá tính chất của THTP tại một đơn vị lãnh thổ, so sánh với chỉ số này của các đơn vị lãnh thổ có điều kiện xã hội tương đương để đánh giá THTP tại nơi nào nghiêm trọng hơn [29, tr 28]
Để đánh giá mức độ tổng quan tình hình hình tội phạm trên địa bàn Quảng Nam một cách chính xác, người ta chia thành mức độ tổng quan tuyệt đối và mức
độ tổng quan tương đối Trong đó, mức độ tổng quan tuyệt đối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho biết toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đây là số liệu thống kê hình sự cơ bản hàng năm để phục vụ cho việc nghiên cứu các thông số khác của tình hình tội phạm như diễn biến, cơ cấu và tính chất Mức độ tổng quan tương đối, tức là so sánh ở dạng % (Kết quả này là tỷ lệ tình hình tội phạm (tính theo %) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
- Mức độ nhóm: là tổng số vụ phạm tội của một nhóm tội phạm nào đó trong
tổng số vụ án đã xảy ra Mức độ tội phạm cụ thể là tổng số vụ phạm tội của một tội phạm cụ thể nào đó trong tổng số vụ án đã xảy ra
Trang 171.1.2.2 Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm
Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là
sự phản ánh xu hướng tăng, giảm, ổn định tương đối của THTP nói chung (hoặc một nhóm tội phạm hoặc một tội phạm) ở địa bàn tỉnh Quảng Nam trong một khoảng thời gian nhất định (một năm, ba năm, năm năm, mười năm )
Để khảo sát được diễn biến của THTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong một chu kỳ nhất định (giả sử 05 năm), người ta chọn năm thứ nhất của chu kỳ là năm gốc, số liệu về tổng số vụ phạm tội và người phạm tội trong năm đó được tính
là 100% Sau đó ta lấy số liệu về tổng số vụ phạm tội và người phạm tội của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu của năm gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của các năm tiếp theo (tính theo tỷ lệ %) Qua đó, ta thấy được xu hướng tăng, giảm hay
ổn định tương đối của một chu kỳ mà còn giúp cho việc dự đoán có cơ sở về xu hướng vận động của THTP trong những năm tiếp theo giúp cho việc thiết kế, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sát với thực tế [20, tr 15]
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cần lưu ý, diễn biến của THTP nói chung và diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị tác động, làm thay đổi bởi hai loại yếu tố:
Một là, các yếu tố xã hội (thuộc về nguyên nhân điều kiện): sự tăng trưởng hay
suy thoái của nền kinh tế, vấn đề nhập cư ồ ạt, gia tăng dân số nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mất đất sản xuất, suy thoái của đạo đức, mất
ổn định xã hội Đây còn là điều để minh chứng THTP chịu sự tác động sâu sắc của các quá trình xã hội, hiện tượng xã hội khác Sự thay đổi của các yếu tố xã hội sẽ tác động lên diễn biến của nhóm tội, tội phạm cụ thể Điều này rất có ý nghĩa khi tìm nguyên nhân điều kiện của nhóm tội, tội phạm cụ thể ở một địa bàn nào đó tăng lên một cách đột ngột Phải xác định được đâu là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu nhất để áp dụng biện pháp phòng ngừa
Hai là, các yếu tố về mặt pháp lý: sự thay đổi về mặt pháp lý, đặc biệt là sự
thay đổi về pháp luật hình sự, đó là việc tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, hình sự hóa, phi hình sự hóa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến “đồ thị” diễn biến của THTP
Nghiên cứu sự tác động của hai yếu tố này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá được hiệu quả của sự thay đổi chính sách hình sự, đồng thời làm rõ được nguyên
Trang 18nhân điều kiện của sự tác động đến sự thay đổi của diễn biến THTP từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hinhg tội phạm trên địa bàn
1.1.2.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong một khoảng thời gian nhất định [19, tr 18]
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà ta phân chia thành các cơ cấu THTP khác nhau, thông thường xét trên những cơ cấu sau:
Cơ cấu của THTP theo tên chương của các tội phạm cụ thể của BLHS: Cơ
cấu này được tính theo tỷ trọng giữa các tội của từng chương (được quy định trong BLHS) đã xảy ra với tổng số các tội phạm đã xảy ra Nghĩa là nếu coi tổng số các tội phạm đã xảy ra trong một thời gian nhất định trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 100%, ta phải xác định các tội phạm của mỗi chương đã xảy ra chiếm bao nhiêu % trong tổng số đó [47, tr 146]
Cơ cấu của THTP theo tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự:
Loại cơ cấu này thường được áp dụng khi nghiên cứu về một nhóm tội nào đó, được tính bằng tỷ trọng giữa tội danh cụ thể đã xảy ra với tổng số tội phạm đã xảy ra của một nhóm tội trên địa bản Quảng Nam trong một thời gian nhất định Qua việc xác định theo cơ cấu từng tội danh cụ thể để biết được tỷ trọng từng tội trong nhóm tội
và làm rõ tội nào là nổi cộm nhất để tập trung tìm ra nguyên nhân điều kiện định hướng phòng ngừa [47, tr 154]
Cơ cấu của THTP theo hình thức phạm tội: Tội phạm có thể được thực hiện
dưới hình thức đơn lẻ, đồng phạm hay tội phạm có tổ chức Loại cơ cấu này nhằm xác định tỷ lệ phần trăm của từng hình thức phạm tội đó chiếm bao nhiêu trong tổng
số tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đây là một loại cơ cấu có ý nghĩa trong việc xác định tính chất của THTP, đặc biệt với chỉ số phần trăm của tội phạm có tổ chức [45, tr 126]
Cơ cấu của THTP theo địa bàn phạm tội: Loại cơ cấu này áp dụng rất phổ
biến trong nghiên cứu THTP Chính là việc xác định tỉ lệ tội phạm đã xảy ra theo địa bàn hành chính (huyện, xã) đã xảy ra so với tổng số tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Từ đó thấy được cơ cấu tội phạm theo địa giới hành chính Việc xác
Trang 19định cơ cấu này có nhiều ý nghĩa trong việc xác định nguyên nhân điều kiện gắn với địa bàn cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với từng địa bàn
Cơ cấu của THTP theo đặc điểm về nhân thân của người phạm tội: Đây là
một tập hợp của nhiều cơ cấu bởi vì mỗi đặc điểm nhân thân lại được đặc trưng bởi một cơ cấu (ví dụ cơ cấu tội phạm theo độ tuổi, theo giới tính ), tùy vào mục đích nghiên cứu người ta phân chia nhân thân của người phạm tội theo các đặc điểm có ý nghĩa đối với nghiên cứu tội phạm học Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân có ý nghĩa
to lớn đối với tội phạm học hiện đại, là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa
xã hội, kiểm soát xã hội có hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm [45, tr 128]
Cơ cấu của THTP theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội: Hình
phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung Hình phạt chính gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình Hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính [47, tr 157]
Loại cơ cấu này xác định tỷ lệ áp dụng của từng loại hình phạt trong tổng số tội phạm đã xảy ra Thường người ta chỉ đề cập đến cơ cấu hình phạt chính, tùy mục đích nghiên cứu có thể xác định cơ cấu của hình phạt bổ sung
Ngoài những loại cơ cấu trên, THTP trên địa bàn Quảng Nam còn có thể được nghiên cứu theo các dạng cơ cấu, như: Cơ cấu của THTP theo hình thức lỗi;
cơ cấu của THTP theo động cơ phạm tội; cơ cấu của THTP theo đặc điểm công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian phạm tội; cơ cấu của THTP theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội
Như vậy, cơ cấu là cấu trúc bên trong của “hệ thống” THTP, chúng ta không chỉ nghiên cứu về mức độ của các cơ cấu mà còn phải xem xét đến diễn biến của các cơ cấu, tìm ra chiều hướng vận động của nó để nhận thức đầy đủ, đánh giá đúng tính chất của THTP
1.1.2.4 Tính chất của tình hình tội phạm
Tính chất của THTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, trong cơ cấu của THTP cũng như các đặc
Trang 20điểm nhân thân những người thực hiện tội phạm Tính chất của THTP được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu của nó Tính chất của tình hình tội phạm có thể được thể hiện qua một số nội dung cụ thể, như:
Thứ nhất, tính chất của THTP là đặc điểm về chất thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã
hội và xu thế tăng lên Ví dụ: Tội phạm về hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em có xu hướng ngày càng tăng, thủ đoạn của các đối tượng cũng trở nên manh động, đê hèn hơn nên tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm hơn [47, tr 126]
Thứ hai, tổng số tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cao so với mức có
thể chấp nhận, chiều hướng tăng lên Ví dụ: Tội phạm giết người xảy ra liên tục, tăng cả về
số vụ và số người thực hiện hành vi phạm tội, có xu hướng ngày càng tăng So với tổng số tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội trong THTP là cao nhưng có thể chấp nhận được do kinh kế - xã hội phát triển [45, tr 134]
Thứ ba, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao trong
tổng số tội phạm và ngày càng tăng lên Ví dụ: Tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản với số lượng tài sản lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tội phạm xảy ra
và ngày càng tăng [45, tr 142]
Thứ tư, hậu quả thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần, sự bất ổn của xã hội và xu
thế tăng Ví dụ: Tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ đối với các vụ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về tài sản, tính mạng của nhiều người gây bất ổn trong xã hội và
có xu hướng ngày càng tăng [45, tr146]
Thứ năm, số lượng tăng lên của những người có đặc điểm nhân thân nhất định là
người phạm tội như: người chưa thành niên, người có chức vụ, người có trình độ cao cũng phản ánh tính chất nguy hiểm của THTP Ngoài ra tính chất nguy hiểm của cách thức phạm tội, công cụ phạm tội cũng phản ánh tính chất của THTP [45, tr 151]
Như vậy, muốn đánh giá đặc điểm về chất phải thông qua đặc điểm về lượng
và qua thao tác phân tích số lượng đó Tóm lại, muốn đánh giá được tính chất của THTP phải qua số liệu và qua phân tích thực trạng, diễn biến, cơ cấu
1.2 Khái niệm, phân loại, nguyên nhân, phương pháp xác định tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.1 Khái niệm tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trên địa
Trang 21bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng không thể không đề cập đến vấn đề tội phạm ẩn (hay phần ẩn của tội phạm) Bởi vì, tình hình tội phạm luôn là một thể thống nhất, được tạo thành bởi hai thành phần, đó là phần ẩn và phần hiện của tội phạm Vì vậy, để nhận thức về tình hình tội phạm thì vấn đề tội phạm ẩn không thể không được xem xét [17, tr 28]
Là một bộ phận cấu thành của tình hình tội phạm, tội phạm ẩn hay THTP ẩn nói chung và tội phạm ẩn trên địa bàn Quảng Nam là tất yếu, khách quan Con người chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng ở mức độ tương đối, không bao giờ là nhận thức được tất cả, luôn có phần chưa nhận thức được, nhận thức về THTP cũng như vậy Tội phạm ẩn hay phần ẩn của tội phạm là một khái niệm chỉ trạng thái Điều quan trọng đặt ra ở đây là trường hợp nào thì một tội phạm đã xảy ra trên thực tế gọi
là ẩn? Nói cách khác, trạng thái ẩn hay hiện của tội phạm là nói trong mối quan hệ với chủ thể nào? Điển hình như khi một vụ án hiếp dâm xảy ra, nhưng do xấu hổ nạn nhân không dám tổ giác với cơ quan chức năng Trong trường hợp này, nếu xét trên lăng kính của người bị hại, thì đây là phần hiện của tội phạm, bởi vì người bị hại đã biết rõ về tội phạm này Tuy nhiên, với các cơ quan chức năng thì tội phạm này vẫn là tội phạm ẩn, vì chưa có ai báo tin cho các cơ quan này, vì thế tội phạm chưa bị xử lý, và đương nhiên cũng không thể có trong hồ sơ thống kê [17, tr28]
Hiện nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về khái niệm tội phạm
ẩn Có ý kiến cho rằng: “Là một trong hai phần của THTP, tội phạm ẩn (hay phần
ẩn của THTP) được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực
tế, nhưng không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm” [29, tr 163] Lại có ý kiến cho rằng: “Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức), do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự chính thức” [19, tr 18]
Theo các quan điểm này, số liệu thống kê về tội phạm là cơ sở thực tế, chất liệu để nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng Trên cơ sở thực tế của số liệu thống kê để phân tích về THTP, tìm ra nguyên nhân điều kiện và thiết kế áp dụng biện pháp phòng ngừa Số liệu thống kê càng
Trang 22sát với thực tế bao nhiêu việc nghiên cứu giải quyết THTP càng chính xác, mang lại hiệu quả bấy nhiêu Một hệ thống số liệu thống kê khoa học, sát thực tế là điều kiện tiên quyết cho việc nghiên cứu và giải quyết THTP Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà quá trình thống kê sai sót, số liệu thống kê không phản ảnh đúng tình hình thực tiễn thì tỉ lệ tội phạm
ẩn cũng có thể tăng lên hoặc giảm đi
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là tổng thể các tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhưng chưa được phát hiện, xử lý hình sự và chưa có trong thống kê của cơ quan chức năng
Như đã phân tích ở trên, tội phạm ẩn là một tất yếu, nhưng sự tất yếu này phải ở mức độ cho phép nếu không sẽ dẫn đến việc nhận thức về THTP bị sai lệch Nếu tỷ lệ tội phạm ẩn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm đã xảy ra, “bức tranh” về THTP được phản ánh qua tội phạm rõ là không trung thực, sai lệch về bản chất Từ đó, chúng ta đưa ra được những dự báo chính xác cũng như đặt ra các giải pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng
1.2.2 Phân loại tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.2.1 Tội phạm ẩn khách quan
Tội phạm ẩn khách quan là một thuật ngữ chỉ khái niệm có nội dung bao hàm tất cả những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, song do các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không có thông tin về những tội phạm này [45, tr 156]
Theo quy định của pháp luật hệ thống các cơ quan có quyền khới tố vụ án bao gồm: Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan điều tra các cấp, viện kiểm sát nhân dân các cấp, tòa án nhân dân các cấp các cơ quan này gọi là cơ quan chuyên trách Nguyên nhân dẫn đến các cơ quan chuyên trách không có thông tin về tội phạm gồm nhiều yếu tố khác nhau Tóm lại ở các phương diện sau: Từ chính sự kiện phạm tội, từ chủ thể thực hiện hành vi phạm tội,
từ người bị hành vi tội phạm xâm hại, từ người biết về sự việc phạm tội Vì không
có ai tố giác, cũng không có tin báo và bản thân các chủ thể có trách nhiệm phát hiện tội phạm cũng không nhận thức được dấu hiệu của tội phạm, mặc dù trong thực
tế, chúng đã thực hiện, thậm chí thực hiện nhiều lần lien tục, cho nên loại tội phạm
Trang 23này không chịu bất kỳ một sự tác động nào từ phía Nhà nước và đương nhiên, nó không thể có trong hồ sơ thống kê tội phạm
Như vậy, tội phạm ẩn khách quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là tổng thể các tội phạm đã xảy ra trên thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhưng các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án chưa có thông tin về các tội phạm này
vi pham tội đó, rõ ràng không phải là tội phạm ẩn khách quan mà là tội phạm ẩn chủ quan Nói cách khác, lý do ẩn của tội phạm nằm ngay trong phạm vi trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm [47,tr 172]
Với cách nhìn nhận như vậy, có thể hiểu: Tội phạm ẩn chủ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là toàn bộ các tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mà thông tin về tội phạm đã được các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án nắm được, song vì các lý do khác nhau, các tội phạm đó không bị phát hiện, xử lý
1.2.2.3 Tội phạm ẩn thống kê
Hiện nay, tội phạm ẩn thống kê là một khái niệm còn có nhiều ý kiến trái chiều Có người thừa nhận tội phạm ẩn thống kê là một loại tội phạm ẩn Cũng có người không thừa nhận tội phạm ẩn thống kê là một loại tội phạm ẩn Theo quan điểm giả việc nghiên cứu THTP của một địa bàn cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định để thiết kế các biện pháp phòng ngừa phải dựa trên hệ thống số liệu thống kê đầy đủ, chính xác Sự không ghi nhận đầy đủ về số người phạm tội, số vụ phạm tội nghĩa là số liệu được tạo ra chưa hoàn toàn chính xác đầy đủ Vậy phải coi tội phạm không được ghi nhận đó là tội phạm ẩn
Trang 24Có thể hiểu, tội phạm ẩn thống kê nói chung và tội phạm ẩn thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã được phát hiện, xử lý nhưng vì lý do nào đó (không phải do sai số thống kê) mà việc thống kê không đếm hết được số người phạm tội hay số vụ phạm tội dẫn đến số liệu thống kê không chính xác của THTP Từ đó các cơ quan khi dựa vào số liệu thống kê để nghiên cứu, thiết kế các biện pháp phòng ngừa chưa đảm bảo độ tin cậy cao [45, tr 156]
Như vậy, lý do tồn tại tội phạm ẩn thống kê nằm trong phạm vi công tác thống kê tội phạm, song không phải do lỗi của chủ thể tiến hành thống kê, không phải do các phương tiện được áp dụng trong quá trình thống kê lạc hậu hay hiện đại,
mà nằm ở những quy định có tính chất pháp lý đối với công tác thống kê tội phạm Nói cách khác, tội phạm ẩn thống kê có tồn tại hay không phụ thuộc vào khả năng của công tác thống kê ở mỗi nước, có đếm được hết và ghi chép được hết số tội phạm và người phạm tội đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý hay không Điều đó
có nghĩa là, tội phạm ẩn thống kê có thể tồn tại ở một quốc gia này hay một quốc gia khác, ở giai đoạn này hay một giai đoạn khác (trong cùng một nước) còn số liệu thống kê thù luôn có khả năng đúng
1.2.3 Nguyên nhân tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.3.1 Nguyên nhân tội phạm ẩn khách quan
Nguyên nhân ẩn của loại tội phạm ẩn khách quan nói chung và tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam rất đa dạng Tuy nhiên, trên cơ sở của của tình hình kinh tế, pháp luật, xã hội cũng như căn cứ vào những nghiên cứu thực tế, phần hiện của tình hình tội phạm cho thấy cần phải tìm kiếm và xem xét lý do ẩn của tội phạm
ẩn khách quan từ các góc độ: (1) Lý do ẩn bắt nguồn từ chủ thể của hành vi phạm tội; (2) Lý do ẩn xuất phát từ phía người bị hại của hành vi phạm tội; (3) Lý do ẩn xuất phát từ những người khác có biết về tội phạm hoặc có liên quan (nhân chứng, người có quyền lợi, nguyên đơn dân sự)
- Tội phạm ẩn khách quan có lý do từ phía chủ thể của hành vi phạm tội
Về mặt tâm lý, những người phạm tội nói chung và đặc biệt là những người phạm tội do cố ý thường không mong muốn hành vi phạm tội của mình bị phát hiện,
xử lý Vì thể, trong thực tế của tình hình tội phạm luôn luôn có xu hướng “tinh vi hóa” hành vi phạm tội, tận dụng mọi khả năng và điều kiện có thể để che giấu tội phạm và
Trang 25tạo ra những cản trở để tránh sự phát giác và bị phát hiện [47, tr 180] Tuy nhiên, không phải đối tượng nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng có khả năng che dấu hành vi phạm tội của mình Nghiên cứu về tội phạm ẩn có lý do từ người thực hiện hành vi phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là việc tìm xem loại nhân thân nào có khả năng nhất trong việc che dấu hành vi phạm tội của mình Tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng, hai loại chủ thể sau đây có khả năng che dấu hành vi tốt nhất, nói cách khác những tội phạm do hai chủ thể này thực hiện sẽ có tỷ lệ ẩn cao nhất
Thứ nhất, tội phạm ẩn có lý do xuất phát từ loại nhân thân người phạm tội liên
tục Người phạm tội nếu thực hiện hành vi phạm tội lần đầu trót lọt, đặc biệt là những tội phạm thu được lợi ích về kinh tế sẽ làm cho người phạm tội bắt đầu có niềm tin ở thủ đoạn đã áp dụng và tiếp tục thực hành vi phạm tội tiếp theo Bên cạnh đó, việc thực hiện trót lọt cũng cố niềm tin cho người phạm tội không bị phát hiện, xử lý nên việc thực hiện tội phạm tiếp theo là gần như chắc chắn So với việc thực hiện lần đầu, lần tiếp theo có khả năng sẽ hoàn hảo hơn cả về độ tinh vi lẫn sự nguy hiểm cho xã hội Thời gian ẩn càng lớn thì mức độ thiệt hại càng lớn, mà trước hết là thiệt hại về mặt vật chất, tiền bạc [45, tr.160]
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam loại nhân thân người phạm tội liên tục đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở nhóm tội phạm thực hiện hành vi có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công việc và chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện đồng thời
dễ dàng che dấu hành vi phạm tội của mình Khi thực hiện hành vi phạm tội, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, sử dụng các lợi ích nhóm, các mối quan hệ để dễ dàng bưng bít, che giấu hành vi phạm tội của mình [15, tr 31] Chính vì vậy, tỉ lệ tội phạm ẩn do nhóm người này tạo ra là rất lớn Bản thân các chủ thể của các tội phạm loại này đã tạo được những đảm bảo khá chắc chắn cho hành vi phạm tội của mình, kể cả trong trường hợp hành vi mà chúng thực hiện là rất trắng trợn, diễn ra trong một thời gian dài Khi đã bị cơ quan chức năng phát hiện, chúng là sử dụng những ”tấm là chắn” để che chắn, bọc lót nhằm chống lại
sự phát hiện, kể cả là sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật Thậm chí chúng còn phạm những tội phạm mới để được bao che, trong đó đa phần là tội đưa hối lộ để được bao che về tội tham ô tài sản, làn trái các quy định của nhà nước Chính sự liên kết giữa các hành vi phạm tội do những chủ thể ở những vị trí, địa vị khác nhau thực hiện lại làm cho tỉ lệ
ẩn, thời gian ẩn của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày càng cao
Trang 26Thứ hai, tội phạm ẩn khách quan có nguyên nhân từ những người phạm tội có
đặc điểm nhân thân là tái phạm Tái phạm là việc một người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội Đây là những người tiêu biểu cho sự có nhiều đặc điểm nhân thân tiêu cực, thuận lợi cho sự phát sinh tội phạm Sự tái phạm, tái phạm nguy hiểm chính là chỉ báo rõ nét nhất về một loại hình nhân thân người phạm tội có khuynh hướng chống đối xã hội bền vững [46, tr 182]
Về tội phạm của những người tái phạm thực hiện chắc chắn sẽ hoàn toàn khác với người phạm tội lần đầu Họ có “kỹ năng” thực hiện hành vi tội phạm tốt hơn, tinh vi hơn, hạn chế đến mức thấp nhất việc để lại dấu vết, khả năng đối phó, cản trở việc phát hiện tội phạm nhiều hơn, nhất là những người lấy công việc phạm tội làm nghề nghiệp để sống (phạm tội chuyên nghiệp) Do vậy tội phạm ẩn do những người này thực hiện tất yếu sẽ cao hơn Thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi tái phạm ở rất nhiều loại tội phạm khác nhau, nhưng tập trung ở một số nhóm hành vi như: Trộm cắp tài sản; mua bán trái phép chất ma túy; cướp tài sản; cướp giật tài sản Đây cũng chính là các loại tội phạm có tỷ lệ ẩn cao trên địa bàn
- Tội phạm ẩn khách quan có lý do từ phía nạn nhân
Bất kỳ một tội phạm nào, khi xảy ra cũng đều gây ra cho xã hội những hậu quả nguy hiểm nhất định, được thể hiện ở các dạng thiệt hại về thể chất, tình thần và vật chất Các thiệt hại này có thể gây ra đối với cá nhân, nhưng cũng có thể gây ra cho cơ quan, tổ chức Chính vì vậy, để làm rõ nguyên nhân ẩn của tội phạm xuất phát từ phía nạn nhân, cần nghiên cứu trên cả hai khía cạnh: nạn nhân là cá nhân và nạn nhân là cơ quan, tổ chức
Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan có nguyên nhân từ phía nạn nhân là cá
nhân Nạn nhân của tội phạm là những người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản Theo logic thông thường, nạn nhân thường mong muốn tố giác tội phạm, mong muốn tội phạm phải được xử lý một cách công minh Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp nạn nhân là các cá nhân không tố giác tội phạm với cơ quan chức năng Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn nói chung và tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng Có thể thấy, lý do họ không báo cáo tội phạm đến cơ quan chức năng có thể xuất phát từ các lý do sau:
Trang 27Một là, nạn nhân không dám tố giác Thực tế tình hình tội phạm nói chung và
tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân làm cho nạn nhân không dám tố giác người phạm tội, tuy nhiên một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do nạn nhân sợ bị trả thù Chính vì lo sợ nên nạn nhân đã không thông báo về hành vi phạm tội của người phạm tội với cơ quan chức năng, mặc dù bản thân rất muốn hành vi phạm tội của đối tượng phải bị phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, và người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý thích đáng do hành vi phạm tội của mình gây ra
Bên cạnh đó, có những trường hợp cá nhân bị gây thiệt hại, có khi là thiệt hại không nhỏ hoặc có nguy cơ còn tiếp tục tái diễn, lại không dám tố giác, mặc dù mong muốn người phạm tội phải bị xử lý theo quy định của pháp luật Đây là những nạn nhân có mối quan hệ nhất định với người phạm tội đã gây thiệt hại cho mình Họ có thể bị đe dọa hoặc chưa bị đe dọa nhưng nhận thức được rằng nếu tố giác thì chính những người phạm tội đó sẽ gây bất lợi, thiệt hại cho mình Những trường hợp này nạn nhân có thể bị phụ thuộc vào các mối quan hệ như quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ phụ thuộc về kinh tế, quan hệ giữa nhân viên và thủ trưởng [19, tr 26] Chính điều đó đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ra trình trạng tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hai là, nạn nhân muốn giữ kín sự kiện phạm tội Các trường hợp này thường
liên quan đến các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm xảy ra trên địa bàn, trong đó đặc biệt là các tội xâm hại tình dục Có những tội phạm xảy ra như tội hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em nạn nhân nhận thức rằng nếu không giữ kín
sự kiện phạm tội thì chính họ là người phải chịu thêm những thiệt hại khác Đó chủ yếu
là những thiệt hại về tinh thần, họ không chịu đựng được những lời rèm pha, bàn tán từ những người hàng xóm, những người biết sự việc, chính những tư tưởng đó là rào cản ngăn cản họ tố cáo hành vi phạm tội đối với cơ quan có thẩm quyền
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp nạn nhân mong muốn giữ kín sự kiện phạm tội còn là nhằm che đậy hành vi vi phạm pháp luật thậm chí là tội phạm khác của chính nạn nhân hoặc người thân thích của nạn nhân Đó là sự che đậy về tài sản bị chiếm đoạt là tài sản được hình thành bằng con đường không hợp pháp, che đậy là vì trước đó nạn nhân hoặc chính người thân nạn nhân có những hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố tác động để hình
Trang 28thành nên sự kiện phạm tội đó Ví dụ: Có những gia đình bị mất trộm tài sản nhưng tài sản
đó lại có được do gá bạc, vì vậy nạn nhân không muốn tố giác vì sợ liên lụy đến bản thân
Ba là, ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng Nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung
và tình tình tội phạm ẩn ở địa bàn tỉnh Quảng Nam có thể thấy, nhiều trường hợp, khi sự kiện phạm tội xảy ra, nạn nhân lại không báo với cơ quan chức năng vì họ không muốn
“dính dáng” đến pháp luật, do tâm lý e ngại khi đến các cơ quan công quyền Sự e ngại này
có rất nhiều nguyên nhân, có thể họ sợ mất thời gian, tiền bạc tuy nhiên, cũng có trường hợp, sự e ngại của nạn nhân xuất phát từ thái độ, cơ chế giải quyết tin báo tố giác tội phạm Khi nạn nhân đến trình báo về tội phạm về nguyên tắc cán bộ giải quyết phải hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ Nhưng trên thực tế không phải nơi nào cũng đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc Khi người dân đến tố giác về tội phạm không những không được hướng dẫn, giúp đỡ mà còn nhận được thái độ bàng quang, quan liêu từ đó dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào các cơ quan tố tung Quá trình xác minh tin báo gây phiền hà, khó khăn thậm chí có cán bộ còn đòi hỏi chia tài sản thu hồi được
Bốn là, không che dấu tội phạm nhưng không muốn tố giác Trong nhiều trường
hợp, khi tội phạm xảy ra nhưng thiệt hại cho nạn nhân không lớn hoặc nạn nhân và người phạm tội tự dàn xếp được thì nạn nhân cũng không thông báo với cơ quan chức năng Thực tế này diễn ra với số lượng không nhỏ, nhất là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội trộm cắp tài sản; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Bên cạnh đó, quá trình tố giác lại gặp nhiều
sự phiền hà, gây khó khăn của cán bộ tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm Khả năng buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về vấn đề dân sự trong hình sự kém hiệu quả nên nạn nhân tự nguyện thỏa thuận với người phạm tội để đạt được sự bù đắp tổn thất của mình
Năm là, không tố giác vì không nhận thức được hành vi phạm tội đối với mình
Có những trường hợp phạm tội, nạn nhân, do thiếu hiểu biết mà không nhận thức được chính hành vi phạm tội của người phạm tội với mình, chính vì vậy họ đã không tố giác hành vi phạm tội đó Đó có thể là hành vi chồng gây thương tích cho vợ; chồng hành
hạ, làm nhục vợ nhưng người vợ cho rằng đó là những hành vi bình thường, thậm chí nghĩ rằng người chồng được quyền làm như vậy nên đã không tố giác
Trang 29Có thể nói, các nguyên nhân xuất phát từ phía người bị hại là cá nhân là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn khách quan nói chung và tội phạm ẩn khách quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng Cần nghiên cứu nghiêm túc vấn đề này, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm ẩn khách quan xuất phát từ phía nạn nhân là cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thứ hai, tội phạm ẩn khách quan có lý do từ nạn nhân là cơ quan, tổ chức
Nạn nhân của tội phạm có thể là cá nhân hay tổ chức Xét về nạn nhân là cơ quan,
tổ chức là xét đến những cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội xâm hại Hay nói thực tế hơn là những cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm quản
lý về tài sản bị tội phạm xâm hại tới [45, tr 184]
Thực tế của THTP nói chung và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng trong những năm gần đây cho thấy các cơ quan, tổ chức này thường
là nạn nhân của các tội về tham nhũng mà tiêu biểu đó là tội tham ô tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với sự tiếp tay hoặc thiếu trách nhiệm của thành viên trong các cơ quan tổ chức đó Các cơ quan tổ chức này bị xâm hại bởi chính hành vi phạm tội của các thành viên, thậm chí là thành viên chủ chốt, hoặc được tiếp tay bởi chính các thành viên trong cơ quan, tổ chức ấy Đây là một vấn đề nhức nhối trong công tác phòng ngừa tội phạm Mặc dù đây là các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại (chủ yếu là thiệt hại về tài sản) do hành vi phạm tội của những người có chức vụ quyền hạn gây
ra nhưng những cơ quan này lại không phát giác được hoặc không tố cáo với cơ quan có thẩm quyền
- Tội phạm ẩn khách quan có lý do xuất phát từ người làm chứng
Người làm chứng là những người biết những tình tiết có liên quan đến sự kiện tội phạm Những lý do tội phạm ẩn khách quan xuất phát từ người làm chứng là những
lý do làm cho nhân chứng không tự nguyện cung cấp cho cơ quan chức năng khi biết được thông tin về tội phạm, không khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật về tội phạm mà mình biết Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng này, tuy nhiên có thể
đề cập đến hai lý do chính làm cho người làm chứng không cung cấp thông tin tội phạm với cơ quan chức năng đó là do người làm chứng sợ bị trả thù và do các cơ quan chức năng mới chỉ chú ý đến khía cạnh khai thác thông tin từ người làm chứng xuất
Trang 30phát từ nghĩa vụ của họ mà chưa có sự quan tâm đúng mức về lợi ích, sự động viên, khích lệ đối với người làm chứng Từ đó các cơ quan chức năng không có thông tin
về tội phạm, không đủ chứng cứ để xử lý người phạm tội và làm ẩn tội phạm
1.2.3.2 Nguyên nhân tội phạm ẩn chủ quan
Như đã phân tích ở trên, tội phạm ẩn chủ quan nói chung và tội phạm ẩn chủ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có lý do ẩn xuất phát từ phía các chủ thể là các
cơ quan được nhà nước trao quyền để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm Mặc dù, nhiều trường hợp, các cơ quan này đã có thông tin về tội phạm nhưng lại không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định, dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn Những nguyên nhân chủ quan của hệ thống cơ quan này làm cho tội phạm
đã xảy ra không được phát hiện, xử lý có thể do: (1) các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã nhận hối lộ, bị mua chuộc, bị khống chế, thông đồng, cùng tham gia thực hiện tội phạm từ đó dẫn đến việc bao che cho tội phạm; (2) do thiếu trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ; chưa phát huy được sự cộng tác của nhân dân mà cụ thể là nhân chứng, nạn nhân
Có thể nói, tội phạm ẩn chủ quan là loại tội phạm ẩn có tính nguy hại cao nhất bởi không những làm “biến dạng” tình hình tội phạm trên địa bàn mà còn có thể làm một số tội phạm mới phát sinh như tội “nhận hối lộ”, tội “đưa hối lộ”, tội “làm sai lệch
hồ sơ vụ án”, tội “không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”, tội “ lạm quyền trong khi thi hành công vụ” Tội phạm ẩn loại này cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách [48, tr 116]
1.2.3.3 Nguyên nhân tội phạm ẩn thống kê
Như đã phân tích ở trên, tội phạm thống kê nói chung và tội phạm ẩn thống
kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ tồn tại trong trường hợp số thống kê là số đúng, tức là người làm thống kê đã áp dụng đúng mọi quy định đối với công tác thống kê, không sai phạm gì trong tính toán hay thời hạn mà vẫn còn những tội phạm dã được
xử lý theo pháp luật hình sự bị lọt ra ngoài số liệu thống kê ấy
Nói cách khác lý do tồn tại tội phạm ẩn thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không phải do lỗi của chủ thể tiến hành thống kê, không phải do các phương tiện được áp dụng trong quá trình thống kê lạc hậu hay hiện đại, mà nằm ở những quy
Trang 31định có tính chất pháp lý đối với công tác thống kê tội phạm Tội phạm ẩn thống kê
có tồn tại hay không phụ thuộc vào khả năng của công tác thống kê ở mỗi nước, có đếm được hết và ghi chép được hết số tội phạm và người phạm tội đã được cơ quan
có thẩm quyền xử lý hay không Ví dụ điển hình là việc mẫu thống kê theo quy định
là thống kê theo số vụ, tuy nhiên có nhiều vụ có những bị cáo phạm nhiều tội, như vậy, việc thống kê sẽ bỏ lọt các tội phạm khác do cùng bị cáo này thực hiện
1.2.4 Phương pháp xác định tội phạm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.4.1 Phương pháp điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self - report surveys)
Ở các nước có nền tội phạm học phát triển như Anh, Mỹ, Australia, điều tra
về tội phạm tự tường thuật được tiến hành hàng năm Để tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí mật danh tính của người tham gia
tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để họ không phải lo lắng về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như không sợ hãi sẽ bị bắt giữ và
bị xử lí về hình sự do đã thực hiện tội phạm Đối tượng mà các nhà nghiên cứu hướng tới thường là những người trẻ tuổi vì đây là nhóm có nguy cơ phạm tội cao
Kết quả thu được từ điều tra về tội phạm tự tường thuật cho thấy số tội phạm xảy ra
trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số tội phạm có trong thống kê chính thức Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết được một số vấn đề khác không thể có được trong thống kê chính thức của cơ quan thống kê như những nhân tố tiêu cực tác động đến việc gây ra tội phạm Đồng thời, “bức tranh” về tội phạm đã sáng tỏ hơn khi kết hợp xem xét, đánh giá cả số liệu về tội phạm rõ cũng như số liệu tội phạm
1.2.4.2 Phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization survery)
Với phương pháp điều tra này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật
Trang 32danh tính của nạn nhân tham gia tự tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trường hợp có thể gây bất lợi cho nạn nhân (nhất là đối với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình) Điều cần chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với mẫu điều tra về tội
phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau [17, tr32]
Hạn chế của phương pháp này là không phải nạn nhân nào cũng tường thuật đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc do thái độ bất hợp tác Mặt khác, diện nghiên cứu của phương pháp này có thể không bao quát được hết tất cả các nạn nhân của tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương pháp này cũng chỉ có tính chính xác tương đối Bên cạnh đó còn có một số tội phạm không có nạn nhân, do vậy, trường hợp này không thể tiến hành phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm Nhưng phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm đã giúp cho các nhà tội phạm học đánh giá chính xác hơn về tội phạm ẩn cũng như nhận diện được rõ hơn bức tranh hiện thực về tội phạm - tình hình tội phạm [17, tr32]
Ngoài 2 phương pháp trên, để xác định tội phạm ẩn còn có thể dựa vào một
số nguồn khác như: số liệu từ bệnh viện, trạm y tế để xác định tội phạm ẩn đối với một số tội như tội phạm giao thông, tội cố ý gây thương tích Số liệu từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lí, trung tâm hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh để xác định tội
phạm ẩn đối với một số tội như nhóm tội phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình
1.3 Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.3.1 Các yếu tố tự nhiên tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Dưới góc độ tội phạm học, môi trường tự nhiên - địa lý là một hướng nghiên cứu có giá trị để làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, song trên thực tế ở nước ta, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống Thế nhưng, ở bình diện lý luận khái quát nhất, tội phạm học Việt Nam cũng thừa nhận địa bàn (hành chính - Lãnh thổ) là một cơ sở để
hệ thống hóa tình hình tội phạm Như vậy, yếu tố môi trường tự nhiên, địa lý nếu chỉ xét riêng về mặt hành chính lãnh thổ cũng cho phép khẳng định rằng nó không
Trang 33chỉ cùng yếu tố thời gian để tạo thành phương thức vận động, tồn tại và phát triển của tình hình tội phạm mà nó còn gây ảnh hưởng, tác động như một quy luật đến mức độ,
cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm [29, tr 192]
Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng, tình hình tội phạm trên địa bàn Quảng Nam chịu tác động từ những yếu tố tự nhiên sau:
Về vị trí địa lý: Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh
tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi Quảng Nam có 16 huyện
và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn;
9 huyện, thành đồng bằng: Thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh Với vị trí địa
lý như vậy giúp cho Quảng Nam có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hợp tác với các tỉnh lân cận, các nước trong khu vực, tuy nhiên, đây cũng là điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, nhất là những tội phạm liên quan đến ma túy, mua bán người Đồng thời, điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cũng làm cho các đối tượng phạm tội có xu hướng liên kết với nhau trong quá trình phạm tội để thuận tiện trong quá trình thực hiện hành vi, bỏ trốn hoặc che dấu hành vi phạm tội với cơ quan chức năng, từ đó làm cho tình hình tội phạm trở nên phức tạp
Về đặc điểm dân cư: Tính đến hết năm 2012, dân số Quảng Nam là
1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2; có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam
có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp
và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95% Tình hình dân cư đông, mật độ dân số cao là nguyên nhân làm tình hình ANTT trở nên phức tạp, là điều kiện thuận lợi làm nảy sinh tội phạm, đặc biệt là các tội phạm liên quan đến TTXH, như: Trộm
Trang 34cắp tài sản; cướp tài sản, hiếp dâm, giết người Bên cạnh đó, việc tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân cư cũng là một yếu tố có thể tác động đến cơ cấu tình hình tội phạm, xuất phát từ đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống cũng như trình độ nhận thức của người dân tộc thiểu số
Về giao thông vận tải: Tỉnh có 142 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào
và 125 km bờ biển; có trục Quốc lộ 1A, 07 tuyến Quốc lộ khác và tuyến đường sắt Bắc
- Nam qua địa phận; có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai và nhiều tuyến sông phục
vụ hoạt động vận tải Với điều kiện giao thông thuận lợi là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia
Về kinh tế - du lịch: Toàn tỉnh có 18 huyện, thị xã, thành phố; trên 4.200 doanh
nghiệp các loại (trong đó, có 2.500 doanh nghiệp trong 35 Cụm công nghiệp và 08 Khu công nghiệp đang hoạt động) Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của
cả nước, tỉnh Quảng Nam có bước phát triển vượt bậc trở thành tỉnh khá trong khu vực duyên hải miền Trung Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Công tác đối ngoại được đẩy mạnh Môi trường đầu tư được cải thiện; thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; mỗi năm thu hút trên 03 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú (trong đó, có gần 02 triệu lượt khách nước ngoài) Tuy nhiên, kinh tế phát triển cũng là một trong những nguyên nhân tác động không nhỏ đến tình hình hình tội phạm: lối sống phương tây, sự lai - căng về văn hóa, các tệ nạn xã hội đang là các yếu tố làm cho tình hình tội phạm trở nên phức tạp trên địa bàn
1.3.2 Các yếu tố xã hội tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Có thể nói, bên cạnh những yếu tố tự nhiên, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng còn chịu những tác động nhất định từ các yếu tố xã hội Nghiên cứu tình hình tội phạm một cách toàn diện, không thể bỏ qua yếu tố xã hội Có thể thấy, các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm:
Những tàn dư, lạc hậu từ xã hội cũ: Có thể nói những tàn dư lạc hậu từ xã
Trang 35hội cũ để lại trong các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán đặc biệt
là ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa ở địa bàn tỉnh Quảng Nam với những hủ tục nặng nề ăn sâu vào ý thức của một bộ phận quần chúng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm Những tàn dư của xã hội cũ như thói tham lam ích kỷ, chây lười lao động, sống xa hoa, trụy lạc với những nhu cầu thấp hèn, thói vô tổ chức, coi thường pháp luật là những yếu tố làm cho tình hình tội phạm trở nên phức tạp trên địa bàn
Mặt trái của nền kinh tế thị trường: Có thể nói, việc thực hiện đường lối, chủ
trương đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hoạt động có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trong trên mọi mặt của đời sống xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì mặt trái của nó dẫn đến những tác động tiêu cực, những ảnh hưởng xấu, như: sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo dẫn đến thất học, mù chữ, sự xuống cấp về đạo đức khiến cho một bộ phận người bất chấp mọi lý do sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý, danh dự nhân phẩm để hành động theo bản năng, từ đó làm cho tình hình tội phạm ngày càng tăng lên
Công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền: Có thể nói, những hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế, một số chính sách, giải pháp chưa được thực hiện
triệt để, nhất là chính sách xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách phát triển nông thôn, cho vay vốn vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả Hầu hết người phạm tội là người không nghề nghiệp, tiếp đến là người thiếu việc làm và người không có việc làm ổn định hoặc có thu nhập thấp Chính những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến tỉnh hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm của các cơ quan chức năng: Công
tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội có tác động rất lớn đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Trong đó, đặc biệt là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Đồng thời, công tác phòng ngừa nghiệp vụ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa tội phạm cũng là hoạt động tác động lớn đến tình hình tội phạm trên địa bàn
Trang 36Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ lý luận về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó tác giả tập trung vào một số vấn đề như : Các thông số của tình hình tội phạm hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tình hình tội phạm ẩn, tội phạm rõ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; theo đó tội phạm ẩn trên địa bàn Quảng Nam gồm ba loại: tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn thống kê; làm rõ khái niệm, các phương pháp nhằm thống kê tình hình tội phạm ẩn cũng như lý giải nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ẩn đặc biệt là các nguyên nhân của tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn thống kê.Trong
đó, đặc biệt là đã nêu ra được công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Đồng thời, công tác phòng ngừa nghiệp
vụ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa tội phạm cũng là hoạt động tác động lớn đến tình hình tội phạm trên địa bàn
Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu, làm rõ một số yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó tập trung nghiên cứu các yếu
tố về tự nhiên và các yếu tố xã hội
Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận có liên quan, các thông số từ các công trình khoa học, bài nghiên cứu của nhiều tác giả, các nhà khoa học, từ đó làm
cơ sở để đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đồng thời, là
cơ sở để tác giả tiếp tục triển khai khảo sát, nghiên cứu nội dung chương 2: Thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2013-2017
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 2.1 Thực trạng phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Luận văn nghiên cứu mức độ của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với ba mức độ: mức độ tổng quan, mức độ nhóm tội phạm, mức độ tội danh cụ thể
2.1.1.1 Thực trạng (mức độ) tổng quan của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Mức độ tổng quan là cơ sở để xác định cơ số tội phạm, cơ số hành vi phạm tội, xu hướng của tình hình tội phạm, trong đó cơ số tội phạm, cơ số hành vi phạm tội là những chỉ số khái quát nhất để đánh giá về mức độ của tình hình tội phạm trên một đơn vị hành chính lãnh thổ
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam cùng các bản án xét xử sơ thẩm hình sự trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017
a) Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Mức độ tổng quan tuyệt đối cho biết toàn bộ số người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đây là số liệu thống kê hình sự cơ bản hàng năm để phục vụ cho việc nghiên cứu các thông số khác của tình hình tội phạm như diễn biến, cơ cấu và tính chất Mức độ này thể hiện bằng số nguyên và cho biết hàng năm có bao nhiêu vụ và bị cáo phạm tội ở tỉnh Quảng Nam
Trang 38Bảng 2.1 Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.từ năm 2013 đến năm 2017
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Qua tổng hợp số liệu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy trong 5 năm (2013-2017) là 3821 vụ/6272 bị cáo, tính tỷ lệ trung bình hàng năm trong 5 năm qua thì trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân xét xử khoảng 764.2 vụ/ 1254.4 bị cáo Do vậy muốn đánh giá mức độ cao hay thấp thì phải đưa về số lượng tương đối để so sánh
b) Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Mức độ tổng quan tương đối, tức là so sánh ở dạng % Vì mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như đã trình bày chỉ
có giá trị đánh giá là cao hay thấp khi nó được chuyển thành số tương đối so sánh với tính hình tội phạm trong cả nước Kết quả này là tỷ lệ tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Trang 39Bảng 2.2 Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam so với tình hình tội phạm cả nước
Số bị cáo (2)
Số vụ (3)
Số bị cáo (4) (1)/(3) (2)/(4)
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam; Vụ Tổng hợp - TAND tối cao)
Dựa trên bảng số liệu 2.2 có thể thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn cả nước (bao gồm tất cả các vụ án xét xử sơ thẩm của cấp tỉnh và huyện) đã xét xử 318367 vụ án với 556496 bị cáo; trong số này tỉnh Quảng Nam có 3821 vụ án với 6272 bị cáo, chiếm 1.2% về số vụ và 1.13% về số bị cáo Tỉ lệ này nhìn chung là không cao
Để làm rõ thực trạng tình hình tội phạm cần xác định cơ số tội phạm, cơ số hành vi phạm tội, cơ số tội danh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
+ Cơ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Cơ số tội phạm được xác định bằng số vụ án xảy ra trong thời gian một năm trên 10.000 dân
Trang 40Bảng 2.3 Cơ số tội phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam; Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Như vậy, trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
cơ số tội phạm cao nhất là năm 2013 với chỉ số 5.51; thấp nhất là năm 2017 với chỉ số 4.8; so với chỉ số trung bình của cả nước là 7,0 Nhìn chung, cơ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thấp và giảm dần qua các năm
+ Cơ số hành vi phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Cơ số hành vi phạm tội được tính bằng số bị cáo được đưa ra xét xử trên 10.000 dân
Bảng 2.4 Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam