định hơn trong việc phân bổ nguồn thu; qui định rõ ràng hơn những loại thuế đượcgiao phó phân bổ hoàn toàn hay một phần cho từng cấp trong bốn cấp chính quyền;trao quyền huy động số nguồ
Trang 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân sách Nhà nước
1.1.1 Định nghĩa
Theo luật ngân sách Nhà nước thì Ngân sách Nhà nước được định nghĩa
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo Định nghĩa trên chúng ta có một số đặc điểm của ngân sách Nhà nước:
- Ngân sách Nhà nước có tính mục tiêu: Các hoạt động thu chi ngân sách nhằmthực hiện các mục tiêu của Nhà nước
- Ngân sách Nhà nước có tính kế hoạch; Các hoạt động thu chi ngân sách đềuphải cơ bản được thực hiện trên các kế hoạch đã xây dựng, thể hiện bằng dự toánngân sách các cấp đã được phê duyệt
- Ngân sách Nhà nước mang tính cân đối: Các hoạt động cơ bản trong việcthực hiện ngân sách Nhà nước là hoạt động thu chi ngân sách Giữa thu và chi phảiđảm bảo tính cân đối Ngân sách có thể thâm hụt trong ngắn hạn nhưng nó phảiđược cân đối trong dài hạn
Điều 8 Luật ngân sách chỉ rõ " Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì
số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách".
- Thời hạn của ngân sách Nhà nước là một năm, mỗi năm các hoạt động thu chingân sách có thể được điều chỉnh
Trang 2Điều 14 ghi " Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 năm dương lịch."
- Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính công rất lớn được đóng góp từ thànhquả lao động của nhân dân đựơc nhà nước sử dụng cho mục đích quản lý
1.1.2 Chức năng của ngân sách Nhà nước
- Chức năng phân phối và tái phân phối : Nhà nước sử dụng ngân sách để phân phối sản phẩm và nguồn lực xã hội thông qua các hoạt động tài chính
+ Hoạt động phân phối thể hiện rõ vai trò quản lý của Nhà nước đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nó làm nền tảng cho sự phát triển ổn định, tránh những rủi ro lớn đối với nền kinh tế
+ Việc phân phối được dựa trên lợi ích chung của xã hội làm mục tiêu phân phối
- Tạo nguồn vốn để duy trì các hoạt động công
1.1.3 Vai trò của ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước có các vai trò sau đây:
- Ngân sách Nhà nước là yếu tố quyết định đảm bảo vai trò lãnh đạo của Nhà nước
- Là công cụ điều chỉnh vĩ mô kinh tế xã hội của Nhà nước
+ Đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản
+ Kích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
+ Chống lạm phát, thiểu phát
+ Khắc phục những thất bại của kinh tế thị trường
Trang 3+ Đảm bảo tính công bằng xã hội.
+ Đảm bảo các chương trình quốc gia
- Là công cụ bảo đảm an ninh quốc phòng, duy trì chế độ chính trị
1.2 Tổ chức ngân sách Nhà nước và phân cấp ngân sách Nhà nước
1.2.1 Tổ chức ngân sách Nhà nước
- Ngân sách nhà nước được tổ chức theo một hệ thống bao gồm nhiều cấp mỗicấp có các chức năng khác nhau gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiệnngân sách Nhà nước
- Hệ thống ngân sách dựa trên hệ thống chính quyền Nhà nước Sự Ra đời của
hệ thống chính quyền là tiền đề cho hệ thống ngân sách Nhà nước
- Nước ta có bốn cấp chính quyền: Trung ương, tỉnh thành, quận huyện, xãphường
+ Tại cấp trung ương quyền lập pháp thuộc về quốc hội, nơi thông qua ngânsách Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương cung với ngân sách hợp nhất củatỉnh, quận huyện, phường xã) Về mặt hành pháp đứng đầu chính phủ là thủ tướng
Ở mỗi cấp địa phương đều có các cơ quan lập pháp thấp hơn là hội đồng nhân dân
do dân bầu ra
- Không nhất thiêt cứ một cấp chính quyền phải có một cấp ngân sách nhưng
cứ mỗi cấp ngân sách phải là một cấp chính quyền
- Cơ cấu ngân sách được xếp theo thứ bậc, trong đó cấp quốc gia phân bổ chocác cấp chính quyền bên dưới, và các cấp chính quyền bên dưới phải có trách nhiệmgiải trình lên cấp trên Đó là hệ thống "phụ thuộc và có trách nhiệm giải trình kép",trong đó các cấp phòng ban cấp tỉnh, văn phòng quận huyện và phường xã đều phảibáo cáo hàng ngang cho hội đồng nhân dân địa phương và báo cáo hàng dọc cho bộphận chủ quản tương ứng Quốc hội có vai trò giám sát và có quyền đình chỉ cácquyết định không phù hợp của hội đồng nhân dân các cấp
Trang 4Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống ngân sách Nhà nước
1.2.2 Phân cấp ngân sách Nhà nước
Phân cấp ngân sách là việc phân chia thứ bậc quyền lực và trình tự hoạt độngtrong hệ thống chính quyền Nhà nước đối với việc quản lý ngân sách Nhà nước
a Quá trính phân cấp ngân sách ở nước ta
- Bốn văn bản pháp lý làm căn cứ cho việc giám sát ngân sách giữa các cấpchính quyền là: nghị quyết 186 của hội đồng Bộ trưởng về "phân cấp ngân sách chochính quyền địa phương" được thông qua năm 1988 và có hiệu lực năm 1989; luậtngân sách năm 1996, có hiệu lực năm 1997: được sửa đổi năm 1998; và luật ngânsách Nhà nước sủa đổi năm 2002, có hiệu lực năm 2004
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách trung
ương
Ngân sách địa phương
Ngân sách tỉnh Ngân sách thành phố
trực thuộc trung ương
Ngân sách thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Ngân sách Huyện
Ngân sách xã, phường, thị trấn
Ngân sách Quận
Trang 5Nghị quyết 186 quy định mối quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyềntrong đó chỉ có hai cấp ngân sách là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương(tỉnh) Chính quyền tỉnh có quyền ủy thác chi tiêu và các nguồn thu tương ứng chocác quận huyện, và chính quyền quận huyện lại có quyền chuyển xuống cấp phườngxã.
Luật ngân sách Nhà nước năm 1996 là văn kiện pháp lý đầu tiên qui địnhchính thức việc quản lý tài chính công Mối quan hệ ngân sách các cấp dựa trên mộtmặt bằng có tính hệ thống hơn thông qua phân định ranh giới trách nhiệm của cáccấp chính quyền khác nhau cũng như các cơ quan ngân sách Khác với nghị quyết
186 luật ngân sách chi hệ thống ngân sách thành bốn cấp
Luật ngân sách năm 2002 dựa trên thành tựu của luật năm 1996 và có một sốcải tiến trong việc quản lý phân cấp ngân sách, làm rõ hơn vai trò và trách nhiệmcủa ngân sách trung ương và các cấp chính quyền địa phương, loại bỏ những khíacạnh phục thuộc kép và trao thực sự cho cho cơ quan lập pháp cấp tỉnh một cách cụthể hơn
b Phân công thu, chi ngân sách Nhà nước
* Phân công thu ngân sách
- Thu ngân sách có thể được phân làm hai loại: Phần thu được hưởng 100% vàphần thu chia theo tỉ lệ % giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phươnghay giữa các cấp của chính quyền địa phương Các lại thu này đựơc qui định cụ thểcho từng giai đoạn
- Giai đoạn trước năm 1997
Giai đoạn này chỉ có hai cấp ngân sách là cấp trung ương và cấp địa phương
Trước năm 1990 trách nhiệm thu hầu hết các loại thuế trừ thuế ngoại thươngđược trao cho chính quyền tỉnh Sau năm 1990, các chính sách liên quan đến cơ sởthuế và các loại thuế suất được quyết định bởi chính quyền trung ương Tổng cụcthuế thu tất cả các loại thuế nội địa, thông qua các cục thuế và chi cục thuế của các
Trang 6tỉnh và quận huyện Tổng cục hải quan thu tất cả các loại thuế đánh vào hàng hóanhập khẩu Chỉ có các khoản phí và lệ phí được thu bởi các cơ quan tài chính và các
tổ chức cung ứng dịch vụ
Tiền thu thuế được gửi vào kho bạc Nhà nước Sau đó số thu từ các khoản thuếkhác nhau được chuyển một phần hoặc toàn bộ về các tỉnh trên cơ sở yêu cầu chitiêu của tỉnh Phần còn lại được chuyển về trung ương
Việc phân bổ sô thu ngân sách được thực hiện từng năm một, tùy thuộc vàophân bổ chi tiêu của địa phương Có một số nguồn thu nhất định địa phương đượcthu toàn bộ Tiền thu các khoản thuế khác được chia sẻ giữa trung ương và địaphương, với tỉ lệ tiếp nhận của từng tỉnh được xác định theo chênh lệch giữa mứcthu ngân sách và mức chi giao cho từng địa phương Như vậy tỉ lệ chia sẻ số thu lànhư nhau đối với tất cả các khoản thuế được chia sẻ giữa trung ương và địa phươngnhưng khác nhau cho từng tỉnh
Nếu tiền thu các khoản thuế chia sẻ giữa trung ương và địa phương không đủ
để bù đắp chênh lệch giữa thu và chi, trung ương sẽ dành cho địa phương một khoảnviện trợ tương đương với phần chênh lệch Ngoài ra, nếu trong một năm, chi ngânsách gia tăng do những yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát, Bộ tài chính cùng Uỷban nhân dân các tỉnh sẽ tính toán lại các khoản mục ngân sách và cấp thêm viện trợnếu cần
Như vậy, không có sự cố định hay ổn định số thu ngân sách Số thu từ thuếngoại thương, thuế tiêu thụ đặc biệt, khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp nhànước trực thuộc trung ương và từ các khoáng sản như dầu thô được trung ương giữlại hoàn toàn Các tỉnh được phép thu toàn bộ số thu từ đất đai và thuế nhà đất, thuếgiết mổ gia súc, lệ phí cấp phép, lệ phí đăng ký, khấu hao và thuế của các doanhnghiệp địa phương, doanh thu từ xổ số và các loại phí khác
- Giai đoạn từ năm 1997-2003
Đây là giai đoạn thực hiện luật ngân sách năm 1996 và luật sủa đổi năm 1998.Những thay đổi chính trong luật ngân sách năm 1996 là: Phân cấp nhiều hơn xuốngcấp quận huyện và phường xã, theo luật các cấp này cũng được phân công thu; ổn
Trang 7định hơn trong việc phân bổ nguồn thu; qui định rõ ràng hơn những loại thuế đượcgiao phó phân bổ hoàn toàn hay một phần cho từng cấp trong bốn cấp chính quyền;trao quyền huy động số nguồn thu từ một số phí, lệ phí, phí cầu đường và các loạiđóng góp tự nguyện, trao quyền vay mượn với giới hạn nhất định cho các tỉnh, qua
đó tỉnh được phép vay mượn từ các nguồn nội địa chỉ để phục vụ cho các dự án cơ
sở hạn tầng cơ bản với sự phê duyệt của thủ tướng
Các loại thuế mới ban hành bổ sung cho danh mục thuế chia sẻ giữa trungương và địa phương là thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,
và thuế sử dụng vốn ngân sách riêng thuế tài nguyên thiên nhiên được bổ sung chochính quyền tỉnh 100%
Các qui định này mang lại động cơ khuyến khích các cấp chính quyền thấphơn và giúp lên kế hoạch cho các hoạt động của họ tốt hơn UBND cấp tỉnh cóquyền quyết định các cách thức chia sẻ số thuế giữ lại giữa tỉnh, quận huyện, vàphường xã thị trấn Tương tự như trước đây, nếu thu địa phương và thu chia sẻ sẽkhông đáp ứng nhu cầu chi tiêu, ngân sách cấp trên sẽ viện trợ cho ngân sách cấpdưới Khi xác định các khoản viện trợ cho ngân sách cấp dưới các yếu tố như dân
số, điều kiện tự nhiên, và trình độ phát triển kinh tế ở từng tỉnh sẽ được xem xét
Vì chính quyền địa phương có thể giữ lại một phần hoặc toàn bộ số thu vượtquá chỉ tiêu ngân sách, nên họ có động cơ lập dự toán thấp hơn số thu và khuyếnkhích các cơ quan thuế thu đầy đủ các khoản thuế này
Trang 8Hộp 1: Phân bổ nguồn thu của chính quyền địa phương trong giai đoạn 2003
Nguồn thu của ngân sách địa phương được chia làm hai loại: thu được phân bổ hoàn toàn cho địa phương và thu chia sẻ giữa các cấp chính quyền khác nhau.
Các nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho ngân sách địa phương bao gồm: tiền cho thuê đất; thu từ cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số do nhà nước quản lý; viện trợ không hoàn lại mà các tổ chức và cá nhân nước ngoài trao trực tiếp cho tỉnh phù hợp với qui định luật pháp; phí, lệ phí và thu khác đóng góp cho ngân sách tỉnh phù hợp với qui định nhà nước; tiền huy động từ các tổ chức và cá nhân để đầu tư vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với qui định nhà nước; đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và
cá nhân trong nước và nước ngoài cho ngân sách tỉnh; thu kết dư ngân sách tỉnh; phân bổ thêm từ ngân sách trung ương; các nguồn thu khác theo luật định.
Các nguồn thu được chia sẻ giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh là thuế doanh thu; thuế thu nhập doanh nghiệp, không bao gồm thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành; thuế thu nhập cá nhân; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; thuế tài nguyên thiên nhiên; thuế sử dụng vốn ngân sách.
Các nguồn thu được chia sẻ giữa ngân sách tỉnh, ngân sách quận huyện và
phường xã bao gồm: thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà
đất; và tiền cho thuê đất.
Các nguồn thu được phân bổ hoàn toàn cho ngân sách phường xã bao gồm: thuế môn bài đối với các hộ gia đình kinh doanh nhỏ, thuế giết mổ gia súc; phí, lệ phí
Trang 9và các khoản đóng góp được thu cho ngân sách phường xã phù hợp với qui định của luật pháp; thu từ sử dụng quỹ đất công và lợi nhuận từ các tài sản công khác; tiền thu
từ các hoạt động phi kinh doanh do phường xã quản lý; đóng góp tự nguyện cho phường xã; viện trợ không hoàn lại mà các tổ chức và cá nhân nước ngoài trao trực tiếp cho phường xã phù hợp với qui định pháp luật; thu từ kết dư cuối năm của ngân sách phường xã; phân bổ thêm từ ngân sách cấp cao hơn; các nguồn khác phù hợp với luật định.
Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước 1996.
- Giai đoạn từ 2004 đến nay
Đây là giai đoạn khi Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 có hiệu lực Vềphương diện phân bổ nguồn thu, điểm khác biệt giữa luật ngân sách Nhà nước năm
1996 và 2002 là luật 1996 nêu rõ việc phân bổ nguồn thu ở cả bốn cấp ngân sách,nhưng luật 2002 dành cho các tỉnh sự tùy ý đáng kể trong việc phân bổ nguyồn thucho quận huyện và phường xã
Luật năm 2002 không qui định tỉ lệ chia sẻ giữa trung ương và các tỉnh Thay
vì thế, tỉ lệ này sẽ do ủy ban thường vụ quốc hội quyết định trong từng giai đoạn từ
ba đến năm năm
Luật năm 2002 cũng tăng cường quyền hạn cho các cơ quan lập pháp cấptỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh Hội đồng nhân dân tỉnh được tăng cường vai trò quản
Trang 10lý chi tiêu ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh cũng quyết định về thu và chi ngânsách của ba cấp chính quyền bên dưới Cuối cùng luật mới qui định hội đồng nhândân cấp tỉnh đựơc quyết định vay mượn trong nước với những điều kiện do chínhquyền trung ương quyết định mà không cần phải phê duyệt nữa.
Hộp 2: Phân bổ nguồn thu trong giai đoạn 2004-05
Số thu thuế được dành hoàn toàn cho chính quyền trung ương bao gồm thuế
xuất nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu; thuế và thu
khác từ ngành dầu khí; thuế thu nhập công ty từ các doanh nghiệp hạch toán toàn
ngành.
Số thu thuế được dành hoàn toàn cho các cấp chính quyền địa phương bao
gồm thuế nhà đất; thuế tài nguyên thiên nhiên nhưng không bao gồm các hoạt động
dầu khí; thuế môn bài; thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phí sử dụng đất; tiền
cho thuê đất; thu từ cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ và
hầu hết các loại phí và lệ phí khác.
Các khoản thuế chia sẻ giữa chính quyền trung ương và địa phương bao gồm tất
cả các khoản thu VAT trừ VAT của hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập công ty trừ
các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành; thuế thu nhập cá nhân; thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với hàng hoá và dịch vụ trong nước; lệ phí xăng dầu.
Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2002.
* Phân công trách nhiệm chi ngân sách
- Trước năm 1997
Trong giai đoạn này việc ước tính chi ngân sách được thực hiện dựa vào cácđịnh mức do bộ tài chính xây dựng với sự tham vấn của bộ kế hoạch và đầu tư cùngcác bộ có liên quan trong đó dân số là yếu tố chính, nhưng sự xác định chi phí cũngđược cũng được xem xét thông qua gán các trọng số khác nhau cho các thành phốđồng bằng, các vùng trung du và ven biển, các vùng sâu vùng xa, vùng núi thấp,vùng núi cao và cao nguyên Ngoài các định mức dựa vào dân số, các định mứckhác cũng được áp dụng đồng thời, các định mức này liên quan đến tỉ trọng ngân
Trang 11sách dành cho các loại chi tiêu khác nhau, như tiền lương và nguyên vật liệu.
Việc bố trí ngân sách trong giai đoạn này có tính tập trung cao Các tỉnh có thểchi tiêu nhiều hơn mức phê duyệt chi khi số thu thực tế vượt dự toán hoặc thông qua
số tiền rút ra từ quĩ dự trữ tài chính để đáp ứng những khoản chi bất thường, nhưngphải tự bù đắp lại khi quốc hội phê duyệt các khoản chi đó Trong phạm vi mức trần
về chi tiêu chung đã được phê duyệt, các tỉnh có thể thay đổi số tiền trong nhữngchức năng khách nhau thông qua việc phê duyệt của bộ tài chính, việc phê duyệt nàyđược bộ thực hiện một cách đều đặn
Trang 13- Giai đoạn 1997- 2003
Tương tự như giai đoạn trước, việc phân bổ chi tiêu giữa bốn cấp ngân sách kể
từ năm 1997 được thực hiện căn cứ vào vùng hưởng lợi của dịch vụ công Vềphương diện dự toán và phân công thu chi ngân sách, kinh nghiệm quá khứ cho thấyrằng có sự chênh kệch đáng kể giữa chi dự toán và chi thực tế ở cả trung ương vàcấp địa phương Ở cấp tỉnh, sự chênh lệch này thể hiện ở cả mức tổng và thành phầnchi tiêu Điều này phản ảnh việc lập dự toán và giám sát việc chi tiêu ngân sách cònnhiều hạn chế
Ngoài các định mức chính thức, Bộ Tài chính cũng có thể sử dụng một số tiêuchí khác trong quá trình thương thảo ngân sách Do đó có một nhu cầu là cần làmminh bạch tất cả các chỉ tiêu được sử dụng trong việc phân bổ ngân sách xuống cáctỉnh
Trong giai đoạn này thể hiện tình trạng thiếu một cơ chế rõ ràng các nguồnlực của địa phương sẽ được phân phối đến những quận huyện và phường xã nghèohơn, ngoại trừ các chương trình quốc gia
Như trong giai đoạn trước, khoảng 4% ngân sách được phân bổ cho cácchương trình quốc gia, nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tối thiểu cho các lĩnhvực ưu tiên quan trọng của đất nước
Hộp 3: Phân công chi ngân sách trong giai đoạn 1997-2003
Nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh bao gồm chi thường xuyên; chi đầu tư; thanh toán vốn vay; bổ sung quỹ dự trữ tài chính; và bổ sung ngân sách cho các cấp thấp hơn Chi thường xuyên ở cấp tỉnh được xác định như sau:
- Các hoạt động phi kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, công tác xã hội, khoa học công nghệ, và môi trường, và các hoạt động phi kinh doanh khác do các cơ quan tỉnh quản lý;
- Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự xã hội thuộc trách nhiệm của tỉnh;
- Các hoạt động của các cơ quan nhà nước, VCP, và các tổ chức chính trị xã hội ở
Trang 14cấp tỉnh;
- Trợ giúp tài chính cho các tổ chức xã hội tỉnh và các tổ chức chuyên môn xã hội phù hợp với luật định;
- Thực hiện các chính sách xã hội;
- Các chương trình quốc gia do chính phủ phân công;
- Trợ giá phù hợp với chính sách nhà nước; Thanh toán lãi vay đầu tư;
- Chi khác phù hợp với luật định;
Chi tiêu đầu tư phát triển của các tỉnh bao gồm: đầu tư vào các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với luật định;
Các nhiệm vụ chi tiêu khác của ngân sách phường xã và thị trấn là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên là chi tiêu cho các hoạt động
xã hội và các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thông tin và thể dục thể thao; hỗ trợ giáo dục ngoại khoá, mẫu giáo và nhà trẻ; các hoạt động chăm sóc sức khoẻ; quản lý, sửa chữa hay bảo trì các công trình kiến trúc, tài sản công, đường sá và các dự án phúc lợi; hoạt động của các cơ quan nhà nước; giữ gìn an ninh trật tự xã hội; và chi khác phù hợp với luật định Chi tiêu đầu tư phát triển của phường xã bao gồm chi đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với phân công trách nhiệm chi của tỉnh.
Việc thu ngân sách là quan trọng và hiện đã có sự chuyển giao cụ thể trách nhiệm tài chính cho chính quyền địa phương Các đơn vị địa phương được phép xử lý một số giao dịch tài chính trong các dự án đầu tư nước ngoài, sử dụng đất, xây dựng và nhà ở Cụ thể hơn:
- Các tỉnh cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới
5 triệu USD và 10 triệu USD nằm ngoài các khu công nghiệp và cho các dự án FDI lên đến 40 triệu USD trong các khu công nghiệp.
- Chính quyền trung ương quyết định việc sử dụng đất với diện tích trên 5 hecta
Trang 15ở các vùng đô thị và hơn 50 hecta ở các vùng nông thôn Việc sử dụng đất với diện tích đất nhỏ hơn do chính quyền tỉnh và đô thị quyết định.
- Các cấp chính quyền địa phương được giao quyền cấp giấy phép xây dựng, công nhận quyền sở hữu nhà, và trao quyền sử dụng đất tại các vùng đô thị.
- Uỷ ban nhân dân quận huyện cũng có trách nhiệm đối với việc đăng ký hộ gia đình và một số hợp đồng mua bán nhà, trao đổi tài sản, và tặng cho bất động sản.
Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước năm 1996.
- Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Luật ngân sách năm 2002 về cơ bản không có gì thay đổi so với trước đâytrong việc phân công chi ngân sách giữa trung ương và các cấp chính quyền địaphương Tuy nghiên, luật mới thay đổi toàn bộ phương pháp phân bổ chi ngân sáchtrong phạm vi các cấp chính quyền địa phương Tỉnh có quyền tổ chức phân bổ chitiêu cho các quận huyện hoặc phường xã trực thuộc tỉnh Điều này dựa trên cơ sở làtrao cho chính quyền tỉnh sự linh hoạt để thích ứng với các điều kiện đa dạng của họ
Ngoài ra, Chính phủ còn nỗ lực cải thiện mức chuyển giao vì người nghèonhiều hơn Ngoài chỉ tiêu dân số, tỉ lệ đói nghèo, mức độ xa xôi của vùng địa lý, và
sự hiện diện của nhóm dân số bất lợi cũng là những cân nhắc quan trọng Những cảithiện này cũng đem lại cho những vùng bất lợi nhiều ngân sách hơn để phát triểnkinh tế xã hội địa phương
Việc công khai định mức cũng là một điểm mới của luật năm 2002 Trướcnăm 2002, các định mức ngân sách được bộ tài chính gửi đến bằng thông tư từ bộ tàichính Bây giờ chính phủ phải nộp định mức lên Ủy ban thường vụ quốc hội Ngoài
ra, các định mức mà căn cứ vào đó mà xác định việc phân bổ ngân sách sẽ đượccông bố cho các bộ và các tỉnh Việc công khai này là một đóng góp quan trọng chotính minh bạch của qui trình ngân sách trong khi việc nộp định mức cho quốc hộigóp phần nâng cao trách nhiệm giải trình
Một thay đổi quan trọng khác đối với các định mức do trung ương xác định là
Trang 16đặc điểm tùy chọn trong việc phân bổ ngân sách về chính quyền địa phương Luật
2002 lần đầu tiên qui định rằng các định mức này không còn có tính bắt buộc nữa,các định mức chi được sử dụng để xác định tổng giá trị sẽ được chuyển giao cho cáccấp chính quyền địa phương, và việc phân phối chi tiêu giữa các lĩnh vực cũng cóthể thay đổi so với ấn định của định mức Vì thế, mỗi tỉnh giờ đây sẽ ban hànhnhững định mức riêng để xác định việc chia sẻ số thu và phân bổ nguồn lực ở cấpđịa phương
Ngoài các định mức tài chính, còn một số định mức kỹ thuật được các bộ sửdụng để lập kế hoạch
Trang 181.3.1.2 Ý nghĩa
- Mục lục ngân sách là công cụ quan trọng để phục vụ cho công tác quản lýngân sách Nhà nước, là căn cứ để tiến hành lập dự toán, quyết định dự toán, phân
bổ dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước
- Trong mục lục ngân sách các trình tự thu, chi được qui định một cách cụthể, rõ ràng và đầy đủ Trên cơ sở đó các ngành xây dựng, kế hoạch tài chínhtổng hợp, và dự toán kinh phí toàn ngành Các cơ quan chính quyền Nhà nướccác cấp xây dựng kế hoạch ngân sách của mình
- Việc chấp hành ngân sách ở các cấp, các cơ quan đơn vị luôn phản ánh kịpthời, thống nhất công tác kế toán và thống kê ngân sách theo các chỉ tiêu đã được
hệ thống hoá một cách khoa học Trong mục lục ngân sách Nhà nước, số liệu do
kế toán và thống kê ngân sách sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan tài chính điềuhành và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục với tất cả các đơn vị trong quátrình chấp hành ngân sách Nhà nước
1.3.2 Yêu cầu của mục lục ngân sách Nhà nước
- Mục lục ngân sách ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính đầy đủ
- Mục lục ngân sách Nhà nước phải có tính khoa học:
Tính khoa học thể hiện trong việc sắp xếp, phân loại thu, chi ngân sách phải vừađơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, ổn định, dễ phản ánh và phản ánh toán bộ các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước
Trang 19- Mục lục ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính hiện đại:
Với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay vào quản lý việc xâydựng mục lục ngân sách phải đảm bảo sự áp dụng của công nghệ thông tin trongquản lý ngân sách
1.3.3 Căn cứ xây dựng mục lục ngân sách Nhà nước
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
+ Khả năng khai thác nguồn các loại nguồn thu
+ Nhu cầu phát sinh các loại chi tiêu của ngân sách Nhà nước
Trên cơ sở đó cho phép xác định các danh mục thu, chi
- Căn cứ và sự thay đổi của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước để xácđịnh mã số Chương và sự xuất hiện các khỏan chi hoặc thu của các đơn vị
- Căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các mã sốmột cách khoa học thuận tiện cho việc hạch toán, tổng hợp, tra cứu và khai tháccác số liệu
1 3.4 Nội dung cơ bản của mục lục ngân sách Nhà nước
1.3.4.1 Chương
Phân loại theo chương và cấp quản lý (viết tắt là chương) là phân loại dựatrên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc cấp chính quyền(gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xácđịnh trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với ngân sách Nhà nước
Tên của chương thể hiện đơn vị đứng đầu thuộc các cấp quản lý (đơn vị cấp1) Là tên gọi chính thức của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp được ghi trongvăn bản pháp qui của Nhà nước về việc thành lập, tách ra, sáp nhập và điều lệhoạt động của cơ quan đó
Số thu, chi phát sinh của đơn vị trực thuộc đơn vị cấp 1 đều được phản ánhvào mã số chương của đơn vị cấp 1
Trang 20* Mã hoá các nội dung phân loại
Các nội dung phân loại được mã số hoá 3 ký tự - N1N2N3
- N1N2N3 có giá trị 001 đến 399 dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chứcthuộc trung ương quản lý
- N1N2N3 có giá trị từ 400 đến 599 để mã số hoá các cơ quan, tổ chức trựcthuộc cấp tỉnh quản lý
- N1N2N3 có Có giá trị từ 600 đến 799 dùng để mã số hoá các cơ quan, tổchức trực thuộc cấp huyện quản lý
- N1N2N3 có giá trị từ 800 đến 989 dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chứcthuộc cấp xã quản lý
Ví dụ: Mã 018 dùng để chỉ các cơ quan, đơn vị thuộc bộ tài chính, mã 418dùng để chỉ các đơn vị thuộc Sở Tài chính; mã 618 dùng để chỉ Phòng Tài chính -
Kế hoạch; mã 818 dùng để chỉ Tài chính xã
* Về hạch toán
Căn cứ khoản thu ngân sách đơn vị có trách nhiệm quản lý, nộp ngân sáchNhà nước thuộc cơ quan chủ quản để xác định mã số chương; căn cứ khoản chithuộc dự toán ngân sách giao đơn vị, dự án đầu tư thuộc cơ quan chủ quản để xácđịnh mã số Chương Trường hợp sử dụng kinh phí do ngân sách cấp trên uỷquyền thì hạch toán Chương của cơ quan chủ quản thuộc ngân sách cấp trên đã
uỷ quyền, ví dụ:
Ví dụ sở giao thông vận tải sử dụng kinh phí do Bộ giao thông Vận tải uỷquyền thì hạch toán mã số chương (021), không hạch toán mã số chương của sở(421)
Khi hạch toán thu chi ngân sách Nhà nước chỉ cần hạch toán mã số chương,căn cứ vào khoản cách nêu trên sẽ biết được khoản thu, chi thuộc cấp nào quảnlý
Đối với các khoản thu, chi liên quan hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội,hạch toán vào chương 002 (Văn phòng Quốc hội), không hạch toán vào Chương
Trang 21402 (Văn Phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND)
Đối với mã số các Chương thuộc cấp Huyện, xã: Mã số được qui định thốngnhất cho toàn quốc Do đó các địa phương không được đặt mã số và tên chươngmới Để phù hợp với thực tế ở địa phương; giao sở Tài chính hướng dẫn việchạch toán mã số chương ở địa phương
Ví dụ: Ở huyện tổ chức gộp chung các phòng có chức năng quản lý cácngành kinh tế vào Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hạch toán mã
số chương 612 (Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn)
1.3.1.2 Loại, khoản:
* Nội dung phân loại
Phân loại theo ngành kinh tế (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính chấthoạt động kinh tế (Ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán thu, chi ngân sách Nhànước Loại được xác định trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I.Khoản được xác định trên cơ sở tính chất của hoạt được xác định trên cơ sở tínhchất của hoạt động của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành kinh tếquốc dân nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách Nhà nước
* Mã số hoá các nội dung phân loại
Các nội dung phân loại (Loại, Khoản) được mã số hoá 3 ký tự N1N2N3 quiđịnh như sau:
- Loại: Được mã số hoá N1N2N3, trong đó ký tự N3 với giá trị chẵn không(0), khoảng cách giữa các loại là 30 giá trị (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo là
60 giá trị) Các giá trị liền sau mã số loại dùng để mã số các khoản thuộc loại đó
- Khoản của từng loại: Được mã số hoá N1N2N3, trong đó ký tự N3 với giá trị
từ 1 đến 9; riêng N3 là 9 dùng để mã hoá các nội dung khác (chưa được phân loạivào các Khoản có tên trong 01 loại)
* Hạch toán
Căn cứ vào tính chất của hoạt động phát sinh nguồn thu ngân sách hoặckhoản chi ngân sách cho các hoạt động có tính chất gì để xác định mã số Loại
Trang 22Khi hạch toán thu, chi ngân sách Nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản, căn
cứ vào khoảng cách nằm trong khoảng sẽ xác định được khoản thu, chi ngân sáchthuộc về loại nào
1.3.1.3 Mục và tiểu mục
* Nội dung phân loại
Phân loại theo nội dung kinh tế (viết tắt là Mục, Tiểu mục) là dựa vào nộidung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản thu, chi ngân sách Nhà nước đểphân loại vào các Mục, Tiểu mục; Nhóm, Tiểu nhóm khác nhau
Các Mục thu ngân sách Nhà nước theo qui định trên cơ sở chế độ, chínhsách thu ngân sách Nhà nước, các Mục chi ngân sách Nhà nước qui định trên cơ
sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách ngân sách Nhà nước Trongtừng mục thu, chi có nội dung gần giống nhau lập thành tiểu nhóm; các Tiểunhóm có tính chất gần giống nhau lập thành nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý,đánh giá ngân sách Nhà nước
* Các nội dung phân loại được mã só hoá 4 ký tự - N1N2N3N4, Qui định cụthể như sau:
a N1N2N3N4, có giá trị từ 0001 đến 0099 dùng để mã số hoá các Mục tạmthu, tạm chi (Mục III)
- Các số có giá trị từ 0001 đến 0049 dùng để mã số hoá các Mục tạm thu
- Các số có giá trị từ 0051 đến 0099 dùng để mã số hoá các Mục tạm chi
b N1N2N3N4, có giá trị từ 0110 đến 0799 dùng để mã số hoá các Nhóm,Tiểu nhóm
c N1N2N3N4, Có giá trị từ 0800 đến 0899 dùng để mã số hoá các mục vay
và trả nợ gốc vay (Mục IV): Mỗi mục có 20 giá trị Các số N4 có giá trị chẵnkhông (0) dùng để chi các Mục vay và trả nợ gốc vay Khi hạch toán Khi hạchtoán vay và trả nợ gốc vay hạch toán chung vào một Mục, khi báo cáo phải rõ sốphát sinh vay trong niên độ, số phát sinh trả nợ trong niên độ và số dư nợ vay
Trang 23d N1N2N3N4, có giá trị từ 0900 đến 0999 dùng để mã số hoá Mục theo dõichuyển nguồn giữa các năm (Mục V).
- Các giá trị từ 0900 đến 0949 dùng để mã số hoá các nội dung guồn nămtrước chuyển sang năm nay; Các giá trị từ 0950 đến 0999 dung fđể mã số hoá nộidung nguồn năm nay chuyển sang năm sau:
Ví dụ: Trong tháng 02/2009 xử lý chuyển sô dư dự toán năm 2008 (số dư dựtoán tại một cấp ngân sách chưa giao đơn vị dự toán cấp I) sang năm 2009 là 10 tỉđồng: Hạch toán niên độ 2008, Tiểu mục 0953 “nguồn thu năm nay chưa giaođơn vị dự toán cấp I được phép chuyển sang năm sau” 10 tỉ đồng đồng thời hạchtoán niên độ 2009, Tiểu mục 0903 “Nguồn kinh phí chưa giao đơn vị dự toán cấp
I được phép chuyển sang năm nay” 10 tỉ đồng
e N1N2N3N4, có giá trị từ 1000 đến 5999 chỉ Mục, Tiểu mục thu ngân sáchNhà nước (Mục I); N1N2N3N4 Có giá trị từ 6000 đến 9989 chỉ Mục, Tiểu mục chingân sách Nhà nước (Mục II)
- Các số có ký tự N4 với giá trị chẵn không (0) dùng để chỉ các Mục: Giữacác Mục cách đều nhau 50 giá trị; các giá trị liền sau giá trị của Mục để mã hoácác Tiểu mục của Mục đó
- Các số có ký tự N4 với các giá trị từ 1 đến 9 dùng để mã số hoá các Tiểumục; riêng ký tự N4 có giá trị là 9 chỉ Tiểu mục “Khác” và chỉ hạch toán vào Tiểumục “Khác” khi có hướng dẫn cụ thể
Ví dụ: Tiểu mục 1099 là thuế thu nhập doanh nghiệp khác
* Hạch toán:
Khi hạch toán các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước chỉ hạch toán Tiểumục; trên cơ sở có thông tin về mục, Tiểu nhóm, Nhóm
Trang 24Chương 2 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1 Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu ngân sách Nhà nước
2.1.1 Khái niệm
Thu ngân sách Nhà nước là các hoạt động có kế hoạch nhằm huy động khai thác các nguồn thu cho ngân sách một cách ổ, hợp lý và hiệu quả định hiệu quả để đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.2 Đặc điểm
- Thu ngân sách nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
- Thu ngân sách là tiền đề kinh tế để thực hiện các chức năng của Nhà nước
và duy trì bộ máy lãnh đạo của Nhà nước
- Sự xuất hiện của Nhà nước là điều kiện tất yếu để có thu ngân sách
- Thu ngân sách gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các yếu
tố như giá cả, thu nhập, lạm phát, khủng hoảng… Nhưng những yếu tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến thu ngân sách là tổng sản phẩm quốc dân, tổng sảnphẩm quốc nội
- Thu ngân sách là một khoa học, trong đó đối tượng, định mức, số lượngthu có mức ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
2.1.3 Vai trò của thu ngân sách Nhà nước
- Thu ngân sách đạt hiệu quả thì mới có đủ điều kiện chi ngân sách theo các
kế hoạch mục tiêu đề ra
- Thu ngân sách có vai trò phân phối lại mức thu nhập trong xã hội tạo điềukiện để thực hiện các chính sách công bằng xã hội
- Thu ngân sách Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế trong các giai đoạnkhác nhau:
+ Thông qua các sắc thuế Nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế nhập
Trang 25khẩu, tiêu dùng, bảo hộ sản xuất trong nước từ đó điều tiết nền kinh tế.
+ Chính sách thuế và phí cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực củasản xuất đến môi trường và xã hội
- Thu ngân sách Nhà nước là tiền đề cho tái sản xuất các hàng hoá công màcác đơn vị trong nền kinh tế quốc dân không thể hoặc không muốn đầu tư
2.2 Nguồn thu và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu
2.2.1 Nguồn thu ngân sách Nhà nước
a Thu từ hoạt động sản xuất trong nước
- thu từ các khoản thuế
- Thu từ các khoản phí
- Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước
- Các khoản thu khác
b Các khoản thu từ ngoài nước
- Khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền và hiện vật của Chính phủ các nước,các tỏ chức và cá nhân ở nước ngoài theo luật
- Vay nước ngoài của Chính phủ
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu
- Thu nhập GDP bình quân đầu người: thu nhâp bình quân đầu người có vaitrò quyết định đến mức độ thu ngân sách
GDP của một quốc gia được tính từ tổng giá trị gia tăng thuần toàn quốc dovậy mức độ tăng giảm GDP ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thu thuế VAT, mộtloại thuế chính trong thu ngân sách Nhà nước
Ngoài ra, Sự tăng trưởng của GDP cũng đồng nghĩa với thu nhập trong dân
cư tăng, nhu cầu đi lại và các hoạt động khác tất cả các yếu tố này đều có khả
Trang 26năng làm tăng thuế và các khoản phí Bên cạnh đó các nguồn thu từ lĩnh vực kinh
tế Nhà nước cũng sẽ gia tăng
GDP cũng có thể ảnh hưởng đế thuế tiêu thụ đặc biệt do người dân tiêudùng nhiều mặt hàng trong diện chịu thuế này khi kinh tế phát triển và ngược lại
- Khả năng suất khẩu dầu mỏ và khoáng sản Trong những năm gần đâynguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ khoảng 20 phần trăm thu ngân sách cả nước mỗinăm Với tình trạng khan hiếm dầu mỏ và khoáng sản như hiện nay nguồn thungân sách việc xuất khẩu được dự đoán là còn có nhiều triển vọng
- Tỉ suất doanh lợi trong nền kinh tế Thuế thu nhập doanh nghiệp, cấu thànhnên tỉ suất lợi nhuận trong nền kinh tế, là một trong những khoản thu rất lớntrong số các loại thuế, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ đóng góp cho ngânsách cao và ngược lại
Tỉ suất lợi nhận cũng ảnh hưởng mạnh đến thuế thu nhập cá nhân do cánhân nhận được lợi nhuận được chia của doanh nghiệp
2.3 Phân công thu ngân sách Nhà nước
2.3.1 Các khoản thu ngân sách trung ương
a Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
- Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành Thuế thunhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp ngân sách từ cáchoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của các đơn vị sauđây;
- Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của phápluật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu;
Trang 27- Các khoản thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm
Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% là những khoản thu có giá trịlớn, tương đối dễ thu, việc nắm giữa các khoản này cho phép trung ương điềuhành tốt hơn ngân sách nhà nước hiện nay
b Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuếgiá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn
vị hạch toán toàn ngành quy và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết;
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nước, không kểthuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
- Thuế môn bài;
Trang 28- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Đây là các khoản thu có giá trị nhỏ số đơn vị nộp thuế nhiều
- Các khoản thu này gắn liền với các hoạt động của địa phương
- Cac khoản thu này địa phương được hưởng 100% sẽ mang lại động cơ khuyếnkhích thu ngân sách tốt hơn
2.4 Công cụ thu ngân sách nhà nước
Sắc thuế là một loại thuế đặc thù đánh vào một hoạt động hay một trạng thái nào
đó của đối tượng nộp thuế
Trang 29Sắc thuế sẽ qui định đối tượng nộp thuế và thông thường tên của sắc thuế thểhiện được nội dung và/hay đối tượng phải chịu thuế.
Ví dụ: Thế thu nhập doanh nghiệp nội dung là đánh vào thu nhapạ của doanhnghiệp, đối tượng là các doanh nghiệp
Thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề kinh tế xã hội như tỉ
lệ trốn thuế, công bằng và an sinh xã hội, chi phí sản xuất và nhu cầu tiêu dùngcủa xã hội…
b Nguyên tắc thu thuế
* Thu thuế theo lợi ích
- Người nộp thuế, lệ phí phải thu được lợi ích từ việc sử dụng có hiệu quả từnhững hàng hoá đơn vị mà Nhà nước cung cấp từ tiền thuế của họ
* Thu thuế theo khả năng
Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập mức thuế phải dựa vào khả năng củangười nộp thuế, người có khả năng cao thi đóng thuế cao và ngược lại
Trên thực tế các chỉ tiêu này thường khó xác định nên hiện nay chúng tađang hoàn thiện các căn cứ trên và thực hiện một số căn cứ sau:
- Ổn định lâu dài: Dựa trên căn cứ này các đơn vị thuế sẽ được giao khoántạo điều kiện thuận lợi cho việc kế hoạch hoá ngân sách Các sắc thuế được ổnđịnh tránh xáo trộn lớn, các chính sách về thuế sẽ được bổ sung cải tiến dần
Công bằng: Các chính sách thuế phải có quan điểm công bằng đối với người nộp
thuế
Trang 30Rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các
điều luật của sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể mức thuế, cơ sở đánh thuế phải cụ thể,rành mạch
c Phân loại thuế
Phân theo phương thức đánh thuế:
- Thuế trực thu: là thuế đánh trực tiêp vào thu nhập hay tài sản của đối tượng nộpthuế Ví dụ thuế thu nhập, thế nhà đất
- Thuế gián thu: là thuế đánh vào các đối tượng thông qua giá cả hàng hóa dịchvụ
Đối với người nộp thuế tâm lý của họ thường cảm thấy áp lực thuế lớn hơn đốivới các khoản thu thuế trực thu
Phân theo đối tượng chịu thuế có thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và tài sản
d Cơ sở khoa học của việc thu thuế
Tác động khi thu thuế và chi tiêu ngân sách đến kinh tế xã hội
Đối với thuế trực thu: khi thu thuế sẽ làm giảm thu nhập trong xã hội do đó sẽ
là cho thu nhập của người tiêu dùng giảm đi từ đó làm giảm tổng cầu
Nhưng khi chính phủ sử dụng tiền thuế đó để chi tiêu sẽ lại đẩy tổng cầu lên
D1 D1
Trang 31Đối với thuế gián thu:
- Khi thu ngân sách sẽ tác động đến chi phí sản xuất làm giảm lượng cung trên thịtrường, đường cung dịch chuyển sang trái giá cả tăng lên, sản lượng giảm
- Khi Chính phỉ chi ngân sách sẽ làm cho cầu trên thị trường tăng lên, đường cầudịch chuyển sang phải giá cả tăng lên, sản lượng tăng
- Phân tích kết hợp hai tác động ta thấy khi chính phủ thu thuế và sủ dụng tiềnthuế đó để chi tiêu nhất định sẽ làm chi giá tăng và sản lượng có thể tăng hoặcgiảm tùy thuộc vào hiệu quả chi tiêu
- Khi giá cả tăng sẽ ảnh hưởng đến xã hội những đối tượng được hưởng lọi ích từviệc chi tiêu của chính phủ sẽ có lợi ngược lại những người nghèo không đượchưởng lợi ích sẽ khó tiếp cận với các hàng hóa dịch vụ hơn
Tác động của thuế gián thu
S Trước thuế
D trước chi NS
Thuế suất
Trang 32Mối quan hệ giữa mức thuế suất và tỉ lệ trốn thuế
Thuế suất càng cao người nộp thuế càng có nhiều động cơ trốn thuế
e Các biện pháp thu thuế hiệu quả
* Thiết kế hệ thống thuế vững mạnh
- Hệ thống đăng ký đối tượng nộp thuế thuận tiện hiệu quả
- Người đăng ký nộp thuế mang tính thực tế
- Áp dụng tối đa hình thức giữ thuế ngay tại nguồn thu nhập
- Yêu cầu cụ thể về việc lưu giữ chứng từ của các đối tượng nộp thuế, quả lý thuếtrên cơ sở chứng từ của đối tượng nộp thuế
- Khả năng xác minh địa điểm hoạt động của các đối tượng nộp thuế
- Các thủ tục khiếu kiện công bằng và minh bạch
Mối quan hệ giữa mức thuế suất và mức trốn thuế
Thuế
suất
Mức trốn thuế
Trang 33* Khuyến khích nộp thuế
- Áp dụng thuế suất thấp và đề ra các biện pháp cứng rắn để đảm bảo tính côngbằng
- Tạo ra cảm nhận về sự công bằng trong chấp hành thuế
- Hệ thống sử dụng ngân sách hiệu quả để người dân có lợi ích từ việc nộp thuế
- Giáo dục, hỗ trợ và có các dịch vụ tốt cho đối tượng nộp thuế nhằm mục đíchlàm cho đối tượng nộp thuế tuân thủ một cách tự nguyện
* Các biện pháp chấp hành thuế
- Nâng cao năng lực và trách nhiệm trong kiểm toán để phát hiện các sai phạm
- Tạo ra mối đe dọa đáng tin cậy vê sự trừng phạt nếu không tuân thủ
- Các hình thức xử lý phù hợp với qui mô và loại tội phạm
- Thu theo giá trị của các dịch vụ nhà nước cung cấp
- Thu theo khả năng trả phí của người dân Cùng một lại dịch vụ các chất lượngnhư nhâu thì phí cho đối tượng này có thể khác so với đối tượng kia
- Thu theo chi phí mà cơ quan cung cấp dịch vụ phỉa bỏ ra
b So sánh phí sử dụng với thuế
- Thuế mang tính bắt buộc còn phí mang tính tự nguyện: khi có nhu cầu sử dụngcác hàng hóa dịch vụ của Nhà nước thì người dân phải nộp phí; đối với thuế khi
Trang 34thu thuế họ không được hứa hẹn sẽ nhận lại hàng hóa dịch vụ nào
- Thuế hòa vào nguồn thu chung còn phí gắn liền với các hoạt động cụ thể
c Mục tiêu của phí sử dụng
- Tiền phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí mà cơ quan cung cấp dịch vụphải bỏ ra
- Phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn: việc thu phí sẽ làm hạn chế nhu cầu sử dụng
do phải bỏ ra các chi phí khi sử dụng các hàng hóa dịch dụ mà cơ quan nhà nướccung cấp
- Đảm bảo tính công bằng: người nào sử dụng thì người đó phải trả tiền
- Phí đặc biệt trả cho các cải thiện mội trường cụ thể
Chương 3: CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1 Khái niệm và vai trò của chi ngân sách Nhà nước
3.1.1 Khái niệm
Chi ngân sách Nhà nước là một quá trình phân phối, sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và trang trải cho những chi phí của bộ máy Nhà nước.
Đặc điểm
- Quá trình chi ngân sách là quá trình phân phối lại mức thu nhập
- Chi ngân sách là các khoản chi công để giải quyết các mục tiêu của NN
Trang 35- Mỗi hoạt động chi ngân sách đều gắn với các mục tiêu cụ thể
- Hoạt động chi ngân sách gắn liền với các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội
3.1.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước
- Thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước ở các mặt:
- Chi ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng thực hiện điều tiết kinh tế
- Đảm bảo công bằng xã hội
- Duy trì bộ máy quản lý nhà nước
3.2 Những nguyên tắc và công cụ chi ngân sách
3.2.1 Nguyên tắc chi ngân sách Nhà nước
- Chi ngân sách phải đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm
- Đảm bảo các qui định nhưng linh hoạt trong quá trình thực hiện
- Các khoản chi phải có dự toán hoặc dự toán điều chỉnh
- Chi đúng tiêu chuẩn định mức của Nhà Nước
- Trong quá trình chi ngân sách phải có sự giám sát của các tổ chức độc lập
3.2.2 Công cụ quản lý các khoản chi ngân sách Nhà nước
Trang 363.3 Phân loại và nội dung chi ngân sách Nhà nước
3.3.1 Chi thường xuyên
Đặc điểm của khoản chi này các khoản chi gắn liền với các hoạt động của các
đơn vị hành chinh sự nghiệp, lực lượng vũ trang của Nhà Nước
Các khoản chi thường xuyên trực tiếp giải quyết các công việc diễn ra tại các cơsở
Khoản chi này có tính chất tiêu dùng không tạo ra các cơ sở vật chất
Chi thường xuyên có các vai trò sau:
- Duy trì các hoạt động thường xuyên của các cơ quan Nhà nước
- Duy trì hệ thống quản lý
Nội dung của chi thường xuyên bao gồm:
- Nhóm chi cho con người: lương, phụ cấp, thưởng, phúc lợi xã hội
- Nhóm chi cho công việc: công tác phí, vật tư, công cụ, dụng cụ…