1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

22 1,7K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% cư dân sống và làm việctrong khu vực nông thôn Muốn đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh thì việc chú trọng vào khu vực này là rất cần thiết Vấn đề nôngnghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề chiến lược hàng đầu, được Đảng vàNhà nước ta đặc biệt quan tâm Trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đã xác định đãxác định rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Từ Đại hội V(1982), nông nghiệp được coi là “mặt trận hàng đầu”

Thực hiện quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hộiVIII của Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn lànhiệm vụ trọng tâm trong những năm trước mắt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này.Hội nghị Trung ương 5 đã cụ thể hoá các quan điểm của Đại hội, đề ra những chủtrương, giải pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn trong Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn trong thời kỳ 2001-2010”

Từ các quan điểm trên của Đảng, cũng như chính sách phù hợp của Nhà nước

ta, trong những năm qua nền sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc đờisống xã hội nông thôn Việt Nam có nhiều chuyển biến Thể hiện trên một số mặt như:Nông nghiệp nước ta đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá Từ một nền nôngnghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực thường xuyên, đến nay cơ bản đã lànền sản xuất hàng hoá Một số mặt hàng xuất khấu chiếm thị phần khá lớn trên thế giớinhư: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, Công nghiệp, nghành nghề và dịch vụ ở nôngthôn bước đầu phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâmđầu tư xây dựng Đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt

Nhưng bên cạnh những tiến bộ thành tựu đó, đã nảy sinh những mâu thuẫn,những tồn tại mà giải quyết được chúng chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo hoànthành được nhiêm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trong

Trang 2

hiện nay còn có nhiều tồn tại, nhiều mâu thuẫn cần giải quyết trong đó có mẫu thuẫngiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nông nghiệp; phân tầng xã hội’ giữa lợiích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Để có thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn trên chúng ta phải nắm vững những

lí luận cơ bản của triết học Mác- LêNin về mâu thuẫn biện chứng và phương pháp ápdụng lí luận đó vào việc giải quyết tốt mâu thuẫn trên góp phần thực hiện thành côngquá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũngnhư hoàn thành nhiêm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bài tiểu luận của tôi với chủ đề “Mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” dựa trên ý

nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập) chỉ ra các mâu thuẫn, tồn tại và một số giải pháp trong quá trình thựchiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG.

I KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG CỦA QUI LUẬT MÂU THUẪN.

1.Một số khái niệm cơ bản của qui luật.

-Mâu thuẫn: Từ trước đến nay đã có nhiều hình thức định nghĩa khác nhau,nhưng tachỉ xét trên cơ sở khái niệm của phép biện chứng duy vật: mâu thuẫn là mối liên hệcủa các mặt đối lập

-Mặt đối lập: là sự khái quát những mặt,những thuộc tính,những khuynh hướng pháttriển ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, chúng luôn có xu hướngloại trừ nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại của nhau

-Thống nhất của các mặt đối lập: nghĩa là các mặt đối lập nương tựa vào nhau, tạo

ra sự phù hợp,cân bằng nhưng liên hệ phụ thuộc,qui định và ràng buộc lẫn nhau, mặtđối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại -Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ phủđịnh lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập

2.Nội dung của quy luật mâu thuẫn.

a Tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn

Đối lập với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng địnhrằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựngtrong nó mâu thuẫn Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thânvốn có bên trong của sự vật, hiện tượng qui định Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộcvào bất kì một hiện tượng siêu tự nhiên nào, kể cả ý chí của con người Mỗi một sựvật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, cáckhuynh hướng đối lập nhau

Mâu thuẫn không những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượngphổ biến

Tính phổ biến của nó thể hiện ở chỗ nó là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnhvực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Đặc biệt là trong xã hội loài người, mâuthuẫn trở nên phức tạp, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất (QHSX)và lực lượngsản xuất (LLSX), cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối khángv.v…Như vậy, các hoạt động kinh tế của con người chắc chắn không thể tránh khỏinhững mâu thuẫn,điều quan trọng là trong thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối

Trang 4

lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động,phát triển mà giải quyết cho đúng.

Trong bài luận văn “Bàn về mâu thuẫn” [Nxb Sự thật, HN, 1962, tr 11], MaoTrạch Đông có nói về tính phổ biến của mâu thuẫn: “Vấn đề tính phổ biến hoặc tínhtuyệt đối của mâu thuẫn có ý nghĩa về hai mặt: một là mâu thuẫn tồn tại trong quátrình phát triển của tất cả mọi sự vật; hai là, trong quá trình phát triển của mỗi sự vật,đều có sự vận động của mâu thuẫn từ đầu đến cuối”

Còn Ăng-ghen, trong tác phẩm “Chống Duy-Rinh”[Nxb Sự thật, HN, 1977, tr202] khi chứng minh về tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn có nói : “Nếu bảnthân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiênnhững hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sựphát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…”

Như vậy, tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn đã được các nhà tư tưởnglớn khẳng định và chứng minh tính khoa học đúng đắn của nó

b Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong tính thống nhất của nó tạo ra nguồn gốc và động lực cho mọi sự vận động và phát triển.

*Tính thống nhất của các mặt đối lập.

Như đã nói ở trên, thống nhất của các mặt đối lập “Nghĩa là các mặt…cho sựtồn tại của chính mình và ngược lại” Ta thấy rằng sự thống nhất của các mặt đối lập làđiều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kì sự vật, hiện tượng nào Ví dụnhư tích lũy và tiêu dùng là hai mặt đối lập thống nhất vứi nhau trong nền sản xuất xãhội Nếu không có tích lũy không thể thực hiện được việc tái sản xuất mở rộng để thoảmãn nhu cầu tiêu dùng Ngược lại, không có tiêu dùng cũng không thúc đẩy sản xuấtphát triển, mà như vậy cũng không thể có tích lũy

Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự thống nhất giữa QHSX và LLSX,tích lũy và tiêu dùng, giữa cung và cầu, giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hộiv.v… thì khó có rhể thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nghiên cứu về tính thống nhấtgiữa các mặt đối lập giúp chúng ta có một thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thứcthực tiễn và áp dụng trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước

* Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập và kết quả của nó.

Tính thống nhất của các mặt đối lập mà ta xem xét ở trên chỉ là đặc tính tạmthời, còn sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thường xuyên diễn ra Lê nin viết: “ Sựthống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối.Sự đấu

Trang 5

tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vậnđộng là tuyệt đối.”[ Triết học Mác-Lê nin, tập II, NxbChính trị quốc gia, HN, 1997, tr60]

Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.Khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, đó là giai đoạnkhác nhau- giai đoạn hình thành mâu thuẫn

Khi xung đột trở nên gay gắt, chính là lúc- nếu hội đủ các điều kiện, hai mặt đốilập sẽ chuyển hoá lẫn nhau Sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành

Tuy vậy, không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyểnhoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độnhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hoá, bài trừ, phủ địnhlẫn nhau Thông thường các mặt đối lập chuyển hoă theo hai phương thức:

Một là, mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ caohơn xét về phương diện chất của sự vật Ví dụ như LLSX và QHSX trong xã hộiphong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành QHSX mới- QHSX tư bảnchủ nghĩa và LLSX mới ở trình độ cao hơn

Hai là, cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lậpmới hoàn toàn Ví dụ: ta hãy xét quan hệ cung cầu trong nền kinh tế nước ta Trongnền kinh tế bao cấp, nhà nước bao tiêu mọi sản phẩm do các doanh nghiệp nhà nướcsản xuất ra và phân phối cho nhân dân, đó chính là cung-nhà nước và cầu-nhân dân.Nhân dân chỉ có nguồn cung đó là chủ yếu Khi đó hầu như không có khái niệm giá

cả, nhân dân phần lớn ỷ lại vào nhà nước, nền kinh tế bị khủng hoảng, sự đấu tranhgiữa cung cầu ắt sẽ xảy ra Nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang KTTT thì quan

hệ cung cầu cũng chuyển đổi nên một dạng mới cao hơn: khi đó nhà nước không cònđộc quyền phân phối sản phẩm nữa mà còn có nhiều thành phần kinh tế khác, còncung không chỉ là nhân dân mà còn xuất khẩu Vậy cung cầu đã đấu tranh chuyển hoálẫn nhau phát triển lên một trình độ cao hơn Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế nước ta

Như vậy, qua sự xem xét các đặc trưng của mâu thuẫn, sự đấu tranh và chuyểnhoá của các mặt đối lập ta thấy rằng giải quyết được mâu thuẫn tồn tại trong một sựvật, hiện tượng chính là tạo tiền đề cho sự vật, hiện tượng đó phát triển Lê nin từngnói:” Sự phát triển là một cuộc” đấu tranh” giữa các mặt đối lập”

Trang 6

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, vậy mâu thuẫn có mấyloại?

3 Một số loại mâu thuẫn.

a Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong chính bản thân sự vật Mâuthuẫn này bao giờ cũng là nhân tố quyết định bản chất và xu thế vận động của chínhbản thân sự vật Ví dụ như mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong phương thức sảnxuất

Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Đó làmâu thuẫn giữa KTTT tư bản chủ nghĩa và định hướng XHCN của nhà nước ta

Mâu thuẫn bên ngoài là phổ biến nhưng mâu thuẫn bên trong lại quyết định mâuthuẫn bên ngoài, vì không thông qua mâu thuẫn bên trong thì mâu thuẫn bên ngoài tự

nó không thể phát huy được vai trò của mình

Việc phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là rất cần thiết Bởimỗi loại mâu thuẫn có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật Nhậnthức rõ vai trò của từng loại mâu thuẫn , Đảng ta trong chiến lược phát triển kinh tế –

xã hội , một mặt đã tập trung mọi khả năng nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực hiện cótrong nước Mặt khác, có chính sách đối ngoại năng động, thu hút và kỹ thuật nướcngoài hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế trong nước

b Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định rõ bản chất, khuynh hướng phát triểncủa bản thân các sự vật, hiện tượng Nó là cơ sở hình thành và chi phối tất cả các mâuthuẫn khác trong sự vật, trong đó có mâu thuẫn không cơ bản

Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không quyết định trực tiếp bản chất vàkhuynh hướng phát triển của sự vật nhưng có vai trò ảnh hưởng nhất định đôi với sựvận động, phát triển của sự vật Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại gắn liền với mâuthuẫn cơ bản trong cùng một sự vật và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản

Khi nghiên cứu kết cấu kinh tế của xã hội TBCN ta thấy mâu thuẫn cơ bản của

xã hội ấy là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và tính chất tư nhân của chế

độ chiếm hữu Từ mâu thuẫn này sinh ra một số mâu thuẫn không cơ bản như: mâuthuẫn giữa tính chất có tổ chức của sản xuất trong từng xí nghiệp riêng rẽ với tính chất

Trang 7

vô tổ chức của sản xuất trong toàn xã hội , mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp

vô sản

c Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất địnhcủa quá trình phát triển của sự vật

Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối vớiquá trình phát triển của sự vật

Tuy vậy, sự phân biệt giữa hai mâu thuẫn trên chỉ có tính chất tương đối Trongtừng điều kiện hoàn cảnh, mâu thuẫn chủ yếu có thể trở thành thứ yếu và ngược lại Taxem xét lại mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, nói chung thì LLSX có vai trò quyếtđịnh” Ai không thừa nhận điều đó thì người ấy không phải là người duy vật”[ MaoTrạch Đông: Bàn về mâu thuẫn, Nxb Sự thật, HN, 1962, tr 41] Song, trong nhữngđiều kiện nhất định, QHSX lại có tác dụng chủ yếu và quyết định, khi mà, nếu khôngthay đổi QHSX thì LLSX không thể phát triển, lúc đó sự thay đổi QHSX lại có tácdụng chủ yếu và quyết định

d Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lĩnh vực đời sống xãhội Đó là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những tầng lớp xã hội có lợi ích căn bảnđối lập nhau đến mức không thể điều hoà được Ví dụ như mâu thuẫn giữa vô sản và

tư sản, giữa những tàn dư của kinh tế bao cấp và KTTT v.v…và chỉ có thể giải quyếtthông qua các cuộc cách mạng xã hội

Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn xuất hiện giữa những lựclượng xã hội mà lợi ích về căn bản nhất trí với nhau Ví dụ mâu thuẫn giữa doanhnghiệp quốc dơanh và doanh nghiệp tư nhân, giữa KTTT xã hội chủ nghĩa và KTTT tưbản chủ nghĩa v.v…

Nhưng hai loại mâu thuẫn trên có thể chuyển hoá cho nhau, ta xem xét điều đóqua mâu thuẫn giữa kinh tế thành thị và nông thôn Trong xã hội TBCN, ở đó thành thị

do giai cấp tư sản thống trị, bóc lột tàn khốc nông thôn- đó là một mâu thuẫn hết sứcđối kháng Nhưng ở xã hội XHCN, mâu thuẫn đối kháng đó biến thành không đốikháng, mà đến xã hội cộng sản thì mâu thuẫn đó sẽ hết

Trang 8

Trên đây ta đã nêu và phân tích những nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn,

đó chính là cơ sở lí luận cho việc vận dụng quy luật này vào việc xác định nhữngnguyên tắc chung trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế

II NGUYÊN TẮC CHUNG VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

1 Quy luật kinh tế cũng tồn tại khách quan và chứa đựng mâu thuẫn

* Thế nào là quy luật kinh tế ?

“ Quy luật kinh tế là những mối liên hệ nhân quả, tất yếu, bản chất và thườngxuyên lặp đi lặp lại trong những hiện tượng và quá trình kinh tế khách quan.” [ Kinh tếchính trị Mác- Lê nin, Nxb Giáo dục, 1998, tr 30]

Quy luật kinh tế có tính khách quan, nó ra đời, phát huy tác dụng và mất đikhông phụ thuộc vào ý chí của con người Người ta không thể tự ý tạo ra những quyluật kinh tế đồng thời cũng không thể xoá bỏ chúng Quy luật kinh tế ra đời trên những

cơ sở kinh tế chung nhất Cơ sở trực tiếp làm nảy sinh những quy luật kinh tế đặc thù

là quan hệ sản xuất Đến lượt nó, QHSX lại do tính chất và trình độ của LLSX quyđịnh Mà theo C.Mác, “người ta không thể tự ý lựa chọn được LLSX Do vậy, quy luậtkinh tế có tính khách quan.”[ Kinh tế chính trị hoc Mác- Lê nin, tập I, Nxb Giáo dục,

Tính mâu thuẫn của các quy luật kinh tế thể hiện ở phương thức hoạt động cuả

nó Các quy luật kinh tế hoạt động thông qua hoạt động của con người, con người lạihoạt động vì lợi ích của mình-mà lợi ích, hiện nay được phân phối không đồng đềugiữa các cá nhân, tổ chức, các giai cấp (chủ yếu ở xã hội TBCN), các Nhà nước

Vì vậy, ở nước ta, vận dụng các quy luật kinh tế phải nhằm thực hiện tốt việc giảiquyết lợi ích cho người lao động

2 Thực hiện cách mạng xã hội để xây dựng nền kinh tế

Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển, thay thế nhau của các hìnhthái kinh tế – xã hội Việc chuyển một hình thái kinh tế –xã hội này sang một hình tháikinh tế –xã hội khác gọi là cách mạng xã hội

Trang 9

Hay ta còn có cách hiểu khác: cách mạng xã hội là những bước chuyển biến mớicủa lịch sử trên phạm vi thế giới, nó là quá trình lịch sử có thể diễn ra hàng trăm năm,đồng thời việc giành chính quyền chỉ là một giai đoạn của cách mạng.

Vì yếu tố nền tảng của bất kì hình thái kinh tế –xã hội nào cũng là phương thứcsản xuất và sâu xa hơn nữa là cơ sở hạ tầng, nên cách mạng xã hội trước hết phải là sựthay đổi chính bản thân các quan hệ kinh tế hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội Hệ quảcủa những thay đổi này là sự chuyển biến tương ứng về kiến trúc thượng tầng cũngnhư toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội

Cách mạng xã hội là sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sảnxuất khác; là việc xoá bỏ QHSX cũ, lỗi thời và xây dựng QHSX mới phù hợp vớiLLSX tạo điều kiện cho LLSX phát triển Đây là cách mạng kinh tế

Cách mạng kinh tế là nhân tố căn bản của các cuộc cách mạng xã hội Nó vừa làđiểm khởi đầu, vừa là mục cơ bản của mọi cuộc cách mạng Sức hấp dãn và tính hiệnthực của những kết quả mà cách mạng kinh tế có thể mang lại là động lực thúc đẩy sựtham gia của đông đảo dân chúng.Đặc trưng căn bản của cách mạng kinh tế là tínhchất bước nhảy Chính bước nhảy biện chứng này làm cho chất lượng của hình tháikinh tế – xã hội sau bao giờ cũng cao hơn so với hình thái có trước

Có thể xem việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế bao cấp sang KTTTcũng là một cuộc cách mạng kinh tế Đây là một cuộc cách mạng kinh tế mà đi đôi với

nó là sự biến đổi về kiến trúc thuợng tầng của xã hội : sự thay đổi cơ chế quản lý, chủtrương chính sách, pháp luật, tư tưởng xã hội v.v…để thích ứng với nền kinh tế mới.Vậy ta có thể thấy tính chất bước nhảy của cách mạng xã hội góp phần quantrọng vào sự phát triển cuả mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hộiloài người

Trang 10

CHƯƠNG II VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

I MỘT SỐ MÂU THUẪN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIÊN NAY.

1 Khái quát chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Trước nay có nhiều quan niệm không giống nhau về công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn Có quan niệm cho đó là việc đưa công nghiệp vào nôngthôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp mang tính công nghiệp Có quan điểm lại chorằng đó là quá trình cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất nông nghiệp Một số ý kiến kháclại coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là quá trình đô thị hoánông thôn, biến nông thôn thành thành thị

Có thể thấy các quan điểm trên đều phản ánh một số khía cạnh của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; nhưng xét cụ thể từng quanđiểm thì còn phiến diện chưa đầy đủ, chưa thấy hết các mối quan hệ nội tại và kháchquan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng nhưchưa phản ánh chưa phản ánh và tính đến mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất trong quá trình này nông thôn

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đãxác định nội dung tổng quát của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thônlà:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắncông nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá,ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thịtrường

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm

và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và laođộng nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng trong kinh tế, xã hội; quy hoạch phát triểnnông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản

Trang 11

xuất phù hợp; xây dựng nông thôn công bằng văn minh, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và văn hoá của nhân dân.

2 Mâu thuẫn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

a Giữa Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất nôngnghiệp

“ QHSX là toàn bộ những quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất

và tái sản xuất xã hội “[Triết học Mác- Lê nin dùng cho các trường đại học và caođẳng khối kinh tế, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997, tr 178] Nó được thể hiện

ở ba mặt cơ bản sau:

Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động

Ba mặt nói trên là một thể thống nhất hữu cơ tạo thành QHSX, trong đó quan hệ

sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với các mặt quan hệ khác

“ LLSX là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quátrình sản xuất” [Triết học Mác- Lê nin, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997, tr 172].Phép biên chứng giữa LLSX và QHSX vạch ra quy luật khách quan của sự pháttriển xã hội Vậy thì thế nào là phù hợp? Phù hợp tức là cả ba mặt của quá trình sảnxuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, vậy trong sản xuất nông nghiệp

sự phù hợp đó đã đến đâu?

Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp đang là khu vực nảy sinh nhiều mâu thuẫn mớibức xúc và phức tạp Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp đang tồn tại nhiều mâuthuẫn: Cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn thấpkém; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thịtrường; công nghiệp ở nông thôn phát triển chậm và phân bố không đồng đều, đặc biệt

là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng duyên hải Các nhu cầu về xây dựng các hạ tầng kỹthuật cơ bản như: Điện, đường, trường, trạm, y tế phục vụ đời sống, còn chưa đượcđáp ứng Việc trang bị thiết bị cơ khí, nông cụ và áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuậtsinh học, đổi mới giống cây trồng vật nuôi, bảo quản, chế biến hàng hoá nông phẩm, chưa được triển khai đồng đều có hiệu quả Từ thực tế này đòi hỏi phải

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w