Báo cáo đầu tư xây dựng thủy điện Sơn La
QUA TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN SƠN LA I- TỔNG QUAN VỀ QUY MÔ, NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH: Dự án bao gồm ba dự án thành phần: - Xây dựng công trình - Đền bù di dân tái định cư - Xây dựng hệ thống giao thông tránh ngập Mục tiêu đầu tư của dự án: - Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tếư xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ. - Góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc. Vị trí xây dựng công trình: Tuyến Pa Vinh thuộc xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ chứa: 1 - Diện tích lưu vực: 43.760 km2 - Mực nước dâng bình thường: 215m - Dung tích hồ chứa: 9,62 tỷ m3 - Dung tích phòng lũ: 7 tỷ m3 (kể cả hồ Hòa Bình) - Diện tích mặt hồ ở MNDBT: 224 km2 Công trình đầu mối: - Đập dâng BT trọng lực, chiều cao lớn nhất: 138,1m - Công trình xả lũ có lưu lượng xả max: 34.780 m3/s Nhà máy thủy điện: - Lưu lượng lớn nhất:3.462m3/s - Công suất lắp máy: 2.400MW - Năng lượng TB nhiều năm: 10,2 tỷ KWh - Số tổ máy: 6 tổ Khối lượng công tác chính: - Đào đất đá: 12,80 triệu m3 - Đắp đất đá: 1,63 triệu m3 - Bê tông các loại: 5,40 triệu m3 - Khoan phun xi măng: 201,90 nghìn m3 - Thiết bị công nghệ: 73,03 nghìn tấn. Tổng mức đầu tư công trình: - Khoảng 36.399 tỷ VNĐ (giá quý III năm 2002 chưa kể lãi vay). - Tổng mức đầu tư điều chỉnh 60.195,928 tỷ đồng (giá quý II năm 2010 kể cả lãi vay trong thời gian xây dựng) 2 II- PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÁC GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẶT BẰNG BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH 3 2.1 Giai đoạn 1( năm 2004 – 2005) Trong giai đoạn này dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp bởi đê quai giai đoạn 1 Công tác đào kênh dẫn dòng thi công phần trên cao độ mực nước sông tự nhiên được thực hiện từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 11 năm 2004. Tháng 11 năm 2004 đắp đợt 1 đê quai đảm bảo ngăn nước mùa kiệt của đê quai giai đoạn 1 và lưu lượng xả theo lòng sông đã bị thu hẹp bởi đê quai mùa kiệt. Trước mùa lũ năm 2005 phải đắp xong đợt 2 đê quai giai đoạn I đảm bảo chống lũ năm 2005 với tần suất P=10%. Đê quai được nâng đến các cao trình cho phép chống lũ 127.0m tại phần thượng lưu và 125.5m tại phần hạ lưu. Việc nâng cao đê quai được thực hiện bằng đắp đất đá trên cạn và đầm từng lớp bằng máy đầm từ phía hố móng và do đó không phải thu hẹp thêm lòng sông. Khi lũ năm 2005 rút, giữa tháng 9 bắt đầu dỡ đê quai giai đoạn I. Đầu tháng 12 năm 2005, ngăn lòng sông bằng các banket từ vật liệu đá đắp nằm trong thân các đê quai thượng và hạ lưu giai đoạn II, và lưu lượng sông chuyển sang cống dẫn dòng thi công và kênh thi công. 2.2. Giai đoạn 2 (Năm 2006+2007+2008) Dẫn dòng đồng thời qua cống và kênh dẫn dòng thi công Công tác lấn dòng bằng các khối đắp của đê quai giai đoạn II bắt đầu thực hiện từ cuối tháng 9 năm 2005. Đầu tháng 12 năm 2005 tiến hành khởi công và ngăn sông Đà. Năm 2006: +Từ tháng 1 đến tháng 3 tiến hành thi công màn chống thấm nền đê quai giai đoạn II. +Từ tháng 4 đến hết tháng 6 tiến hành đắp hoàn chỉnh đê quai giai đoạn II đảm bảo chống lũ. +Công tác đào hố móng công trình chính được thực hiện từ cuối năm 2005 và kết thúc vào tháng 11 năm 2006. +Công tác đào và đổ bê tông ngầm các hành lang khoan phun được bắt đầu vào tháng 12 năm 2006. +Công tác đổ bê tông san phẳng nền đập chính được bắt đầu vào tháng 12 năm 4 2006. Công tác khoan phun chống thấm và gia cố nền đập phần CLN và vai trái được thực hiện từ cuối tháng 12 năm 2006. Đầu tháng 12 năm 2006 tiến hành thi công bê tông và chuẩn bị cho công tác lắp đặt các chi tiết đặt sẵn tràn xả lũ vận hành Năm 2007: Do đặc thù đến ngày 08/03/2007 mở thầu gói thầu thiết bị công nghệ nhà máy thuỷ điện. Dự kiến Hợp đồng gói thầu thiết bị cơ khí khuỷ lực có hiệu lực vào tháng 10 năm 2007, do vậy công tác bắt đầu thi công bê tông Nhà máy thuỷ điện bị chậm so với các dự kiến trong TKKTư2 (Hợp đồng gói thầu thiết bị cơ khí khuỷ lực có hiệu lực vào tháng 06 năm 2007) + Công tác thử nghiệm thi công bê tông đầm lăn bằng thiết bị đặc chủng của Nhà thầu được bắt đầu thực hiện từ tháng 7 năm 2007 và kết thúc thử nghiệm vào tháng 9 năm 2007. + Tiếp tục thi công bê tông CVC và lắp đặt thiết bị đầu công trình xả lũ. + Tháng 10 năm 2007 bắt đầu thi công CVC phần dốc nước và mũi phóng sau tràn. + Công tác thi công đập bê tông đầm lăn bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm 2007 ( khối C1 ) Năm 2008: Tiếp tục thi công bê tong đầm lăn đến 01/06/2008 thi công xong khối C3 và đến 06/10/2008 thi công xong khối C5. + Tiếp tục thi công bê tông CVC và lắp đặt thiết bị công trình xả lũ và đập không tràn bờ phải. Thi công bê tông CVC dốc nước và mũi phóng. + Tiếp tục công tác thi công bê tông CVC khối hạ lưu nhà máy thuỷ điện, phần khuỷu cong, ống hút và khu vực các phòng công nghệ. Đến cuối năm 2008 thi công xong toàn bộ bê tông các khối trụ pin hạ lưu. + Lắp đặt các ống khuỷu cong của tổ máy được bắt đầu từ tháng 7/2008 kết thúc vào tháng 10/2008. +Lắp đặt các ống côn hút của tổ máy được thực hiện xong vào tháng 12 năm 5 2008. + Đầu năm 2008 bắt đầu thi công bê tông các khối tổ máy (bê tông hộc chờ đến cao độ 98,0m) và bê tông gian lắp ráp + Tháng 6 bắt đầu thi công bê tông CVC cửa lấy nước phân đoạn tổ máy 1;2 và 3. + Tháng 10 bắt đầu thi công bê tông CVC cửa lấy nước phân đoạn tổ máy 4;5 và 6. 2.3. Giai đoạn 3 (Năm 2009 – 6/2010): Trong giai đoạn này lưu lượng dẫn dòng thi công được xả qua cống dẫn dòng thi công vào mùa kiệt, mùa lũ xả nước đồng thời qua cống dẫn dòng và đập RCC xây dở cao độ 126.0m đoạn nằm trên kênh dẫn dòng. Năm 2009: + Từ tháng 12 năm 2008 đến đầu tháng 1 năm 2009 tiến hành lấn dòng đắp các khối đắp đê quai giai đoạn III (Đê quai lấp kênh dẫn dòng). + Đầu tháng 1 năm 2009 tiến hành lấp kênh dẫn dòng, xả nước từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2009 qua cống dẫn dòng. + Từ đầu tháng 2/2009 đến cuối tháng 3/2009 thi công đập RCC khối R1 đoạn nằm trên kênh dẫn dòng đến cao độ 126.0 m, gia cố đập đảm bảo chống lũ năm 2009 + Tháng 4 tiến hành dỡ đê quai hạ lưu giai đoạn III. + Từ tháng 3 đến tháng 5 tiến hành thi công đê bao đầu tràn. + Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2009 tiếp tục thi công đập bê tông đầm lăn RCC phân đoạn vai trái. + Tháng 12 năm 2009 tiếp thi công đập RCC đoạn kênh dẫn dòng khối R2 từ cao độ 126.0 m trở lên. + Tiếp tục thi công bê tông CVC và lắp đặt thiết bị CLN, công trình xả lũ vận hành và nhà máy thuỷ điện. + Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009 tiến hành thi công đê quai bao hố xói sau dốc nước công trình xả lũ vận hành. 6 + Tháng 2/2009 lắp đặt các buồng xoắn của tua bin thuỷ lực. + Đổ bê tông đến sàn lắp ráp cao độ 118,40m vào tháng 8 năm 2009. + Đổ bê tông đến cao độ 138,0m khối tổ máy vào tháng 12 năm 2009. Tại gian lắp ráp của Nhà máy: + Đổ bê tông đến cao độ 138,0m: tháng 12/2008. + Đổ bê tông đến cao độ 158,9m: tháng 3/2009. + Lắp cầu trục trung chuyển: từ 1/5/2009 đến 1/8/2009. + Lắp cầu trục gian máy:1/9/2009 đến 31/12/2009. - Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010: + Từ tháng 1 đến tháng 5 thi công xong bê tông RCC khối R3 đến cao độ 185.0 m đảm bảo chống lũ năm 2010, sau đó tiếp tục thi công khối R3 đến cao độ 200,0m. + Thi công CLN đến cao độ thiết kế và lắp đặt xong các thiết bị cửa van, lưới chắn rác. + Thi công xong toàn bộ dốc nước sau tràn. + Tiếp tục thi công bê tông CVC nhà máy thuỷ điện. + Đầu đập tràn thi công bê tông đến cao độ thiết kế và đã lắp đặt thử nghiệm xong toàn bộ hệ thống cửa van xả sâu. Lắp đặt xong 4 cửa van cung xả mặt. + Dỡ đê bao đầu tràn. + Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010 thi công xong toàn bộ hố xói sau công trình xả lũ vận hành. + Từ tháng 5 đến cuối tháng 6 năm 2010 tiến hành dỡ toàn bộ đê quai bao hố xói sâu công trình xả lũ vận hành. 2.4. Giai đoạn 4 (7/2010 - 12/2012) Vào cuối tháng 6/2010 tiến hành nút các lỗ cống dẫn dòng. Tích nước, mùa lũ năm 2010 nước được dẫn qua các cửa xả sâu của tràn vận hành. Cuối mùa lũ năm 2010, tiến hành tích nước đến cao độ 190,0m. Phát điện thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12/2010. Hoàn thiện toàn bộ đập dâng và đập tràn. Mùa lũ năm 2010, xả nước qua các lỗ xả sâu của tràn vận hành. 7 - Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010: + Hoàn thành toàn bộ công tác thi công đập RCC. + Hoàn thành nút cống dẫn dòng + Tiếp tục công tác thi công lắp đặt nốt 2 cửa van xả mặt của đập tràn. + Tiếp tục thi công bê tông và lắp đặt thiết bị nhà máy thuỷ điện; tháng 12 phát điện thương mại tổ máy số 1. Năm 2011: + Tiếp tục thi công bê tông và lắp đặt thiết bị nhà máy thuỷ điện; tháng 5 phát điện tổ máy số 2; tháng 11 phát điện tổ máy số 3. Năm 2012: + Tiếp tục thi công bê tông và lắp đặt thiết bị nhà máy thuỷ điện; tháng 3 phát điện tổ máy số 4; tháng 7 phát điện tổ máy số 5 và cuối năm 2012 phát điện tổ máy số 6. III- BIỆN PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NHẰM HẠN CHẾ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 3.1 Các biện pháp bảo đảm an toàn trong thi công a- Công tác chuẩn bị cho thi công lắp đặt: - Dựng barie thông báo khu vực thi công. - Che chắn khu vực thi công bảo đảm không có vật tư, phế thải xây dưng rơi vãi gây nguy hiểm. - Sử dụng lưới bảo hiểm để đề phòng tai nạn trên cao. - Treo các loại biển báo AT những nơi cần thiết. - Cắt cầu dao nếu có nguồn điện chạy qua khu vực đang thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối. - Nếu khu vực thi công có độ chiếu sáng không đảm bảo, cần bố trí đèn tăng cường (vị trí bố trí đèn không gây lóa mắt người tham gia thi công). - Kiểm tra trang phục, mũ bảo hiểm cho cán bộ công nhân. b- Biện pháp bảo đảm an toàn khi làm việc trên cao: - Bảo đảm chân giáo dựng trên nền vững chắc. 8 - Nếu dựng từ 3 tầng giáo trở lên, dùng dây thừng giằng về 4 hướng hoặc gá vào phía có kết cấu vững chắc. Giằng giữa các tầng giáo với nhau tránh trường hợp nhổ chân giáo. - Dùng lưới bảo hiểm khi chồng nhiều tầng giáo. - Công nhân làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn. - Trước khi công nhân lên cao đề nghị kiểm tra giầy bảo hộ tránh trường hợp dính dầu, mỡ gây trơn trượt. - Không để dụng cụ, thiết bị thi công và phế thải xây dựng trên giáo sau khi kết thúc công việc hoặc hết giờ nghỉ. - Kiểm tra lại giàn giáo trước khi dỡ giáo hoặc di dời giáo. - Không dịch chuyển giáo khi có người ở trên giáo. c- Biện pháp bảo đảm an toàn khi vận hành máy móc thi công: - Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy móc thiết bị trước khi thi công. - Chạy thử máy để xác định máy đang vận hành tốt. - Che chắn khu vực thi công tránh trường hợp xảy ra sự cố gây vung, bắn phế thải vật tư ra xung quanh gây nguy hiểm hoặc do lửa hàn bắn ra gây bắt cháy. - Yêu cầu công nhân vận hành phải có đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động. d- Biện pháp bảo đảm an toàn khi thi công lắp đặt: - Bố trí máy móc đủ công suất, nhân lực đầy đủ khi đưa vật tư thiết bị lên cao lắp đặt. - Trường hợp vật tư thiết bị nặng phải bố trí cần cẩu bảo đảm trọng tải cần thiết, dựng barie báo hiệu khu vực nguy hiểm. - Có các biện pháp neo đỡ vật tư thiết bị phòng trường hợp sự cố. - Kiểm tra các giá treo, giá đỡ trước khi đỡ vật tư thiết bị lên lắp đặt. 3.2 Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ: a- Yêu cầu trong khu vực thi công: - Bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ cần thiết: bình phun bọt, mặt nạ phòng độc, bố trí nguồn nước dự phòng khi xảy ra cháy v.v… - Kiểm tra khu vực thi công đảm bảo không có vật dụng dễ cháy nổ. 9 - Cấm mang vật dụng dễ cháy nổ vào công trình – trường hợp vật dụng phục vụ cho thi công cần đảm bảo an toàn sử dung. - Kiểm tra nguồn điện chạy qua khu vực thi công đảm bảo không xảy ra va đập gây chập, cháy nổ điện. b- Yêu cầu đối với cán bộ, công nhân thi công: Yêu cầu cán bộ, công nhân tham gia thi công tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ đã được học tập: + Nội quy an toàn cháy nổ chung và nội quy của công ty. + An toàn cháy: + Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng: + Các yêu cầu chung về an toàn trong hàn điện: TCVN3146-1986-IEC439 - Gắn trách nhiệm của mỗi thành viên với công việc đảm bảo không bỏ vị trí khi xảy ra sự cố. - Kịp thời tổ chức phòng chống cháy nổ tại chỗ đồng thời báo cáo kịp thời cho đơn vị phòng chống có chức năng để hỗ trợ kịp thời. 3.3 Biện pháp bảo đảm an toàn lao động: - Quản lý công nhân lắp đặt. - Hàng ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của giàn giáo để kịp thời khắc phục các hư hỏng. - An toàn về điện và các thiết bị dụng cụ dùng điện : - An toàn làm việc khi cẩu chuyển vật liệu : (trong trường hợp yêu cầu của công trình trên cao, nhiều tầng) IV- CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 10 . QUA TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN SƠN LA I- TỔNG QUAN VỀ QUY MÔ, NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH: Dự án bao gồm ba dự án thành phần: - Xây dựng công trình. TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 10 Do đặc thù công trình nhà máy thủy điện Sơn La có rất nhiều nhà thầu nên các nhà thầu tự thành lập các ban an toàn lao