1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU PHẦN MỂM AUTODATA CDA3.38 VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TRA CỨU THÔNG TIN KỸ THUẬT CỦA ÔTÔ

89 735 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

2.2 Giới thiệu về phần mềm AutoData 3.38 Autodata 3.38 là phiên bản mới nhất của chương trình được biết đến bởi Aparicio AutoData, cung cấp hướng dẫn sửa chữa, chuẩn đoán, thời gian lao

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU PHẦN MỂM AUTODATA CDA-3.38 VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TRA CỨU THÔNG TIN KỸ THUẬT CỦA ÔTÔ

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN LÂM Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 6 năm 2012

Trang 2

TÌM HIỂU PHẦN MỂM AUTODATA CDA-3.38 VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TRA CỨU THÔNG TIN KỸ THUẬT CỦA ÔTÔ

Tác giả

PHẠM VĂN LÂM

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Công Hạnh

Kỹ Sư Phan Minh Hiếu

Tháng 6 năm 2012

Trang 3

ii

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm - Khoa Cơ Khí Công Nghệ - Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật ôtô Chúng em được sữ dạy dỗ đầy nhiệt huyết của các thầy cô, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè

Với lòng cảm ơn sâu sắc, chúng em được gởi lời cảm ơn chân thành đến:

 Cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người

 Ban Giám Hiệu và Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Khí Công Nghệ

 Toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy cho chúng em trong suốt quá trình học tập

 Thầy Th.S Bùi Công Hạnh và thầy Phan Minh Hiếu đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài này

 Tất cả các bạn giúp sức để em hoàn thành tốt đề tài này

Trong quá trình thực hiện đề tài khó có thể tránh được những thiếu xót Chúng em rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy cô và các bạn

Kính chúc Quý Thầy Cô sức khỏe dồi dào để dìu dắt thế hệ trẻ tương lai của đất nước ngày càng tiến xa hơn

Kính chúc các bạn có nhiều sức khỏe

Chân thành cảm ơn !

Phạm Văn Lâm

Trang 4

TÓM TẮT

1 Tên đề tài: “TÌM HIỂU PHẦN MỀM AUTODATA 3.38 VÀ ỨNG DỤNG TRONG

VIỆC TRA CỨU THÔNG TIN KỸ THUẬT CỦA Ô TÔ”

2 Thời gian và địa điểm thực hiện

 Thời gian thực hiện: Từ 12/3/2012 đến ngày 25/6/2012

 Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành thí nghiệm Bộ môn công nghệ Kỹ Thuật

Ôtô thuộc khoa Cơ Khí_Công Nghệ, trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

3 Mục đích đề tài

 Tìm hiểu về phần mềm AutoData, ứng dụng của phần mềm trong quá trình tìm hiểu về ô tô

 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm

 Trình bày một cách trình tự, gọn gàng cho người sử dụng cảm thấy dễ dàng tiếp

xúc với AutoData hơn

4 Phương pháp và phương tiện

 Cài đặt phần mềm trên máy tính và tìm hiểu thật kỹ phần mềm sau đó trình bày tóm tắt các chức năng chính của phần mềm

 Tra cứu thêm thông tin kiến thức đặc biệt là anh văn chuyên ngành kỹ thuật cơ khí

5 Kết Quả:

 Nắm được phương pháp cài đặt và phần mềm AutoData 3.38

 Hệ thống phương pháp tra cứu và sử dụng phần mềm

Trang 5

iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Khái quát 3

2.2 Giới thiệu về phần mềm AutoData 3.38 3

2.3 Các phần mềm khác tra cứu thông tin về ô tô hiện nay 4

2.4 Phương pháp cài đặt phần mềm AutoData 3.38 8

2.5 Màn hình chính của phần mềm AutoData 11

2.6 Hướng dẫn sử dụng AuToData 14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 16

3.1 Nơi thực hiện 16

3.2 Phương tiện thực hiện 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Phần thông số kỹ thuật 18

4.1.1 Technical data - Thông số kỹ thuật 18

4.1.2 Wheel alignment - Kỹ thuật về góc lái 20

4.1.3 Tyre sizes and pressures-Tyre pressure monitoring system - Kích cỡ lốp xe và áp suất lốp 22

Trang 6

4.1.4 Timing chains - Dấu cân cam, thời điểm đánh lửa sớm 23

4.2 Phần bảo dưõng 25

4.2.1 Known fixes and bulletins – Tìm hiểu lỗi và cách khắc phục 25

4.2.2 Repair times - Thời gian trong quá trình sửa chữa 26

4.2.3 Service schedules – Service indicator - Dịch vụ bảo dưỡng thông qua các chỉ số 27

4.2.4 Service illustrations - Các minh họa trong quá trình kiểm tra 30

4.2.5 Key programming - Lập trình chìa khóa 31

4.2.6 Electric parking brake – Battery disconnection and reconnection - Ngắt và kết nối accu 32

4.3 Phần kiểm tra chẩn đoán 33

4.3.1 Guided Dianostics – Hướng dẫn chẩn đoán 33

4.3.2 Engine management–Component testing - Quản lý động cơ–Kiểm tra bộ phận 39 4.3.3 Engine management–Pin data - Quản lý động cơ – Dữ liệu Pin 45

4.3.4 Engine management–Trouble shooter - Quản lý động cơ–Sửa chữa hỏng hóc 47

4.3.5 Diagnostic trouble codes - Chẩn Đoán Mã Lỗi 48

4.4 Phần hệ thống 49

4.4.1 Airbags – Hệ thống túi khí 49

4.4.2 Hệ thống điều hòa không khí - Air conditioning 53

4.4.3 Anti-lock brake systems - Hệ thống phanh chống bó cứng ABS 59

4.5 Phần tổng hợp 64

4.5.1 Component locations – Vị trí các bộ phận 64

4.5.2 Sơ đồ mạch điện - Wiring diagrams 65

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66

5.1 Kết luận 66

5.2 Đề nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 7

vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2 1: Phần mềm OnDemand 5.8 4 

Hình 2 2: Phần mềm AllData 10.20 5 

Hình 2 3: Phần mềm Vivid Workshop Data ATI 6 

Hình 2 4: Phần mềm Mercedes-Benz WIS / ASRA Net 7 

Hình 2 5 Cài đặt AutoData 3.38 8 

Hình 2 6: AutoData đang được cài đặt 8 

Hình 2 7: Cài đặt AutoData đã xong 9 

Hình 2.8: Giải nén AutoData 3.38 Crack 9 

Hình 2 9: Copy tất cả file trong AutoData 3.38 Crack 10 

Hình 2 10: Paste các file Crack vào ổ đĩa C 10 

Hình 2 11: Màn hình chính của AutoData 11 

Hình 2 12: Thanh công cụ trên AutoData 13

Hình 4 1: các thông số kỹ thuật trong Technical data 18

Hình 4 2: Các mục chính của Wheel alignment 21

Hình 4 3: Lốp xe ô tô và kích thước lốp xe ô tô 22

Hình 4 4: Hệ thống đai truyền động của xe Ford Transit 2,0 Di 24

Hình 4 5: Yêu cầu về bảo hành sửa chữa xe hơi 27

Hình 4 6: Hệ thống đai truyền động của xe Ford Transit 2.2 TDCi 30

Hình 4 7: Các mục chính của phần Key programing 31

Hình 4 8: Các mục chính của Electric parking brake – Battery disconnection and reconnection 32

Hình 4 9: Vị trí Accu và ổ khóa của xe Ford Transit 2.0D Di 32

Hình 4 10: Bảng ký hiệu sử dụng OBD II trên ô tô 33

Hình 4 11: Giắc chẩn đoán OBD II 34

Hình 4 12: Minh họa chẩn đoán “động cơ không hoạt động” 35

Hình 4 13: Minh họa chẩn đoán “động cơ không hoạt động” 35

Trang 8

Hình 4 14: Minh họa chẩn đoán “engine will not star” 36

Hình 4 15: Kiểm tra bugi xông máy 36

Hình 4 16: Kiểm tra và làm sạch accu 37

Hình 4 17: Kiểm tra mô tơ khởi động 38

Hình 4 18: Các mục chính của Engine management - Diagnostic trouble codes 39

Hình 4 19: Các mục chính của Component testing trong engine management 39

Hình 4 20: Đầu nối dây của công tắc vị trí bàn đạp ga xe Ford Mondeo 2.0 TDCi 40

Hình 4 21: Đầu nối dây của công tắc vị trí bàn đạp ly hợp xe Ford Mondeo 2.0 TDCi 41

Hình 4 22: Đầu nối dây của công tắc vị trí số lùi ga xe Ford Mondeo 2.0 TDCi 41

Hình 4 23: Đầu nối dây của cảm biến tốc độ xe của xe Ford Mondeo 2.0 TDCi 41

Hình 4 24: Đầu nối dây của cảm biến vị trí bàn đạp ga của xe Ford Mondeo 2.0 TDCi 42

Hình 4 25: Vị trí bộ phân khoang động cơ của xe Mercedes-Ben Printer 311 CDI 43

Hình 4 26: Pin Data sắp xếp theo dạng Giắc cắm xe Mescedes-Benz Sprinter 313 CDI 45 Hình 4 27: Pin Data sắp xếp theo dạng Dây dẫn xe Mescedes-Benz Sprinter 313 CDI 45

Hình 4 28: Dạng sóng ware form 1 3 20 của xe Sprinter 313CDI 46

Hình 4 29: Dạng sóng ware form 12 23 29 của xe Sprinter 313CDI 46

Hình 4 30: Các mục chính của Diagnostic trouble codes - Chẩn Đoán Mã Lỗi 48

Hình 4 31: Cổng kết nối của xe Foed Mondeo 2.0 TDCi 48

Hình 4 32: Các mục chính trong “yêu cầu khi làm việc với hệ thống SRS” 52

Hình 4 33: Vị trí mô đun và bộ căng đai trước của xe Sprinter 313CDI 53

Hình 4 34: Các trình bày của AutoData về hệ thống A/C 54

Hình 4 35: Các mục chẩn đoán áp suất hệ thống lạnh 54

Hình 4 36: Các trường hợp xảy ra trong hệ thống điều hòa dùng van giãn nở 55

Hình 4 38: Các mục chính tìm hiểu hệ thống lạnh 56

Hình 4 39: Khoang động cơ xe Ford Transit 2.2 TDCi 56

Hình 4 40: Bảng đồng hồ xe Ford Transit 2.2 TDCi 58

Hình 4 41: Các mục chính trình bày trong hệ thống ABS 59

Hình 4 42: Trình bày mã lỗi của hệ thống ABS 60

Hình 4 43: Giắc cắm xe Ford Mondeo 1.8 TDCi 61

Hình 4 44: Dây dẫn xe Ford Mondeo 1.8 TDCi 61

Trang 9

viii

Hình 4 45: Sóng Wave form xe Ford Mondeo 1,8 TDCi 61

Hình 4 46: Mục System information của hệ thống ABS 62

Hình 4 47: Vị trí các bộ phận của hệ thống ABS 62

Hình 4 48: Trình bày các mục của Component locations 64

Hình 4 49: Trình bày các mục của Wiring diagrams 65

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4 1: Trình bày thông số về kích thước lốp xe 22 

Bảng 4 2: Các bộ phận cần kiểm tra bảo dưỡng sau 20.000 km và 12 tháng 27 

Bảng 4 3: Bảng trình bày giá trị điện trở, điện áp, xung điện 40 

Bảng 4 4: Ký hiệu các màu trong sơ đồ mạch điện 42 

Bảng 4 5: Minh họa cách trình bày trong Pin Data 45 

Bảng 4 6: Ký hiện của các tín hiệu Pin Data 47 

Bảng 4 7: Các mã lỗi của hệ thống túi khí không sử dụng túi khí bên 49 

Bảng 4 8: Các mã lỗi của hệ thống túi khí không sử dụng túi khí bên 50 

Bảng 4 9: Bảng lực xiết momen xoắn - Tightening torques 52 

Bảng 4 10: Các bộ phận của hệ thống điều hòa trên khoang động cơ của xe Ford Transit 2.2 TDCi 57 

Bảng 4 11: Vị trí các bộ phận bảng đồng hồ xe Ford Transit 2.2 TDCi 58 

Bảng 4 12: Cách trình bày Component testing của hệ thống ABS 60 

Bảng 4 13: Các bộ phận của hệ thống ABS xe Mercedes-Benz Sprinter 311CDI 63 

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

PAS: Power Assisted Steering VIN: Vehicle Indentification Number

TDCi: Turbocharge Common Rail injection

CDI: Capacitor Discharge Ignition OBD: On-Board Diagnostic

ECU: Engine Control Unit ECM: Engine Control Modul SRS: Supplementary Restraint System ABS: Anti-lock brake systems

A/C: Air Condition

Trang 12

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước thì ngành công nghệ ô tô cũng đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hiện nay Vấn đề về chất lượng, dịch vụ sản phẩm ô tô tất nhiên được các nhà sản xuất chú ý hàng đầu để tạo niềm tin cho khách hàng Vấn đề tra cứu ô tô về chất lượng, uy tín, sự an toàn là một vấn đề nang giải, những yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào nhà sản xuất, tuy nhiên sự hiểu biết của người tiêu dùng cũng góp một phần không nhỏ Vì vậy việc ứng dụng công nhệ thông tin vào việc tìm hiểu và tra cứu ô tô là một nhu cầu hết sức cần thiết mang lại sự tiện lợi nhanh chóng và hết sức đơn giản cho khách hàng

Trang 13

Đề tài “TÌM HIỂU PHẦN MỂM AUTODATA CDA-3.38 VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TRA CỨU THÔNG TIN KỸ THUẬT CỦA ÔTÔ” sẽ giúp cho bạn tìm hiểu đánh giá sử dụng phần mềm Autodata trong việc tra cứu thông tin ô tô đạt hiệu quả tốt nhất

 Giới thiệu tổng quan về phần mềm AutoData 3.38

 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm

 Từ tình hình thực tế đưa ra những nhận xét kiến nghị về thông tin tra cứu ô tô bằng AutoData

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Khái quát

Phần mềm AutoData trình bày về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật Các thông tin,

số liệu về một chiếc xe được trình bày trong các mục chia ra theo nhiều hệ thống khác nhau Ví dụ về hệ thống cam, hệ thống treo, các thông số kỹ thuật, bánh xe, sử dụng dầu nhờn, loại xăng và hệ thống lạnh sử dụng môi chất R12 hay là R134a Câu hỏi đặt ra là bạn chưa biết về chiếc ô tô của bạn dùng những công nghệ gì so với những chiếc ô tô khác, bạn sẽ trả lời được câu hỏi đó khi bạn nắm bắt được phương pháp tra cứu phần mềm AutoData

2.2 Giới thiệu về phần mềm AutoData 3.38

Autodata 3.38 là phiên bản mới nhất của chương trình được biết đến bởi Aparicio AutoData, cung cấp hướng dẫn sửa chữa, chuẩn đoán, thời gian lao động, những thông tin

về động cơ xăng và diesel, các dữ liệu để điều chỉnh sự sắp xếp, lắp đặt, các dây đai và dây chuyền GRM (Good manufacturing Practices), sửa chữa điều hòa không khí, ABS và các hệ thống khác của xe ôtô châu Âu, Nhật Bản Ngoài ra AutoData còn cập nhật thêm nhiều dữ liệu mới hơn so với các phần mềm trước đó

Phần mềm như là một tấm danh mục đầy đủ hơn về thông tin và dữ liệu kỹ thuật, giải thích nghiên cứu các mã lỗi, quản lý động cơ, ABS, mạch điện…để nghiên cứu về các chủ đề khác nhau bao gồm: hệ thống điện, hệ thống quản lý động cơ ECU, phanh

Trang 15

4

2.3 Các phần mềm khác tra cứu thông tin về ô tô hiện nay

Phần mềm AutoData trước đây được sử dụng với các phiên bản khác như 3.24 Việc thị trường ô tô thế giới ngày nay đang được phát triển rất mạnh mẽ sự gia nhập của các hãng ô tô khác nhau nhằm cải tiến công nghệ sản xuất, phát triển thêm nhiều dòng xe khác nhau khiến cho các phần mềm trước đó thiếu sót rất nhiều AutoData 3.38 mặc dù vẫn chưa phải là phiên bản hoàn chỉnh nhưng cũng đáp ứng được phần nào hỗ trợ cho người sử dụng ít nhất là về phần Technical Data - Thông số kỹ thuật ở mục này chúng ta cũng tra cứu được rất nhiều thông tin về số liệu kỹ thuật, còn các mục khác vẫn còn có chỗ thiếu sót Do đó khi trình bày về hướng dẫn sử dụng phần mềm tôi sẽ trình bày tất cả các mục có của phần mềm này trong nhiều hãng khác nhau nhằm giúp cho các bạn có đầy

đủ thông tin dữ liệu hơn

a) Ondemand 5.8: Được chẩn đoán trên máy tính và đánh giá thông tin hệ thống Bản đầy đủ khoảng 74 GB

Phần mềm là cơ sở dữ liệu để sửa chữa ô tô của thị trường ô tô Mỹ và chuyên nhập trong thị trường Hoa Kỳ Chương trình bao gồm các mô tả về công nghệ sửa chữa và bảo trì, chẩn đoán, các tính toán của tiêu chuẩn giờ, sơ đồ điện, phụ tùng, sửa chữa tự động và

cơ khí được truyền đi Mitchell On Demand là một công cụ hữu ích cho các dịch vụ sửa chữa và bảo trì

Hình 2.1: Phần mềm OnDemand 5.8

Trang 16

b) Alldata 10.20: Với dung lượng là 167 Gb AllData là phần mềm chuyên nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới dành cho kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cũng như các giảng viên

chuyên ngành cơ khí động lực

+ Tra cứu mạch điện toàn bộ ô tô của từng đời xe, từng loại xe của các hãng ô tô

+ Hỗ trợ hướng dẫn sửa chữa một cách khoa học, có hình vẽ minh họa

+ Có mạch dầu và các van điều khiển hộp số tự động, hệ thống ABS, hệ thống Air bag… + Hình ảnh chi tiết các hệ thống trong động cơ, phanh, cơ cấu lái, về vị trí các chi tiết

như: tất cả cầu chì, các hộp điều khiển điện tử, các cảm biến…

Hình 2.2: Phần mềm AllData 10.20

Trang 17

cơ cũng như bao gồm sơ đồ hệ thống điện hệ thống điều hòa không khí

- Vivid Workshop Data ATI bao gồm tất cả các thông tin mà bạn cần phải xác dịnh chiếc xe

- Các phím tắt (siêu liên kết) có sẵn ở các cấp độ khác nhau cho phép bạn truy cập đến thông tin liên quan

- Dễ dàng tìm kiếm, chỉ cần gõ vào một mã số hay mô hình động cơ để lấy tất cả các

mô hình và các loại phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của bạn

- Cải thiện đồ họa các bản vẽ so với các phần mềm trước

- Thông số về EOBD và các mã lỗi cụ thể

Hình 2 3: Phần mềm Vivid Workshop Data ATI

Trang 18

d) Mercedes-Benz WIS / ASRA Net G dung lượng khoảng 5.33 GB

- Giúp tìm kiếm tài liệu nhanh hơn

- Đơn giản hóa tìm kiếm tài liệu trong Mercedes Benz WIS EWA Net

- Hệ thống hoạt động đơn giản

- Truy cấp các chức năng dữ liệu về ô tô

- Đơn giản hóa việc giải quyết bảo hành bằng cách tích hợp các thiệt hại mã hóa trong WIS

- Tài liệu truy cập bằng cách sử dụng mã số trong Mercedes Benz WIS EWA NET

Hình 2 4: Phần mềm Mercedes-Benz WIS / ASRA Net

Trang 19

8

2.4 Phương pháp cài đặt phần mềm AutoData 3.38

Việc cài đặt phần mềm AutoData 3.38 khá đơn giản không khó khăn như các phần mềm trước đó 3.24 việc Crack và cài đặt phức tạp hơn rất nhiều Sau đây là cách cài đặt phần mềm AutaData 3.38:

Trước tiên bạn phải có 2 phần AutoData 3.38 EN và AutoData 3.38 Crack sau đó giải nén

“AutaData 3.38 En” ra thư mục rồi nhấn double trái chuột vào Install

Hình 2 5 Cài đặt AutoData 3.38

Phần mềm sẽ tự động cài đặt dữ liệu vào ổ đĩa C với tên ADCDA2 khoảng 3 phút

Hình 2 6: AutoData đang được cài đặt

Trang 20

Sau khi cài đặt sẽ hiện lên bảng sau

Hình 2 7: Cài đặt AutoData đã xong

Press any key to continue - Nhấn bất kỳ 1 phím

Sau khi cài đặt xong bạn vào thư mục chứa và giải nén AutoData 3.38 Crack ra

Hình 2.8: Giải nén AutoData 3.38 Crack

Trang 21

10

Sau khi giải nén vào thư mục AutoData 3.38 Crack và Copy tất cả các icon bên trong đó

Hình 2 9: Copy tất cả file trong AutoData 3.38 Crack

Sau khi Copy các file ở AutoData 3.38 Crack bạn vào ổ đĩa C:/ADCDA2 và Paste các file copy vào thư mục đó

Hình 2 10: Paste các file Crack vào ổ đĩa C

Trang 22

2.5 Màn hình chính của phần mềm AutoData

Hình 2 11: Màn hình chính của AutoData

Màn hình chính của phần mềm AutoData với giao diện dễ sử dụng, các mục được trình bày theo các cột để người dùng lựa chọn một cách thích hợp Khi sử dụng cần phải chú ý các mục sau :

 Year: năm sản xuất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ năm 2011 đến năm 1959 Hoặc bạn có thể chọn “All year”

 Manufacturer: Mục manufacturer với 95 hãng xe hơi khác nhau trên toàn thế giới được sắp xếp theo thứ tự A, B, C…

 Model range: sau khi chọn nhà sản xuất phần mềm sẽ xuất ra các mẫu xe được cập nhật trong trương trình

Chú ý: các hãng sản xuất có rất nhiều Model range khác nhau do đó việc chọn đúng mã số

xe để tra cứu cũng rất quan trọng, các thông số cần chú ý đó là:

Trang 23

12

 Engine: Việc một dòng xe được các hãng sản xuất nâng cấp nhằm tăng công suất động cơ, các tiện nghi tiện ích nhằm cạnh tranh trên thị trường Do đó với một dòng xe mục Engine có nhiều thông số khác nhau người dùng phải lựa chọn một cách chính xác

 Engine code: một dòng xe sử dụng các động cơ khác nhau về tỷ số nén, thể tích xy lanh khác nhau hoặc sử dụng tubor tăng áp Ngoài ra việc tra cứu còn phải dựa trên các mã code động cơ khác nhau có công suất khác nhau

Trang 24

Hình 2 12: Thanh công cụ trên AutoData

Như ta thấy trên giao diện chính của chương trình: bên dưới là thanh công cụ với các

phím tắt từ F1 đến F12

 F1: “Help” giúp đỡ người dùng

 Ctrl+F1: số điện thoại, Fax, email hỗ trợ

 F2: Các chủ đề về kỹ thuật

 F3: Cài đặt các thông tin về quyền sử dụng phần mềm, cách update online Autodata 3.38 đã được crack 1 cách đơn giản nên phần này cũng không quan trọng khi ta có đầy đủ thông tin trong việc tra cứu thông tin

 F4: VIN plate location là yếu tố quan trọng để xác định chính xác chiếc xe và động

cơ đã được đưa vào nó khi nó được sử dụng

Với các mẫu xe có mục VIN plate vào mục này ta nhấn tiếp F3 để nhận biết vị trí của tấm VIN, Mã động cơ, mã số VIN, vị trí đầu nối và nắp ca-pô bên ngoài

 F5: đây là mục hỗ trợ khá tốt cho việc tra cứu thông tin khi biết mã động cơ.Sau khi chọn “manufacturer” ( nhà sản xuất ) ta nhấn phím F5 sẽ tra cứu về các động cơ với các mã code khác nhau, tùy theo năm sản xuất

 F6: chỉ ra 20 mã xe bạn đã xem trước đó bao gồm nhà sản xuất, loại xe, năm sản xuất, mã động cơ…

 F8: cơ sở cấu hình dữ liệu.Giúp người sử dụng thiết lập việc loại trừ những hãng

xe, nhà sản xuất nào ta không muốn tra cứu ở mục thêm vào ô “Explain”

 F9: giới thiệu về bản quyền của phần mềm (Sản phẩm này có chứa tài liệu được sao chép và phân phối theo giấy phép từ RENAILT, Mazda.không tái sản xuất hoặc phân phối các thông tin được cho phép mà không có sự cho phép bằng văn bản của RENAULT, Mazda)

 F10: hiển thị các mô hình sơ đồ mạch điện

 F11: ký hiệu của các đèn cảnh báo

Trang 25

14

2.6 Hướng dẫn sử dụng AutoData

Phần mềm AutoData trình bày cho người sử dụng về các vấn đề sửa chữa, tra cứu thông tin về thông số kỹ thuật, các hệ thống trên xe Hướng dẫn cho người sử dụng việc tra cứu thông tin, tìm kiếm Các chức năng của các hệ thống trên xe, cách thức áp dụng, kiểm tra chẩn đoán, bảo dưỡng các hệ thống

Sau khi lựa chọn năm sản xuất, nhà sản xuất, hãng xe và đời xe loại nào, bạn bấm vào nút

“Oke” thì các chức năng chính của phần mềm sẽ hiện thị

Bao gồm 18 chức năng chính dưới đây Mặc dù trong phần mềm hầu hết một vài động cơ

sẽ không trình bày đầy đủ toàn bộ 18 chức năng, do đó quá trình hưóng dẫn sử dụng phần mềm tôi sẽ trình bày toàn bộ 18 chức năng này nhưng trong các hãng xe khác nhau nhằm hướng dẫn cho bạn một cách đầy đủ nhất

Chức năng được xem là phổ biến nhất trong AutoData đó là Technical Data Thông số kỹ thuật Đây là mục thể hiện rõ các điều cơ bản nhất về xe hơi, chức năng bao quát nhất trong việc tìm kiếm thông tin về bất cứ hãng xe nào

Ngoài ra việc trình bày minh họa các hình ảnh, thông số trong các hệ thống như: hệ thống túi khí, hệ thống phanh ABS, hệ thống điều hòa

+ Trong 3 hệ thống kể trên thì AutoData trình bày theo 1 trình tự như nhau đó là Component testing - Kiểm tra các bộ phận, Wiring diagrams - Các sơ đồ mạch điện, System information - Thông tin về hệ thống, Component locations - Vị trí của các bộ phận trong hệ thống với illustrations - hình ảnh minh họa nhằm hướng dẫn cho bạn một cách chi tiết nhất

+ Với các thông số tra cứu, các hệ thống được trình bày rõ ràng theo thứ tự và các hình ảnh minh họa trực tiếp, sơ đồ mạch điện trình bày bên dưới thanh công cụ trong bất kỳ hệ thống nào, AutoData đã cung cấp có thể là đầy đủ rõ ràng cho người sử dụng phần mềm này

Trang 26

Các chức năng của AutoData trong phần mềm có thể được chia thành 5 phần như sau:

- Phần thông số kỹ thuật:

+ Technical data - Thông số kỹ thuật

+ Wheel alignment - Kỹ thuật về góc lái

+ Tyre sizes and pressures-Tyre pressure monitoring system - Kích cỡ lốp xe và áp suất lốp

+ Timing chains - Dấu cân cam, thời điểm đánh lửa sớm

- Phần bảo dưõng:

+ Known fixes and bulletins - Tìm hiểu lỗi và cách khắc phục

+ Repair times - Thời gian trong quá trình sửa chữa

+ Service schedules–Service indicator - Dịch vụ bảo dưỡng thông qua các chỉ số + Service illustrations - Các minh họa trong quá trình kiểm tra

+ Key programming - Lập trình chìa khóa

+ Electric parking brake–Battery disconnection and reconnection - Ngắt và kết nối

accu

- Phần kiểm tra chẩn đoán:

+ Guided Dianostics - Hướng dẫn chẩn đoán

+ Diagnostic trouble codes - Chẩn đoán mã lỗi

+ Engine management–Component testing - Quản lý động cơ–Kiểm tra bộ phận + Engine management–Pin data - Quản lý động cơ – Dữ liệu Pin

+ Engine management–Trouble shooter - Quản lý động cơ–Sửa chữa hỏng hóc

- Phần hệ thống:

+ Airbags - Túi khí

+ Air condition - Hệ thống điều hòa AC

+ Anti-lock brake systems - Hệ thống ABS

- Phần tổng hợp:

+ Component locations - Vị trí các hệ thống

+ Wiring diagrams - Sơ đồ mạch điện

Trang 27

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

3.1 Nơi thực hiện

- Thời gian thực hiện: từ 12/3/2012 đến 25/5/2012

- Đề tài được thực hiện: Tại xưởng thực hành thí nghiệm Bộ môn công nghệ Kỹ Thuật Ô tô thuộc khoa Cơ Khí Công Nghệ, trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

3.2 Phương tiện thực hiện

- Máy tính với cấu hình:

* Hệ điều hành: Windows Xp, Windows 7

* CPU: PIV 800/ Pentium 2.1 Ghz

* RAM: 512 MB

* Dung lượng đĩa trống: 1,5GB

- Phần mềm Autodata

3.3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài qua internet

+ Sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản về máy tính

+ Thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè, tra cứu tài liệu sách báo

Trang 28

+ Có kiến thức về anh văn chuyên ngành, tìm hiểu về các hãng xe trên toàn thế giới

và nắm rõ nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trên ô tô hiện nay

 Phương pháp nghiên cứu thực hành

+ Dịch các tài liệu

+ Nắm rõ các chức năng chính và cách sử dụng phần mềm

+ Phải thực hiện đúng và đầy đủ quy trình tra cứu

+ Ghi nhận thông tin tra cứu

Trang 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phần thông số kỹ thuật

+ Technical data - Thông số kỹ thuật

+ Wheel alignment - Kỹ thuật về góc lái

+ Tyre sizes and pressures-Tyre pressure monitoring system - Kích cỡ lốp xe và áp suất lốp

+ Timing chains - Dấu cân cam, thời điểm đánh lửa sớm

4.1.1 Technical data - Thông số kỹ thuật

Hình 4 1: Các thông số kỹ thuật trong Technical data

Trang 30

 Vehicle identification - nhận biết xe: đây là mục quan trọng giúp người sử dụng nhận biết được các thông số kỹ thuật về số xy lanh, công suất, tỷ số nén, tỷ lệ octane thấp nhất, hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu…

 Ignition system - hệ thống đánh lửa: tìm hiểu về giá trị của điện trở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp, thứ tự đánh lửa có minh họa thông qua hinh vẽ

 Tuning and emissions: điều chỉnh thời điểm đánh lửa và nồng độ khí xả

 Spark plugs: thông số kỹ thuật về bougie như nguồn gốc thiết bị (original equipment), giá trị khe hở bougie…

 Fuel system: hệ thống nhiên liệu

 Service check and adjustments: các dịch vụ về kiểm tra và điều chỉnh bao gồm: điều chỉnh van hút, van xả, kiểm tra áp suấ nhớt, điều chỉnh nhiệt độ nước…

 Lubricant and capacities - dầu bôi trơn và dung lượng: ở vùng có nhiệt độ môi trường khác nhau thì sử dụng dầu bôi trơn với chất lượng khác nhau để phù hợp với điều kiện nhiệt độ

 Tightening torques - lực siết: biểu đồ lực siết tại các vị trí

 Starting and charging: chế độ khởi động và nạp điện

 Brake disc and drum dimensions: Đĩa phanh và trống phanh

 Air condition: hệ thống điều hòa

Qua các mục trên cho thấy rằng Technical Data là phần chỉ ra cho ta nhiều thông tin đầy

đủ nhất Phần mềm AutoData có đầy đủ hầu hết thông số kỹ thuật của tất cả các hãng xe, đây là một ưu điểm lớn của AutoData so với các phần mềm khác hiện nay

Ví dụ: Cách đọc thông số kỹ thuật của hệ thống A/C trên xe Mercedesben-Printer 311CDI

No of AC service connector: 2 Sử dụng đầu kết nối số: 2

Air conditioning restrictor type valve: Expansion valve Loại dùng van giãn nở

Air conditioning refrigerant Type: R134a Môi chất sử dụng: R134a

Air conditioning refrigerant quantit grams: 860 Lượng môi chất: 860grams Air conditioning oil quantity cm3:120 Lượng dầu sử dụng: 120 cm Air conditioning oil viscosity ISO: 46 Độ nhớt ISO 46

Trang 31

20

4.1.2 Wheel alignment - Kỹ thuật về góc lái

 Giới thiệu về các góc lái và chức năng của chúng

 Góc Camber

Các bánh trước của xe được lắp vào khung xe với những góc nghiêng, có thể nghiêng ra ngoài hoặc nghiêng vào trong so với phương thẳng đứng Góc như vậy được gọi là góc “camber” Khi bánh xe nghiêng ra ngoài gọi là góc camber dương, ngược lại khi nghiêng vào trong thì gọi là góc camber âm Nếu bánh xe trùng với phương thẳng đứng thì góc camber bằng 0

 Chức năng của góc Camber

Đa số các xe trước đây, các bánh xe được bố trí gắn với khung xe tạo thành góc camber dương Mục đích của việc tạo ra góc camber này, để cải thiện độ bền của cầu trước và lốp sẽ tiếp xúc vuông góc với mặt đường, để hạn chế sự mòn không đều của lốp

 Góc castor

Góc Caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục Góc Caster được xác định bằng cách đo giữa trục xoay đứng và phương thẳng thẳng đứng nhìn từ cạnh xe + Nếu nghiêng về phía trước gọi là Caster dương

+ Nếu nghiêng về phía sau của trục gọi là Caster âm

+ Khoảng cách từ giao điểm của đường tâm trục đứng tới mặt đất mặt đất tiếp xúc lốp xe

và đường, khoảng cách này là khoảng Caster

+ Góc Caster thì ảnh huởng đến độ ổn định của chuyển động, còn khoảng Caster ảnh hưởng đến tính năng hồi vị của bánh xe khi xe chuyển động quay vòng

 Chức năng của góc Caster

+ Ổn định chuyển động thẳng: Trường hợp xe quay vòng, xe bố trí góc Caster dương quay sang trái Lúc này, trục của bánh xe có xu hướng bị đè xuống do nó quay quanh trục xoay đứng đặt nghiêng Thực tế thì cam quay bên trái bị đẩy lên phía trên, tác dụng nâng thân xe lên (do thân xe gắn với trục) Khi quay vòng hoàn tất và vôlăng ở vị trí cân bằng (tâm cân bằng), trọng lượng của xe được đẩy lên làm cam dịch chuyển xuống phía dưới Chính vì vậy, trục bánh xe sẽ xoay về vị trí chuyển động thẳng ban đầu

Trang 32

+ Việc nâng thân xe lên, làm bánh xe hồi vị do xuất hiện mômen kích tác dụng làm ổn định chuyển động của xe

 Góc King Pin

- Khi bánh xe quay sang phải hoặc sang trái thì bánh xe sẽ xoay quanh trục thẳng đứng Trục này có thể xác định bằng cách vẽ một đường thẳng đi qua giữa đỉnh của ổ bi đỡ trên giảm chấn và khớp cầu của hệ thống treo Việc xác định đường thẳng này không chính xác, chỉ tương đối

- Đường này sẽ bị nghiêng vào trong khi nhìn từ phía trước xe, đường này hợp với phương thẳng đứng một góc và góc này gọi là góc King Pin

- Khoảng cách từ giao điểm của trục xoay đứng với mặt đất và đường tâm xe với mặt đất gọi là độ lệch “L”

 Chức năng của góc King pin

+ Giảm lực đánh lái lên vôlăng

+ Giảm phản lực tác dụng và lực kéo lệch sang một bên

+ Cải thiện tính ổn định chạy thẳng

Hình 4 2: Các mục chính của Wheel alignment

- Dimensions: Kích thước

- Tightening torques: Số liệu về lực siết tiêu chuẩn

- Checking range – Front wheels: Kiểm tra thông số góc lái bánh xe trước

- Setting data – Allwheels: Thông số về góc lái của tất cả các bánh xe

Trang 33

22

4.1.3 Tyre sizes and pressures-Tyre pressure monitoring system - Kích cỡ lốp xe và

áp suất lốp

Hình 4 3: Lốp xe ô tô và kích thước lốp xe ô tô

Lốp có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại xe và đặc tính

sử dụng của nó Các kính cỡ, tính năng và hình dạng thường được ghi ngay trên mặt bên

của lốp

Chẳng hạn trên mặt bên của một chiếc lốp có ghi là 195/60 R 15 88H điều này có

nghĩa là loại lốp theo tiêu chuẩn quốc tế; chiều rộng lốp là 195mm; tỷ lệ chiều cao/chiều

rộng là 60%; loại lốp bố tròn (R); đường kính vành lốp là 15 inch; khả năng chịu tải (chỉ

số chịu tải 88 tương đương với 530 kg); tốc độ lớn nhất cho phép H (tương đương khoảng

210 km/h)

Tra cứu thông tin về kích cỡ và áp suất lốp xe trong AutoData được trình bày dưới dạng:

Bảng 4 1: Trình bày thông số về kích thước lốp xe

Rear bar (psi)

Áp suất bánh sau

Front bar (psi)

Áp suất bánh trước

Rear bar (psi)

Áp suất bánh sau

- - - - - - -

Trang 34

4.1.4 Timing chains - Dấu cân cam, thời điểm đánh lửa sớm

 Tìm hiểu về cân cam:

Trong quá trình làm việc, trục cam điều khiển sự đóng mở của các xú páp, trục khuỷu điều khiển sự chuyển động lên xuống của các piston Tuy nhiên, sự lên xuống của các piston phải phối hợp đúng với sự làm việc của các xú páp thì động cơ mới làm việc được, vì vậy trong khi lắp ráp, động cơ phải bảo đảm đúng vị trí ăn khớp giữa bánh răng cam và bánh răng cốt máy Vị trí lắp đúng đó được gọi là cân cam Phương pháp cân cam gồm có:

- Cân cam theo dấu: Đây là trường hợp dấu trên cốt máy hoặc bánh răng cốt máy và bánh răng cam đã được cho bởi nhà chế tạo Chúng ta chỉ cần căn cứ vào các dấu cho sẵn để lắp ráp

- Cân cam không theo dấu: Đây là trường hợp bất đắc dĩ mà chúng ta phải thực hiện khi dấu trên bánh răng cam và bánh răng cốt máy không có hoặc có rất nhiều dấu lẫn lộn mà chúng ta không xác định được

Thời điểm đánh lửa sớm là: Góc đánh lửa sớm là góc quay của trục cơ kể từ lúc Bugi bật tia lửa điện đến khi Piston đến Điểm chết trên ở cuối kỳ nén, ở tốc độ động cơ càng cao thì đòi hỏi góc đánh lửa sớm phải càng lớn

 Các mục trình bày của AutoData về cân cam và đánh lửa sớm bao gồm:

+ Replacement intervals - Các khoảng thời gian thay thế

+ Important note - Các chú ý quan trọng

+ Check For Engine Damage - Kiểm tra hư hỏng của động cơ

+ Repair Times (hrs) - Thời gian sửa chữa (tính theo giờ)

+ Special Tools - Các dụng cụ SST chuyên dùng

+ Special Precautions - Các yêu cầu thận trọng trước khi sửa chữa

+ Removal - Thứ tự tháo các chi tiết của cơ cấu cam

+ Installation - Thứ tự lắp các chi tiết của cơ cấu cam

Trang 35

24

Hình 4 4: Hệ thống đai truyền động của xe Ford Transit 2,0 Di

Các ký hiệu trên hệ thống cam của xe Ford Transit 2,0 Di

[1],[2]&[10] Dấu thời gian – Sprocket

[3] Dụng cụ khóa bánh đà - Flywheel locking tool

[4] Móc gài – Pawl

[5] Khóa trong - Lock in

[6] Bộ căng đai - Tensioner locking pin

[7] Bánh răng vòi phun - Injection sprocket pump sprocket

[8] [9] Bu lông bánh răng vòi phun - Injection pump sprocket bolt

Trang 36

4.2 Phần bảo dưõng

+ Known fixes and bulletins - Tìm hiểu lỗi và cách khắc phục

+ Repair times - Thời gian trong quá trình sửa chữa

+ Service schedules–Service indicator - Dịch vụ bảo dưỡng thông qua các chỉ số + Service illustrations - Các minh họa trong quá trình kiểm tra

+ Key programming - Lập trình chìa khóa

+ Electric parking brake–Battery disconnection and reconnection - Ngắt và kết nối

accu

4.2.1 Known fixes and bulletins – Tìm hiểu lỗi và cách khắc phục

Nêu lên các lỗi có thể xảy ra ở các hệ thống ABS, Chassis - khung máy , Clutch –

ly hợp, Electrical - Hệ thống điện, Engine management- Hệ thống điều khiển động cơ , Exhaust - hệ thống khí thải, Noise, vibration and harshness - Tiếng ồn, dao động, giảm xóc, Suspension - hệ thống treo

Ở mỗi mục của màn hình truy cập vào việc tra cứu dữ liệu đều đưa cho người dùng những ứng dụng khác nhau Mục “Tìm hiểu lỗi và cách khắc phục” nêu lên 4 chức năng sau:

 Affected vehicles: khoảng ảnh hưởng đối với các module động cơ

 Problem: dẫn chứng ra những lỗi có thể ảnh hưởng đến hệ thống

 Cause: ảnh hưởng của các lỗi ở mục broblem tới một hệ thống nào đó

 Remedy: cách thức khắc phục

Ngoài ra ở mục này phần mềm cũng đưa ra hình ảnh giúp chỉ rõ cho ta thấy vị trí của cơ cấu

Trang 37

 Clutch & Controls: ly hợp và điều chỉnh

 Manual transmission: hộp số thường

 General electrics: tổng quát hệ thống điện

 Aircondition & heating: điều hòa

 Body – Front section: phần thân xe phía trước

 Body – Centre section: phần thân xe ở giữa

 Body – Rear section: phần thân xe phía sau

Trong mỗi mục người dùng có thể tra cứu thông tin sửa chữa về những chức năng nhỏ bên trong

Trang 38

4.2.3 Service schedules – Service indicator - Dịch vụ bảo dưỡng thông qua các chỉ

số

Các dịch vụ bảo dưỡng “chính” được thực hiện sau 20.000 km và 12 tháng

Hình 4 5: Yêu cầu về bảo hành sửa chữa xe hơi

Dưới đây là các bộ phận thiết bị trong quá trình bảo dưỡng phải được kiểm tra sau khi xe

đã sử dụng 12 tháng và đi được 20.000 km

Bảng 4 2: Các bộ phận cần kiểm tra bảo dưỡng sau 20.000 km và 12 tháng

VEHICLE ON FLOOR – Xe trên sàn

Brake servo hoses/check valve Ống cao su của bộ trợ lực/kiểm tra van

Parking brake travel Khoang bàn đạp panhh

Seatbelts/mountings Dây đai an toàn/các thiết bị

Horn Còi

Front wiper blades Lá gạt nước phía trước

Front screen wash Cần gạt kính phía trước

Trang 39

28

Instrument illumination Các thiết bị chiếu sáng

Direction indicators/hazards Đèn báo rẽ/Đèn Hazard

VEHICLE FULLY RAISED – Xe nâng hoàn toàn

Clutch hydraulic system Hệ thống lý hợp thủy lực

Steering column couplings Khớp nối trục tay lái

Suspension joints/seals/gaiters Khớp hệ thống treo/Cổ trục/vỏ chụp Drive shaft joints/seals/gaiters Khớp Trục điều khiển/ Cổ trục/vỏ chụp

Brake pipe corrosion Mòn ống dẫn dầu phanh

Trang 40

VEHICLE HALF RAISED – Xe nâng mức trung bình Front wheel bearings Ổ bạc đạn bánh xe trước

Parking brake cables/linkages Dây cáp phanh/cơ cấu phanh

Brake hydraulic system Hệ thống phanh thủy lực

ENGINE BAY OPERATIONS – Kiểm tra khoang động cơ

Brake fluid reservoir Bình dầu phanh

Coolant level/anti-freeze strength Chất đóng băng/làm lạnh

Coolant hoses Các ống cao su của hệ thống làm mát

Diesel fuel filter Lọc nhiên liệu diesel

FINAL ITEMS CHECK - Các thiết bị kiểm tra cuối cùng

Road wheel nuts/bolts Đai ốc/bu lông bánh xe

Điều kiện sàn xe, chất làm kín cần phải được thực hiện bởi một đại lý ủy quyền về sửa chữa, hãy tham khảo điều khoản bào hành thân xe, sơn Phí bổ sung có thể áp dụng Các dịch vụ kiểm tra bổ sung: Sau mỗi 24 tháng tiến hành kiểm tra mà không phụ thuộc vào số km đường đi

Ngày đăng: 05/06/2018, 11:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S Bùi Công Hạnh, 2010. Giáo trình hệ thống điện động cơ.Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Khác
2. Th.S Thi Hồng Xuân, 2010. Bài giảng cấu tạo động cơ.Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Khác
3. TS Hoàng Đình Long, 2007. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô. Nhà xuất bản giáo dục Khác
4. Th.S Bùi Công Hạnh, 2009. Giáo trình kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Khác
5. PGS_TS Đỗ Văn Dũng, 2004. Trang bị điện và điện tử ô tô hiện đại – Hệ thống điện động cơ. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM Khác
6. KS Trung Minh, 2005. Hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa xe ô tô. Nhà xuất bản Thanh Niên Khác
7. GS.TS Nguyễn Tất Tiến – GVC. Đỗ Xuân Kính. Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ô tô máy nổ. NXB Giáo Dục Khác
8. Tài liệu từ internet www.wikipedia.com www.google.com www.oto-hui.com www.otosaigon.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w