Nhắc đến phần sính lễ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” hầu như ai cũng cho rằng đó là những những sinh vật kỳ bí chỉ có trong truyền thuyết – thần thoại, nhưng thực tế kh
Trang 1Giải mã bí ẩn truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh
Phạm Đình Chương
12:35' CH - Thứ tư, 20/05/2015
Trong dịp kén rể cho con gái của mình, để lựa chọn ai là người thắng cuộc, vua Hùng thứ 18 đã
ra yêu cầu sính lễ đối với Sơn tinh và Thủy tinh như sau: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” Nhắc đến phần sính lễ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” hầu như ai cũng cho rằng đó là những những sinh vật
kỳ bí chỉ có trong truyền thuyết – thần thoại, nhưng thực tế không phải vậy.
Trong quan niệm của người Việt Nam mùa xuân là mùa cưới với hình ảnh những đoàn người nô nức nối đuôi nhau trong không khí ấm áp còn vương chút hơi lạnh của tháng Giêng cùng sính lễ nào là mâm quả trầu cau, bánh chưng bánh dày, cơm nếp … và của hồi môn – những vật phẩm tươi tốt và quý giá nhất của gia đình nhà trai mang đến gia đình nhà gái sau một năm chắt chiu, làm lụng vất vả Đó là văn hóa cưới hỏi của dân tộc từ ngàn xưa cũng là điều thể hiện sự tôn trọng và thành ý trong hôn nhân của nhà trai đối với nhà gái
Trở lại với yêu sách của vua Hùng, cơm nếp và bánh chưng – những thực phẩm đã trở thành truyền thống từ thời Lang Liêu - chắc chắn phải được tuyển chọn từ những hạt gạo có phẩm chất cao nhất và trở nên ngon miệng sau khi được chế biến qua tài nghệ của người đầu bếp Tương tựa đối với voi, gà và ngựa cũng phải được tuyển chọn một cách kỹ càng
Đến đây đọc giả sẽ nghĩ ngay đến phần sính lễ còn lại là ba giống loài với những đột biến khác thường Nhưng, như đã nói ở trên, thực sự không có điều huyền bí
Chữ “chín” trong phần sính lễ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” phải được hiểu
là “chín” trong “chín chắn” hoặc “chín mọng”, hay rõ hơn, những con vật đó phải trong độ tuổi trưởng thành, độ tuổi sung mãn nhất Thực vậy, voi con thì chưa có ngà, gà tơ thì chưa có cựa, ngựa non thì chưa đủ bờm để ra oai; ngà voi, cựa gà, bờm ngựa chính là dấu hiệu xác định mức
độ “chín” hay độ trưởng thành, ngoài ra nó còn thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghi, trang trọng của các loài đó và cũng là sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái
Trang 2Loài voi trong truyền thuyết với “chín ngà” bất đối xứng.
Thực tế, tất cả những sinh vật trên thế giới này được sinh ra luôn có ngoại hình mang tính đối xứng Xét một thực thể gần gũi và dễ nhận thấy nhất là loài người chúng ta, các bộ phận bề mặt của cơ thể tạo thành cặp như tứ chi, mắt, tai, mũi … đều luôn luôn có một đôi và đối xứng hai bên theo trục thẳng từ trên xuống; các bộ phận đơn lẻ như đầu, sống mũi, miệng, cổ, bộ phận sinh dục, hậu môn, … luôn nằm ngay trên trục đối xứng Với các sính lễ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, nếu từ “chín” được hiểu là tính từ chỉ số lượng thì sẽ tạo ra sự bất đối xứng đối với ngà voi và cựa gà; một số loài gà có vảy sừng cứng mọc dài như cựa và nằm ngay xung quanh gốc cựa làm người ta lầm tưởng rằng đó là loài gà nhiều cựa trong truyền thuyết Ở loài ngựa, hồng mao là một dải lông dài mọc liên tục trên cổ của chúng và hoàn toàn không có dấu hiệu của sự phân chia thành các mảng riêng lẻ Ý kiến cho rằng bờm ngựa có chín loại màu sắc cũng hoàn toàn vô lý vì trong quan niệm của người Việt từ ngàn xưa, màu sắc được phân biệt thành năm màu tương ứng với ngũ hành, tương tựa trong âm nhạc cũng chỉ có ngũ cung
Loài ngựa chín hồng mao trong lầm tưởng.
Sự ngộ nhận về từ ngữ là do đọc giả bị cuốn vào trong câu chữ
Trang 3Nhắc lại cổ văn, đoạn nói về sính lễ, sách viết như sau: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp
bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Từ chỉ số lượng “một trăm” trong hai cụm “một trăm ván cơm nếp” và “một trăm tệp bánh chưng” liên tiếp nhau làm cho đọc giả lầm tưởng từ “chín” trong các cụm “voi chín ngà”, “gà chín cựa”, “ngựa chín hồng mao” cũng là tính từ chỉ số lượng Thực sự, “chín” lại có ý nghĩa khác, đó là “trưởng thành”, như đã nói rõ ở trên
Đoạn trên phải được viết lại như sau nếu muốn dễ dàng hơn trong việc nhận thức đúng đắn câu chữ: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, một đôi voi chín ngà, một đôi gà chín cựa, một đôi ngựa chín hồng mao”
Do ngộ nhận trong ngữ nghĩa, truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh đã trở nên huyền bí từ hàng trăm năm nay, gây ra sự lầm tưởng và sai lệch trong nhận thức của nhiều thế hệ Liên tưởng đến hiện tại, trong thời đại toàn cầu hóa, người Việt đã mượn rất nhiều từ ngữ của các dân tộc khác, chính sự vô tâm trong cách tiếp nhận và sử dụng, Tiếng Việt ngày càng mờ ám Điều này cần phải được nhận thức tức thời nếu không muốn Tiếng Việt đánh mất đi hoàn toàn giá trị và sự trong sáng của nó ở những thế hệ tiếp theo