1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Để thực hành môn kinh tế lượng

2 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 87,61 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỰC HÀNH MÔN KINH TẾ LƯỢNG – PHẦN MỀM EVIEWS1 ĐỀ THI THỰC HÀNH MÔN KINH TẾ LƯỢNG Dùng phần mềm Eviews 3.0, 4.1, 5.0 Hướng dẫn: - Các kết quả làm trong Eviews thì copy sang file W

Trang 1

ĐỀ THI THỰC HÀNH MÔN KINH TẾ LƯỢNG – PHẦN MỀM EVIEWS

1

ĐỀ THI THỰC HÀNH MÔN KINH TẾ LƯỢNG

(Dùng phần mềm Eviews 3.0, 4.1, 5.0)

Hướng dẫn:

- Các kết quả làm trong Eviews thì copy sang file Word Nếu copy trực tiếp được thì làm, nếu không thì chụp màn hình, dùng nút Print Screen (PrtScr) rồi dùng Paint của Windows để cắt

(Cut), dán (Paste) sang file Word

-Không lưu lại file kết quả trong Eviews, giáo viên không chấm kết quả trong Eviews.

- Ghi họ tên (ngày tháng năm sinh nếu trùng tên), số thứ tự trong danh sách thi; số đề thi vào đầu

file Word Thí dụ: Le Van Teo, 30/1/2007, so thu tu 12, de 3

- Lưu file Word ở màn hình Desktop, đặt tên file là tên của mình và số thứ tự Thí dụ: Le Van

Teo_12 Không đóng file Word lại, để mở cho giáo viên chấm.

-* Thời gian: 15 phút

* Không ghi vào đề thi Nộp lại đề thi khi hết giờ làm bài, nếu ai không nộp lại đề sẽ

bị 0 điểm.

* Tuyệt đối không sử dụng tài liệu Không chấp nhận lý do có mang theo nhưng chưa có dịp sử dụng (đó là tình gian lý gian).

* Chỉ cho thi lại khi máy vi tính bị treo (Halt), không chấp nhận các lý do khác: do sinh viên không biết cách làm hoặc cố tình phá máy.

* Phải có câu kết luận về mỗi kết quả làm.

* Không chấp nhận lý do làm không kịp, làm “lộn”.

* Nếu sinh viên không ghi họ tên (ngày tháng năm sinh nếu trùng tên), số đề thi vào file word thì hiển nhiên bị 0 điểm (giáo viên botay.com, không thể chấm được).

* Nếu nhập số liệu sai thì hiển nhiên bị 0 điểm, hãy thật cẩn thận!

Ta có bảng số liệu của các biến sau: chi tiêu (Y-triệu đ), thu nhập (X-triệu đ), giới tính (D=0: nữ, D=1: nam) như sau:

Y 1 2 3.5 4 1.5 2 2.5 1.7

Câu 1:

1) Hãy xác định các đặc trưng số (trung bình, trung vị, độ nhọn,…) của biến Y, và kiểm định xem biến Y có phân phối chuẩn không?

2) Hãy vẽ đồ thị phân tán (Scatter) của Y theo X (đồ thị phải có đường hồi quy mẫu)?

3) Hãy vẽ đồ thị dạng đường (Line) của X và Y?

4) Hãy vẽ đồ thị dạng đường (XY line) của Y theo X?

5) Hãy xác định hệ số tương quan tuyến tính giữa X và Y?

Câu 2:

Giả sử ta có mô hình Y=0+1X+U (1)

1) Hãy xác định hàm SRF của Y theo X? Nêu ý nghĩa của các hệ số ước lượng tìm được?

2) Hãy xét xem biến X có ảnh hưởng đến Y không?

3) Hãy xác định TSS, ESS?

Trang 2

PHẠM TRÍ CAO * DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY – BẰNG 1

2

4) Hãy xác định xem SRF có phù hợp với mẫu không?

5) Hãy xác định giá trị ước lượng Yˆ (fitted) và phần dư Uˆ (residual), và đồ thị của phần dư

(residual plot)của mô hình?

6) Hãy tạo ra biến phandu= resid?

7) Hãy xác định hệ số tương quan giữa Y và Yˆ, là R(Y,Yˆ)? Hãy tạo ra biến R2= [R(Y,Yˆ)]2? 8) Hãy xác định hàm SRF của mô hình lnY=0+1X+U?

9) Hãy xác định hàm SRF của mô hình lnY=0+1lnX+U?

10) Hãy xác định hàm SRF của mô hình Y=0+11/X+U?

11) Hãy tạo ra biến Y2= Y/2, sau đó hồi quy của Y2 theo X (mô hình qua gốc tọa độ)? (Chú ý:

Không hồi quy trực tiếp Y/2 theo X)

12) Hãy dùng hàm @abs(@qtdist(0.025,6) để xác định khoảng tin cậy cho 1?

13) Hãy dùng hàm @qchisq(0.025,6) và @qchisq(0.975,6) để xác định khoảng tin cậy cho 2? 14) Hãy tạo ra biến Ym (trăm ngàn đ) và biến Xm (ngàn đ) từ Y và X? sau đó hãy hồi quy Ym theo Xm, rồi kiểm tra lại công thức đổi đơn vị đo của biến ở trang 42?

15) Xét 1 số hàm trong Eviews: X= (2,3), Y= (1,4) thì Z= X*Y= (2,12) ; X=(2,3) thì @SUMSQ(X)

= 2 2 +3 2 = 13.

a) Hãy hồi quy Y theo X qua gốc tọa độ?

b) Hãy tính R2(thô), R2(a), R2(b) ở trang 56?

Câu 3:

Giả sử ta có mô hình Y=0+1X+2D+U (2)

1) Hãy xác định hàm SRF? Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng?

2) Dùng tiêu chuẩn R2 và kiểm định t, hãy xét xem có nên thêm biến D vào mô hình (1) không?

3) Hãy xác định ma trận tương quan, ma trận hiệp phương sai của các biến X, Y, D?

4) Hãy xác định ma trận hiệp phương sai của các hệ số hồi quy trong mô hình (2)?

5) Hãy dùng kiểm định Wald để xét xem có thể bỏ biến D trong mô hình (2) không?

6) Hãy xét xem hàm SRF tìm được có phù hợp với mẫu không?

7) Hãy kiểm định xem 1+2=1 ?

8) Hãy kiểm định xem 1=22?

9) Ta có mô hình hồi quy (1) Hãy sử dụng biến giả D để thay đổi mô hình (1) theo 3 cách: thay đổi tung độ gốc, thay đổi hệ số góc, thay đổi cả hai? (Trình bày kết quả hồi quy của từng trường hợp)

10) Xét mô hình (1): Hãy dùng kiểm định Chow xét xem có sự khác nhau về cấu trúc của 2 mô hình hồi quy: mô hình ứng với 4 quan sát đầu và mô hình ứng với 4 quan sát sau?

Câu 4:

1) Với mô hình (1): Hãy xác định dự báo điểm, dự báo khoảng với độ tin cậy 95% của chi tiêu Y? Hãy vẽ đồ thị dự báo khoảng tìm được? Với thu nhập X0= 4.5 triệu đ

Trong Eviews: @sqr(4)=2 , 3^2= 3 2 = 9

2) Với mô hình (2): Hãy xác định dự báo điểm chi tiêu của một người nam có thu nhập là 4.5 triệu đ?

Hết Chúc làm tốt!

Lúc thi thiệt sẽ có 5 câu hỏi “nho nhỏ, xinh xinh” trong các câu hỏi trên.

Ngày đăng: 04/06/2018, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w