1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG HỖN GIAO LÁ RỘNG VÀ LÁ KIM TẠI TIỂU KHU 89 VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG

80 166 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ một số đặc điểm lâm học của rừng hỗn giao lá rộng và lá kim nhằm cung cấp những căn cứ cho nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



PHẠM THỊ NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG

HỖN GIAO LÁ RỘNG VÀ LÁ KIM TẠI TIỂU KHU 89

VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



PHẠM THỊ NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG

HỖN GIAO LÁ RỘNG VÀ LÁ KIM TẠI TIỂU KHU 89

VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ

TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh,

Tháng 6/2012

Trang 3

    LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên chia sẻ của gia đình, sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự dạy dỗ và dìu dắt của quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và tập thể lớp DH08LN Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Gia đình và người thân đã nuôi dưỡng, luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong những năm tháng học tập xa nhà

thầy cô khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Thầy Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Ban quản lý vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Các anh và các chú tại tiểu khu 89 đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình sinh hoạt và công tác thu thập số liệu

Tất cả những người bạn trong tập thể lớp DH08LN đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực tập

Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, ngày tháng 6 năm 2012

Sinh viên thực hiện

 

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng hỗn giao lá rộng và lá kim tại tiểu khu 89 vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ một số đặc điểm lâm học của rừng hỗn giao lá rộng và lá kim nhằm cung cấp những căn cứ cho nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng trong đó có loài Thông 5 lá tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả

Để đạt được những nội dung nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp:

- Thiết lập các ô tiêu chuẩn diện tích 1000 m2 (20 m x 50 m)

- Trong ô tiêu chuẩn tiến hành xác định tên loài cây và đo đếm các chỉ tiêu: chu vi tại vị trí ngang ngực (C1,3); chiều cao vút ngọn (Hvn); đường kính tán (Dt);

đo đếm cây tái sinh theo phương pháp điều tra

Dùng các phần mềm Excel 2010 và Stargraphic Plus 3.0 để tính toán và xử

lý số liệu

Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu đề tài đã đạt được những kết quả sau:

- Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu

- Tổ thành loài thực vật chung cho cả lâm phần

- Xác định được các nhân tố điều tra như mật độ, trữ lượng, tiết diện ngang, đường kính và chiều cao trung bình của lâm phần và của loài Thông 5 lá

- Kết cấu về đường kính và chiều cao của lâm phần và quần thể Thông 5 lá

- Phân bố trữ lượng rừng theo cấp kính

- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính thân cây

- Tình hình tái sinh dưới tán rừng

- Đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt bảo tồn và phát huy những loài đặc hữu quý hiếm

Trang 5

ABSTRACT

Dissertation: "Researching of silviculture characteristics of mixed leaved with conifer forest at Bidoup – Nui Ba National park’s sub-area 89, Lam Dong province, Viet Nam” was conducted from Feburary to June, 2012

broad-The objection of this dissertation is clarified some silviculture characteristics

of mixed broad-leaved with conifer forest Thereby, the result of its will provide feeding grounds for conservation and sustainable development effectively of forest

resources including Pinus dalatensis Ferro in the study area

To achieve the research content, topics using the following methods:

- Setting the standard cell area of 1000 m2 (20 m x 50 m)

- In the standard in determining the species name and measurable indicators: circumference at breast height position (C1,3), height (Hvn), canopy diameter (Dt) measured tree regenerated by the method of investigation

Using the software Excel 2010 and Stargraphic Plus 3.0 to assume and handled information

The result of this subject was found by collected, handled information through the time:

- The composition of plants involved in the forest in the study area

- Species composition of regenerations trees

- Identify the factors investigated such as density, volume, basal area,

diameter and average height of the forest of Pinus dalatensis Ferro

- Structure of the diameter and height of the stands and Pinus dalatensis

Ferro

- Distribution of forest reserves in diameter

- The correlation between height and diameter soaring tree tops

- The situation of regeneration under the forest canopy

- Putting forward an idea for measuring silvicultural techniques to nurture and develop forest resources in the study area, particularly conservation and

promotion of rare species

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG…… ……….viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH……… ………. ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3

2.1.1 Diện tích 3

2.1.2 Vị trí địa lý 3

2.1.3 Đặc điểm địa hình 4

2.1.4 Khí hậu, thủy văn 4

2.1.5 Đất đai 4

2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 5

2.2.1 Dân số 5

2.2.2 Thành phần dân tộc 5

2.2.3 Dân trí 5

2.2.4 Lao động 5

2.2.5 Sinh kế 6

2.2.6 Cơ sở hạ tầng 6

2.3 Tài nguyên thiên nhiên 6

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

Trang 7

3.1 Nội dung 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9

3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu 11

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Đặc trưng tổ thành của lâm phần hỗn giao cây lá rộng và lá kim tại tiểu khu 89 VQG Bidoup – Núi Bà 16

4.1.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu 16

4.1.2 Tổ thành loài 19

4.2 Định lượng một số nhân tố điều tra lâm phần 21

4.3 Kết cấu về đường kính và chiều cao của lâm phần 22

4.3.1 Phân bố số cây theo đường kính thân cây (N - D1,3) 22

4.3.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – Hvn ) 25

4.4 Phân bố trữ lượng rừng theo cấp kính (M/D1,3) 29

4.5 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính thân cây ( Hvn/D1,3) 32

4.6 Tình hình tái sinh dưới tán rừng 36

4.6.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào tái sinh dưới tán rừng 36

4.6.2 Tình hình tái sinh chung dưới tán rừng 38

4.6.3 Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao 39

4.6.4 Phân bố số cây tái sinh theo chất lượng 40

4.6.5 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh rừng 43

4.6.5.1 Tổ thành cây mẹ 43

4.6.5.2 Độ tàn che 44

4.7 Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh 45

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 50

Trang 8

G Tiết diện ngang

M/ha Trữ lượng của cây trên 1 hecta

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành loài rừng tại KVNC 17

Bảng 4.2 Thống kê tổ thành loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ÔTC 1000m2 tại VQG Bidoup – Núi bà 19

Bảng 4.3 Định lượng một số nhân tố điều tra 21

Bảng 4.4 Phân bố N – D1,3 lâm phần hỗn giao cây lá rộng và lá kim 23

Bảng 4.5 Phân bố số cây theo cấp đường kính của loài Thông 5 lá 24

Bảng 4.6 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần 26

Bảng 4.7 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn Thông 5 lá 28

Bảng 4.8 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M - D1,3) của lâm phần 30

Bảng 4.9 Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M – D1,3) của loài Thông 5 lá 31

Bảng 4.10 Tương quan giữa Hvn - D1,3 của lâm phần 33

Bảng 4.11 Tương quan giữa Hvn/D1,3 Thông 5 lá 35

Bảng 4.12 Thành phần loài thực vật tham gia vào tái sinh dưới tán rừng 36

Bảng 4.13 Tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng 38

Bảng 4.14 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao (m) 39

Bảng 4.15 Phân bố số cây theo chất lượng cây tái sinh của lâm phần 41

Bảng 4.16 Phân bố số cây tái sinh theo chất lượng của quần thể Thông 5 lá 42

Bảng 4.17: Ảnh hưởng tầng cây mẹ đến tái sinh dưới tán rừng 43

Bảng 4.18: Phân bố mật độ cây tái sinh theo các cấp độ tàn che tán rừng 44

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn 13

Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tổ thành loài thực vật lâm phần hỗn giao tại khu vực nghiên cứu 20

Hình 4.2 Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính thân cây (N – D1,3) 23

Hình 4.3 Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của loài Thông 5 lá 25

Hình 4.4 Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của lâm phần 27

Hình 4.5 Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của Thông 5 lá 28

Hình 4.6 Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp kính (M – D1,3) của lâm phần 30

Hình 4.7 Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp kính loài Thông 5 lá 32

Hình 4.8 Biều đồ thể hiện sự tương quan giữa Hvn - D1,3 của rừng 34

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa Hvn - D1,3 Thông 5 lá 35

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa chiều cao cây tái sinh của lâm phần và quần thể Thông 5 lá tại TK 89 VQG Bidoup – Núi Bà 40

Hình 4.11 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo chất lượng của lâm phần 41

Hình 4.12 Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo chất lượng của loài Thông 5 lá 42

Hình 4.13 Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che tán rừng 45

Trang 11

Rừng cung cấp gỗ, củi, lâm sản, điều hòa khí hậu, bảo tồn đất và nguồn nước, chống sói mòn và sa mạc hóa… Nhưng hiện nay diện tích rừng cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đang ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích lẫn trữ lượng Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng gỗ của con người ngày càng tăng, sự tác động của con người vào rừng một cách tùy tiện, không đúng cách vì lợi ích trước mắt gây ra sức ép lớn vào nguồn tài nguyên làm cho sức sản xuất của rừng giảm, rừng suy thoái, khó phục hồi được nhất là các nguồn gen động, động, thực vật quý hiếm, được ghi trong danh sách đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái, làm giảm tính đa dạng sinh học vốn phong phú trước đây của hệ sinh thái rừng Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng, trong đó

có loài Thông 5 lá

Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferro) là cây lá kim và là loài đặc hữu chỉ có ở

Việt Nam, loài này được tìm thấy đầu tiên ở Lâm Đồng, là loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, nó thường mọc chung với những cây lá rộng như Re, Giổi…và nhóm loài cây lá kim khác như Thông 2 lá, Hồng tùng, Bách tùng, Pơ mu… Nhưng hiện nay, Thông 5 lá tồn tại trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim tại tỉnh

Trang 12

Lâm Đồng với số lượng cá thể không nhiều và phần lớn là cây già cỗi, quá thành thục trong lâm phần, khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng còn thấp

Việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học và sinh trưởng phát triển của Thông 5

lá trong lâm phần hỗn giao cây lá rộng và lá kim, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm góp phần duy trì bảo tồn và phát triển loài Thông 5 lá, một loài cây lá kim có giá trị đặc hữu, quý hiếm tại tỉnh Lâm Đồng nói chung, VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng là hết sức cần thiết

Xuất phát từ mục tiêu trên đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng hỗn giao lá rộng và lá kim tại TK 89 VQG Bidoup – Núi Bà” được đặt ra

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cơ bản của đề tài là góp phần làm sáng tỏ một số đặc trưng lâm học của kiểu rừng hỗn giao lá rộng và lá kim nhằm cung cấp những căn cứ cho nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng trong đó có loài Thông 5 lá tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả

Cho đến nay việc nghiên cứu đặc điểm lâm học về loài Thông 5 lá chưa được quan tâm chú ý nhiều

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong lâm phần hỗn giao lá rộng và lá kim tại TK 89 VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Trang 13

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Trang 14

+ Phía đông: Giáp với tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

2.1.3 Đặc điểm địa hình

Nhìn chung địa hình của khu vực VQG Bidoup - Núi Bà nghiêng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như dãy Bidoup chạy theo hướng Đông Nam; dãy Giarich hướng Đông bắc hay dãy Hòn Giao theo hướng Bắc nam

2.1.4 Khí hậu, thủy văn

+ Khí hậu:

VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa hình núi trung bình và núi cao, có độ cao trung bình 1.500m – 1.800m, được bao quanh bởi các dãy núi cao, nên tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu tại Vườn QG có khí hậu ôn hoà, mát

mẻ quanh năm

Trong một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm 180C; lượng mưa trung bình 1800mm; Độ ẩm vào mùa khô là 80% và mùa mưa là 85% Tuy nhiên tại các đai có độ cao trên 1.900m như Bidoup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 – 3.000mm/năm và có sương mù bao phủ quanh năm

+ Thuỷ văn:

VQG Bidoup – Núi Bà là thượng nguồn của các hệ thống sông Krông Nô là một nhánh của sông Mêkong, sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện ở các tỉnh miền Nam và còn là nguồn cung cấp, duy trì nguồn nước cho các hồ tại Thành Phố Đà Lạt và vùng phụ cận

2.1.5 Đất đai

Có nhiều loại đất như:

+ Đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axit + Đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá biến chất, phiến + Đất mùn alit núi cao

+ Đất dốc tụ + Đất phù sa sông suối

Trang 15

2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

2.2.1 Dân số

Với tổng diện tích của 5 xã là 127.363 ha, tổng số hộ là 2.840 hộ với 14.242 nhân khẩu Mật độ dân số bình quân là 11,2 người/km2 trong đó xã có mật độ dân

số thấp nhất như Đa Chais (3,9 người/km2), xã Lát (6,0 người/km2)

Hầu hết dân cư đều nằm ngoài vùng lõi của VQG (93,06%) Số dân cư đang sống trong vùng lõi là 193 hộ với 942 nhân khẩu (chiếm 6,94%) tập trung tại 2 thôn là: thôn Klong Klanh (147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi (46 hộ với 265 nhân khẩu) của xã Đạ Chais Tại xã Đa Sar và xã Đa Nhim (khu vực Đưng Ja Giêng) vẫn còn có 27 hộ gia đình tuy không định cư cố định nhưng vẫn còn có các hoạt động canh tác nông nghiệp với diện tích khoảng 20 ha

2.2.2 Thành phần dân tộc

Trên địa bàn quản lý của Vườn Quốc gia thì dân tộc K’Ho (gồm bộ tộc người Cill chủ yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng K’nớ và bộ tộc người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2.424 hộ, chiếm 87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%

2.2.3 Dân trí

Hiện nay, tại 5 xã có tổng cộng 3.756 học sinh – sinh viên, chiếm 26,37% tổng dân số Trong đó, cấp 1 là 1.882 học sinh chiếm 13,21% tổng dân số; cấp 2 là 1.236 học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3 là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng dân số và số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp là 158 chiếm 1,11% tổng dân số

2.2.4 Lao động

Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang trong tuổi lao động), trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người), số người ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51% Tuy nhiên hầu hết lao động đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, tham gia tổ giao khoán bảo vệ rừng (BVR), làm thuê theo thời vụ

Trang 16

2.2.5 Sinh kế

Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ Nông nghiệp (chiếm khoảng 87% tổng thu nhập) Trong đó cà phê và bắp là 02 nguồn thu nhập chính Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, nhập lượng cho nông nghiệp thấp (phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình công nghệ…) kỹ thuật canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ

Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán bảo vệ rừng cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ Đối với các hộ được chi trả dịch vụ môi trường với mức khoảng 350.000 đồng/ha/năm hàng quý có thể được nhân tới 3 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì ngoài tiền giao khoán BVR theo chính sách còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ha theo chương trình 30a

2.2.6 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được quan tâm đầu tư, đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển của VQG Bidoup – Núi Bà theo hướng thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái Hiện nay đang có các tuyến đường mới được xây dựng vào VQG Bidoup – Núi Bà như tuyến đường 723 nối liền hai trung tâm du lịch là Nha Trang và Đà Lạt; tuyến đường 722 (Đường Đông Trường Sơn) nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung Các xã xung quanh VQG Bidoup – Núi Bà đã có điện lưới Quốc gia và trong tương lai gần hệ thống nước sạch cũng sẽ được đưa về các vùng sát VQG Bidoup – Núi Bà theo chương trình nước sạch nông thôn của Chính phủ

2.3 Tài nguyên thiên nhiên

+ Về thực vật: Có 1933 loài thực vật có mạch ở VQG Bidoup - Núi Bà, trong

đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh

giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000 như Thông đỏ (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) Riêng về đặc hữu

Trang 17

hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận VQG Bidoup Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài

+ Động vật có 56 loài (Chiếm 27% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ Có 47 loài (chiếm 22,5 % tổng số loài trong khu vực) được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007

2.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểu rừng hỗn giao lá rộng và là kim với thành phần loài phức tạp không đều tuổi bao gồm một số loài cây lá rộng điển hình

như họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Ngọc lan

(Magnoliaceae )…và một số loài cây lá kim thuộc họ Thông (Pinus), họ Tùng bách (Cupressaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae)…, điển hình là loài Thông 5 lá Đây

là loài đặc hữu, quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam

2.4.1 Khái quát về loài Thông 5 lá

Thông 5 lá tên khoa học: Pinus dalatensis D Ferre, thuộc chi Thông

(Pinus), họ Thông (Pinaceae), bộ Thông (Pinales)

Về đặc điểm phân bố Thông 5 lá là thực vật loài đặc hữu của Việt Nam, được tìm thấy lần đầu tiên ở Lâm Đồng Ngoài ra còn gặp ở núi Ngọc Lĩnh, Gia Lai, Kon Tum ở độ cao 1600 – 2500 m, chúng thường phân bố ở dông núi

Về hình thái là loài cây gỗ lớn cao 20 - 40 m, đường kính bình quân 60 – 80

cm vỏ màu nâu đỏ, thô, nứt dọc nông, hay bong mảng thành mảng mỏng Thịt vỏ màu nâu vàng và mỏng

Cành mảnh mai màu nâu, sau màu xám nhạt, rất ngắn, lúc non thường có lông sau nhẵn Chồi hình nón màu nâu do nhiều vảy hình tam giác có mũi nhọn hợp thành

Năm lá kim tập trung trên một chồi rất ngắn dài 4 – 10 cm, rộng 0,3 cm, đầu

lá nhọn, thiết diện ngang của lá hình tam giác Nón đực tập trung đầu cành, mang nhiều vảy màu nâu Quả nón hình trụ dài 5,5 – 10 cm, rộng 2,5 – 3,5 cm, mang từ

Trang 18

30 – 50 vảy, mỗi vảy dài 2,5 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm Hạt màu nâu đỏ dài 0,8 – 1 cm, rộng 0,4 – 0,5 cm, hạt có cánh màu nâu dài 2,5 cm nhọn hai đầu, đây là loài cây ưa đất tốt tái sinh kém mọc lẫn với Re, Giỗi Mùa hoa tháng 3 – 4, quả tháng 10 – 11

Về giá trị sử dụng gỗ Thông 5 lá có giác lõi phân biệt, lõi màu đỏ tươi, nhẹ, hơi cứng dễ làm, chịu mục tốt thường dùng trong xây dựng, đóng đồ, đóng tàu

thuyền và làm đồ mỹ nghệ

Đây là loài có nguồn gen hiếm cần được bảo vệ

Mức độ nguy cấp: R

Trang 19

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung

Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu gồm:

- Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành rừng hỗn giao lá rộng và lá kim tại tiểu khu 89 VQG Bidoup – Núi Bà

- Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu và những nội dung cụ thể đã nêu trên, đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra quan sát trên các ô tiêu chuẩn điển hình, mô tả, phân tích và đánh giá số liệu thu thập được Từ đó, tổng hợp và rút ra những nhận định chung và đặc điểm lâm học của lâm phần rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, trong đó có quần thể Thông 5 lá tại tiểu khu 89 thuộc VQG Bidoup – Núi Bà quản lý

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Căn cứ vào quy trình điều tra lâm học của Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu,

Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai, bản đồ, hiện trạng tài nguyên rừng, tiến hành điều tra và khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu (KVNC)

Trang 20

Áp dụng phương pháp điển hình để điều tra, thu thập số liệu Lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình với diện tích 1000m2 (20 m x 50 m), số lượng ÔTC là 5 ô đại diện cho tình hình sinh trưởng và sinh thái rừng theo phương pháp điều tra lâm học

Số liệu điều tra, thu thập được ghi vào phiếu mẫu biểu theo quy định trong điều tra lâm học của Viện Điều tra Quy hoạch rừng Cụ thể:

- Đo đếm, xác định các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Dt, phẩm chất cây

- Thống kê tên loài cây theo chi, họ thực vật

- Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (Kí hiệu D1,3) được đo theo hai chiều vuông góc và lấy giá trị trung bình, độ chính xác 0,5 cm

- Chiều cao thân cây (Hvn) được đo bằng thước đo cao Blumeleiss kết hợp với mục trắc, với độ chính xác là 0,5 m

- Vẽ trắc đồ ngang và dọc thể hiện cấu trúc tầng tán của lâm phần từ đó xác định độ tàn che tán rừng

- Điều tra tình hình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

 Các chỉ tiêu đo đếm

+ Thành phần loài cây gỗ và số lượng của chúng

+ Chiều cao thân cây (H, m) phân theo cấp với mỗi cấp H = 50 –100 cm + Đặc điểm phân bố tái sinh trên mặt đất

+ Chất lượng cây tái sinh gồm Tốt, Xấu (A, B) hay khỏe yếu

Cây tốt (A) là những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán lá tròn đều, cân đối, xanh tốt, không bị sâu bọng, không bị sâu bệnh phá hoại

Cây xấu (B) là những cây sinh trưởng và phát triển kém, không ổn định, sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc gãy đỗ

 Phương pháp đo đếm cây tái sinh

Đơn vị đo đếm cây tái sinh dưới tán rừng là ô dạng bản (ÔDB) có kích thước

4 m2 (2 m x 2 m) Trên mỗi ÔTC (1000 m2) đại diện cho lâm phần hỗn giao lá rộng

và lá kim ở khu vực nghiên cứu, tiến hành phân chia thành các ô thứ cấp 100 m2 (10 m x 10 m), trong các ô thứ cấp, ÔDB được bố trí theo kiểu hệ thống cách đều (sơ đồ hình 3.1)

Trang 21

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn

Tổng cộng mỗi ÔTC có 18 ÔDB, tổng số ÔDB để đo đếm cây tái sinh là 90

ô Nội dung đo đếm tái sinh rừng như sau: Trên mỗi ô dạng bản tiến hành điều tra các cây tái sinh với những nội dung sau:

- Thống kê số lượng và xác định chính xác tên loài cây trong lâm phần

- Đo chiều cao thân cây bằng cây sào với độ chính xác 0,1 m

- Xác định chất lượng cây theo tiêu chuẩn sức sống : Khỏe, Yếu sau đó khi vào mẫu biểu chung

- Xác định nhanh phân bố cây tái sinh trên mặt đất theo phương pháp độ thường gặp Nếu biết ÔDB có cây tái sinh là n, tổng số ÔDB là N thì F = n/N

- Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh rừng như độ tàn che, độ che phủ

Trang 22

ưu thế Cần tính tổng IV của những loài có trị số này > 5% xếp từ cao xuống thấp

và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%

- Phương pháp xác định mật độ rừng

Mật độ rừng là một chỉ tiêu phản ánh độ đậm đặc về cây gỗ trên một diện tích rừng cụ thể, nó biểu thị mức độ cạnh tranh tận dụng không gian dinh dưỡng sao cho thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tổng thể cây trong suốt quá trình sống với những điều kiện hoàn cảnh nhất định Bao gồm:

+ Tổng tiết diện ngang lâm phần (G / hag)

+ Số cây/đơn vị diện tích ( N/ha = n

S

10000

) Với: n là tổng số cây trong ô tiêu chuẩn

S là diện tích ô tiêu chuẩn (m2) + Trữ lượng rừng (M m3/ha = N.V ) trong đó

V được xác định từ tổng thể của tất cả các cây trên đơn vị diện tích rồi tính bình quân

- Phương pháp đánh giá tái sinh chung

+ Tổ thành loài tái sinh

Trang 23

Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức 

i i

n n

1000 Với S là tổng diện tích ÔDB điều tra cây tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được

+ Chất lượng cây tái sinh: tính theo tỷ lệ % cây tái sinh có triển vọng theo công thức %   100

N

n

Trong đó:

N% là tỷ lệ % cây tái sinh tốt ( hoặc xấu)

n là tổng số cây tái sinh tốt ( hoặc xấu)

N là tổng số cây tái sinh

+ Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Phân chia chiều cao cây tái sinh thành 4 cấp H < 1; H: 1 - 2 m; H: 2 - 3 m, H

> 3 m và vẽ biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo các cấp H

- Một số công thức sử dụng trong quá trình tính toán

+ Đường kính thân cây:

3 , 1 3 ,

2 3 , 1 2 3 , 1

C D

Trang 24

- Tính toán các đặc trưng mẫu

+ Số tổ: m 5 log(n) hay m = 3,3.log(n) + 1 + Cự ly tổ:

m

X X

n i i

1

2 2

n i i

 

+ Độ lệch chuẩn: ss2

+ Biên độ biến động: RXmax Xmin

Xmax: giá trị quan sát lớn nhất

Xmin: giá trị quan sát nhỏ nhất + Hệ số biến động: * 100

) (

S n

x x S

n i i k

x x Ku

n i i

- Kiểm tra sự tồn tại của hàm số bằng hệ số tương quan r

Trang 25

- Để kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan, dùng trắc nghiệm T ( trắc nghiệm Student) với bậc tự do df = n - 2 ở mức ý nghĩa α = 0,05 so sánh với giá trị

Trong đó : r là hệ số tương quan

n dung lượng mẫu Nếu Ttính > Tα: hệ số tương quan đáng tin cậy,

Nếu Ttính < Tα: hệ số tương quan không đáng tin cậy

Nếu hệ số tương quan đáng tin cậy ta kết luận giữa lý thuyết và thực tế tồn tại mối tương quan

Trang 26

4.1.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài tham gia vào khu vực nghiên cứu (KVNC) là một phần quan trọng của việc nghiên cứu dùng để xác định các loài cây đang tồn tại trong rừng

Trên cùng một khoảng không gian nhất định chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của một loài, hai hoặc ba loài đôi khi có thể lên hàng chục, hàng trăm loài cây

gỗ, bụi và thảm cỏ cùng định cư sinh sống Vì vậy nghiên cứu thành phần loài để xác định xem những loài nào tham gia vào khu vực nghiên cứu, sự phân bố của chúng trong không gian và giá trị kinh tế của các loài trong quần xã

Căn cứ vào thành phần loài thực vật tham gia ta có thể biết được sự thích ứng của các loại cây nào đó với điều kiện lập địa, môi trường sống Ngoài ra, thành phần loài cây và tương quan số lượng giữa chúng còn giúp cho việc phân biệt rừng hỗn loài (hỗn giao, hỗn loài) và rừng thuần loài (thuần loài, đơn giản) Rừng hỗn loài là rừng được hình thành từ hai loài cây gỗ trở lên, còn rừng thuần loài là rừng chỉ được hình thành từ một loài cây gỗ

Kết quả điều tra về thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại KVNC được ghi nhận ở bảng 4.1từ đó cho thấy:

Trang 27

Bảng 4.1 Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành loài rừng tại KVNC

STT Tên loài Tên khoa học Họ khoa học

1 Thích lá quế Acer laurinum Hassk Aceraceae

2 Nhọc Polyalthia cerasoides (Roxb.) Annonaceae

3 Bứa Garcinia oblongifolia Champ ex Benth Clusiaceae

4 Cồng Calophyllum calaba L var

5 Pơ mu Fokienia hodginsii Henry et Thomas Cupressaceae

6 Côm cuống

dài Elaeocarpus petiolatus Elaeocarpaceae

7 Cáp mộc Bidoup Craibiodendron heryi W W Smith var bidoupensis Smitin & Phamh Ericaceae

8 Cáp mộc Việt Nam Craibiodendron vietnamense Judd Ericaceae

9 Đỗ quyên Rhododendron fleuryi Dop Ericaceae

10 Vạng trứng Erythrina stricta Roxb Fabaceae

11 Giẻ Fosree cochinchinensis Fagaceae

12 Kha thụ Castanopsis scortechinii Gamble Fagaceae

13 Sồi

Langbian Quercus robur Fagaceae

14 Hồng quang Rhodoleia championii Hook Hamamelidaceae

15 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis Hance Juglandaceae

16 Kháo Symplocos ferruginea Lauraceae

17 Re Cinamomum albiflorum Nees Lauraceae

18 Giổi lông Paramichelia braianensis (Gagnep.) Dandy Magnoliaceae

19 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy Magnoliaceae

20 Ngọc lan Michelia champaca L Magnoliaceae

21 Trâm trắng Syzygium wightianum Myrtaceae

22 Trâm vỏ đỏ Syzigium zeylanicum Myrtaceae

Trang 28

23 Thông 2 lá Ducampopinus krempfii Pinaceae

24 Thông 3 lá Pinus kesia Royle ex Gordon Pinaceae

25 Thông 5 lá Pinus dalatensis Ferro Pinaceae

26 Bách tùng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub Podocarpaceae

27 Hồng tùng Dacrydium elatum (Roxb.) Wall ex Hook Podocarpaceae

28 Thông tre Podocarpus nerifoliusBlume Podocarpaceae

29 Gạc nai Xanthophyllum glaucum Wall ex

30 Mạ xưa Helicia nilagirica Bedd Proteaceae

31 Sơn trà Malus doumeri (Boir.) A Chev Rosaceae

32 Xương cá Canthium didynum Roxb Rubiaceae

33 Sến núi Madhuca pasquieri Sapotaceae

34 Dung Symplocos cochinchinensis Moore Symplocaceae

35 Chò xót Schima crenata Korth Theaceae

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài thực vật xuất hiện trong kiểu rừng hỗn giao lá rộng và lá kim tại TK 89 gồm 35 loài thuộc 29 chi và 22 họ Trong đó

có 28 loài cây lá rộng tập trung nhiều ở các họ Đỗ quyên (Elicaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae)…và 7 loài cây lá Kim thuộc 3 họ: Thông (Pinaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Tùng (Cupressaceae) Tuy số loài

cây lá kim ít hơn rất nhiều so với loài cây lá rộng, nhưng số lượng cá thể trong từng loài chiếm tỷ lệ không nhỏ Đặc biệt là loài Thông 5 lá, có độ ưu thế về tổ thành loài khá cao Vì vậy, trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu nói chung, loài Thông 5 lá nói riêng là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao giá trị đa dạng sinh học về thành phần loài thực vật tại nơi này, trong đó có loài Thông 5 lá (loài thực vật đặc hữu của Việt Nam)

Trang 29

4.1.2 Tổ thành loài

Tổ thành loài là một trong những chỉ tiêu lâm học quan trọng, nó cho biết số

loài cây và tỷ lệ của mỗi loài trong một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần Tổ

thành loài còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định,

tính bền vững của hệ sinh thái rừng

Việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài cây được xem là công việc đầu tiên và

quan trọng khi nghiên cứu về đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng, từ đó làm cơ sở đề

xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp

Để nghiên cứu tổ thành loài của kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim

tại TK 89 VQG Bidoup – Núi Bà, từ những số liệu đo đếm và thu thập ở 5 ÔTC

được tổng hợp và tính toán theo công thức tính tổ thành IV% (đã nêu ở chương 3),

kết quả được dẫn ra ở bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2 Thống kê tổ thành loài thực vật tại khu vực nghiên cứu

ÔTC 1000m2 tại VQG Bidoup – Núi bà

Trang 30

Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tổ thành loài thực vật lâm phần hỗn giao

tại khu vực nghiên cứu

Từ kết quả tính toán ở bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:

Trong 35 loài hiện có ở lâm phần hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại TK

89 thuộc VQG Bidoup – Núi Bà có 6 loài ưu thế đó là: Thông 5 lá, Trâm vỏ đỏ, Giẻ, Cáp mộc Bidoup, Hồng quang, Côm cuống dài 6 loài này đã đóng 54,95% trị

số tổ thành của lâm phần, trong đó Thông 5 lá tham gia 20,02%, nhóm loài còn lại chỉ đóng góp 45,05%

Kết quả tổ thành loài thể hiện rừng tại nơi này trước đây đã bị tác động, một

số loài cây có kích cỡ lớn, giá trị kinh tế cao đã bị khai thác, đặc biệt là nhóm loài cây lá rộng Phần lớn còn lại là những loài cây gỗ nhỡ, cây có giá trị kinh tế thấp như các loài Trâm, Cáp mộc, Bứa, Giổi… Trong đó loài cây lá kim tồn tại có 7 loài

đó là Thông 5 lá, Thông 2 lá dẹt, Thông 3 lá, Thông tre, Bách tùng, Hồng tùng, và

Pơ mu Các loài này hầu hết là những cây có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học về chủng loài thực vật cao Đặc biệt trong đó có Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, những loài này đa số cá thể có kích cỡ lớn Chứng tỏ, rừng tại nơi đây đã có thời gian phục hồi tốt và khá dài góp phần làm tăng trữ lượng rừng đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiểu rừng nhiệt đới điển hình tại khu vực nghiên cứu

Trang 31

Vì vậy, biện pháp kĩ thuật áp dụng ở đây là phải loại bỏ dần những cây tạp, cây chất lượng kém, phi mục đích (như Sồi, Bứa…), cần tăng cường quản lý, bảo

vệ, và phát triển với những loài cây có giá trị kinh tế, giá trị sinh thái, làm tăng tính

đa dạng sinh học cũng như khả năng phòng hộ của rừng

4.2 Định lượng một số nhân tố điều tra lâm phần

Việc xác định các nhân tố điều tra là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các biện pháp tác động thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của rừng cũng là cơ sở cho cho việc lập kế hoạch quản lý, kinh doanh rừng liên tục, đều đặn

và ổn định, ngoài ra xác định các nhân tố điều tra nhằm đánh giá được tiềm năng và khả năng sản xuất gỗ của rừng đảm bảo độ tin cậy và có tính hiệu quả cao

Kết quả điều tra trung bình về mật độ (Ntb, cây/ha), đường kính (Dtb, cm), chiều cao (Htb, m), trữ lượng rừng (Mtb, m3/ha), tiết diện ngang (Gtb, m2/ha) trong các ô tiêu chuẩn đại diện của lâm phần và loài Thông 5 lá được ghi lại ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Định lượng một số nhân tố điều tra

cây/ha

3 , 1

Trang 32

rừng, tuy số lượng cá thể loài Thông 5 lá không nhiều nhưng có kích thước lớn cả

về đường kính và chiều cao Vì vậy, mục tiêu kinh doanh cần hướng tới việc bảo tồn, phát triển loài cây đặc hữu quý hiếm này ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng và một số vùng phân bố khác ở Việt Nam nói chung

4.3 Kết cấu về đường kính và chiều cao của lâm phần

4.3.1 Phân bố số cây theo đường kính thân cây (N - D 1,3 )

Đường kính cây rừng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tính toán trữ lượng, là cơ sở cho việc hình thành, nâng cao chất lượng rừng Việc xác định đường kính nhằm theo dõi quá trình sinh trưởng của rừng theo từng chu kỳ để góp phần đề

ra một biện pháp kỹ thuật lâm sinh chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng

Phân bố số cây theo cấp đường kính thân cây quan trọng nhất vì nó biểu thị khá đầy đủ các đặc trưng chuẩn trong rừng, đồng thời nó là nhân tố dễ xác định ngoài thực địa vì nhân tố đường kính dễ đo đếm, Cấu trúc mặt bằng thường dùng để xác định việc bài cây nhằm duy trì cấu trúc đều đặn trên mặt đất rừng trong khai thác và nuôi dưỡng rừng

Phân bố số cây theo cấp đường kính thân cây cho biết tính phức tạp của quần

xã thực vật thân gỗ, quan hệ cạnh tranh giữa các loài, mức độ ảnh hưởng của môi trường đến cây rừng, và nó quyết định việc lợi dụng không gian dinh dưỡng

Việc nghiên cứu phân bố số cây theo cấp đường kính cho biết được cần phải tính toán, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác rừng trong kinh doanh rừng hợp lý

 Phân bố số cây theo cấp đường kính của lâm phần

Để nghiên cứu phân tích N – D1,3 của lâm phần, từ số liệu thu thập được ở các ÔTC, tiến hành chia tổ, ghép nhóm, tính tần suất, các đặc trưng mẫu và biểu thị trên biểu đồ

Kết quả phân bố số cây theo cấp kính của lâm phần được dẫn ra ở bảng 4.4

và hình 4.2 dưới đây

Trang 33

Bảng 4.4 Phân bố N – D1,3 lâm phần hỗn giao cây lá rộng và lá kim

Trang 34

Từ hình 4.2 và các chỉ tiêu thống kê được thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy:

Phân bố số N - D1,3 của lâm phần hỗn giao cây lá rộng và lá kim có dạng phân bố giảm, lệch trái theo xu hướng giảm khi đường kính tăng lên Đây là kiểu phân bố đặc trưng của kiểu rừng hỗn giao nhiệt đới

Số cây chủ yếu tập trung ở 5 cấp kính đầu từ 8 – 38 cm, chiếm 94% tổng số cây trong lâm phần Điều đó có thể nhận thấy các lâm phần này trước đây đã bị tác động khá mạnh, nay đang trong giai đoạn phục hồi tốt, số cây thành thục chủ yếu là các loài cây gỗ quý hiếm, đặc hữu, có giá trị cao về nhiều mặt như các loài Thông,

Pơ mu

Đường kính hiện tại của lâm phần D1 , 3= 22,4 cm, biến động đường kính rất lớn (Cv% = 54,7%) chứng tỏ rừng có sự phân hóa lớn về đường kính Vì vậy cần có định hướng đúng đắn hơn trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm, đặc hữu tại KVNC của VQG Bidoup – Núi Bà trong đó có loài Thông 5 lá) góp phần nâng cao mức độ đa dạng về loài, duy trì và phát triển nguồn gen quý hiếm sẵn có trong KVNC

 Phân bố số cây theo cấp D1,3 của Thông 5 lá

Kết quả điều tra phân bố số cây theo cấp kính của Thông 5 lá được ghi lại ở bảng 4.5 và hình 4.3 sau:

Bảng 4.5 Phân bố số cây theo cấp đường kính của loài Thông 5 lá

STT Cấp D1,3 (cm)

Trị số giữa cấp

Trang 35

Hình 4.3 Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính của loài Thông 5 lá

Phân bố số cây theo cấp kính của quần thể Thông 5 lá không theo quy luật

phân bố giảm như ở nhiều quần thể cây gỗ rừng tự nhiên khác Số cây thường tập

trung ở các cấp kính từ 22 – 66 cm và giảm ở các cấp kính thấp hơn và cao hơn

Điều này thể hiện rõ số cây lớp kế cận bị thiếu hụt Số cây có kích thước nhỏ chiếm

tỷ lệ 37,5%, số cây có D1,3 từ 33 – 66 cm chiếm 47,5%, trong đó số cây có

D > 66 cm chiếm 15% Điều này chứng tỏ Thông 5 lá đang trong tình trạng già cỗi

với số lượng cây thành thục nhiều, một số cây có tình trạng rỗng ruột, mục nát,

cũng đáng lo ngại, tỷ lệ cây kém chất lượng do bệnh mục chiếm khoảng 20% so với

tổng số cây trong quần thể

Đây là điều đáng lo ngại cho sự tồn tại và phát triển của quần thể Thông 5 lá

tại KVNC Vì vậy, cần có kế hoạch bảo tồn và phát triển loài thực vật quý hiếm, đặc

hữu này tại khu vực là một việc làm hết sức cần thiết

4.3.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – H vn )

Chiều cao được sử dụng để đánh giá sự thích hợp và khả năng sinh trưởng

của cây rừng trên một dạng lập địa cụ thể, kiểu khí hậu tại vùng, vừa là chỉ tiêu

quan trọng trong điều tra, kiểm kê rừng, đánh giá trữ lượng rừng Ngoài ra chiều

cao còn dùng để xác định lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao của rừng và dự

Trang 36

tính nhiều năm tiếp theo nhằm có kế hoạch điều tiết rừng hợp lý vì vậy việc làm rõ quy luật phân bố số cây là rất có ý nghĩa

Phân bố N – Hvn để giải quyết vấn đề tích tụ tán ở một tầng nào đó chèn ép các cây khác, và để điều tiết không gian dinh dưỡng ở các lớp chiều cao, điều chỉnh ánh sáng thúc đẩy tái sinh Tùy từng điều kiện lập địa, khí hậu mà cùng một loài có thể có những chiều cao khác nhau

Kết quả phân bố N- Hvn của lâm phần được ghi lại bảng 4.6 và hình 4.4

Bảng 4.6 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần

STT Cấp Hvn

(m)

Trị số giữa cấp N % N Các chỉ tiêu thống kê

Trang 37

Hình 4.4 Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của lâm phần

Phân bố N – Hvn của lâm phần hỗn giao lá rộng và lá kim tại KVNC có dạng

đường cong một đỉnh lệch trái Đỉnh đường cong rơi vào cấp chiều cao từ 15 – 17

m, chiều cao bình quân của lâm phần 16,7 m, biến động chiều cao khá lớn (Cv% = 29,6%) Số cây tập trung chủ yếu ở cở chiều cao 13 – 19 m, chiếm khoảng

66% góp phần hình thành nên tầng tán chính của rừng

Tuy nhiên, trong khoảng cở chiều cao này tập trung với số lượng cây nhiều

như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh về ánh sáng sự vươn lên của nhiều loài

cây non có giá trị, sinh trưởng phía dưới của lâm phần Vì vậy cần tiếp tục thực hiện

các biện pháp kỹ thuật như khoanh nuôi kết hợp với công tác quản lý bảo vệ rừng,

hoặc có thể điều tiết mật độ ở tầng cây cao, tỉa thưa loại bỏ những cây có giá trị

thấp, chất lượng kém, cây bị chèn ép, tạo điều kiện nuôi dưỡng những loài cây mục

đích và có giá trị phòng hộ

 Phân bố N – Hvn của loài Thông 5 lá

Thông 5 lá tại KVNC thường là những cây cao vượt tán trong rừng do nhu

cầu và đặc tính sinh học của chúng vì vậy nó tạo nên những tầng tán khác nhau của

rừng làm tăng cấu trúc tầng thứ của rừng

Kết quả phân bố N – Hvn của quần thể loài thông 5 lá tại KVNC được ghi lại

ở bảng 4.7 và hình 4.5

Trang 38

Bảng 4.7 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn Thông 5 lá

STT Cấp Hvn

(m)

Trị số giữa cấp N % N Các chỉ tiêu thống kê

Hình 4.5 Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của Thông 5 lá

Từ kết quả ở bảng 4.7 và hình 4.5 ở trên cho thấy:

Phân bố số cây theo cấp chiều cao của quần thể Thông 5 lá có dạng đường cong 2 đỉnh Đỉnh đường cong rơi vào 2 cấp kính từ 18 – 21 m và 24 – 27 m Biến động chiều cao khá lớn (Cv = 23,3%) chứng tỏ, rừng có sự phân hóa chiều cao khá

Trang 39

mạnh, rừng tập trung nhiều cá thể có cỡ kính và chiều cao lớn thể hiện rừng còn khá nhiều cây già cỗi, quá thành thục, chất lượng kém cần xử lý để tạo không gian sinh trưởng cho lớp cây còn lại phát triển Đó là hướng tích cực cho hoạt động bảo tồn kịp thời loài cây này tại khu vực, tạo điều kiện cho lớp cây dự trữ còn lại không nhiều trong quần thể Thông 5 lá phát triển tốt

4.4 Phân bố trữ lượng rừng theo cấp kính (M/D 1,3 )

Việc nghiên cứu phân bố trữ lượng rừng theo cấp kính M/D1,3 là cơ sở để đánh giá khả năng phục hồi rừng nhanh hay chậm, xác định được tiềm năng sản xuất của rừng trong tương lai Do xác định phân bố M/D1,3 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn nghiên cứu và quản lý kinh doanh rừng

Kết quả có được không những phản ánh về vốn sản suất của rừng mà còn cho biết được chất lượng của vốn rừng phân bố theo cỡ kính của cây rừng qua từng thời kỳ phát triển Từ đó, giúp các nhà lâm nghiệp, nhà quản lý bảo vệ rừng có được những cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp với trạng thái hiện tại của rừng, cũng như xác định hướng điều tiết rừng hợp lý, đưa rừng đi đến dần trạng thái ổn định, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phát triển rừng lâu dài bền vững

Từ số liệu thu thập về đường kính trong các ÔTC, tiến hành tập trung số liệu, phân chia cấp kính Sau đó tính toán trữ lượng cho tất cả các loài cây theo công thức

Kết quả phân bố trữ lượng theo cấp kính D1,3 của lâm phần được trình bày ở bảng 4.8 và hình 4.6 dưới đây

Trang 40

Bảng 4.8 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M - D1,3) của lâm phần STT Cấp D1,3

(cm)

Trị số

M (m3/5 ô)

M (m3/ha)

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w