1.1. TÊN DỰ ÁN: Xây dựng nhà Kho cho thuê Khu đất dự kiến xây dựng nhà kho có tổng diện tích 38.000 m2 nằm tại Đường số 5, KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. + Phía Đông giáp: Đường số 7. + Phía Bắc giáp : Đất KCN Sông Mây. + Phía Tây giáp : Đường số 5. + Phía Nam giáp : Công ty Công Thành. Tổng diện tích mặt bằng: 38.000 m2 Diện tích nhà kho: 26.600 m2 Diện tích cây xanh: 5.700 m2
Trang 1MỤC LỤC
I THÔNG TIN CHUNG 4
1.1 TÊN DỰ ÁN: 4
1.2 TÊN CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP CHỦ DỰ ÁN: 4
1.3 ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CỦA CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, CHỦ DỰ ÁN: 4
1.4 NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN,DOANH NGHIỆP, CHỦ DỰ ÁN: 4
II ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: 4
2.1 VỊ TRÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN: 4
2.2 DIỆN TÍCH MẶT BẰNG: 5
2.3 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC: 5
2.3.1 Điều kiện khí tượng: 5
2.3.2 Điều kiện thủy văn khu vực: 5
2.3.2.1 Nước mặt: 5
2.3.2.2 Nước ngầm: 7
2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ HẠ TẦNG: 7
2.5 NƠI TIẾP NHẬN CHẤT THẢI TỪ DỰ ÁN: 8
III QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH 9
3.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT 9
3.2 DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ 10
IV NHU CẦU NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 11
4.1 NHU CẦU CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC PHỤC VỤ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY 11
4.2 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG DỰ KIẾN 11
V CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11
5.1 Các LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH: 11
5.1.1 Khí thải 11
5.1.2 Nước thải 11
5.1.3 Nước thải sinh hoạt 11
5.1.4 Nước mưa 12
5.1.5 Chất thải rắn 12
5.1.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt 12
5.1.5.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 12
5.1.5.3 Chất thải nguy hại 12
5.2 Các tác động khác 12
5.2.1 Tác động đến môi trường đất 12
5.2.2 Tác động đến môi trường sinh thái 13
5.2.3 Nguy cơ cháy nổ 13
5.2.4 Tiếng ồn 13
VI BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 13
5.3 XỬ LÝ CHẤT THẢI 13
Trang 25.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 14
5.3.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt 14
5.3.2.2 Nước mưa chảy tràn: 15
5.3.3 Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 16
5.3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 16
5.3.3.2 Chất thải rắn không nguy hại 16
5.3.3.3 Chất thải nguy hại 16
5.4 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC 16
5.4.1 Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ 16
5.4.2 Giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt thừa 16
VI CAM KẾT THỰC HIỆN 17
Trang 3MỞ ĐẦU Cho đến nay, công tác bảo vệ môi trường đã mang tính chiến lược trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam Cùng với chính sách mở cửa, số
lượng các dự án đầu tư phát triển kinh tế đã tăng nhanh và đạt nhiều kết quả tốt
Tuy nhiên, các mối tương quan giữa những lợi ích kinh tế, xã hội đạt được trong
sản xuất với những tác động tới môi trường, đặc biệt là những tác động có hại
được coi là một trong những vấn đề cơ bản khi tiến hành xem xét các dự án và
lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội bền vững
Nhằm tuân thủ Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty chúng tôi đã thực hiện
Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với dự án xây dựng nhà Kho cho thuê đặt tại
Đường số 5, KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Các tài liệu làm căn cứ:
* Bản Cam kết bảo vệ môi trường được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp
lý sau đây:
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005
- Nghị định số 80/2006/NÐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại
Trang 4- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000257 ngày 17 tháng 04 năm
2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong báo cáo:
- Các tài liệu kỹ thuật của tổ chức Y Tế thế giới, Ngân hàng thế giới về xây dựng
báo cáo bảo vệ môi trường
- Các tài liệu về xác định tải lượng ô nhiễm
- Các phương pháp công nghệ xử lý chất thải ô nhiễm
- Báo cáo đầu tư xây dựng nhà Kho cho thuê – Công ty cổ phần Thanh Bình
I THÔNG TIN CHUNG
I.1 TÊN DỰ ÁN:
Xây dựng nhà Kho cho thuê
I.2 TÊN CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP CHỦ DỰ ÁN:
Công ty cổ phần Thanh Bình
I.3 ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CỦA CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, CHỦ DỰ ÁN:
Đường số 5, KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
I.4 NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN,DOANH NGHIỆP, CHỦ DỰ ÁN:
Ông Phạm Đức Bình
Trang 5II ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:
II.1 VỊ TRÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN:
- Khu đất dự kiến xây dựng nhà kho có tổng diện tích 38.000 m2 nằm tại Đường số
5, KCN Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
+ Phía Đông giáp: Đường số 7
+ Phía Bắc giáp : Đất KCN Sông Mây
+ Phía Tây giáp : Đường số 5
+ Phía Nam giáp : Công ty Công Thành
II.2 DIỆN TÍCH MẶT BẰNG:
- Tổng diện tích mặt bằng: 38.000 m2
Diện tích nhà kho: 26.600 m2
Diện tích cây xanh: 5.700 m2
II.3 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC:
II.3.1 Điều kiện khí tượng:
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
những đặc trưng chính như sau :
- Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm Nhiệt độ cao đều trong
năm, trung bình 25 – 260C Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12
(250C) Mùa khô từ cuối tháng XI đến tháng IV năm sau
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm là 78,9%
- Chế độ mưa : Lượng mưa trung bình từ 1.600 đến 1.800 mm/năm Mưa tập trung
theo mùa, mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm
- Chế độ gió : Mùa khô gió chủ đạo theo hướng Đông, Đông - Nam và Nam
Mùa mưa gió chủ đạo theo hướng Tây - Nam và Tây Tốc độ gió trung bình là
1,4 - 1,7 m/s
Trang 6- Lượng bốc hơi trung bình là 1.100 – 1.400 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi
thường chiếm 64 – 65% tổng lượng bốc hơi cả năm gây nên tình trạng mất cân
đối về chế độ ẩm, nhất là vào các tháng cuối mùa
II.3.2 Điều kiện thủy văn khu vực:
II.3.2.1 Nước mặt:
+ Hồ:
Trên địa bàn huyện Trảng Bom có các hồ chứa là hồ Sông Mây, hồ Bàu Hàm 1,
hồ Thanh Niên, hồ Ba Tháng Hai và một phần hồ Trị An Trong đó đáng chú ý
là các hồ:
- Hồ Sông Mây: nằm trên địa bàn xã Bình Minh và là ranh giới tự nhiên của xã
Bình Minh với các xã Bắc Sơn, Sông Trầu và thị trấn Trảng Bom Hồ có diện tích
khoảng 400 ha, dung tích 14,8 triệu m3, được sử dụng cho cấp nước sinh hoạt
- Hồ Bàu Hàm 1: nằm trên địa bàn xã Bàu Hàm 1 Hồ có diện tích khoảng 80 ha,
được sử dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái;
- Hồ Trị An là hồ chứa dạng sông, nhận nước của sông Đồng Nai và sông La
Ngà Hồ Trị An có diện tích 323 km2, dung tích khoảng 2,542 tỷ m3 nước Hồ
Trị An được bổ cập từ sông Đồng Nai lưu lượng trung bình là 470 m3/s và lưu
lượng của sông La Ngà khoảng 144 m3/s Chức năng chính của hồ là chứa nước
để phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An Ngoài ra hồ Trị An còn là nơi cung
cấp nước phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, nước phục vụ cho sinh hoạt cho người dân và còn là địa điểm du lịch
+ Sông:
Chảy qua địa bàn huyện Trảng Bom là các sông: sông Buông (lưu lượng hơn
200 m3/s), sông Thao (lưu lượng 7,07 m3/s), suối Tre (lưu lượng 0,296 m3/s),
suối Rết (lưu lượng 0,47 m3/s) Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ chủ yếu
cho mục đích tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản của cả huyện Tuy nhiên mạng
lưới sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn và dốc, nghèo nước vào mùa khô
Modul dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 – 35 l/s/km2 nhưng vào
mùa kiệt chỉ còn 10 – 12 l/s/km2
Trang 7Chiều dài tổng cộng của sông Đồng Nai là 586,4 km tính từ điểm nguồn đến
tận cửa biển Cần Giờ Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai khoảng
15.305 km2 Sông Đồng Nai nhận lượng mưa hàng năm khá lớn : từ 1.800 đến
2.200 mm Sông Đồng Nai có rất nhiều chi lưu Trong đó các chi lưu chính là :
sông Đa Nhim, sông Đa Huoai, sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn Các hồ
chứa chính trong hệ thống sông Đồng Nai bao gồm: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ
Đơn Dương
Chế độ thủy văn lưu vực sông Đồng Nai hoàn toàn phù hợp với đặc điểm khí
hậu : mùa lũ kéo dài từ tháng VII tới tháng XI là thời kỳ sông rất dồi dào nguồn
nước nhờ mưa thường xuyên và mùa kiệt từ XII đến tháng VI là thời kỳ lượng
nước trong sông giảm dần vì nước sông cung cấp cho quá trình rút nước ngầm,
nước mặt trong lưu vực
Kết quả quan trắc lưu lượng nước sông Đồng Nai của Trung tâm khí tượng
thủy văn khu vực Nam Bộ trong thời gian nhiều năm qua cho thấy vào mùa khô
(các tháng II, III, IV) nước sông cạn, trong đó cạn nhất là vào tháng IV (40
m3/s) Bắt đầu mùa mưa lưu lượng tăng nhanh Trong 3 tháng VIII, IX, X lưu
lượng đạt từ 1.140 đến 1.211 m3/s
Chế độ thủy văn sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng từ chế độ điều tiết của hồ Trị
An và chế độ bán nhật triều của biển Đông Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của
chế độ bán nhật triều không đều dưới tác động của phần Tây Nam biển Đông,
tức là hàng ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống Vào mùa cạn, triều
biển Đông ảnh hưởng đến chân thác Trị An trên sông Đồng Nai Biên độ triều
trong thời kỳ triều cường đạt khoảng 3 – 4 m, trong thời kỳ triều kém cũng đạt từ
1,5 đến 2 m Đỉnh triều cao nhất thường xảy ra từ tháng VI đến tháng VIII
II.3.2.2 Nước ngầm:
Nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng tương đối khá và chất lượng
nước tốt Nước ngầm ở tầng sâu (trên 100m) có lưu lượng lớn Hiện nay, đa số
người dân trong huyện đang khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm mạch nông
cho mục đích sinh hoạt (giếng đào sâu 7 – 15m, giếng khoan sâu 20 – 60m)
Trang 8II.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ HẠ TẦNG:
• Vị trí: Trảng Bom là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành,
phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía Bắc
giáp huyện Vĩnh Cửu
• Tổng diện tích tự nhiên: là 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
• Dân số năm 2006: 194.458 người, mật độ dân số 596,24 người/km2
• Huyện có 17 đơn vị hành chính: gồm 1 thị trấn là Trảng Bom và 16 xã: Hố Nai
3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Cây Gáo, Thanh Bình, Bàu
Hàm 1, Sông Thao, Hưng Thịnh, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Đồi 61, An
Viễn và xã Giang Điền
• Các cơ quan chuyên môn:
+ Phòng Nội Vụ - Lao động - Thương Binh - Xã hội; Phòng Tài chính - Kế
hoạch; Phòng Giáo dục; Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; Phòng Y tế;
Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế; Phòng Hạ
tầng kinh tế; Thanh tra huyện; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Tôn
giáo, Dân tộc; Văn phòng HĐND và UBND
• Những lợi thế của huyện:
+ Về đất nông nghiệp là 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện Nông
nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng
lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang, phục hóa
+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển
các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu;
cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước
+ Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ
lượng 20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm
nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng
Trang 9+ Tiềm năng du lịch: thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về
điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước
ao hồ, thác ghềnh tự nhiên
• Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo Huyện với lợi
thế cách Tp.HCM 50km và Tp Biên Hòa 30km về phía đông, dọc theo Quốc lộ 1A
là địa bàn khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp
• Cơ cấu kinh tế năm 2006: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 57,6%; Nông - Lâm
nghiệp - Thủy sản chiếm tỷ lệ 22,9%; Dịch vụ chiếm 19,5%
II.5 NƠI TIẾP NHẬN CHẤT THẢI TỪ DỰ ÁN:
- Tại khu vực xung quanh dự án, đã có hệ thống cống chung của khu công
nghiệp do đó công ty sẽ đấu nối toàn bộ lượng nước thải vào hệ thống cống thoát
chung của khu công nghiệp Nguồn tiếp nhận nước thải khi dự án đi vào hoạt
động sẽ là Hồ Sông Mây Đây là nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt
(tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945:2005, cột A )
- Môi trường tiếp nhận các loại bụi, khói thải trong quá trình hoạt động, vận
chuyển nguyên vật liệu của công ty trước và sau xây dựng là khu công nghiệp
Trang 10III QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH
III.1.QUY TRÌNH SẢN XUẤT.
Văn phòng công ty chịu trách nhiệm tìm kiếm các đối tác là các bạn hàng
trong ngành, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong và
ngoài tỉnh
Sau khi xác định nguồn hàng cần lưu từ các nơi nêu trên, công ty tiến hành
đàm phán để tồn trữ tạm thời tại kho bao gồm: các sản phẩm của công ty đối tác,
máy móc thiết bị…dự kiến tồn trữ trong vòng từ 1 – 3 tháng
Dự án chúng tôi không tiếp nhận lưu trữ các hàng hóa có tính chất như dễ
cháy nổ, hóa chất có tính nguy hại, các loại rác thải phát sinh từ phía đối tác
Hàng cần lưu trữ
Kiểm tra
Sắp xếp
Nhập kho
Tồn trữ tạm thời
Xuất hàng
Trang 11III.2.DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Danh mục thiết bị văn phòng
Danh mục thiết bị, dụng cụ sản xuất
thiết bị
IV.1 NHU CẦU CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC PHỤC VỤ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY.
Trang 12+ Nhu cầu về điện: Công ty sẽ dùng điện từ điện lưới quốc gia qua trạm biến
thế 110Kv Sông Mây Lượng dùng trung bình khoảng 500 kWh/tháng
+ Nhu cầu về nước: Công ty sẽ sử dụng nước cấp từ Nhà máy nước Sông Mây
công suất 5.000 m3/ngày chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, lượng dùng khoảng 30
m3/tháng
IV.2 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG DỰ KIẾN
Tổng số lao động dự kiến vào năm hoạt động ổn định: 8 người
V.1 Các LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH:
Trên cơ sở nghiên cứu quy trình hoạt động có thể xác định nguồn gốc và các
thành phần ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động của công ty như sau:
V.1.1 Khí thải.
Các nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu:
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, tập kết hàng hóa
- Bụi và khí (SO2, CO, NOx ) trong khí thải của các phương tiện vận tải ra
vào khuôn viên để xuất nhập nguyên liệu
V.1.2 Nước thải.
Tổng lượng nước sử dụng tại công ty khoảng 30 m3/tháng Chủ yếu sử dụng
trong quá trình sinh hoạt của nhân viên, và cho tưới cây
V.1.3 Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình vệ sinh cá nhân Theo dự kiến,
lượng công nhân viên của Công ty khoảng 8 người Lượng nước cấp cho sinh
hoạt khoảng: 8 người x 125 L/người/ngày = 1000 L/ngày ≈ 26 m3/tháng Lượng
nước thải sinh hoạt bình quân là 100 L/người/ngày (80% lượng nước cấp vào),
như vậy tổng lượng nước thải sẽ là 20,8 m3/tháng
- Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước này thường chứa nhiều chất rắn lơ
lửng, các hợp chất hữu cơ ( đặc trưng bởi BOD5, COD), các chất dinh dưỡng
Trang 13(nitơ, photpho), vi sinh Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn
xử lý, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
trong khu vực, ngoài ra khi tích tụ lâu ngày các chất hữu cơ này sẽ phân huỷ gây
ra mùi hôi thối
V.1.4 Nước mưa.
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khuôn viên công ty Bản thân nước
mưa không gây ô nhiễm môi trường nhưng khi chảy tràn qua khu vực mặt bằng
công ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã, rác, đất cát,
V.1.5 Chất thải rắn.
V.1.5.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại bao bì nhựa, giấy, …của công nhân
viên Lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng bình quân 0,3 kg/người/ngày*8
người = 2,4 kg/ngày tức khoảng 62,4 kg/tháng
V.1.5.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại bao gồm: các loại bao bì, thùng
carton, nhựa, pallet gỗ phế trong quá trình vận chuyển, lưu trữ về kho Lượng
chất thải này ước khoảng 20kg/tháng
V.1.5.3 Chất thải nguy hại
Các chất thải nguy hại bao gồm:
- Giẻ lau dính dầu nhớt từ quá trình bảo trì xe: khoảng 01 kg/tháng
- Bóng đèn huỳnh quang thải bỏ: khoảng 0,5 kg/tháng
V.2 Các tác động khác
V.2.1 Tác động đến môi trường đất.
- Một số diện tích đất bị bê tông hóa bề mặt mất khả năng thoát nước tự