1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn về Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 20132017”

84 460 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 589,5 KB

Nội dung

Thu BHXH bắt buộc có vai trò quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển hệ thống BHXH, vì vậy BHXH quận Hoàng Mai luôn coi công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cơ quan. Trong quá trình hoạt động của cơ quan, BHXH quận Hoàng Mai luôn gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng nhờ có sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của cán bộ, công chức, viên chức, cùng với sự giúp đỡ của BHXH thành phố Hà Nội và các ban ngành liên quan nên BHXH quận Hoàng Mai luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, số thu ngày càng tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, số đơn vị và số người tham gia ngày càng được mở rộng hơn

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI

GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

- * * *

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận của em là “Công tác quản lý thuBảo hiểm xã hộibắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn

2013 - 2017” là công trình của em

Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong khóa luận là trungthực, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và xuất phát từ tình hình thực tếtại đơn vị BHXH quận Hoàng Mai

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban giám hiệu trường Đạihọc Lao động – Xã hội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này Đây là một cơ hội tốt để cho em có thể được thực hành các kỹnăng học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em có thể tự tin vào bản thânmình hơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – giáo viên hướngdẫn ThS Lê Thị Xuân Hương trong suốt thời gian vừa qua đã không ngạikhó khăn đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em có thể hoàn thành tốt nhất bàikhóa luận tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ ban lãnh đạo và các cán bộ BHXH tại

cơ quan BHXH quận Hoàng Mai, đặc biệt là các anh, chị, cô, chú trongphòng thu đã quan tâm chỉ bảo và cho em nhiều kinh nghiệm quý báu trongsuốt thời gian thực tập tại cơ quan

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Cấu trúc bài khóa luận: 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 3

1.1.Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội 3

1.1.1.Khái niệm bảo hiểm xã hội 3

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế xã hội 4

1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 6

1.2.1 Các khái niệm về thu bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 6

1.2.2 Vai trò của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 7

1.2.3 Nội dung của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 9

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 20

1.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 20

1.3.2 Cơ cấu dân số 21

1.3.3 Chính sách tiền lương 21

1.3.4 Nhận thức của người tham gia 22

1.3.5 Hệ thống chính sách pháp luật BHXH 22

1.3.6 Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH và cơ sở vật chất kỹ thuật 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2013-2017 25

Trang 6

2.1 Khái quát chung về quận Hoàng Mai và cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai 25

2.1.1 Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai 252.1.2 Giới thiệu chung về cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai26

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 30

2.2.1 Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộctại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 302.2.2 Thực trạng quản lý tiền lương - tiền công đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 .362.2.3 Quản lý mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộctại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 382.2.4 Thực trạng tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quanBHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 412.2.5 Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xãhội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 492.2.6 Tình hình nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xãhội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 51

2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 52

2.3.1 Kết quả đạt được 522.3.2 Một số hạn chế còn tồn tại 542.3.3.Nguyên nhân của hạn chế 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI 58 3.1 Phương hướng thực hiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH quận Hoàng Mai 58

3.1.1 Phương hướng phát triển chung của bảo hiểm xã hội quậnHoàng Mai 583.1.2 Phương hướng thực hiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hộibắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã hội quân Hoàng Mai 59

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo

hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai 60

3.2.1 Tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 60

Trang 7

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm

xã hội 623.2.3 Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảohiểm xã hội 643.2.4 Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan có liên quan trongcông tác quản lý thu bảo hiểm xã hội 663.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý thu bảo hiểm xãhội 673.2.6 Tăng cường công tác đốc nợ, giảm tình trạng nợ bảo hiểm xã hội 683.2.7 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lýthu bảo hiểm xã hội 69

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai 70

3.3.1 Khuyến nghị với Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội 703.3.2 Khuyến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 713.3.3 Khuyến nghị với Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàng Mai 733.3.4 Khuyến nghị với các ban ngành liên quan 73

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

HCSN Hành chính sự nghiệp

HĐND Hội đồng nhân dân

LĐ -TB - XH Lao động – Thương binh – Xã hội

TLTC Tiền lương, tiền công

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Mức lương cơ sở đối với NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương

do Nhà nước quy định giai đoạn(2013-2015) 12Bảng 1.2: Mức lương cơ sở đối với NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương

do Nhà nước quy định giai đoạn(2016-2017) 13Bảng 1.3: Mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc tại DN trongnước tại vùng I giai đoạn(2013-2015) 14Bảng 1.4: Mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc tại DN trongnước tại vùng I giai đoạn(2016-2017) 14Bảng 1.5: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc giai đoạn 2013-2017 15Bảng 2.1: Số cán bộ, công chức, viên chức tại BHXH quận Hoàng Mai 29Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của đơn vị sử dụng lao độngtại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 – 2017 31Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động 32tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 – 2017 32Bảng 2.4: Đối tượng người lao động tham gia BHXH BB tại Hoàng Maitheo khối quản lý giai đoạn 2013-2017 34Bảng 2.5: Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tại BHXHquận Hoàng Mai (2013-2017) 36Bảng 2.6: Tỷ lệ trích nộp BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH quận HoàngMai (2013-2017) 38Bảng 2.7: Công tác lập kế hoạch thu BHXH BB tại cơ quan BHXH quậnHoàng Mai giai đoạn 2013 – 2017 42Bảng 2.8: Tình hình thu, nộp BHXH BB tại cơ quan BHXH quận HoàngMai giai đoạn 2013 – 2017 50Bảng 2.9: Tình hình nợ BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017 51

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ quy trình thu BHXH 17

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH quận Hoàng Mai 28

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai 43

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ các bước trong quy trình lập hồ sơ thu BHXH tại BHXHquận Hoàng Mai 45

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc giatrên thế giới Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường,chính sách BHXH luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, phápluật về BHXH không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với vậnhành nền kinh tế và xu thế trên thế giới

Thực tiễn cho thấy quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH đãbộc lộ những điểm bất cập như: việc mở rộng và quản lý đối tượng thamgia BHXH còn nhiều hạn chế; tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng cũngnhư vi phạm pháp luật về đóng BHXH đang diễn ra một cách phổ biến ởnhiều doanh nghiệp đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh vàkhông có chiều hướng suy giảm; công tác quản lý thu mặc dù đã được sửađổi, bổ sung nhiều lần nhưng hiệu quả thu vẫn chưa thực sự đáp ứng yêucầu dẫn đến việc thất thoát quỹ BHXH

Công tác quản lý thu BHXH là một khâu quan trọng không chỉ quyếtđịnh đến sự hình thành, sử dụng quỹ BHXH như thế nào mà còn đảm bảoquyền lợi thụ hưởng cho người lao động khi tham gia vào hệ thống BHXH.Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc chi trả đầy đủ,nhanh chóng cho các đối tượng, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho ngườitham gia BHXH Trong quá trình thực tập nghiên cứu nghiệp vụ thu tạiBHXH quận Hoàng Mai, em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác

quản lý thu BHXH bắt buộc, từ đó em xin chọn nghiên cứu đề tài: “Công

tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công tác quản lý thu BHXH bắtbuộc;

+ Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXHquận Hoàng Mai giai đoạn 2013– 2017;

+ Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để thực hiện tốt hơn công tácquản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tạiBHXH quận Hoàng Mai

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, không bao gồmbảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Không gian: cơ quan BHXH quận Hoàng Mai;

+ Thời gian: giai đoạn 2013 – 2017

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp nghiên cứu lýluận;

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp phân tích thống kê;

- Phương pháp so sánh xử lý hệ thống

5 Cấu trúc bài khóa luận:

Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về BHXH và công tác quản lý thu BHXH

và công tác quản lý thu BHXH bắt buộc

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơquan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017

Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tácquản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắngnhưng do nhận thức và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài khóa luậnkhông thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy

cô giáo trong khoa Bảo hiểm để em có thể hoàn thành tốt đề tài này

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1.Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội

1.1.1.Khái niệm bảo hiểm xã hội

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở Đểthỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sảnphẩm cần thiết Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càngcao, có nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao độngcủa con người Trong thực tế cuộc sống, không phải lao động nào cũng có

đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác đểtạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc Ngược lại,người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn,hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tựnhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hộikhác Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu của con ngườikhông vì thế mà mất đi Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiệnthêm nhu cầu mới Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài ngườiphải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau

BHXH xuất hiện như một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viêntrong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sựcần thiết được BHXH Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợicủa NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trongnhững quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đạihội đồng Liên hợp quốc đã nêu

Theo nghĩa rộng, “BHXH có thể hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc

bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sơ quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình NLĐ, đảm bảo an sinh xã hội”.

Qua khái niệm trên ta có thể rút ra được:

Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bịbiến động, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do cácbiến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thân người

Trang 13

lao động và gia đình họ Chính vì yếu tố này mà BHXH được coi là mộtchính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản lí chặtchẽ Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy định về đốitượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời sống củangười lao động.

Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sửdụng lao động Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượngđược hưởng BHXH khi gặp rủi ro Người sử dụng lao động đóng phí là thểhiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động Và sự đónggóp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước

Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng laođộng, để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bêncùng đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần

ổn định cuộc sống một cách hiệu quả nhất

Theo Luật BHXH, khái niệm về BHXH được hiểu theo nghĩa hẹp này.Luật BHXH được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006

đã xác định “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết” Theo luật BHXH số 58/2014/QH13, ban hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2014 xác định“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập

do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

Như vậy, phát sinh từ những nhu cầu của NLĐ và an toàn xã hội,BHXH đã trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của cácrủi ro xã hội, đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thờitạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế xã hội

1.1.2.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Trong cuộc sống hàng ngày con người hay gặp những sự kiện như ốmđau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu rồi chết…Tất cảnhững rủi ro này đều có thể có thể xảy ra đối với bất cứ NLĐ nào, tại bất kìthời điểm nào Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, những bất cập vềmặt xã hội và những “rủi ro” này có xu hướng xảy ra thường xuyên KhiNLĐ không may gặp rủi ro trên, biến cố có ảnh hưởng đến thu nhập,

Trang 14

BHXH sẽ kịp thời giúp NLĐ và gia đình họ ổn định lại cuộc sống bằng cáckhoản trợ cấp Từ đó tạo ra sự yên tâm cho NLĐ, làm cho họ gắn bó hơnvới cơ quan doanh nghiệp mà họ đang làm việc vì vậy năng suất lao độngđược nâng cao và do đó cuộc sống của NLĐ được cải thiện.

BHXH là điêu kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi

ốm đau, tai nạn… Đồng thời cũng là cơ hội để mỗi người lao động thựchiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong tiêudùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có guồn dựphòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động…góp phần ổn địnhcuộc sống cho bản thân và gia đình

Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo tâm lý an toàn, tintưởng, nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ đem lại cuộc sống bình yên,

ấm no hạnh phúc cho nhân dân lao động

1.1.2.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động

BHXH giúp cho người sử dụng lao động ổn định hoạt động, ổn định sản

xuất kinh doanhthoong qua việc phân phối các chi phí cho người lao độngmột cách hợp lý Qua việc phân phối chi phí cho người lao động hợp lý,BHXH còn góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định,sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao độngcũng gắn bó với nhau

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng vì mục tiêu lợi nhuận.

Nếu cả NLĐ và NSDLĐ đều tham gia BHXH thì khi NLĐ không may gặprủi ro, cơ quan BHXH sẽ chi trả các khoản trợ cấp cho NLĐ, NSDLĐ sẽkhông phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trả những khoản trợ cấp đó, nhưvậy phần nào doanh nghiệp đã đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận

BHXH tạo điều kiện cho NSDLĐ có cơ hội để thực hiện nghĩa vụ vàtrách nhiệm của mình đối với NLĐ, với cộng đồng và xã hội, hạn chế tìnhtrạng bãi công NLĐ cảm thấy yên tâm làm việc từ đó tăng năng suất laođộng giúp DN phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

BHXH còn giúp cho đơn vị sử dụng lao động ổnđịnh nguồn chi, ngay cảkhi có rủi ro lớn xảy ra thì cung không lâm vào tình trạng nợ nần hay phásản Tuy nhiên, BHXH hầu như không mang lại lợi ích trực tiếp nên khôngphải bao giờ người sử dụng lao động cũng nhận thức được đúng được vaitrò của nó

1.1.2.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với xã hội

Trang 15

BHXH tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước, NLĐ, NSDLĐ, mốiquan hệ ràng buộc chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có thể cótrong mối quan hệ BHXH.

BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tạo cho những người bấthạnh có thêm những động lực cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội,hòa nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực xã hội

BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thântương ái của cộng đồng

BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, trên giác ngộ xã hội thìBHXH là một công cụ nâng cao điều kiện sống cho NLĐ Trên giác ngộkinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viêntrong cộng đồng

1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.1 Các khái niệm về thu bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã

hội bắt buộc

1.2.1.1 Thu bảo hiểm xã hội

Việc tham gia BHXH đồng nghĩa với việc người tham gia phải đóng mộtkhoản phí theo quy định của pháp luật về BHXH Tổ chức BHXH đượcChính phủ giao có trách nhiệm tổ chức thu và quản lý tiền đóng BHXH củangười tham gia theo quy định của pháp luật Khi tham gia, tất cả các đốitượng đều có trách nhiệm đóng một phần tiền lương, tiền công của mìnhvào quỹ BHXH để được hưởng quyền lợi BHXH khi đảm bảo đủ các điềukiện hưởng theo quy định của pháp luật Thu BHXH luôn gắn với quyềnlực của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật Vì vậy ta có thể hiểu:

“Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH”(Giáo trình Quản trị Bảo hiểm xã hội của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2009)(5,75) ThuBHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của đốitượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải của xãhội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hào các mặt lợi ích kinh tế, gópphần đảm bảo sự công bằng xã hội

1.2.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội

Trang 16

Dưới góc độ hoạt động, quản lý là những hoạt động cần thiết được thiếtlập khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức BHXH nhằm đạt đượcmục tiêu nhất định của việc thiết lập tổ chức và mục tiêu chung của BHXH

(Giáo trình Quản trị BHXH của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2009) )(5,75)

Dưới góc độ quá trình, quản lý bao gồm có xác định mục tiêu, hoạchđịnh chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trongviệc thực thu chính sách BHXH đã ban hành nhằm đạt được mục tiêu của

BHXH (Giáo trình Quản trị BHXH của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2009)(5,75)

Từ khái niệm quản lý và khái niệm thu BHXH đã nêu trên có thể nhìnnhận một cách tổng quát khái niệm quản lý thu BHXH như sau:

“Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH Sự tác động đó được thể hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.”(Giáo trình Quản trị BHXH của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2009)(5,75)

Có thể được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnhcác hoạt động thu Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luậtcủa Nhà nước và bằng biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế, của cơ quanchức năng nhằm đạt mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảmbảo thời gian theo quy định

1.2.2 Vai trò của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.2.1 Nắm chắc được các nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguồn thu của quỹ BHXH theo quy định tại Luật BHXH baogồm:Nguồn đóng BHXH của người tham gia BHXH;Nguồn đóng BHXHcủa chủ SDLĐ;Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH;Nguồn hỗ trợ của Nhà nước;Các nguồn khác như: viện trợ, quà biếu, quàtặng…của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước

Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lýchặt chẽ các nguồn thu Đối với từng nguồn thu khác nhau phải có phươngpháp quản lý thích hợp

1.2.2.2 Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ Không những thếthu BHXH còn có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ

Trang 17

thống BHXH Để tăng thu BHXH có nhiều biện pháp, trong đó có một sốbiện pháp chính sau:

Tăng số người tham gia đóng BHXH là biện pháp có quan trọng nhất.Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta chưa thể tăngnhanh mức đóng BHXH, mà phải tăng từ từ Từ thực tế đó số người thamgia đóng BHXH càng có ý nghĩa thực tế và có tính quyết định trong việccân đối quỹ BHXH

Thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thờigian quy định Nội dung này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tăng cường cácbiện pháp quản lý hành chính, tổ chức thu khoa học kết hợp với các biệnpháp kinh tế Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định về đốitượng tham gia BHXH trong các văn bản pháp luật về BHXH Trên thực tế

có rất nhiều đơn vị BHXH không đủ số lượng quy định Bởi vậy thu đủ sốlượng và đúng thời gian quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý thuBHXH

1.2.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng vàhợp pháp của NLĐ Nhưng nếu người tham gia không thực hiện đầy đủnghĩa vụ đóng BHXH thì trước hết, bản thân người tham gia không đủ điềukiện quy định của pháp luật để được hưởng các quyền lợi theo quy định củapháp luật, mặt khác không có nguồn thu để đảm bảo chi các chế độ chongười tham gia các sự kiện được bảo hiểm xảy ra, bởi lẽ chính sách BHXHtrong cơ chế thị trường được xây dựng trên nhiều nguyên tắc “ đóng-hưởng”

Khi quỹ BHXH được cân đối cũng có nghĩa là quỹ luôn luôn có đủnguồn lực để chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH theo quy địnhcủa pháp luật Khi người tham gia BHXH gặp rủi ro theo quy định củapháp luật thì bản thân và gia đình họ được tổ chức BHXH chi trả trợ cấpđầy đủ, kịp thời sẽ góp phần ổn định cuộc sống

Trang 18

1.2.2.4 Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển

Ở tầm vĩ mô, vai trò quản lý thu còn được thể hiện khi số thu lớn hơn sốchi, quỹ BHXH được chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tưtăng trưởng cung ứng lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trên thị trường tài chính,

để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế

- xã hội

1.2.3 Nội dung của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.3.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động và đơn

vị sử dụng lao động Trong giai đoạn 2013 – 2017, đối tượng tham giaBHXH bắt buộc được quy định cụ thể như sau:

* Quản lý đối tượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Giai đoạn 2013-2015:

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006,hướng dẫn cụ thể tại quyết định số 1111/QĐ – BHXH của BHXH Việt Namquy định về Quản lý thu BHXHngười lao động tham gia bảo hiểm xã hộibắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công annhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảohiểm xã hội bắt buộc

Giai đoạn 2016-2017

Theo quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 01/12/2015 và Quyếtđịnh số 595/QĐ – BHXH có hiệu lực từ 01/07/2017 của BHXH Việt Namquy định về Quản lý thu BHXH quy địnhngười lao động là công dân ViệtNam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bổ sung 3 nhóm đối tượngđóng là:

Trang 19

a.Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

b.Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham giaBHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);

c.Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cógiấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do

cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018)

* Quản lý đối tượng người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc

Giai đoạn 2013-2015

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006,hướng dẫn cụ thể tại quyết định số 1111/QĐ – BHXH của BHXH Việt Namquy định về Quản lý thu BHXH quy định đơn vị tham gia BHXH bắt buộccho người lao động bao gồm:

a Cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trungương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang

b Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chứcchính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hộikhác

-c Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả cácdoanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) và Luật Đầu tư

d Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo LuậtHợp tác xã

e Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho người lao động

f Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợpĐiều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có quy định khác

g Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật

Giai đoạn 2016-2017

Trang 20

Theo quyết định 959/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 01/12/2015 và Quyếtđịnh số 595/QĐ – BHXH có hiệu lực từ 01/07/2017 của BHXH Việt Namquy định về Quản lý thu BHXH quy địnhngười sử dụng lao động tham giabảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổchức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức

xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợptác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho ngườilao động

Nội dung chính của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm:

Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị

sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóngBHXH bắt buộc

Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắtbuộc.Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắtbuộc do đơn vị sử dụng lao động và người lao động lập theo mẫu quy địnhcủa BHXH Việt Nam

Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộccủa từng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.Bảng kê khai tổng quỹ tiềnlương, tiền công,…do đơn vị quản lý đối tượng tham gia lập theo mẫu củaBHXH Việt Nam

Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham giaBHXH và hàng năm ghi bổsung và sô BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ theo quy định của phápluật

Tổ chức thu BHXH

1.2.3.2 Quản lý tiền lương – tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Mức tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định

Theo điều 90 luật BHXH thì Người lao động thuộc đối tượng thực hiệnchế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH

là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức

vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiềnlương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung

Lương cơ sở là mức lương được áp dụng cho các đối tượng là người làmtrong các cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay người

Trang 21

phục vụ trong các đơn vị lực lượng vũ trang, người lao động trong làm việctrong các cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị - xã hội (có thể gọi họ là cáccán bộ, công chức hay viên chức trong các cơ quan nhà nước) Là mứclương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp

và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoảntrích và các chế độ được hưởng theo mức lương này Đồng thời, đây là căn

cứ để xác định các mức đóng bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếhay thất nghiệp cho đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức, lựclượng vũ trang

Giai đoạn 2013-2015

Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH BB được thực hiện theo luậtBHXH 2006, Nghị định 152/2006/ NĐ – CP, quy định về mức TL – TClàm căn cứ đóng BHXH BB như sau: Người lao động thuộc đối tượng thựchiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóngBHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và cáckhoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niênnghề (nếu có) Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tạithời điểm đóng

Trong đó tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định, tiền của pháp luật về tiền lương công.

Bảng 1.1: Mức lương cơ sở đối với NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương

do Nhà nước quy định giai đoạn(2013-2015)

Thời gian Lmin/ Lcs

(đồng/tháng )

Văn bản pháp luật

Từ 01/01/2013

đến30/06/2013

Trang 22

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tạiLuật BHXH 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH., quy định mức TL-TC làm căn cứ đóng BHXH BB nhưsau:Tiền lương do nhà nước quy định: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế

độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH làtiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản trợ cấp chức

vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiềnlương này tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng

Bảng 1.2: Mức lương cơ sở đối với NLĐ làm việc theo chế độ tiền lương

do Nhà nước quy định giai đoạn(2016-2017)

Thời gian Lmin/ Lcs

(đồng/tháng )

Văn bản pháp luật

Từ 01/01/2016

đến30/04/2016

* Mức tiền lương, tiền công do đơn vị sử dụng lao động quy định

- NLĐ chưa qua đào tạo thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH

là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng khôngthấp hơn lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;

- NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thìmức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% sovới mức tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm5% do Chính phủ quy định

Trang 23

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theohợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Là mức lương dùnglàm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương,trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện laođộng bình thường, đảm bảo đủ thời giờ làm việc trong tháng và hoàn thànhđịnh mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận Là cơ sở để đóng bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làmviệc tại doanh nghiệp Trong những năm vừa qua, mức lương tối thiếu đượcđiều chỉnh tăng dần nhằm đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người laođộng.

Giai đoạn 2013-2015

Bảng 1.3: Mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc tại DN trong

nước tại vùng I giai đoạn(2013-2015)

Thời gian Mức tiền lương tối

thiểu vùng(đồng/tháng)

Văn bản pháp luật

01/01/2013 2.350.000 Nghị định

103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/201201/01/2014 2.700.000 Nghị Định 182/2013/NĐ-

CP ngày 14/11/201301/01/2015 3.100.000 Nghị định 103/2014/NĐ-

CP ngày 11/11/2014

Giai đoạn 2016-2017

Bảng 1.4: Mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc tại DN trong

nước tại vùng I giai đoạn(2016-2017)

Thời gian Mức tiền lương tối

thiểu vùng(đồng/tháng)

Văn bản pháp luật

01/01/2016 3.500.000 Nghị định

122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/201501/01/2017 3.750.000 Nghị định 153/2016/NĐ-

CP ngày 14/11/2016

Trang 24

NLĐ là quản lý doanh nghiệp thì tiền lương, tiền công tháng đóngBHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định.

Mức lương làm căn cứ đóng thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu vùng,cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng

1.2.3.3 Quản lý mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

*Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức lương: là lương đăng ký theo thang bảng lương gửi cơ quan bảohiểm xã hội do doanh nghiệp xây dựng theo quy định của pháp luật laođộng mà hai bên đã thỏa thuận

Phụ cấp lương: là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều

kiện lao động Tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt Mức độthu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tínhđến: phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp nặng nhọc, độc hại,…

Các khoản bổ sung khác: Bao gồm các khoản thường xuyên và không

thường xuyên Và các chế độ phúc lợi khác như: tiền thưởng sáng kiến, tiền

ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở…

Về mức đóng BHXH bắt buộc do nhà nước quy định và được quản lýchặt chẽ Tỷ lệ đóng vào các quỹ tương đối ổn định, ty nhiên đến tháng6/2017 mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN giảm xuống còn 0,5%

Bảng 1.5: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc giai đoạn 2013-2017

STT Thời gian

Đơn vị SDLĐ( % )

Ngườilaođộng( % )

Tổng

Quỹ ốmđau, thaisản

QuỹTNLĐ

- BNN

Quỹ

HT TT

-Qũy

HT TT

Trang 25

Đóng hàng tháng: Thực hiện đối với tất cả các đơn vị, chậm nhất ngày

cuối cùng của tháng đơn vị phải trích đóng cả khoản thuộc trách nhiệmđóng của đơn vị và khoản thuộc trách nhiệm đóng của NLĐ vào quỹBHXH

Đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần: Thực hiện đối với các đơn vị

được cơ quan BHXH chấp thuận (doanh nghiệp nông, lâm, ngư, diêmnghiệp… hoặc các đơn vị có sử dụng dưới 10 lao động thuộc hộ kinhdoanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho NLĐ) Chậmnhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹBHXH

Đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 06 tháng một lần: Thực hiện đối với

phu quân, phu nhân và do đơn vị quản lý đối tượng đóng, chậm nhất ngàycuối cùng của tháng (nếu đóng hàng tháng) hoặc ngày cuối cùng của kỳđóng (nếu đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần) vào quỹ BHXH

Đóng hàng quý, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng trước mộtlần theo thời hạn ghi trong hợp đồng: Thực hiện đối với NLĐ đi làm việc

có thời hạn ở nước ngoài (theo các loại hợp đồng) đã có thời gian tham giaBHXH bắt buộc, nhưng chưa hưởng trợ cấp BHXH 1 lần trước khi đi làmviệc ở nước ngoài

Đóng một lần: Đối với NLĐ đã đủ tuổi đời nhưng còn thiếu tối đa 06

tháng để đủ 20 năm, được tự đóng thông qua đơn vị quản lý cuối cùng; Đốivới NLĐ bị chết nhưng thiếu tối đa 06 tháng để đủ 15 năm đóng BHXH,thân nhân NLĐ được tự đóng tiếp thông qua đơn vị nơi NLĐ làm việctrước khi chết hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH huyện nơi thân nhânNLĐ cư trú

Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh

nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của

cơ quan BHXH tỉnh Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bànnơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

1.2.3.4 Tổ chức quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

*Quy trình thu BHXH BB

Quyết định số 111/QH – BHXH áp dụng trong giai đoạn từ năm 2013– 2015, Quyết định số 959/ QH – BHXH áp dụng từ 01/01/2016 đến30/06/2017 và Quyết định số 595/QĐ – BHXH ra ngày 09/09/2015 ápdụng từ ngày 01/07/2017 đến nay thì quy trình BHXH như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ quy trình thu BHXH

Trang 26

Phân cấp quản

lý thu

Lập và giao kế hoạch thu

Tổ chức thực hiện thu

Quản lý số tiền

đã thu

Thông tin, báo cáo

và lưu trữ

( Nguồn: giáo trình quản trị BHXH)

* Lập và giao kế hoạch hàng năm

BHXH quận huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả

năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH bắtbuộc” năm sau (Mẫu số K01-TS), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày05/11 hàng năm

BHXH tỉnh: Lập 02 bản dự toán thu BHXH đối với NSDLĐ do tỉnh

quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH bắtbuộc” năm sau (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày15/11 hàng năm Căn cứ vào dự toán thu BHXH Việt Nam, tiến hành phân

bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXHhuyện ngày 20/01 hàng năm

BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu chính phủ: Lập kếhoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm

BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và

khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập vàgiao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh và BHXH Bộ quốc phòng, BộCông an, Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm

Trang 27

*Quy trình thu BHXH BB

Luật BHXH và quy định tại Điều 3-Quyết định 1111/QĐ-BHXH đượcthông qua ngày 25/05/2011, điều 3 nghị định 959/ QĐ - BHXH quy định vềviệc phân cấp quản lí thu BHXH như sau:

Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyệncủa ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người thamgia BHYT cư trú trên địa bàn huyện

Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghithu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo,ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sởgiáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXHtỉnh

Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyệncủa ngân sách nhà nước

Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghithu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo,ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sởgiáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý

Trang 28

*Quản lý tiền thu BHXH BB

BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vàobất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXHViệt Nam chấp thuận bằng văn bản.)

Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyệnquyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa,thiếu; đồng thời gửi thông báo quyết toán cho Phòng Thu hoặc bộ phận Thu

để được thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào thángđầu của quý sau

BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH định kỳ 6 tháng hoặc hàngnăm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban

Cơ yếu Chính phủ

* Thông tin báo cáo

BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc, thực hiện ghi

sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu

BHXH tỉnh, huyện: Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắtbuộc định kỳ tháng, quý, năm: BHXH huyện báo cáo tháng trước ngày 22hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; BHXH tỉnh báocáo tháng trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày cuối tháng củatháng đầu quý sau

BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ: Thực

hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/7 và báo cáo nămtrước ngày 15/02 năm sau

*Quản lý hồ sơ, tài liệu

BHXH tỉnh, huyện: Cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham giaBHXH để kịp thời phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý

BHXH tỉnh: Xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH ápdụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số thamgia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thốngnhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ

Trang 29

BHXH các cấp: Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệuthu BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng Thực hiệnứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổBHXH cho người tham gia BHXH.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sốngthấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng Giữatăng trưởng kinh tế và BHXH bao giờ cũng có mối quan hệ cùng chiều,thúc đẩy nhau

NLĐ có thu nhập càng cao và ổn định thì càng có điều kiện tham giaBHXH hơn Khi kinh tế tăng trưởng thì cả Nhà nước và doanh nghiệp cóđiều kiện để đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn, cơ sở hạ tầng công cộng, cảithiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ từ đó những rủi ro

về ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm bớt Kinh

tế tăng trưởng, môi trường kinh tế ngày càng hoàn thiện, việc đầu tư củaquỹ BHXH càng tốt hơn, tránh được những rủi ro từ kinh tế, góp phần tăngtrưởng quỹ BHXH

Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của NLĐ cũng tăng lên, ngoàiviệc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ cònmong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như:

ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản, thấtnghiệp khiến họ bị mất hoặc giảm thu nhập Từ đó họ có ý thức tự giáctham gia vào hệ thống BHXH Tất cả những yếu tố trên tác động tích cựclàm tăng thu BHXH

Ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu nhập của NLĐ thấp vàkhông ổn định khiến cả NLĐ và NSDLĐ khó có khả năng tham gia vào hệthống BHXH Một nền kinh tế chậm tăng trưởng ảnh hưởng rất lớn tới tìnhhình chính trị - xã hội của một quốc gia, tác động xấu tới hệ thống an sinh

xã hội đất nước trong đó có chính sách BHXH Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,

tệ nạn xã hội xảy ra ở khắp mọi nơi, trình độ dân trí ngày càng giảm sút lànhững tác động tiêu cực làm giảm thu BHXH

Trang 30

Vì vậy, chính sách BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thôngqua việc đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình họ và ngược lại, kinh tếtăng trưởng đã tác động tích cực làm ảnh hưởng tới các chính sách BHXH.

1.3.2 Cơ cấu dân số

NLĐ là đối tượng tham gia BHXH đang trong độ tuổi lao động, trựctiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội Nếu một quốc gia có quy mô dân sốlớn, mật độ cao thì sẽ có nguồn lực lao động dồi dào, số người tham giavào hệ thống BHXH sẽ tăng làm tăng nguồn thu BHXH Tỷ lệ già hóa củadân số cũng tác động tới nguồn thu vào quỹ BHXH Già hóa dân số dẫnđến già hóa lực lượng lao động và thiếu hụt lao động trẻ, số lượng ngườilớn tuổi về hưu ngày càng tăng, trong khi số người tham gia đóng góp vàoquỹ ngày càng ít và về lâu dài sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH

Độ tuổi dân số cũng đóng vai trò quan trọng, chỉ số già hóa cũng sẽkhiến thị trường lao động mất sức hút và đối mặt với nguy cơ đánh mất cácnhà đầu tư quốc tế làm giảm số lượng khối đầu tư nước ngoài tại quốc gia

đó, làm giảm đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH từ đó giảm số thuBHXH

1.3.3 Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội hếtsức cần thiết và cấp bách của quốc gia, tác động lớn đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, trong đó có chính sách BHXH

Chính sách tiền lương, chính sách BHXH và công tác thu BHXH có mốiquan hệ mật thiệt với nhau Chính sách tiền lương là tiền đề và là cơ sở choviệc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng vàhưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu

do Nhà nước quy định Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều

đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thuBHXH cũng tăng lên Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theothang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ sốlương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóngBHXH cũng tăng lên

Chính sách tiền lương là công cụ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ bởi vì nếukhông có chính sách tiền lương của Nhà nước quy định về mức lương tốithiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, hay quy định về tăng lương hàngnăm để đảm bảo đời sống cho NLĐ thì doanh nghiệp sẽ chỉ trả một mứclương thấp để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và NLĐ buộc phải chấp

Trang 31

nhận mức lương thấp này Chính sách tiền lương buộc giới chủ không đượcphép giảm tiền lương của NLĐ một cách vô lý để giảm thiểu chi phí sảnxuất, NSDLĐ trả lương cho NLĐ phải lớn hơn hoặc ít nhất là bằng mứclương tối thiểu chung mà Nhà nước đã quy định Điều này đồng nghĩa vớiviệc mức thu BHXH sẽ được duy trì và đảm bảo

1.3.4 Nhận thức của người tham gia

Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trongviệc triển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lýthu Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách

đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành và nhận thức tốt từ phíangười tham gia Nếu cả NLĐ và NSDLĐ đều có những nhận thức đúng đắn

về BHXH thì họ sẽ tích cực thực hiện đầy đủ quyền tham gia và đóngBHXH của mình, từ đó sẽ có những tác động tích cực tới công tác quản lýthu BHXH

NSDLĐ có nhận thức tốt về BHXH điều đó có nghĩa là tình trạng nợ,trốn tránh nộp quỹ BHXH sẽ được giảm thiểu Ngoài ra nhận thức tốt củaNSDLĐ sẽ làm cho việc quản lý thu BHXH đỡ tốn nhiều công sức và tiềnbạc trong việc kiểm soát NLĐ có nhận thức tốt về BHXH không những ổnđịnh và phát triển nguồn thu quỹ BHXH mà còn giúp kiểm soát tốt nguồnthu quỹ BHXH từ phía NSDLĐ Như vậy, nếu người tham gia BHXH cónhận thức tốt thì công tác quản lý đối tượng tham gia của cơ quan BHXH

sẽ ít gặp trở ngại do người tham gia đã có tính tự giác thực hiện tốt chínhsách pháp luật

1.3.5 Hệ thống chính sách pháp luật BHXH

Hệ thống chính sách, pháp luật là phương tiện định hướng và điều chỉnhcác quan hệ xã hội, một trong những yếu tố bảm đảm và bảo vệ sự ổn địnhtrật tự xã hội Chính sách, pháp luật một mặt ghi nhận và thể chế hóa quyềncon người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đóđược thực hiện Mặt khác, chính sách, pháp luật trở thành phương tiện đểcác thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.Các vấn đề như phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự vànhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng … đều gắn với sự điều chỉnhcủa pháp luật Cùng với những biến đổi của thực tiễn, chính sách, pháp luậtluôn được điều chỉnh, bổ sung sửa đổi cho phù hợp, phát huy những thànhtựu, khắc phục nhược điểm, hạn chế, nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn

Trang 32

Nhà nước khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì nótác động rất lớn đến công tác quản lý thu Chẳng hạn như việc tăng tiềnlương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng hàng năm của Nhà nước,tăng mức đóng BHXH bắt buộc hai năm một lần, mở rộng diện tham giaBHXH bắt buộc làm tăng số thu BHXH hàng năm, đối tượng thuộc diệntham gia vào hệ thống BHXH ngày một nhiều đòi hỏi công tác quản lý thucũng cần hoàn thiện, tăng cường tương ứng để đáp ứng mục tiêu thu đúng,thu đủ, thu kịp thời Việc NLĐ và NSDLĐ thực hiện tốt quy định của phápluật BHXH sẽ giúp giảm thiểu tình trạng trốn đóng BHXH góp phần thựchiện tốt công tác quản lý thu BHXH.

Không những thế, một hệ thống pháp luật với hành lang pháp lý chặt chẽ

và đủ mạnh sẽ là công cụ hữu hiệu trong việc chế tài các trường hợp viphạm về nộp và quản lý thu BHXH Hiện nay, chế tài xử phạt vi phạmBHXH của nước ta còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe Cơ quan BHXH vẫn cònlung túng trong khâu xử phạt đối tượng sai phạm vì chưa có quy định, vănbản pháp luật hướng dẫn cụ thể, điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới côngtác quản lý thu BHXH

1.3.6 Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu

BHXH và cơ sở vật chất kỹ thuật

Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ thu BHXH mà càng cao, càngchuyên nghiệp cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tuyên truyền, kiểmsoát tình hình đóng, quản lý thu quỹ BHXH và ngược lại

Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của các đối tượng tham gia,diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, cán bộ thu phải đảm bảo cóbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyênsau về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nhận định, phân tích và đánhgiá tình hình Như vậy, công tác quản lý thu BHXH mới đạt hiệu quả cao,phát hiện kịp thời những sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để

Công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời, lạc hậu Vìvậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộ quản

lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trìnhquản lý thu BHXH luôn không ngừng thực hiện nâng cao cơ sở vật chất kĩthuật, công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả công việc nhanh nhất

Trang 33

Như vậy, để huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao nhằm đảm bảo choquỹ BHXH được cân đối lâu dài, ổn định thì việc nâng cao hiệu quả thuBHXH là một trong những công việc được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên để

có thể nâng cao hiệu quả thu BHXH, cần phải giải quyết hài hòa và căn cứvào các nhân tố tác động đến công tác thu Qua đó tìm ra được những nhân

tố tác động tích cực để phát huy tiềm năng thế mạnh, tìm ra những nhân tốtác động tiêu cực để có biện pháp hạn chế và điều chỉnh kịp thời

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ

HỘI BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2013-2017

2.1 Khái quát chung về quận Hoàng Mai và cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai

2.1.1 Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên,Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận HoàngMai, thành phố Hà Nội

Về điều kiện tự nhiên: Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía

đông nam thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²).Quận Hoàng Mai phía đông giáp huyện Gia Lâm, tây và nam giáp huyệnThanh Trì, bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn vịhành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành trên cơ sở toàn bộ 9

xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai

Bà Trưng

Quận Hoàng Mai có đường giao thông thuỷ trên sông Hồng Quận

có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A, 1B, đườngvành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 Có thể thấy đây là địabàn hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía nam của thành phố, có nhiềutuyến đường huyết mạch về đường bộ, đường thủy, đường sắt đi các tỉnhlân cận

Về điều kiện kinh tế: Khi mới thành lập, Hoàng Mai là vùng đất ven

đô, kinh tế chưa phát triển; hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội yếu kém,đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Song, chính quyền và nhân dânHoàng Mai đã phát huy truyền thống và những lợi thế, nắm bắt thời cơ,vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả toàn diện trongcác lĩnh vực phát triển kinh tế cải thiện bộ mặt đô thị, đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân được nâng lên

Kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, trung bình 16-18%/năm; cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông

Trang 35

nghiệp sinh thái; thu ngân sách tăng nhanh: năm 2004, dự toán giao thungân sách trên địa bàn quận là 36 tỷ và thực hiện được 61,3 tỷ đồng đếnnăm 2013 tổng thu ngân sách đã đạt gần 1.912 tỷ đồng (gấp hơn 30 lần sovới thời điểm mới thành lập năm 2004).

Về hạ tầng cơ sở: Trong hơn 10 năm qua, quận đã dành gần 4.400 tỷ

đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Thực hiện đầu

tư có trọng điểm, trọng tâm, đầu tư nâng cấp các trường học, trạm y tế, trụ

sở làm việc, đường giao thông, chợ dân sinh, đường ngõ phố trên 3m được

bê tông hóa, đường trên 2m được chiếu sáng Cùng với nhiều dự án đô thịvăn minh, hiện đại được thực hiện như khu đô thị Linh Đàm, Định Công,Pháp Vân, Đền Lừ…

Về nông nghiệp: Quận tập trung tổ chức lại cơ cấu cây trồng theo

hướng năng suất, hiệu quả kinh tế cao như Vĩnh Tuy với nghề trồng hoa;Lĩnh Nam, Trần Phú với nghề trồng rau, quả thực phẩm an toàn…Ngoài raquận còn có làng nghề ẩm thực góp phần tạo nên nét riêng của Hà Nội nhưlàng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làngbún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (phường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ phườngMai Động Phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch;phường Yên Sở có làng cá Yên Sở Nhìn chung, quận Hoàng Mai là quận

có tăng độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập bình quân đầungười so với bình quân cả nước là khá cao Điều này góp phần không nhỏvào công tác thu BHXH Tốc độ kinh tế ổn định, việc kinh doanh của cácdoanh nghiệp cũng gặp nhiều thuận lợi, thu nhập người dân ngày càng tăngcao, bên cạnh đó, ý thức tham gia của NLĐ và NSDLĐ ngày được cảithiện Do đó, đối tượng tham gia và hệ thống BHXH ngày càng mở rộng,

số thu BHXH từ đó cũng được nâng lên

2.1.2 Giới thiệu chung về cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai

2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng

Mai

Chức năng

BHXH quận Hoàng Mai là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội,

có chức năng giúp giám đốc BHXH thành phố tổ chức thực hiện các chínhsách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn quận BHXHquận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH thành phố,chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND thành phố

Nhiệm vụ chính

Trang 36

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình giám đốc BHXHthành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trìnhsau khi đã được phê duyệt;

Tổ chức cấp thẻ BHYT, sổ BHXH cho người tham gia BHYT, BHXH;Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách tham gia BHXH, đồng thờiphải đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bànquận hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và củaBHXH thành phố Hà Nội

Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượngđược hưởng các chế độ BHXH, BHYT do BHXH thành phố Hà Nộichuyển đến theo phân cấp Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng,giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;

Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH

để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH thành phố Hà Nộixem xét giải quyết;

Tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng chi trả BHXH ởphường;

Quản lý các đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theoquy định của BHXH thành phố Hà Nội trên địa bàn phụ trách, hướng dẫnđôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác, pháthành hoặc ra hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH thành phố

Hà Nội;

Thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh của người có sổ,thẻ BHXH tại cơ sở khám chữa bệnh, tiếp nhận và hướng dẫn người bệnhtrong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảmbảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích chínhsách, chế độ BHXH trên địa bàn quận Hoàng Mai;

Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ của các đối tượng tham gia và hưởngcác chế độ BHXH, BHYT;

Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH quậnHoàng Mai theo quy định của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố HàNội

2.1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng

Mai

Trang 37

Hệ thống bộ máy tổ chức của BHXH quận Hoàng Mai trực thuộc sựchỉ đạo trực tiếp của BHXH thành phố Hà Nội có cơ cấu lãnh đạo gồm mộtgiám đốc, và hai phó giám đốc và 06 bộ phận chức năng như sơ đồ dướiđây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH quận Hoàng Mai

(Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai)

Ban giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động của các đơn vị,giám sát, kiểm tra, đốc thúc hoạt động của mỗi bộ phận và chịu trách nhiệmtrước BHXH thành phố Hà Nội về kết quả hoạt động của đơn vị Các bộphận chức năng chịu trách nhiệm trong giới hạn trách nhiệm của mình, báocáo kết quả trực tiếp với ban giám đốc

2.1.2.3 Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lao động cơ quan bảo

hiểm xã hội quận Hoàng Mai

Trong những năm qua cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã tạo lập

được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp,đây là nhân tố giúp cho đơn vị tạo lập uy tín trong xã hội, nâng cao chất

lượng chuyên môn nghiệp vụ

Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận tiếp nhận và quản lý

hồ sơ

Bộ phận hành chính – tổng hợp

Bộ phận giám định BHYT

Bộ phận chính sách

Bộ phận kế toán

Trang 38

Bảng 2.1: Số cán bộ, công chức, viên chức tại BHXH quận Hoàng Mai

(Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai)

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức viên chức của BHXH quậnHoàng Mai có trình độ khá đồng đều, có chuyên môn Đặc biệt là cán bộcông chức viên chức ở cơ quan có tuổi đời còn khá trẻ, độ tuổi bình quân là35,8 tuổi nên cán bộ rất năng động, nhiệt tình với công việc Có được điềunày một phần là nhờ lãnh đạo ngành luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán

bộ để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, đồng thời cho đitập huấn nghiệp vụ trong và ngoài thành phố để tiếp thu kiến thức, nâng caonghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội

2.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng

Mai

Ban đầu trụ sở của BHXH quận Hoàng Mai được đặt tại nhà A1, khu

đô thị Đền Lừ, với trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và đến đầu năm 2012thì trụ sở được chuyển đến khu Quận ủy quận Hoàng Mai Trụ sở mới có

Trang 39

cơ sở hạ tầng vững chắc bao gồm một tòa nhà 05 tầng khang trang gồm 11phòng rộng rãi: hai phòng họp lớn, một phòng giám đốc, hai phòng phógiám đốc, một phòng thủ quỹ, năm phòng chức năng Hệ thống điện, nướchoàn chỉnh tại tất cả các phòng làm việc và các phương tiện truy cậpinternet, wifi Ngoài ra, để phục vụ quá trình làm việc BHXH quận HoàngMai còn được trang bị 36 máy tính để bàn, 10 máy in, 4 máy photo, 17 máyđiện thoại được mắc nối song song tiện việc trao đổi liên lạc trong và ngoàiđơn vị Ngoài ra, còn có tài sản cố định khác như bàn ghế, bảng hướng dẫnchính sách BHXH

Như vậy có thể thấy, nhờ có sự quan tâm của các cấp, BHXH quậnHoàng Mai đã ngày càng nâng cấp nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị

và các phần mềm làm việc Bên cạnh đó, đơn vị còn tạo điều kiện làm việcngày càng tốt hơn cho các cán bộ công chức,viên chức trong nghành để góp

phần hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, một số máy mócthiết bị trang bị cho cơ quan BHXH quậnHoàng Mai còn hạn chế về số lượng, cũ, tốc độ Internet thấp không đápứng được cho công việc của cán bộ công nhân viên tại cơ quan Điều đódẫn tới tính hiệu quả công việc không cao, gây bức xúc cho cán bộ côngnhân viên và người dân đến làm thủ tục…

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017

Nhờ sự hoàn thiện từng bước trong quy định quản lý thu BHXH Việc

cụ thể hóa từng khâu trong công tác quản lý thu BHXH đa tạo đà cho việctriển khai thực hiện thu BHXH một cách hiệu quả

2.2.1 Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017

Quận Hoàng Mai khi mới thành lập hầu hết người dân đều làm nôngnghiệp là chủ yếu Nhờ có những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả cũngvới sự nỗ lực của Đảng bộ và tầng lớp nhân dân trong quận đã biến quậnHoàng Mai trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vựcphía Đông Nam của thành phố Hà Nội, trở thành một quận phát triển, diệnmạo đổi thay từng ngày Đặc biệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theohướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - dulịch - công nghiệp ngày càng cao khiến kinh tế của quận không ngừng tăngtrưởng, thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cùng với

đó là số lượng lao động tập trung về địa bàn quận làm việc ngày một tăng

Trang 40

kể cả trong thành phố cũng như các vùng lân cận Cùng với đó công tácquản lý của cơ quan BHXH đòi hỏi ngày chặt chẽ các doanh nghiệp mớithành lập cũng như triển khai đôn đốc các đơn vị đang tham gia để luônđảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của đơn vị sử dụng lao động tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 – 2017

Đơn

vị

Lượng tăng(giảm) tđlh (đơn vị)

Tốc độ tăng(giảm) liên hoàn (%)

Đơn vị Lượng

tăng(giảm) tđlh (đơn vị)

Tốc độ tăng(giảm) liên hoàn (%)

(Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy, số đơn vị thuộc diện tham gia và số đơn

vị tham gia BHXH BB tăng nhanh qua các năm

Về số đơn vị thuộc diện tham gia:Năm 2013 số đơn vị thuộc diệntham gia là 4.093 đơn vị, năm 20114 tăng thêm 550 đơn vị tương ứng tăng13,43% so với năm 2013 Năm 2015 có 5.205 đơn vị, đến năm 2016 số đơn

vị này đã tăng thêm 992 đơn vị tương ứng tăng 19,1% Sang năm 2017 sốđơn vị này đã đạt 6.840 đơn vị tăng 643 đơn vị tương ứng tăng 10,4% sovới năm 2016 Sở dĩ số đơn vị tham gia tăng nhanh qua các năm là bởi giaiđoạn này nền kinh tế quận đang phát triển có nhiều doanh nghiệp thành lậpmới, nhiều doanh nghiệp dịch chuyển từ vùng khác tới để khai thác kinh tếvùng, đồng thời đây cũng là kết quả của công tác phổ biến chính sách phápluật của BHXH quận,…

Về số đơn vị tham gia: Nếu số đơn vị tham gia là 2.910 đơn vị thì đếnnăm 2014 số đơn vị đã tăng thêm 492 đơn vị, tương ứng tăng 16,91 đơn vị

và đạt 3.402 đơn vị Số đơn vị tham gia năm 2015 là 4.053 đơn vị thì đếnnăm 2016 đã tăng đạt 4.926 đơn vị, tăng 873 đơn vị ương ứng tăng 21,5%.Năm 2017 số đơn vị này tăng thêm 546 đơn vị tương ứng tăng 11,1% so

Ngày đăng: 02/06/2018, 14:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. PGS.TS. Nguyễn Tiệp/ TS. Phạm Trường Giang/ Giáo trình BHXH/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: / Giáo trình BHXH
5. TS. Dương Xuân Triệu/ CN. Nguyễn Văn Gia/ Giáo trình Quản trị BHXH/ 2009/ Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trịBHXH
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
6.Trang tin điện tử của BHXH thành phố Hà Nội:http://bhxhhanoi.com.vn Link
7. Tạp chí BHXH: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/ Link
1. Báo cáo tổng hợp thu BHXH năm 2013 – 2017 của BHXH quận Hoàng Mai Khác
2. Báo cáo kết quả công tác BHXH, BHYT, BHTN của BHXH quận Hoàng Mai năm 2013-2017 Khác
3. BHXH quận Hoàng Mai – 10 năm hình thành và phát triển Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w