Mùa xuân cũng thế: có mùa xuân đang xanh và có mùa xuân đã vào độ chín.. Muốn hiểu chủ đề của “Mùa xuân chín” tốt nhất là ta thử làm phép so sánh, đối chiếu hai khổ thơ quan trọng sau đâ
Trang 1Đọc lại Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
Xem danh sách bài viết (475 bài)
Tác giả: Mai Văn Hoan
Từ khoá: Hàn Mặc Tử , Mùa xuân chín
Đã được xem 2700 lần
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 12:28
Có rất nhiều bài thơ nói về mùa xuân nhưng không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh với “Mùa Xuân chín” của thi sĩ Hàn Mặc Tử Ngay cái tiêu đề “Mùa xuân chín” đã khác lạ rồi Trong “Bức tranh quê” của Anh Thơ ta gặp “Chiều xuân”, “ Đêm xuân” Ở Xuân Diệu ta gặp “Xuân không mùa” và Chế Lan Viên ta gặp “Xuân”… Tất cả những tiêu đề đó đều rất quen thuộc nên ít gây ấn tượng Tiêu đề “Mùa xuân chín” buộc ta phải nghĩ ngợi để tìm một cách hiểu
“Mùa xuân” sao lại “chín”? phải chăng mùa xuân là trái trên cây, là quả ở trên cành Trên cành có quả xanh, quả chín Mùa xuân cũng thế: có mùa xuân đang xanh và có mùa xuân đã vào độ chín Hàn Mặc Tử là người đầu tiên có cách nói về mùa xuân độc đáo, mới lạ như vậy Nhưng đó mới chỉ là suy đoán Đọc hết bài thơ ta mới hiểu ngầm ý của tác giả
Muốn hiểu chủ đề của “Mùa xuân chín” tốt nhất là ta thử làm phép so sánh, đối chiếu hai khổ thơ quan trọng sau đây:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Trước mắt chúng ta hiện lên hai bức tranh, hai khung cảnh gần như hoàn toàn đối lập nhau, hai khung cảnh hình như hoàn toàn đối lập nhau Một bên “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” Còn bên kia “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Cái “xanh tươi” của cỏ, đối với cái
“chang chang” của nắng Một bên “Bao cô thôn nữ hát trên đồi Còn bên kia “Chị ấy năm nay còn gánh thóc” “Cô” và “chị”, “Bao cô” và “Chị ấy”, “ Hát trên đồi” và “gánh thóc” bên sông… Một còn xuân xanh, một đã qua thời tuổi trẻ Một bên đông đảo vui vẻ, một bên lặng
lẽ cô đơn Một bên hát hoà một cách say sưa Bao cô thôn nữ đang hát những bài hát về tình yêu Khi thì tinh nghịch như tiếng sáo thiên thai “vắt vẻo”, khi thì “hổn hển” như tiếng thở gấp của lồng ngực đang phập phồng Khi thì “Thầm thì” như lời tình tự Các cô thôn nữ hát một cách hồn nhiên, vô tư Ở đây có sự hoà hợp giữa ngày xuân và tuổi xuân Mùa xuân ở trên là mùa xuân đang xanh còn dưới kia là mùa xuân đã chín Chị ấy đang gánh trên vai gánh nặng của cuộc đời Chị cần mẫn, chăm chỉ, siêng năng như “con cò lặn lội bờ sông” như bà Tú trong thơ Tú Xương “lặn lội thân cò khi quãng vắng” Hàn Mặc Tử có ý nhấn mạnh chữ “còn” Trong khi bao cô thôn nữ chơi đùa hát hò vui vẻ thì chị ấy “còn” gánh thóc, chị gánh năm này qua năm khác giữa cái nắng “chang chang” như vậy “Chị” có vẻ đẹp riêng của “Mùa xuân chín” Thi sĩ hết sức cảm phục nhưng đồng thời cũng hết sức cảm thông với chị Từ hình ảnh chị ấy đang gánh thóc “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” mà Hàn Mặc
Trang 2Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Đó là quy luật ít ai cưỡng được Thi sĩ biết vậy mà cứ tiếc thầm cho họ Và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho cả tuổi xuân của mình Xuân Diệu thì bộc trực hơn:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Hàn Mặc Tử cũng với ý ấy nhưng thể hiện kín đáo hơn Nói cho cùng các thi sĩ đang nói hộ tâm trạng chung của mọi người Vì ai mà chẳng muốn tuổi xuân của mình được dài thêm nếu “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” vì nói như Xuân Diệu: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”… Trong khi tả cảnh mùa xuân vui tươi với các thi sĩ thường hay có những phút chạnh lòng như vậy Ngày xưa Nguyễn Du vẽ cảnh mùa xuân thật sinh động với “Cỏ non xanh rợn chân trời” với “Dập dìu tài tử giai nhân”… Nhưng cũng chính Nguyễn Du đặt câu hỏi trước ngôi mộ của nàng Đàm Tiên (qua lời nàng Kiều):
Rằng sao trong tiết thanh xuân Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?
Cũng như vậy Hồ Xuân Hương tả cảnh chơ idu trong ngày xuân với “Bốn mảnh quần hồng bay phất phới” với “Đôi hàng chân ngọc duỗi song song” và nữ sĩ hạ hai câu thật bất ngờ: Chơi xuân ai biết xuân đang tá
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Đó chính là sự gặp nhau của những tâm hồn lớn Những thi sĩ vốn mang nặng “nỗi đau nhân tình” Cái điều họ “Sực nhớ”, sực nghĩ, cái điều họ băn khoan… tuy nó khác nhau nhưng đều quy tụ trong tình yêu thương đối với con người - đặc biệt là số phận của người phụ nữ
(Giáo dục và thời đại chủ nhật.- 1997.- Ngày 16 tháng 2 (1355); KHPL: BĐ.04(91))