1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết Minh Dự Án Đầu tư cải tạo Nhà xưởng dệt may quận Tân Phú 0918755356

41 330 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.. Xuất khẩu quần Jean sang Nhật Bản tăng mạnh do niềm tin

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY GIA ĐỊNH

ĐỊA ĐIỂM : SỐ 86 LŨY BÁN BÍCH, Q.TÂN PHÚ, TP.HCM

Tp.Hồ Chí Minh – Tháng 8 năm 2012

Trang 2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬA CHỮA CẢI TẠO

NHÀ XƯỞNG 86 LŨY BÁN BÍCH

CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY

GIA ĐỊNH

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN 5

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 5

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5

I.3 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án 5

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 8

II.1 Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 8

II.2 Ngành dệt may Việt Nam 8

II.3 Thị trường quần Jean Việt Nam 10

II.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Gia Định 13

II.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh 13

II.4.2 Phân tích SWOT 13

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 14

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 15

IV.1 Vị trí xây dựng 15

IV.2 Điều kiện tự nhiên 15

IV.2.1 Địa hình 15

IV.2.2 Khí hậu 15

IV.3 Hiện trạng các công trình kỹ thuật hạ tầng 16

IV.3.1 Nền sân bãi xưởng 16

IV.3.2 Hiện trạng giao thông 16

IV.3.3 Hiện trạng cấp điện 16

IV.3.4 Hiện trạng cấp nước 16

IV.3.5 Hệ thống thoát nước 16

IV.3.6 Thông tin liên lạc 16

IV.4 Kết luận 16

CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT 17

V.1 Hình thức đầu tư 17

V.2 Quy mô đầu tư 17

V.3 Đặc điểm công trình hiện tại 17

V.4 Thiết kế chống sét 19

V.5 Thiết kế PCCC 19

V.6 Phương án kỹ thuật 19

V.6.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm FOB 19

V.6.2 Dây chuyền sản xuất sản phẩm CMPT 20

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 21

VI.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 21

VI.2 Nội dung tổng mức đầu tư 22

VI.2.1 Nội dung 22

VI.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 23

CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 24

VII.1 Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 24

Trang 4

VII.3 Kế hoạch sử dụng vốn 26

VII.3.1 Trường hợp 1: 100% vốn chủ sở hữu 26

VII.3.2 Trường hợp 2: Vay ngân hàng 70%, chủ sở hữu: 30% 26

CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 30

VIII.1 Các thông số kinh tế và cơ sở tính toán 30

VIII.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh 30

VIII.2.1 Kế hoạch hoạt động và năng suất sản xuất các chuyền máy 30

VIII.2.2 Kế hoạch sản xuất đối với các loại đơn hàng 30

VIII.3 Tính toán chi phí của dự án 31

VIII.3.1 Chi phí khấu hao 31

VIII.3.2 Chi phí nhân công 32

VIII.3.3 Chi phí hoạt động 33

VIII.4 Doanh thu từ dự án 34

VIII.5 Vốn lưu động 34

VIII.6 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 35

VIII.6.1 Trường hợp 1: 100% vốn chủ sở hữu 36

VIII.6.2 Trường hợp 2: Vay ngân hàng (hoặc tổ chức khác): 70%, vốn chủ sở hữu: 30% 37

VIII.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 40

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định

 Giấy ĐKKD số : 0300744507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 09/9/2010

 Đại diện pháp luật : Lê Đông Triều Chức vụ: Tổng Giám đốc

 Địa chỉ trụ sở : 10-12-14-16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án : Dự án sửa chữa cải tạo Nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích

 Địa điểm xây dựng : 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, Tp.HCM

 Hình thức đầu tư : Sửa chữa – Cải tạo

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự

I.3 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án

Trang 6

nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa, đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều

Trang 7

trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống

và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Quyết định số 309/QĐ-UB ngày 7/4/1977 của UBND.TP về việc xử lý tồn đọng trong các XN CTHD được quản lý theo chế độ quốc doanh;

 Nghị quyết số 35/NQ-HĐTV ngày 06/4/2012 của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định điều 1 về việc thống nhất điều chỉnh cải tạo, sửa chữa nhà xưởng tại số 86 Lũy Bán Bích để mở rộng sản xuất kinh doanh ngành may mặc;

 Quyết định số 64/2007/QĐ-DMGĐ ngày 25/7/2007 của công ty Dệt may Gia Định

về việc điều động tài sản bất động sản nhà xưởng không giao CPH từ công ty Dệt may Sài Gòn về Công ty Dệt may Gia Định;

 Quyết định số 3887/UBND-TM của Ủy ban Nhân dân Tp.Hồ Chí Minh ngày 6/8/2012 về việc chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định sửa chữa cải tạo nâng cấp nhà xưởng hiện hữu tại số 86 đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú để tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp;

 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và

dự toán công trình;

 Các tiêu chuẩn:

Dự án sửa chữa, cải tạo lại nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

 TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

 EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam)

Trang 8

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4.38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4.00%; quý II tăng 4.66% Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.81%, đóng góp 0.48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.81%, đóng góp 1.55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.57%, đóng góp 2.35 điểm phần trăm

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Sản xuất công nghiệp chiếm

tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2.94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4.52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4.03% lên 5.40%

Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng sáu ước tính đạt 9.8

tỷ USD, tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 13.6% so với cùng kỳ năm 2011 Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53.1 tỷ USD, tăng 22.2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20.5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 32.6 tỷ USD, chiếm 61.5% tổng kim ngạch (Cùng kỳ năm 2011 chiếm 54.7%) và tăng 37.3% Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 52.9 tỷ USD, tăng 21,7% Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, yếu tố giá hầu như không đóng góp vào mức tăng chung và đây là điểm khác biệt với sáu tháng đầu năm 2011 Lượng cao su xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 41% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm của sắn tăng 73.5%; hạt điều tăng 44.8%; cà phê tăng 22.3%.; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2.2 tỷ USD, tăng 24.4%

Với những hạn chế cũng như kết quả đạt được thì nhìn chung kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Giới phân tích cho rằng mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát

ở tỷ lệ 1 con số và duy trì tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều

II.2 Ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị

Trang 9

2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4.32%), Đức (5.03%), Italy (5%), Ấn Độ (3.9%) và Thổ Nhĩ

Kỳ (3.7%)

Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong những năm 2006-2008, Dệt may là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô Tuy nhiên, từ năm 2009 tính đến hết

10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-tháng 10/2011)

Hình: Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam theo quý (2006-10/2011)

Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada

và Đài Loan 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89.5% tổng kim ngạch.Tuy vậy, bước vào những tháng đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may đã gặp không ít khó khăn Tính đến đầu tháng 2/2012, mới chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp lớn có đơn hàng đến quý III và IV Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm được những đơn hàng sản xuất lớn Nhiều hợp đồng mới đều có hướng điều chỉnh theo hướng giảm số lượng xuống 20 - 30%

Trang 10

Tuy vậy, năm 2012, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15

tỷ USD, tăng từ 10-12% so với năm 2011 Về thị trường, ngành dệt may tiếp tục kỳ vọng

Mỹ, EU, Nhật Bản là các thị trường chính, chiếm 80% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

II.3 Thị trường quần Jean Việt Nam

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm

2012 ước đạt 7.35 triệu cái, trị giá 59.2 triệu USD, tăng 10.3% về lượng và 17.7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011 Dự báo, xuất khẩu quần Jean của nước ta trong quý III/2012 tiếp tục tăng bởi sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng hàng dệt may tăng, cùng với đó

là tác động của yếu tố mùa vụ

5 tháng năm 2012, cơ cấu thị trường xuất khẩu không có nhiều thay đổi, xuất khẩu quần Jean sang Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng so với cùng

kỳ năm 2011, trong khi đó xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chưa được cải thiện Trong đó:

Xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tăng nhẹ cả về lượng và trị giá với mức tăng 2.8%

về lượng và 9.7% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 4.05 triệu cái, trị giá gần 28 triệu USD, chiếm 57.8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

Xuất khẩu quần Jean sang Nhật Bản tăng mạnh do niềm tin tiêu dùng của người dân Nhật Bản đã được củng cố, bằng chứng là doanh số bán lẻ đang ngày càng tăng, các nhà bán lẻ hàng may mặc liên tục tung ra các chính sách để mở rộng các mặt hàng và mạng lưới các kênh mua sắm của mình Cùng với đó, các đơn vị xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nguồn hàng với giá cả cạnh tranh 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng này tăng 66.4% về lượng và 90,3%

về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 541.9 ngàn cái, trị giá 6.87 triệu USD

Đáng chú ý, xuất khẩu quần Jean sang Trung Quốc, tăng mạnh tới 94.1% về lượng

và 86.4% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt 162.3 ngàn cái, trị giá 2.45 triệu USD

Và xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc – thị trường mới nổi - tăng mạnh cũng

là những tín hiệu đáng mừng với mức tăng mạnh 137.3% về lượng và 144.7% về trị giá

so với 5 tháng năm 2011, đạt 139,2 ngàn cái, trị giá 1,51 triệu USD

Trái lại, xuất khẩu quần Jean sang thị trường EU trong 5 tháng giảm 30.5% về lượng và 0.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011, đạt 230 ngàn cái, 1.74 triệu USD

Ngoài ra, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu quần Jean sang một số nước khác

có mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2011 nhưng trị giá thấp như: sang Nicaragoa, Nga, Mêhicô, Nigiêria…

Trang 11

Bảng: Thị trường xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 5 tháng năm 2012

So 12/11(%)

Mỹ 4,059,231 3,950,222 2.8 27,996,290 25,518,790 9.7 Nhật Bản 541,952 325,684 66.4 6,879,924 3,615,087 90.3 Trung Quốc 162,360 83,638 94.1 2,456,459 1,318,054 86.4

Philipine 55,117 30,889 78.4 793,750 428,902 85.1 Hồng Kông 43,989 33,404 31.7 730,910 356,953 104.8 Nicaragoa 356,314 75,661 370.9 635,401 112,083 466.9 Inđônêxia 33,205 82,166 -59.6 520,736 1,058,419 -50.8

Trang 12

Giá xuất khẩu quần Jean của Việt Nam 6 tháng năm 2012 tăng 6.7% so với cùng

kỳ năm 2011, đạt trung bình 8.05 USD/cái, FOB

Giá xuất khẩu quần Jean sang Mỹ tháng 5/2012 tăng 11.1% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm 2011, giảm 3.2%, đạt 7.39 USD/cái, FOB Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm nay đạt 6.9 USD/cái, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước Và giá xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tháng 5/2012 tăng khá 28.2%

so với tháng trước và tăng 23.5% so với cùng kỳ năm 2011, lên 13.37 USD/cái, FOB Như vậy, giá xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 12.69 USD/cái, FOB

Bên cạnh đó, giá xuất khẩu quần Jean sang Đài Loan tháng 5/2012 giảm nhẹ 5%

so với tháng trước nhưng lại tăng 8.6% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 14.56 USD/cái, FOB Tính chung, giá xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước, lên 14.55 USD/cái, FOB

Ngoài ra, giá xuất khẩu quần Jean sang thị trường Hàn Quốc và EU tăng từ 3.1 – 43.6% so với 5 tháng đầu năm 2011, đạt lần lượt 10.86 USD/cái; 7.59 USD/cái, FOB

Trang 13

II.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Gia Định

II.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh

Theo báo cáo của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may Gia Định từ năm 2009 đến 2011 như sau:

II.4.2 Phân tích SWOT

Điểm mạnh - Công ty sở hữu một lực lượng nhân công có kỹ năng và tay nghề

Cơ hội - Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện làm

tăng nhu cầu sản phẩm Dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm quần Jean cao cấp nói riêng

- Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm quần Jean giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận

Thách thức - Các loại quần Jean đang phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội

địa từ các sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan

- Trên thị trường thế giới, Trung Quốc cũng là một đối thủ có sự cạnh tranh rất lớn mà Việt Nam rất khó có thể vượt qua Trong khi đó, một

số đối thủ cạnh tranh đang nổi lên với lợi thế giá nhân công ở mức thấp hơn Việt Nam như Campuchia, Lào, Myanmar có thể sẽ đe dọa thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới

Trang 14

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước hiện nay Trong quá trình đổi mới và hội nhập, tốc độ phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh tăng rất nhanh và đạt được những thành tựu quan trọng để trở thành một trung tâm kinh tế năng động nhất nước

Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều diễn biến không thuận lợi cho nền kinh tế nói chung và khả năng tài chính của Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định nói riêng Trước tình thế khó khăn đó công ty cần phải tìm ra một giải pháp phù hợp nhất để phát triển, đặc biệt là có thương hiệu mạnh và có chỗ đứng trên thị trường, đồng thời phấn đấu thành nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc có uy tín Trong đó, giải pháp trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tăng năng suất lao động

Hiện nay Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định chỉ có hai xí nghiệp may trực thuộc là Xí nghiệp may Lê Minh Xuân và Xí nghiệp may Tân Phú Tuy nhiên, hai xí nghiệp này không còn đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh Điều này gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như đạt các yêu cầu

về tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm cao hơn năm trước mà Đại hội Đảng bộ lần 2 của Tổng Công ty đề ra

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất cũng như phát triển sản xuất kinh doanh Công ty nên sửa chữa, cải tạo lại mặt bằng nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, Tp.HCM để phục vụ cho các đơn hàng sản xuất, xuất khẩu hành nghề chính của Công ty

Vị trí ngay mặt tiền đường Lũy Bán Bích, thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận nguyên phụ liệu, hàng hóa…Nhà xưởng sửa chữa, cải tạo lại với tiến độ nhanh có thể đưa vào khai thác ngay, giải quyết được công ăn việc làm cho gần 400 công nhân tại địa phương

Cuối cùng, với niềm tin sản phẩm do nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng việc đầu tư duy tu sửa chữa mặt bằng nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú là sự đầu tư cần thiết, và là giải pháp tiết kiệm hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1 Vị trí xây dựng

Mặt bằng nhà xưởng sửa chửa, cải tạo lại số 86 Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, Tp.HCM như sau:

- Hướng Tây giáp mặt tiền đường Lũy Bán Bích

- Hướng Nam giáp khu dân cư hiện hữu và hẻm

- Hướng Đông giáp khu dân cư hiện hữu

- Hướng Bắc giáp khu dân cư hiện hữu

Hình: Vị trí xây dựng Nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích IV.2 Điều kiện tự nhiên

IV.2.1 Địa hình

Khu đất bằng phẳng, mặt bằng nhà xưởng có vị trí cao ráo, thoáng mát, rất thuận lợi thoát nước tự nhiên của bề mặt, không bị ngập úng trong mùa mưa bão, là điều kiện tốt để sửa chữa cải tạo nhà xưởng SXKD và quá trình sử dụng về sau

IV.2.2 Khí hậu

Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các vùng thuộc Tp.HCM

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm là 27,50C

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 360C

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.20C

Lượng mưa:

- Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm

- Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm

Trang 16

- Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày

- Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm

Độ ẩm

- Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là 60% Gió

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc

- Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc

IV.3.1 Nền sân bãi xưởng

Hiện trạng cao độ nền tương đương với mặt đường Lũy Bán Bích, chỉ san lấp cục

bộ trong 2 xưởng sữa chữa, cải tạo

IV.3.2 Hiện trạng giao thông

- Hướng Tây giáp với trục đường Lũy Bán Bích lộ giới 30m, thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa, nguyên phụ liệu ngành may mặc

IV.3.3 Hiện trạng cấp điện

Hiện trạng chưa có trạm điện sử dụng SXKD, nên cần phải liên hệ điện lực Tân Phú để hạ trạm 300 kVA tiêu dùng trong sản xuất

IV.3.4 Hiện trạng cấp nước

Hiện hữu đang sử dụng hệ thống cấp nước bơm từ giếng khoan, khi sử dụng phải xin đấu vào hệ thống thủy cục thành phố

IV.3.5 Hệ thống thoát nước

Hiện trạng hệ thống cống đã cũ và xuống cấp, nên cần cải tạo lại đưa vào hệ thống thoát trong khu vực ra đường Lũy Bán Bích

IV.3.6 Thông tin liên lạc

Sử dụng mạng lưới thông tin liên lạc của thành phố

IV.4 Kết luận

Trang 17

CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

V.1 Hình thức đầu tư

Đầu tư sữa chữa, cải tạo lại mặt bằng nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích

V.2 Quy mô đầu tư

Sửa chữa, cải tạo nhà xưởng sản xuất: Đầu tư sửa chữa, cải tạo lại mặt bằng nhà xưởng 86 Lũy Bán Bích

Quy mô đầu tư: Sửa chữa, cải tạo nhà xưởng sản xuất gần 400 công nhân

+ Khối văn phòng A1: (Hiện hữu một lửng, 02 tầng, và mái BTCT: 150.38 m2) Đục phá vỡ cục bộ một số mảng tường thay nhôm vách kín, sửa chữa lại vệ sinh, nâng nền trệt cho bằng cos hiện hữu, thay toàn bộ lại gạch nền nhà, xây dựng bố trí lại nhà bảo

vệ (đính kèm bản vẽ)

+ Khối nhà A2: (hiện hữu nền gạch ceramic, la phong nhựa, mái tôn: 272.40m2) Làm lại mới la phong, xây tường bố trí lại trưng bày, trổ cửa xây mới để bố trí kho nguyên phụ liệu (đính kèm bản vẽ)

+ Khối nhà C xưởng sản xuất: (Hiện hữu nền xi măng, vị kèo thép, mái tôn: 1111.50m2) Nâng nền cho bằng cos hiện hữu, lát toàn bộ gạch nền Thay toàn bộ mái tôn

và hệ thống thoát nước mưa, đóng trần tôn lạnh, đục phá vỡ cục bộ mảng tường gắn cửa

đi và cửa sổ Xây mảng tường hết ranh sát đất nhà dân, làm cống hở Bố trí toàn bộ hệ thống PCCC, lắp đặt hệ thống thông gió, đóng vách nhôm kính phân chia khu hoàn thành

và chuyền may…(đính kèm bản vẽ)

+ Khối nhà D1 xưởng sản xuất: (hiện hữu nền xi măng, vị kèo thép, mái tôn: 1107.20 m2) Nâng nền bằng cos hiện hữu, lát toàn bộ gạch nền Thay toàn bộ mái tôn và

hệ thống thoát nước mưa, đóng trần tôn lạnh, đục phá vỡ cục bộ mảng tường gắn cửa đi

và cửa sổ Xây mảng tường hết ranh sát đất nhà dân, làm cống hở Bố trí toàn bộ hệ thống PCCC, lắp đặt hệ thống thông gió, đóng vách nhôm kính phân chia khu hoàn thành và chuyền may…( đính kèm bản vẽ)

+ Khối nhà D2 khu vệ sinh: (hiện hữu nền gạch, la phong nhựa, mái tôn: 97.9 m2) Đập phá vỡ cục bộ bố trí thêm khu vệ sinh (đính kèm bản vẽ)

+ Khối nhà G và F khu hồ nước: (hiện hữu nền xi măng, vị kèo thép, mái tôn đã mục không sử dụng được: 580 m2) Đập phá toàn bộ khu G xây dựng mới lại nhà xe và

bố trí thêm một lầu làm nhà ăn vị kèo thép, mái tôn, đóng trần Xây dựng mới khu F bố trí làm hệ thống bếp ăn công nghiệp (đính kèm bản vẽ)

+ Đầu tư khác: bố trí thông tin liên lạc, hạ trạm 400 kVA và đầu nối vào hệ thống thủy cục nước thải

V.3 Đặc điểm công trình hiện tại

+ Toàn bộ nhà văn phòng và nhà xưởng sữa chữa cải tạo đều đã xuống cấp nặng,

vì thời gian sử dụng đã lâu 25 năm Nhà văn phòng cấp IV, 01 tầng lững, 02 tầng lầu, mái BTCT, móng- cột- sàn- bê tông, nền lát gạch bông đã cũ, các nhà xưởng nền xi măng, tường gạch, vị kèo thép đã rỉ sét, mái lợp tole đã mục hết Hệ thống cửa đi, cửa sổ đã rỉ

Trang 18

sét mở rất khó khăn… Toàn bộ hệ thống điện nước đã cắt vì thời gian dài không sử dụng

+ Nên vấn đề sửa chữa cải tạo lại là rất cần thiết để tái sử dụng sản xuất

Trang 19

V.4 Thiết kế chống sét

Chọn giải pháp kim thu sét trên mái nhà xưởng và hệ thống dây tiếp địa bằng thép xuống đất

V.5 Thiết kế PCCC

+ Thiết kế 03 tủ chữa cháy cho mỗi nhà xưởng, đường ống STK D76

+ Bể nước PCCC 150m3 đã có ( sử dụng chung bể nước của nhà làm việc hiện có) + Bình chữa cháy để chữa cháy tức thời

V.6 Phương án kỹ thuật

V.6.1 Dây chuyền sản xuất sản phẩm FOB

May mẫu  làm rập  Nhận vải  Kiểm tra  Kiểm tra màu, chế độ co rút  lên sơ đồ vải  cắt  đáng số  may  giao wax  nhận wax  cắt chỉ  đóng nút

 kiểm ủi  đính thẻ bài  trang trí làm sạch sản phẩm (trước khi đóng hàng)  đóng thùng kiểm final (Theo quy chuẩn Quốc tế) xuất hàng

Trang 20

V.6.2 Dây chuyền sản xuất sản phẩm CMPT

Cắt  may  đóng gói  bỏ vào thùng

Ngày đăng: 31/05/2018, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w